*


 




*
*

Bức hình Ngũ Giác Đài không muốn phổ biến trên báo


*
*

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định,  học qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cấp bậc Thiếu Tá trong quân đội Miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông đã bị giam giữ cải tạo hơn mười năm. Hiện ông sống tại Houston (Mỹ).
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo. Một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh  "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Cả hai tập thơ Tuyển Tập Thơ Thùy Yên (1995) và Thắp Tạ (2004) đều được xuất bản ở Mỹ sau khi ông đến định cư ở quốc gia này vào năm 1993.
Bài thơ Trường Sa hành Tô Thùy Yên viết tháng 3/1974, chắc là sau một chuyến hành quân công vụ của ông ra vùng đảo này. Xin nhớ là, hai tháng trước thời điểm bài thơ ra đời, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã điều quân đội ra đánh trả. Máu binh lính Việt Nam đã đổ xuống trên vùng biển vùng đảo của tổ quốc để quyết giữ trọn vẹn giang sơn bờ cõi Việt Nam.

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur
toujours il y eut cette fureur... (1)
                                      Saint-John Perse: Exil

 Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa đông bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
3. 1974
(Tạp chí Văn, Sài Gòn)
[Blog Phạm Xuân Nguyên]

(1)
 Luôn luôn tiếng la ó đó
Luôn luôn, cơn giận dữ đó

Saint-John Perse: Lưu Vong

When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, [hors de lui-même], outside, far from home [hors de son lieu natal]; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông, là Lưu Vong, Blanchot giải thích, đó là ông còn đặt tên cho số phận thơ… Thơ là lưu vong và thi sĩ thuộc về sự bất bình lưu vong. Anh ta luôn luôn ở ngoài anh ta, ở ngoài nơi sinh, thuộc cõi lạ, cõi ngoài, một cõi không thân quen hay giới hạn, thuộc về sự chia lìa, phân ly, Hiu Quạnh Lớn như là Holderlin gọi, khi, trong cơn điên, nhà thơ nhìn thấy cõi vô cùng của nhịp điệu.
[Cái note này, thấy trong hồ sơ cũ, chỉ có vậy… Gõ Google, ra trang này]
Có vẻ như những dòng trên, viết về Thơ Ở Cõi Ngoài, Xứ Xở Của Kẻ Lang Thang Thi Sĩ, Đêm Khác, Other Night, là, để 'giải thích' bài thơ của TTY?

Nhưng, liệu ông có tiên tri ra được nỗi tù đầy, và lưu vong sau đó, khi đứng trước cơn la hét, giận dữ của biển, và chắc hẳn, còn là của ông?


Gánh nặng tuổi thơ

*
'Bored to the point of murder' ...
HH Munro. Photograph: Time Life Pictures/Mansell Collection
Saki

Trong Gánh Nặng Tuổi Thơ,  Greene nhắc tới Munro, [một trong ba ông, mỗi ông tìm mỗi cách hất bỏ gánh nặng tuổi thơ, hai ông kia là Kipling, và Dickens], và tự hỏi, không biết ông lấy ở đâu ra bút hiệu Saki.
Bài viết trên Guardian giải thích:
Hector Hugh Munro's pen-name refers either to the cupbearer in the Rubáiyát of Omar Khayyam, which is spoken of disparagingly in more than one of his stories, or a type of South American monkey. I prefer to think it was the latter: not only did Saki have an abiding love for animals, but his mischievousness and capability for sudden viciousness are traits that seem, at least to my limited zoological knowledge, eminently monkey-like. [Saki là từ tác phẩm của Omar Khayyam, chỉ một sĩ quan hầu rượu, hoặc, một thứ khỉ Nam Mỹ]
*
Greene viết, bất hạnh, tuyệt vời thay, trợ giúp, aid, hồi ức, [Gấu đã từng dịch ẩu là, bất hạnh là thuốc bổ của hồi ức]. Và những truyện ngắn hay nhất của Munro thì tất cả đều là về thơ ấu, sự hóm hỉnh, ẩu tả, anarchy, cũng như là sự độc ác, và bất hạnh của nó.

Even when Saki is not writing explicitly "horrific" stories, however, the unease is present. His stories are more subtle variations on what William Burroughs, writing of Naked Lunch, described as the "frozen moment when everyone sees what is on the end of every fork". Or as VS Pritchett put it, "Saki writes like an enemy. Society has bored him to the point of murder. Our laughter is only a note or two short of a scream of fear."
Saki

Ngay cả khi Saki không viết về [tuổi thơ] kinh dị, thì vẫn thật nhức nhối khi đọc ông... Saki viết như một kẻ thù. Xã hội làm ông buồn bực đến nỗi chỉ muốn làm thịt một kẻ nào đó. Độc giả đọc ông, "thi thoảng" bật ra một tiếng cười, ấy là do quá sợ!
*
-Sơ Dạ Hương, tại sao?
-Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
Phỏng vấn Gấu


Orwell
Orwell, hay là sự phát minh ra cái thực

1984 cho thấy một nghị lực sáng tạo thật đáng yêu ở trong cái sự lên án một thế giới toàn trị, được làm ra bởi những lời dối trá, những sự phản bội, và khủng long khủng bố. Viễn ảnh tận thế là đây này, là của một người đàn ông trơ cu lơ một thân một mình, và bịnh, lui về ẩn, một mình, tách biệt hẳn với thế giới, tại hòn đảo Jura, bên ngoài bờ biển xứ Écosse.
Bệnh phổi chẳng buông tha ông: Nhập viện Tháng Chín, 1949, tại Luân Đôn, ông mất Tháng Giêng 1950

1984 là tư tưởng chính trị nguỵ trang dưới hình thức tiểu thuyết, Kundera viết. Ông kết án Orwell giản luợc con người chỉ còn một chiều hướng chính trị, nhưng, đây chính là mục đích tối hậu của Orwell: một nhà văn chính trị.
Trong bài viết, “Ở nơi trái tim của phi nhân”, Philippe Dagen [4 Juillet 2003, Le Monde] gọi Orwell là một trong những nhà văn chính trị lớn lao nhất của thế kỷ 20. Nhưng tác giả cảnh cáo, đừng có nhầm lẫn nhà văn chính trị, l’écrivain politique, với nhà văn làm chính trị, l’écrivain qui fait de la politique, vì phởn, exaltation, vì hãnh tiến, vì cơ hội, và cũng đừng lầm một nhà chính trị, nhưng lại cứ muốn người ta coi mình là nhà văn; thứ này, thì đầy rẫy ở xứ Tây mũi lõ!
Nhà văn chính trị là một người viết, bằng kinh nghiệm, bằng lý lẽ, lẽ phải, rằng, cách nói và viết về một cá nhân, một quyền lực, là đủ để làm rõ cá nhân đó, quyền lực đó. Chỉ mặt đặt tên, là vậy: Liên hệ giữa cách suy nghĩ toàn trị, mode de pensée totalitaire, và sự hư ruỗng ngôn ngữ, la corruption du langage, tạo ra một vấn đề quan trọng, chưa được quan tâm thoả đáng. Orwell viết năm 1946.

« Pourquoi j'écris»

“POLITICAL WRITER”, un écrivain politique, c'est la formule que Bernard Crick s'efforce de préciser.
“Pourquoi j'écris?” Orwell lui-même pose la question, dans un article, et y répond; « ... Lorsque je revois mon œuvre, je constate qu'invariablement c'est quand je manque de but politique que j'écris des livres sans vie, que je me trahis en me laissant aller à des compositions décoratives, des phrases sans signification, des adjectifs colorés, de la guimauve trafiquée.
Il serait donc un écrivain engagé, le pendant anglais de l'intellecctuel de gauche français. En fait la comparaison se soutient difficilement et l'originalité singulière d'Orwell s'affirme, quand, par exemple, il écrit en 1946, soit deux ans avant la parution de 1984: “Ce que j'ai le plus desiré faire tout le long de ces dix dernières années, c'est transformer l'écriture politique en art.” De fait, il tranche et se démarque nettement de l'écrivain militant, bien qu'il se situe sur la gauche du parti travailliste et qu'il y milite. «Farouchement égalitaire, libertaire et démocrate, mais par comparaison avec le Continent d'une surprenante absence de théorie, un mélange d'évangéliste et de séculier”, voilà comment Bernard Crick le dépeint. Ce qui frappe chez Orwell c'est cette vocation, ce désir d'écrire qui s'affirme tout le long de sa vie, révèle un mode d'être, une sensibilité aiguë, un pouvoir de découvrir et de restituer, par les seules voies de la créaation littéraire, un climat, un temps, un monde donné .•
Edmund AEC Maleh 18 mai 1981
Tại sao tôi viết? Orwell chính ông cũng đã đặt ra câu hỏi này, trong một bài viết, và trả lời: “Khi đọc lại tác phẩm của tôi, thì y như rằng, cứ khi nào tôi mất mục tiêu chính trị, là tôi viết ra những cuốn sách nhợt nhạt, không có đời sống, là tôi tự phản bội mình bằng cái trò văn chương hoa hoè hoa sói…”
Ông quả là nhà văn dấn thân của Anh, theo cái kiểu gọi này, của đám trí thức tả phái Tây mũi lõ.…
“Điều mà tôi mong muốn nhất trong 10 năm vừa qua, là biến đổi cái viết chính trị thành nghệ thuật”, ông phán như vậy, hai năm trước khi 1984 ra đời
*
Bằng một cách nào đó, ở đời, cùng mọi người, bằng một khả năng nào đó, giúp người, cho người, và ngưỡng mộ [BHD]!
Il s'agit d'une certaine manière de se tenir dans le monde, une capacité à aider, à donner, à admirer [BHD]


Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết
Ngày mai đi nhận xác chồng
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
*

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!

Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
*

Gyorgy Faludy, tiếng nói của kháng chiến Hung,
mất ngày 1 Tháng Chín, 2006, thọ 95 tuổi
[Người Kinh Tế, số đề ngày 16 Tháng Chín 2006]

Không có viết và mực, ở trong trại tập trung Stalinist tại Hung, Gyorgy Faludy dùng cọng chổi để viết, bằng máu, và trên giấy vệ sinh. Đau khổ, như một lần ông nói, không phải là một đức hạnh. Nhưng ba năm của ông tại Recsk, từ 1950 đến 1953, theo một nghĩa nào đó, quả là những năm tháng mặc khải. Tập thơ xuôi, "tản văn", như lối nói hiện nay, nổi tiếng ở bên ngoài nước Hung, kể lại quãng đời hưng phấn một cách âm u đó, darkly inspiring, tức thời gian ông ở tù "VC Hung" được ông đặt tên là “Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Ở Địa Ngục”.

Vẫn theo một nghĩa nào đó, Mr Faludy chọn nhà tù. Ông đã được đề nghị, một cơ may, chạy trốn quê hương, qua Áo tái định cư, nhưng từ chối, và lý luận, rằng, tôi phải tận mắt chứng kiến, những đau khổ, những rùng rợn, cho dù tới đỉnh cao cỡ nào, mà những người Cộng Sản mơ tưởng ra được, cho xứ sở của tôi. Trong bài thơ Mừng Thượng Thọ 70 Ông Xì, ông liệt kê danh sách những số phận dành cho kẻ can đảm: giầy đinh thúc vào mạng mỡ, đạn bắn vào đầu, và giá treo cổ. Và tất nhiên, làm sao tránh khỏi, số phận của thi sĩ, sau bài thơ: Ông chọn nhà tù, chẳng mấy chốc sau đó.
Thân thể trong tù, như Bác Hồ nói, nhưng cái đầu của nhà thơ thì ở bên ngoài nhà tù. "Đói khủng khiếp, lạnh cứng người," ông viết, "tôi co cụm, thu lu thành một đống trên sàn đá, phủ lên người đủ thứ mảnh vải đầy chấy rận rệp, áo choàng, giống như một tấm lều, và thở qua tay áo, thổi hơi thở vô thân mình để sưởi ấm nó, và cứ thế làm thơ". Khi tay quản giáo chìa cho ông xem, những bài thơ của người cháu trai của anh ta, nhà thơ nhăn mũi, phán, suy đồi, và phản cách mạng.
Tay quản giáo giận tái mặt.
Bị tống vô xà lim, chật cứng, tối thui, nhà thơ trải qua hàng giờ vận nội lực, trở thành chết cứng, rồi biến hoá, transfixed, thành một sợi nắng mùa đông chạy dài trên sàn xà lim. Ông tưởng tượng mình đang ở Biển Nam.
Ông và bạn tù mở một đại học đặc biệt, dậy thơ ca, lịch sử và văn chương. Một bạn tù huýt sáo trọn bài "Don Giovanni" của Mozart, một người khác kể "Chiến Tranh và Hòa Bình". Nhà thơ đề nghị bạn tù nhớ ở trong đầu họ, thơ của ông, khi ông viết chúng ra, theo cách như ở trên đã nói. Nếu có người nào được thả, thì người này sẽ tới thăm bà xã nhà thơ, và đọc cho bả nghe.
Ông được thả vào năm 1953, khi Stalin chết, nhưng trại tù chẳng bao giờ thả [tha, cũng được] ông. Nó trở lại thí dụ, như trong bài thơ sau đây, làm vào năm 1983.

Learn by heart this poem of mine,

       Books only last a little time,
       And this one will be borrowed, scarred,
       Burned by Hungarian border guards,
       Lost by the library, broken-backed,
       Its paper dried up, crisped and cracked,
       Worm-eaten, crumbling into dust,
       Or slowly brown and self-combust,
       When climbing Fahrenheit has got
       To 451, for that's how hot
       it will be when your town bums down.
       Learn by heart this poem of mine
*

Hãy học thuộc lòng bài thơ này của tôi,
Sách thọ đâu được bao lâu ?
Và cuốn này thì sẽ bị mượn, bị vạch nát,
Bị đốt bởi lính biên phòng Hung,
Bị mất bởi thư viện, bị long gáy,
Những trang sách khô, ròn, rồi vỡ vụn ra,
Bị gián, mọt ăn, gặm, nát thành bụi,
Hay cứ thế từ từ vàng ố đi, tự huỷ diệt bằng hơi nóng,
Một khi nhiệt độ leo đến 451 Fahrenheit,
Đó là khi mà thành phố của bạn bị đốt rụi.
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.

Chàng mê thơ rất sớm, và tất nhiên, không chỉ thơ, mà còn những quán cà phê Budapest, và một cuộc sống văn chương. Nhưng ông bố khoa học gia lắc đầu, phán, Budapest hiện đã có 20 ngàn thi sỡi, không một thằng nào trong số đó, nuôi nổi thân. Thế là ông đóng thùng ông con, tống đi Vienna, học kỹ sư hóa. Chẳng ông thầy hóa nào biết đến ông, ấy là vì ông dành thời giờ, thay vì học hóa, thì là để dịch và cho xb những dòng thơ của Francois Villon, một thi sĩ nổi loạn người Pháp, thế kỷ 15, và ông khởi nghiệp thơ của mình bằng cách đó. Ông còn viết một bài thơ phạng Hitler và được ông này thưởng cho 14 năm tù, nhưng ông trốn được, bằng cách giúi tiền vào túi quần tay quản giáo. Và khi cuộc chiến bùng nổ, ông chơi một cái thuyền, làm một chuyến du ngoạn tới Morocco, tìm cách tới Mẽo, và đăng lính Sao Sọc.
Làm thơ bằng những dấu chân chim.
Ông trở lại Budapest sau chiến tranh, để chứng kiến, quan sát, điều mà ông gọi là, "một nền dân chủ được xây dựng lên mà đếch cần đến những người dân chủ" ['democracy being built without democrats"].
Tháng Mười 1956 Cách Mạng Hung bùng ra, chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô. nhà thơ tắm đẫm mình vào trong đó, như là một thành viên của phái đoàn. Phái đoàn gì cơ chứ? Phái đoàn Hội Nhà Văn bên cạnh Hội Đồng những công nhân điều hành cuộc cách mạng. Nhưng khi chiến xa Liên xô tràn tới, ông lại chuồn đi Tây Phương: Vienna, Florence, Malta, New York, và Toronto. Tại đây, ông sống chung nhà với một tay khiêu vũ, dancer, người Mỹ tên là Eric Johnson.
Tay thanh niên trẻ đẹp trai này lần ra dấu vết của nhà thơ tại Malta sau khi đọc Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Tại Địa Ngục. Mr Faludy sống tại đây, sau khi bà vợ mất. Ông cảm nặng Eric, và làm một số bài sonnets vì anh ta. Tại Toronto, họ chia một căn phòng nhỏ cùng với một đôi chim sẻ. Đôi chim thường đậu trên bàn máy chữ của nhà thơ. Và chỉ bay lên khi tiếng chuông báo hiệu chấm dứt một dòng.
Trên hai chục năm, đến 1989, khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, nhà thơ sống tại Canada. Sau hết, nhà thơ cũng trở về cố hương, sách của ông hết còn bị cấm sau bốn thập kỷ, và sống trong trong một căn hộ rộng rãi trông ra sông Danube, do nhà chức trách thành phố ban cho ông. Tại quê nhà, ông gây sốc cho nhân dân, khi bỏ Eric, chạy theo một em nữ thi sĩ nhí, nhỏ hơn ông 60 tuổi, duyên dáng, uyển chuyển, và kết hôn với em, và xuất hiện với em, gần như hoàn toàn khỏa thân, trên trang bìa tờ Penhouse, ấn bản tại Hung. Với mớ tóc dài, trắng phau tỏa lên hai bờ vai, với đôi mắt nâu và cái nhìn chiếu xoáy, ông trông như một ông tiên trong truyện cổ tích, cùng với nàng Fanny của ông tiên.
Được dân chúng ngưỡng mộ, vinh danh, cùng những giải thưởng, ông làm thơ cho đến tận cùng. Tập thơ chót của ông, xuất bản năm 2003, có tên là Thế Kỷ Giông Bão.
Ông thường có thói quen dậy thật sớm, ngắm dòng sông Danube chảy bên ngoài, nhịp dòng sông cũng là nhịp của những bài thơ chảy trong máu ông.
*
.... Within the poetry of the Hungarian Gyorgy Faludy, who has died aged 95, Hungarian and other European traditions mingle, and there can be found a record of the turbulent 20th century.
Guardian
[Trong thơ của nhà thơ có truyền thống Hung và những truyền thống Âu Châu khác được trộn lẫn hòa nhập, và từ đó, là một ghi nhận về cơn chao đảo của thế kỷ 20].
Đặng Tiến cũng phán, gần như tương tự, về TTT, chỉ thiếu cái khúc "a record of the turbulent 20 th century", nhưng theo Gấu, có thể thay bằng câu của TTT, viết về Bếp Lửa, và về Hà Nội 1954, "đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết....".
Nguồn
*
Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt
Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn
*

Gấu, nhà văn

Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
Call For The Dead

Có thể mượn, tên một tác phẩm của nhà thơ Hung Faludy vừa mới mất, "“Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Ở Địa Ngục”, để gọi hai năm Gấu ở trại Đỗ Hòa, nhưng phải trừ bỏ những ngày đầu tiên, khi chưa liên lạc được với gia đình, đói, và nhớ nhà quá, trốn, bị bắt, bị tống vô tổ trừng giới.
Những ngày hạnh phúc của Gấu ở Đỗ Hòa bắt đầu cùng chuyến thăm nuôi đầu tiên của Gấu Cái, sau khi biết trại tù, nhờ một gã thiếu niên trốn trại, thoát, thương tình, đến nhà Gấu cho biết.
*
Lần bị bắt đúng lúc có chuyến vượt biên đường bộ, ngả Căm Bốt. Gấu Cái cho thằng lớn đi thế. Gấu được tin, trước khi bị đưa đi tập trung cải tạo. Bà cụ đi thăm, vừa vui vừa buồn, đưa cái hình thằng lớn chụp trước Tòa Đô Chính, trước khi từ giã Sài Gòn, nói nhỏ vô tai Gấu, nó đi thoát rồi.  (1)
(1) Gấu nhớ lộn. Bức hình này, chụp trước Nhà Thờ Đức Bà.


*

 Nhìn bức hình, Gấu nhận ra, đúng chỗ đó, nó đã từng chụp hình, bức hình polaroid có thể nói là đầu tiên tại Miền Nam, do tay Horst Faas chụp, khi anh chàng Đức này vừa từ trên văn phòng hãng AP, ở phía bên trên Passage Eden xuống, đang tính thử cái máy chụp đầu tiên ở Sài Gòn của anh ta.
Hóa ra không. Thằng nhỏ bị bắt, đưa từ biên giới về Sài Gòn, giam tại khám Chí Hòa. Lúc Gấu đi Đỗ Hòa, là Gấu Cái đang tất tả lo cho nó, thành thử chẳng có ai đi thăm, bà cụ đâu biết Đỗ Hòa hay Bến Hải hay Cà Mâu, đến khi hỏi ra, thì đã mấy tháng trời, Gấu vừa đói, vừa lo, không biết gia đình như thế nào, thế là liều lĩnh vượt trại. Khi Gấu Cái lên thăm, là lúc Gấu đang ở "tù trong tù."
Cái hình thằng lớn, do Faas chụp đó, Gấu nhớ, là vì nó rất tức cười: anh cu Tuấn - từ đó, ra nick Tuấn Anh, khi viết Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Anh là tên cô bạn, trong Cõi Khác - do bị sán kim, đứng đâu thì cũng thò tay vào trong đáy quần để gãi đít, do sán kim làm ngụy ! Có thể, đó là một trong những tấm hình polaroid đầu tiên của Sài Gòn. Cu Tuấn cũng có thể là đứa con nít đầu tiên ở Sài Gòn được chơi mấy món đồ điện tử remote control, do mấy tay phóng viên UPI đi xả hơi ở Hồng Kông, hay Tokyo mang về.






Don Quixote

Tôi phải ngưng viết nhật ký đọc này để cầy một mẩu cho tờ…  VHTT, kiếm chút tiền cơm gạo.
Virginia Wolf viết, về chuyện không thể nào viết, một câu chuyện 25 ngàn từ, theo yêu cầu :"Tôi nghĩ, tôi đã từng chứng minh, đó là điều rất thật, bởi vì nỗi nhục nhã, hổ thẹn, do đầu óc bướng bỉnh cự tuyệt hợp tác, nỗi quay quắt, việc phải viết đi viết lại, và trạng thái nản chán nói chung, đã làm cho chuyện viết đó  - dù chỉ  2000 chữ thôi - trở thành một cuộc tra tấn, không chỉ lên ý thức đạo đức, lên cơ thể, mà còn lên tri thức ."
Đúng là một sự nhục nhã về chuyện “cơm áo đâu đùa”: Tôi đã từng phải gọi điện thoại tới lần thứ sáu, cho tòa soạn tờ…  SGTT, để đòi 100 đô, tiền bài viết từ hồi năm ngoái. Sau bao nhiêu xin lỗi, xin lỗi, tụi này bận quá, bận quá, bà chủ bèn nhỏ nhẻ hỏi:
Bộ anh cần 100 đô đến như thế sao?
Dorothy Parker: Hai cái từ tuyệt cú mèo nhất, trong tiếng Anh, là: 'Cheque Enclosed.' [Ngân phiếu đính kèm]
Ui chao, Gấu lại nhớ ông anh, và cái truyện ngắn đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn, gửi cho tờ Nghệ Thuật. Báo đăng, Gấu đang còn sướng mê tơi, thì ông anh gọi điện thoại, tới sở làm, ra lệnh xuống tòa soạn lấy tiền nhuận bút.
Ui chao, lại có cái chuyện nhuận bút ư?
Hồi đó, Gấu bảnh lắm. Vừa làm cho nhà nước Ngụy, vừa làm bồi Mẽo, hai đầu lương, chưa kẹt Gấu Cái, cần gì đến tiền!
Nghe Gấu nói, giọng ngài ngại, ông anh phán, xuống lấy liền, viết văn là phải có tiền nhuận bút, nếu không, đừng bao giờ viết!


*

"Thiên tài của một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi Kis.
Trong Một cuộc gặp gỡ Kundera viết về ông:

Trung thành với Rabelais và đám Siêu thực: Những kẻ lục lọi những giấc mộng.

Tôi ngồi lật lật cuốn của Danilo Kis, cuốn sách cũ về suy tưởng, và có cảm tưởng đang ngồi với ông, trong một quán rượu gần Trocadéro, và ông đang nói với tôi bằng một giọng oang oang, gầm gừ, như muốn vặc vào mặt kẻ đối diện.
Trong tất những nhà văn lớn lao cùng thế hệ, Tây hay ngoại quốc, vào những năm 1980 sống ở Paris, ông là kẻ vô hình nhất. Vị nữ thần có tên là Thời Sự chẳng có lý do gì để mà giọi đèn vào mặt ông. "Tôi không phải là một tên ly khai", ông nói.
Ông cũng chẳng phải một tên di dân. Ông đi lại thoải mái giữa BelgradeParis. Ông chỉ là một “nhà văn-đứa con tư sinh, écrivain bâtard, đến từ một thế giới chìm khuất, englouti, của Đông Âu”. Cho dù chìm khuất, thế giới này, trong suốt cuộc đời của Danilo (ông mất năm 1989), là một cái hố đen chứa trọn thảm kịch Âu Châu. Nam Tư: cuộc chiến dai dẳng, đẫm máu (và chiến thắng) chống Nazi; Lò Thiêu, sát hại, nhất là, surtout, những người Do Thái Đông Âu (trong số họ, có bố ông); cuộc cách mạng Cộng Sản, tiếp theo liền, là cuộc đổ vỡ, cắt bào đoạn nghĩa, thật bi thảm (và cũng lại chiến thắng) với Staline và chủ nghĩa Stalinisme.
Với một dấu ấn giống như một vết chàm lên cơ thể như thế, bởi cái thảm kịch lịch sử như vậy, trọn đời ông, ông không hề hy sinh những cuốn tiểu thuyết của mình cho chính trị.
Từ đó, là số phận nghiệt ngã của ông, của những kẻ bị quên lãng ngay từ khi sinh ra: những thảm kịch riêng tư về thanh quản. Ông có thể đồng ý với Orwell, nhưng làm sao ông có thể yêu nổi 1984, cuốn tiểu thuyết của một phát ngôn viên chống lại chủ nghĩa toàn trị, pourfendeur du totalitarisme, nhưng lại giản lược cuộc sống con người chỉ còn có một chiều chính trị, y hệt như những tên Mao ít trên tthế giới. Để chống lại sự hạ nhục con người, làm cho cuộc sống của nó trở thành hèn hạ, ông cầu cứu Rabelais, với những trò khôi hài, tiếu lâm, tức cười, nhóm siêu thực, những kẻ “lục lọi tiềm thức, những giấc mộng”.
Tôi lật những trang sách cũ của ông, và nghe giọng nói mạnh mẽ, chối tai của ông: “Thảm thay, cái giọng trưởng thượng, le ton majeur, của văn học Pháp, bắt đầu với Villon, đã biến mất”.
Khi ngộ ra điều trên, ông càng thêm trung thành với Rabelais, với siêu thực, những kẻ “lục lọi những giấc mộng”, và với xứ Nam Tư của ông, mắt cũng bị bịt kín, lầm lũi tiến vào cõi mất.

Danilo Kis kể chuyện tiếu lâm, thời gian ở Paris, ông nhận "thư nhà", từ Nam Tư, một phong bì dán tem, đóng dấu bưu điện hẳn hoi. Mở ra, trang thư thứ nhất, là con dấu, với những dòng chữ như sau: Thư này không bị kiểm duyệt.
Câu chuyện tiếu lâm, tưởng như đùa đó thực sự đã xẩy ra, với một ông Danilo Kis mũi tẹt nào đó, trở về trong nước, và mang những trang sách đã từng được xuất bản tại hải ngoại, và trình nhà nước, để được đóng dấu chứng nhận:
Những trang sách này ở hải ngoại chưa "bị", nay xin, "được", kiểm duyệt!



Kun Ở Xứ Mít

Một cách nào đó, 'lối viết' của Kundera được tóm gọn vào câu sau đây, của ông:
"the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting.":
Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên.

Note: Câu này, mới được talawas đưa lên đầu trang, với cái nền là xứ Mít:
Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự lãng quên.
Milan Kundera trong "The Book of Laughter and Forgetting"

Hồi ức, hay ký ức, thì cũng “mắm sốt”, "même chose", theo Gấu. Nhưng "đấu tranh", với "chiến đấu", không.
Đấu tranh, dùng trong "đấu tranh giai cấp" thí dụ, đúng, nhưng ở trong câu này, không.
Cuộc chiến đấu mà Kun nói tới ở đây, nó bắt nguồn cùng với con người, và lịch sử của nó.
Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực, không phải để tranh giành quyền lực, mà để vẫn là người.
*

TQ said...
Theo tôi hiểu, ngoài việc bắt bẻ cách hỏi của tôi và ý tứ của NL, thì tác giả Tin Văn có lẽ mong đợi người ta nên hỏi những câu theo gu của ông ấy.
Tôi không nghĩ là đến nỗi phải làm sách hướng dẫn tập đọc Kun hay theo ngành Kun-học mới có quyền hỏi nhau Kun hay dở ra sao, so sánh Kun với ai là quyền tự nhiên vô cùng...
September 8, 2009 11:02 AM
Blog NL
*
Phúc đáp:
Không phải như vậy. Câu hỏi của bạn nó “huề vốn”, theo nghĩa, chẳng nói lên được điều gì cả.
Tôi chép lại ở đây.
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, đến cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống viết lách VN?
*
Câu hỏi của bạn có thể áp dụng cho Garcia Marquez, Linda Lê, cho bất cứ một tác giả nào nổi tiếng, nói thẳng ra, nếu đã được dịch tại Việt Nam.
Thường ra, khi phỏng vấn một nhà văn, hay một dịch giả, ở đây, người phỏng vấn đọc rất kỹ, hoặc qua loa thì cũng được, tác phẩm, dịch phẩm, để có một cái nhìn khái quát, và tìm ra những điều cần hỏi.
Thí dụ, giả như tôi phải phỏng vấn NL, về những dịch phẩm Kundera, tôi sẽ chuẩn bị sẵn một số dữ kiện trước khi hỏi:
Kundera, nhà văn Đông Âu. Lưu vong. Viết văn bằng tiếng Pháp.
Đã từng được Aragon giới thiệu cuốn Chuyện diễu tới độc giả Pháp…
Rất rành âm nhạc.
...
Câu hỏi của bạn khiến tôi nhớ trường hợp của tôi, khi về nước, và được một ký giả của tờ Đại Đoàn Kết phỏng vấn. Anh ta biết cuốn Những ngày ở Sài Gòn, tập truyện ngắn đầu tay, và độc nhất, của tôi, xb trước 1975, tại Sài Gòn, gồm 10 truyện, một điều chính tôi cũng không hề để ý tới, từ lúc in cho tới lúc được hỏi.
Nhũng câu hỏi của anh, và bài viết sau đó, chứng tỏ, anh rất rành về tác phẩm đầu tay của tôi.
*
Vấn đề ở đây, hoặc là người phỏng vấn rất rành những câu hỏi 'nhậy cảm', nghĩa là, rất rành Kundera, nhưng lại cố tình đặt câu hỏi 'huề vốn', 'vô hại', như trên.
Hoặc là anh ta chẳng biết một tí gì về Kundera.
Ở trong trường hợp thứ nhất, liệu có sự 'dàn xếp' giữa hai người, hỏi, và đáp. Theo kiểu, này đừng có đẩy nhau vào cửa tử đấy nhé?
Ở trong trường hợp thứ nhì, thì để tính lại, sau khi đọc kỹ những câu hỏi tiếp theo. NQT

 Phỏng vấn Nguyễn Quốc Trụ
Lên mạng lúc
15:22:43 ngày 02.08.2001
 Nhà văn Việt kiều Nguyễn Quốc Trụ:
*

Chúng ta thử đọc, một tay ký giả Tây Phương phỏng vấn Kundera.

Tiểu thuyết gia không phải là thằng hầu của sử gia”
[«Le romancier n'est pas un valet des historiens»]
Milan Kundera
Từ 1985, Milan Kundera từ chối phỏng vấn. Tuy nhiên ông đã nhận trả lời một số câu hỏi tờ L’Express gửi tới ông, nhân xuất bản cuốn L'Ignorance [tạm dịch: Sự Ngu Dốt], viết bằng tiếng Tây.
  -Đấy là cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông viết bằng tiếng Pháp. Xin ông cho biết mối liên hệ giữa ông và tiếng Tây nó ra làm sao? Ông có còn thèm thuồng,  hoài nhớ tiếng Tiệp như nhân vật Josef của ông lảm nhảm nói với người bạn của anh bằng thứ tiếng mẹ đẻ đó?
-Hoài nhớ? Không đâu. Bởi vì, khác với Josef, tôi luôn luôn lảm nhảm tiếng Tiệp với bà xã của tôi. Nhưng, từ hai mươi tám năm, thế giới quanh tôi là Tây, nó nói tiếng Tây với tôi, và tôi nói với nó cũng bằng tiếng Tây. Mọi ngày như một ngày, tôi có thể nhận ra sự khác biệt sâu thẳm giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng học được đó [la langue apprise]. Khi tôi nói tiếng Tiệp, câu kệ cứ thế tuôn ra khỏi miệng, không thể cầm giữ, như thể chúng được cài đặt tự động ở trong bộ não của tôi ngay từ lúc còn nằm trong nôi. Với tiếng Tây, ngược hẳn lại, chẳng có gì là tự động đối với tôi. Với nó, tất cả là ý thức. Là suy nghĩ, đắn đo. Kiểm tra, kiềm giữ. Nhưng cũng là mới mẻ. Thâu nhận.  Chiến thắng. Là lạ lẫm, ngỡ ngàng, tuyệt tuyệt. Từ chỉ một từ, chỉ một hình dạng. Cái liên hệ ý thức tới cực điểm [archiconscient] với ngôn ngữ như vậy đó, làm tôi mê mẩn. Nó không đi ngược với văn phong của tôi, vốn từ lâu, được viết dưới những đòi hỏi của  sự sáng sủa, giản dị, thấu triệt, và chân xác.
-Đọc tiểu thuyết của ông, người ta có cảm tưởng, lưu vong vượt lên trên cái gọi là nội dung chính trị. Nó là một thứ sao quả tạ giáng xuống bất cứ một ai, và chẳng chừa ai, và như thế, nó là một sự kiện cơ bản của hiện hữu. Như thể con người, hoài hoài như thế đó, là một kẻ lưu vong ở trong tim trong hồn của nó? Một thứ bệnh kín, thì cứ nói như vậy? Ông nghĩ sao?
-Di dân là hậu quả của những xung đột chính trị khủng khiếp. Nhưng, bạn nói đúng, di dân chỉ là mặt nổi; cùng lúc đó, về mặt chìm, theo ấn bản nội tại, nó là “sao quả tạ đối với tất cả mọi con người”. Tiểu thuyết gia không phải là thằng hầu của những sử gia. Anh ta không thể kể về, hay bàn về Lịch sử, nhưng khám phá ra những khía cạnh chưa biết tới của hiện hữu con người. Những biến động lớn lao của lịch sử đối với anh ta giống như cái đèn giọi bất thình lình làm sáng tỏ những khía cạnh ẩn giấu và vạch trần chúng ra. Nói cho cùng, hoài nhớ là gì, nếu người ta bỏ vào trong ngoặc tất cả những bản kẽm tình cảm liên can tới vấn đề này? Liệu có chăng, bên cạnh hoài nhớ xứ ruồng bỏ [le pays abandonné], là hoài nhớ lưu vong đã mất [l’exil perdu]? Bên cạnh hoài nhớ của Penélope, [là] hoài nhớ của Calypso? Và sự trở về, Sự Trở Về Lớn Lao? Liệu còn chăng, ở thế giới này, một khi Lịch sử tiến nhanh quá, và cứ thế từng ngày phải "nắn lại" [remodeler] những quang cảnh mới ngày nào còn là của chúng ta? Đâu đâu tôi cũng nghe những khẩu hiệu về “bổn phận của hồi nhớ”, “việc làm của hồi nhớ”, nhưng hai nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của tôi trở về cố hương sau hai mươi năm, họ sững sờ nhận ra sự “hiển nhiên của tất cả mọi hiển nhiên: thực tại ngày nào là thực tại, nhưng hiện tại thì không còn nó nữa, và không thể nào tái tạo”. Quên [lãng] xoá quá [khứ]; [chính] hồi nhớ làm cho nó thay đổi, biến dạng. Chúng ta tất cả đều chìm đắm trong sự ngu si dốt nát đần độn và phải coi, đây không phải là một khiếm khuyết về trí thức, về tinh thần, mà là một sự kiện cơ bản của phận người.
-Ông có thể nói về bố cục của cuốn tiểu thuyết. Nhịp điệu của nó có vẻ như hối hả trong khi độc giả cứ phải nhẩn nha với cái việc đọc: họ bắt buộc phải đọc chậm, là do sức căng đến chóng mặt của câu chuyện được kể?
-Bạn vừa mới công thức hoá cái lý tưởng của tôi về chuyện bài binh bố trận một cuốn tiểu thuyết. Tôi thường xuyên xuýt xoa, rằng thì là, ba cuốn tiểu thuyết sau chót của tôi, viết bằng tiếng Tây, chúng được gợi hứng từ thể fuga [fugue: composition musicale écrite du style du contrepoint: cấu trúc âm nhạc viết theo kiểu đối điểm]. Đúng như thế, fuga là một bài học lớn về sự hoàn hảo về hình thức, có giá trị cho tất cả những nghệ thuật. Nguyên tắc đa âm của nó đòi hỏi, rằng mỗi chi tiết, một khi được phơi bày ra, biến thành một mô-típ và sẽ tái xuất hiện trong nhiều lập lại [repetitions], thay đổi [variations], dẫn dụ [allusions] dọc theo cấu trúc, dàn dựng. Trong Sự Ngu Dốt, là những mô típ về hoài nhớ, quên lãng, Ulysse, Arnold Schönberg, tấm gương (Irena, Milada, bà mẹ, Gustaf, tất cả đều mê mẩn bởi tấm gương), một cái áo T-shirt thô kệch với bộ mặt của Kafka, bên trong căn nhà tại Danemark (Josef không ngừng bị nó ám ảnh), âm nhạc biến thành tiếng động. Những mô típ này đọng lại ở trong hồi ức của độc giả, ngay từ lần xuất hiện đầu tiên của chúng, ở trong cuốn tiểu thuyết, cho tới lúc chót. Chính vì lý do đó mà phần hai của cấu trúc lẽ đương nhiên phải đẹp hơn phần đầu, giầu có hơn, “ác liệt hơn” [intense], như bạn nói đó, bởi vì càng tiến sâu vô những căn phòng của cuốn tiểu thuyết, càng có thêm những tiếng vang [échos] của những câu kệ trước đó đã được phô bày ra, những đề tài đã được trình bầy, chúng cứ thế nhân lên thêm mãi, kết hợp với nhau thành những cộng hưởng [résonner, résonnances], cứ thế vang vọng từ ba bề bốn bên. Đó là cái mà người ta gọi là “strette”, theo thuật ngữ của giới âm nhạc: phần chót của một fuga, tính đặc thù của nó là do cách viết được nén chặt lại một cách thật là đặc biệt.

Đường Trường Sơn là Đường Chân Lý
Tại sao Homer phải mù

Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây
Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ
Đường Trường Sơn là đường chân lý

Ai là người còn nhớ những vần thơ trên?
Chỉ những tên thủ thư khùng điên, khốn kiếp, mất trí.
Đó là câu trả lời của
Northrop Frye, mà Alberto Manguel viện dẫn tới, trong bài viết Viên thủ thư mù, với cái tiểu tít: Tại sao Homer phải mù
*
The Blind Bookkeeper (or Why Homer Must Be Blind)
Sometime in the spring of 1943, Northrop Frye wrote a paper which, a holograph note on the typescript tells us; was intended for an Emmanuel College publication "that never came off." Its tide is "The Present Condition of the World" and its thrust the problem of steering "a middle course between platitude and paradox," between "Olympian detachment and Bacchic outcries" when discussing this condition, which, Frye reminds us, is one of universal warfare. With his habitual clarity, Frye warns us against judging that war reaps any benefits. "A corrupt tree can only bring forth corrupt fruit, and the notion that some good may be salvaged from this evil and monstrous horror is, however pathetic and wistful, a pernicious illusion." And Frye concludes: "And that such benefits will be 'worth' the blood and misery and destruction of the war is nonsense, unless posterity are insanely cynical bookkeepers."
Bản tiếng Pháp:
Le comptable aveugle (l'incontournable cécité d'Homère)
Au cours de printemps 1943, Northrop Frye écrivit un article destiné, nous dit une note portée de sa main sur le manuscrit, à une publication de l'Emmanuel College qui «n'a jamais paru». Il avait pour titre «Létat actuel du monde », et pour idée maîtresse la difficulté de naviguer «à égale distance de la platitude et du paradoxe », entre «détachement olympien et clameurs bachiques», lorsqu'il s'agit de cet état qui, Frye nous le rappelle, est un état de guerre universelle. Avec sa lucidité habituelle, Frye nous met en garde contre l'idée qu'on peut tirer de la guerre le moindre bénéfice. «Un arbre corrompu ne peut donner que des fruits corrompus et, si pathétique et mélancolique qu'elle soit, l'idée qu'on puisse retirer un bien quelconque de cette néfaste et monstrueuse horreur n'est qu'une pernicieuse illusion.» Et Frye de conclure: «Et prétendre que de tels bénéfices puissent "valoir" le sang, le malheur et la destruction qu'entraîne la guerre est absurde, à moins que la postérité ne soit faite de comptables d'un cynisme dément.»
Đâu đó khoảng mùa xuân 1943, Northrop Frye viết một bài, tính đưa cho Emmanuel College in, nhưng sau cùng chẳng ra được. Nhan đề bài viết là "Tình trạng hiện thời của thế giới". Ý tưởng chủ đạo của bài viết: Làm thế nào mà bơi lội trong thế giới, và luôn giữ được khoảng cách bằng nhau, giữa, “một bên là sự tầm phào, và một bên là nghịch lý", giữa "Olympian detachment and Bacchic outcries", khi phải nói về tình trạng chiến tranh tơi bời trên thế giới.
Với sự sáng suốt thường lệ , ông cảnh báo chúng ta, chống lại thứ ý nghĩ, chiến tranh đem lại phúc lợi. “Một cái cây hư ruỗng chỉ cho trái hư ruỗng, và, quan niệm, có thể có được thành quả tốt, từ ghê rợn quỉ ma, thì đúng là ảo tưởng.”
Và ông kết luận, “chỉ trừ khi hậu thế là những tên thủ thư khùng điên thì mới tin rằng có những phúc lợi từ máu, lệ , cơ cực, và huỷ diệt đổ ra từ chiến tranh”.

Chưa có cuộc chiến nào đẹp như cuộc chiến Việt Nam, khi chưa chấm dứt.
Chưa có cuộc chiến nào bẩn như nó, khi đã chấm dứt!
Đâu là tầm phào, đâu là nghịch lý?


Margaret Nguyen

Cộng đồng Pháp ngữ Việt Nam, lạc quan hay bi quan?
Linda Lê viết:
«Mon père apparaît, disparaît entre les ruines. Je suis sa trace» 
Đào Trung Đạo dịch: «Cha tôi xuất hiện rồi biến mất giữa những đống đổ nát. Tôi là dấu vết của ông».
Một câu ngây ngô!
Chỉ con nít đang học chia động từ «être» thì mới nhắc lại như vẹt rằng «je suis - tôi là, tu es - anh là, il est – nó là...».
«Suis» ở trong câu của Linda Lê phải được hiểu là động từ «suivre» - «đi theo».
Tóm lại, câu trên phải dịch đơn giản như vầy: «… Tôi đi theo dấu vết của ông».
Nhật ký Tin Văn
*
Ui chao đọc câu thơ "je suis ce cours de sable qui glisse entre le galet et la dune", của Beckett, Gấu bỗng nhớ đến giai thoại trên!


Đầu tháng 9, nhân dịp ở trong nước tổ chức rầm rộ các buổi lễ tưởng niệm 40 năm ngày Hồ Chí Minh qua đời, tôi muốn viết một bài về ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi. Nhưng sau đó, mở báo mạng ra, cứ gặp mãi những bài viết về ông Minh (tôi không thích gọi ông là ông Hồ, nghe nó vô duyên làm sao!) lại đâm bực.
NHQ. Blog VOA.

Nhà phê bình không cho biết, tại làm sao gọi ông Hồ, thì "nghe vô duyên làm sao"?
Ông gọi là ông Minh, thì cũng được đi, nhưng Minh nào?
Bởi vì nếu gọi ông Hồ bằng ông Minh, thì có thể không vô duyên làm sao, nhưng "lại đâm bực", thực sự là vậy.
Minh nào? Miền Nam ngay trước chỉ có hai ông Minh, mà cũng đã bực mình rồi, thế là bèn gọi một ông là Minh Cồ, Big Minh, một ông là Minh nhỏ, Minh nhí.
Giả thử như bây giờ chúng ta gọi ông Hồ bằng ông Minh, thì sẽ làm sao phân biệt với ông Min, như dân Miền Nam sẽ gọi.
Và thế là có hai ông Hồ, một là Min, một là Minh!
Chán thiệt!
Đọc bài viết, thấy tay này sắp điên rồi. Cứ nhè những nơi dơ dáy mò tới. Bác Hồ hỏi cháu ngoan, cần đi đái không để Bác chỉ chỗ, một chuyện như thế, thì cũng ghê gớm chi đâu, mà lôi ra?
Đành phải bắt chước ông phê bình gia, Gấu đếch cần biết Bác Hồ có hỏi như thế như thế không, mà cần biết, Bác đã siêu thoát, và đã đi đầu thai chưa?
Amen!
*
Ông Hồ có rất nhiều giai thoại, để tự đánh bóng mình, liên quan đến chuyện chăm lo đến từng chi tiết, nơi ăn chốn ngủ, miếng cơm manh áo của nhân dân. Giai thoại, "Cháu có cần đi đái hay không để Bác chỉ chỗ cho", cũng chỉ là một trong những mánh của ông mà thôi.
Trừ khi cái đầu bịnh hoạn của người viết nghĩ khác.
*
Hay là ông phê bình gia không nhận ra điều này?
Đọc toàn bài viết, có vẻ như ông "khen" [hay là "chê"?] "ông Minh", nhưng để "hiểu" "ông Minh", phải có thêm, ít lắm, một cuộc cách mạng, và vài cuộc chiến nữa! (1)
(1)
             
Tôi có dịp làm việc với các đồng chí tiền bối thuộc lớp trước tôi, trước khi qua đời đều “di chúc” lại băn khoăn này như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, như ủy viên Bộ Chính trị Tố Hữu, như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt v.v…, thậm chí có đồng chí (Tố Hữu) nói: “Bảo ơi, có lẽ phải làm lại cuộc cách mạng.”
talawas
I Can U
U Tha cho ME!
*
Đầu tháng Chín, nhân dịp khai trường, Gấu tính đi một bài, để vinh danh Thanh Tịnh và bài viết "Hôm nay tôi đi học" của ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi, sau cùng chụp pô hình sau đây, cũng là để ghi nhớ ngày đầu tiên Richie Hiếu đi học, 8.9.2009.
Giả như không có bài viết của ông, tuổi thơ của Gấu và bao nhiêu cu, hĩm khác, sẽ nghèo nàn biết là chừng nào!

*

Hôm nay Hiếu đi học.
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, là Hiếu lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường!
*

Chuyện dân Mít băn khoăn Bác có mấy vợ, nó liên can đến cái crédit mà VC ban cho Người, một thứ Thiên Tử, Con Trời, được Trời cho xuống trần gian để cứu dân Mít.
Và Trời cũng đã căn dặn trước khi cho "Giáng Sinh", này, nhớ làm xong việc, là về, cấm sờ đến thực phẩm của trần gian!
Nói rõ hơn, cấm sờ cái số ta!
Sờ cái số ta, là hết về Trời, phải sa địa ngục!
Sợ ông phê bình gia không nắm được vấn đề, nên mới dõng dạc phán, tao đếch cần biết Ông Minh có mấy vợ!
Thánh, mà làm sao lại có vợ?