|
L'ethnologue
Claude
Lévi-Strauss est mort
Nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss đã mất
Claude-Lévi Strauss phân chia lịch sử ra
những thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh. Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo
dài nhiều
thế kỷ, nó chẳng đẻ ra được một ý thức, một tư tưởng, một ý thức hệ,
một triết
lý lớn lao nào.
“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu
luận đang ở
đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết của
Lacan, Chữ
và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland
Barthes, Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện
vào năm 1966. Năm sau 1967,
là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của Claude-Lévi
Strauss: Từ
mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò lẩm cẩm muỗng
nĩa, dao
kéo.. ở bàn ăn [L’origine des manières de table],1968, Con
người
trần trụi, L’Homme nu, 1971.
Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả
lời,
bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể
được,
không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo,
về biến
cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình
thành
một vũ khí chính trị.
Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam.
Cùng với 276
ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.
The century of Claude
Lévi-Strauss
Thế kỷ Claude Lévi-Strauss
Levi-Strauss sees in the
invention of melody 'a key to the supreme mystery' of man - a clue,
could we
but follow it, to the singular structure and genius of the species.
Lévi-Strauss nhìn thấy, ở
trong phát minh ra
giai điệu, như là một "chìa khóa để tới với sự bí ẩn tối thượng" của
con
người.
G. Steiner: A Death of Kings
George Steiner, trong bài viết
"Orpheus với những huyền thoại của
mình: Claude Lévi-Strauss", vinh danh một trong những trụ cột của
trường
phái cơ cấu, đã cho rằng, một trang viết của Lévi-Strauss là không thể
bắt
chước được; hai câu mở đầu thiên bút ký "Nhiệt Đới Buồn" đã đi vào
huyền thoại học của ngôn ngữ Pháp.
Hai câu mở đầu đó như sau: "Je hais les voyages et les explorateurs. Et
voici
que je m’apprête à raconter mes expéditions." (Tôi ghét du lịch, luôn
cả mấy
tay thám hiểm. Vậy mà sắp sửa bầy đặt kể ra ở đây những chuyến đi của
mình).
Đỗ Long vân: Vô Kỵ giữa chúng ta
*
A qui
doit-on cette pensée immense ? Un philosophe ? Un ethnologue, un
anthropologue, un savant, un logicien, un détective ? Ou encore un bricoleur, un écrivain,
un poète, un moraliste, un esthète, voire un sage ? Seule réponse
possible : toutes ces figures ensemble se nomment Claude Lévi-Strauss.
Leurs places varient évidemment selon les livres et les périodes. Mais
il existe toujours une correspondance, constante et unique, entre ces
registres, usuellement distincts et le plus souvent incompatibles. Car
cette oeuvre ne se contente pas de déjouer souverainement les
classements habituels. Elle invente et organise son espace propre en
les traversant et en les combinant sans cesse.
Le Monde
Ở trên,
trong phần ghi chú,
người giới thiệu đã cho rằng, Đỗ Long Vân đã sử dụng cơ cấu luận như
một phương
pháp "tiện tay, đương thời" để đọc Kim Dung.
Gérard Genette, trong bài
"Cơ cấu luận và phê bình văn học", in trong Hình Tượng I (Figures I,
nhà xb Seuil, tủ sách Essais, 1966), đã nhắc tới một chương trong cuốn
Tư Tưởng
Hoang Sơ (La Pensée Sauvage) theo đó, Lévi-Strauss đã coi tư tưởng
huyền thoại
như là "một kiểu loay hoay về tinh thần" (une sorte de bricolage
intellectuel). Chúng ta có thể mượn quan niệm trên đây của
Lévi-Strauss, để
giải thích tại sao Đỗ Long Vân lại dựa vào cơ cấu luận, khi viết "Vô Kỵ
giữa chúng ta". Từ đó, chúng ta có thể đi đến kết luận: Vô Kỵ là ai?
(Qui
est Ky?, mượn lại câu hỏi của de Gaulle, khi hoà đàm về Việt Nam đang diễn ra tại Paris; Ky ở đây
là Nguyễn Cao Kỳ). Biết đâu,
nhân đó, chúng ta có thể xác định vai trò của một người viết, như Đỗ
Long Vân,
ở giữa chúng ta.
Thế nào là một tay loay hoay,
hí hoáy (le bricoleur)?
Khác với viên kỹ sư, đồ nào
vào việc đó, nồi nào vung đó, nguyên tắc của "hí hoáy gia" là: xoay
sở từ những phương tiện, vật dụng sẵn có. Những phương tiện, vật dụng,
được sử
dụng theo kiểu "cốt sao cho được việc" như thế, ở trong một hệ thống
lý luận như thế, chúng không còn "y chang" như thuở ban đầu của chúng
nữa.
Cơ cấu luận đã có những thành
tựu lớn lao qua một số tác giả như Lévi-Strauss, Roland Barthes, Gérard
Genette… và nhất là Michel Foucault, cho dù ông đây đẩy từ chối nhãn
hiệu cơ
cấu (làm sao nhét vào đầu óc của những kẻ thiển cận…tôi không hề sử
dụng bất cứ
thứ gì của cơ cấu luận). Trong số những tư tưởng cận đại và hiện đại
như hiện
sinh, cơ cấu, giải cơ cấu, hậu hiện đại… đóng góp của cơ cấu luận là
đáng kể
nhất, theo chủ quan của người viết.
Vô Kỵ giữa chúng ta
Claude
Lévi-Strauss cũng là một trong những vị thầy
tư tưởng của Gấu này, khi tập tành đọc và tập tành viết. Cuốn tuyệt
nhất của ông, theo Gấu, là Nhiệt đới
buồn hiu. Có thể qui cả học thuyết
của ông vào cái kiềng ba chân, hay tam giác bếp núc.
Thoạt kỳ thuỷ, con
người trần trụi, ăn sống như loài vật, hít mật ong và hỗn
như... Gấu. Khi phát minh ra lửa, bèn ăn nướng, ăn thui, dùng
lửa để đuổi nước ra khỏi sống. Cộng thêm nước thì biến thành thiu,
thối, ủng, nhão, bốc mùi Hà Lội Lụt.
Sống - Chín - Thúi. Đến Thúi
là chấm dứt
một chu kỳ văn minh, cũng như từ mật ong đến tàn thuốc.
Gấu cũng đã từng sử dụng
hình ảnh cái "tam giác trân quí" này để viết
về Hà Nội.
*
Văn minh nhân loại, theo C.
Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở
loài
người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa.
Chín là
trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi.
Đó là ba
đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi
nướng,
thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ
là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật
ong,
"hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Bắt chước Vũ Hoàng Chương,
C.
Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở
đây, không
có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những
người di
cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những
người tù cải
tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần
ghé
ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt
chó". Quả thế thật. Khi viết Những
ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ
Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp
Rùa,
đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam,
cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan
vỡ, chỉ
vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em
nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Ghi chú
của người dịch.
Kể từ khi cuốn sách được xb vào
năm 1955, nó trở thành nổi tiếng trên thế giới dưới cái tít Tây, thành
thử - và
cũng theo lời yêu cầu của M. Lévi-Strauss – chúng tôi giữ nguyên tên
của nó. Những
“Sad Tropics”, “The Sadness of the Tropics”, “Tragic Tropics”… đều
không chuyển
được ý nghĩa, và hàm ngụ của “Nhiệt đới buồn thỉu buồn thiu”: “Tristes
Tropiques”, vừa đọc lên là đã thấy tếu tếu và thơ thơ, ironical and
poetic, bởi sự lập đi lập lại của âm đầu, bởi nhịp điệu căng thẳng (- U
U – U),
bởi giả dụ về một “Hỡi ơi, Nhiệt đới
buồn”, “Alas
for the Tropiques”.
Vietnamese refugee wins
Australian prime minister's award for fiction
Nam Le adds A$100,000 prize
to last year's Dylan Thomas award for story collection The Boat
'I feel like a petty thief on
murderers' row' ... Nam Le
Black woman wins Prix Goncourt
for the first time
Three Powerful Women, by French-Senegalese author Marie NDiaye,
takes France's
top literary honour
Một bà da đen đoạt Goncourt với
cuốn Ba Bà Dũng Mãnh
"It's a
novel which speaks of the moral decay, the baseness of humanity, of
suffering
humanity, but which suggests, in the depths of misery, the possibility
of
redemption," said
Le Monde of the novel, hailing NDiaye's "exceptional
virtuosity".
Đây là một cuốn tiểu thuyết viết về băng hoại đạo đức, về sự thấp hèn
tệ hại
của nhân loại, về nỗi đau đớn của nó, nhưng, đề xuất, ở dưới đáy của
khốn cùng
vẫn vọng lên sự cứu rỗi.
NDiaye is the
first woman to win the Goncourt since 1998 and the first black woman
ever to
take the prize. But she told AFP last week that she had "never thought
of
it in those terms: 'black woman' and 'Goncourt'". "I find it
impossible to see things that way," she said. "I don't represent
anything or anyone. I have met many French people raised in Africa
who are more African than I am."
Tác
giả là một
người nữ đầu tiên kể từ 1998, và là một đàn bà da đen gốc Senegalese
[Tây da đen
gạch mặt, như Bắc Kít ngày nào gọi], đầu tiên từ thuở nào nào, được
Goncourt.
Bà
nói với hãng tin AFP: “Tôi chưa hề nghĩ về chuyện đó, bằng những thuật
ngữ như
thế: ‘da đen’, ‘Goncourt’.” “Tôi thấy thật bất khả khi nhìn sự vật theo
kiểu đó”.
“Tôi chẳng đại diện bất cứ ai, bất cứ điều gì. Tôi gặp nhiều người Pháp
được nuôi
nấng dậy dỗ tại Phi Châu cờn Phi Châu hơn cả tôi”.
*
NDiaye, Novelist, Wins
France’s Top Literary Prize
By THE ASSOCIATED PRESS
PARIS
(AP) -- French-born
writer Marie NDiaye won France's
top literary prize Monday for ''Three Strong Women,'' her moving tale
of the
struggles of woman in Europe and Africa.
NDiaye
has written a dozen
books, from novels to short story collections and plays, and in 2001
she won
the Femina award. She was born in 1967 in Pithiviers, south of Paris, to a
French mother and a Senegalese
father.
Her
latest novel, ''Trois
femmes puissantes,'' is the story of characters Norah, Fanta and
Khadi's fight
to ''preserve their dignity in the face of humiliations that life has
inflicted,'' according to her publisher Gallimard.
Norah
is a French lawyer with
roots in West Africa; Fanta is a Senegalese woman living in France, while Khadi is a young
Senegalese woman
who tries to immigrate illegally to Europe.
''They
are in very difficult
situations,'' NDiaye said in an interview with Mediapart newspaper.
''(But)
they have a hard inner core that is absolutely unbreakable.''
The New York Times
Viết
như không viết
Làm vậy để cho ông Hoàng Phủ Ngọc Tường
trở thành đáng thương y hệt như một sĩ quan VNCH bị giam cầm hành hạ
trong trại cải tạo sau 1975.
Cho đến bây giờ, bạn vẫn nghĩ là họ... đáng thương ư?
Giá mà HPNT có một tí "trở thành đáng thương" này, thì chẳng cần hóa
đồng, đã có hòa đồng từ khuya rồi.
Cho phép tôi chấm dứt phúc đáp thư của bạn, vì sợ TV biến thành Chợ Cá
mất! NQT
Bài
viết “Viết như không viết”
như trong trí tưởng tượng của Gấu lờ mờ nhận ra, là một kết hợp một số bài viết, mà Gấu hiện đang đọc cùng một lúc.
Anita
Desai đọc A Tranquil Star:
Unpublished
Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo
Levi,
dịch từ
tiếng Ý.
NYRB, July 19, 2007
Ký của Trần
Vũ mà cách viết của
anh, ai thì cũng biết, rất ấn tượng, rất cường điệu.
The Great Bolano,
Bolano
vĩ đại, trên NYRB, July 19, 2007
Và ở cái nền của bài viết, là
tác phẩm “Không độ của cách viết” của Roland Barthes.
Ý đồ của tôi, là, liệu đã đến
lúc tháo gỡ cho cõi văn Mít mọi mắc mớ chính trị, ý thức hệ, ý đồ, bằng
cách “khu
trục” mọi rác rưởi, và đẩy nó về thời đại ‘không độ’, như cách đọc
Camus, của
Barthes?
Huế
Đêm trườn dần vào sông Hương
tiếng hò vỡ dưới gầm Tràng
Tiền
Khúc Nam Ai những cung phi
goá bụa
chèo thuyền vớt xác mình trên
sông
Nhất dạ quân vương đất thần
kinh
người đi đi, làm thơ cho Huế
tím
Tự phá vỡ đối xứng
bằng nón nghiêng
quang gánh lệch
mắt nhìn ngang
Huế như nàng tiên câm
khóc thầm không nói.
Muốn thì thầm vuốt ve Huế
thật khẽ
lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm
trên cơ thể Việt Nam.
Phan Huyền Thư
1997
VHNT
Bọ Huế
Huế Mậu Thân
Tribute to Phạm Chi Lan
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Ui chao, lại nói
chuyện bạn quí, những cái xác trôi lều bều trên con sông thời gian,
lịch sử,
những ngày ở Sài Gòn.
Gấu có cả một lô kỷ niệm, nhớ đến đâu đau đến đó, về những đấng bạn
quí. Sau
lần đi gặp Con K nhân sinh nhật vừa qua, nó biểu Gấu, tao chẳng có gì
mà cho
mày hết, chỉ có vài lời nhắn nhủ như thế này này:
Quãng đời còn lại của mày bây giờ là 'bonus' rồi. Suy Nghĩ Lớn, về Cái
Đại Ác
Bắc Kít, thì cũng viết ra rồi. Hoang Vu Lớn thì cũng tàn lụi theo BHD
từ giã
mày mà đi trước mày rồi, bi giờ ta cho phép mi tha hồ mà viết, muốn
viết cái
đéo gì thì viết!
Hà, hà!
Dọn
Thoát ra khỏi
ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới
cầm bút,
thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút
lưu vong
ít khi đóng được vai trò tiên phong.
NHQ
Không hiểu nhà đại
phê bình có bao giờ viết văn không, bởi vì cái mà ông gọi là nhà tù của
trí nhớ
đó, rất ư là cần thiết đối với bất cứ một người cầm viết. Nhờ cái nhà
tù của trí
nhớ đó, mà cuộc chiến chống lại quyền lực tại quê nhà vẫn tiếp tục, ở
đám lưu
vong hải ngoại. Ông chắc biết mà, câu của Kundera:
Cuộc chiến của
con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của trí nhớ chống lại
lãng quên.
Và ông chắc cũng
biết câu của Brodsky:
Được tự do rồi mà thất
bại, thì đừng có ăn vạ ai!
Vậy thì, nếu không đóng được vai trò tiên phong, thì nhớ là, đừng có ăn
vạ ai,
và, quá lắm, thì đành len lén về vậy!
|