Tạp Ghi
Lệ
Thu trả lời phỏng vấn
|
Một thời để yêu, hát, và
chết.
Lệ Thu: "Tôi trở về vì
nhiều người muốn nghe tôi hát".
Câu nói của Lệ Thu, chỉ có
một nửa nỗi u hoài, theo Gấu.
Đúng ra, nên nói, "Tôi
trở về vì nhiều người còn muốn cùng với tôi, sống lại một thời, để yêu,
để
chết, và để hát".
Nghe thật cải lương, nhưng sự
thực là vậy.
Chứng cớ:
Hầu hết khán giả đến với ca
sĩ Lệ Thu là tầng lớp trung niên. Ngoài lòng yêu mến dành cho nữ danh
ca, họ
còn đến vì được đắm mình trong một không gian âm nhạc đầy chất tự sự,
với những
ca khúc bất hủ gắn với từng khoảnh khắc đời sống không thể quên, như:
Hương
xưa, Đêm đông, Dạ khúc, Thu vàng, Tình xa, Thu hát cho người, …Chính vì
thế,
khi "tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng" được cất lên, cả khán
phòng đã lắng đọng trong giây phút, rồi chợt vỡ òa bởi những tràng pháo
tay
mạnh mẽ. Niềm hạnh phúc của người khán giả không gì hơn là được nói hộ
lòng
mình bằng chính sự rung cảm tuyệt đối của người ca sĩ. Những Mười năm
tình cũ,
Nghìn trùng xa cách, Xin còn gọi tên nhau… tăng thêm giá trị vì nó
không còn
đơn thuần là bài hát, mà chính là tâm trạng của mỗi người hiện diện tại
khán
phòng.Sự yêu mến còn được nhân lên nhiều lần khi khán giả được nghe ca
sĩ Lệ
Thu – người hát bằng những giọt nước mắt yêu thương – tâm sự trước mỗi
bài hát
trong đêm diễn. Đó là những lời trần tình được đúc kết từ những cảm
xúc, kinh
nghiệm của một người đã trải qua bao thăng trầm trong đời sống.
Phỏng vấn trực tuyến Lệ Thu
do VN-Express thực hiện
Câu 'phán' của Gấu, được thực
tại chứng minh liền tù tì, chẳng sướng sao!
*
Hồi còn ngồi Quán Chùa, bên ly
cà phê, có lần,
hai anh em cùng lèm bèm, về sự khác biệt giữa nhạc có lời, với nhạc cổ
điển,
không lời, ông anh nhà thơ gật gù, phán, nhạc có lời là nhịp, rythm,
của thời
gian.
Sau này, đọc Brodsky, ông coi,
cái đó là của
thơ. Nhưng Coetzee, trong một bài về Brodsky, phán ngược lại, đúng như
ông anh,
của âm nhạc, và ông cho biết thêm, đây là một quan niệm từ thời
cổ Athens
*
Thư tín:
Chú Trụ đã nghe Lệ Thu hát
Thu hát cho người và Lệ đá xanh?
Tuyệt vời !!!
Lan N
Phúc đáp:
Lan N đã đọc Lệ Đá Xanh, thơ
TTT?
Tôi biết những người khóc lẻ
loi
Lệ không rơi ngoài tim mình
Lệ là những viên đá xanh...
Tks. Take care
NQT
*
Re: Câu hỏi về bài thơ của
thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi
sĩ đó có
thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19
năm văn
chương Miền Nam là
một điểm
son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh
hưởng của
nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm
do sinh
sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và
khi đi
khỏi Việt Nam
(cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm
về thời
hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam
gặp những đứa em bà con, những
người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Lan N
*
Giữa hai tiếng hát của một
thời để yêu và để chết, Gấu, mê tiếng hát Lệ Thu hơn tiếng hát Khánh Ly.
Những dĩa nhạc sau này của Lệ
Thu, Gấu có mua đủ, nhưng, có thể do làm
lại, nên chất giọng mất đi quá nhiều, không sao bằng những ngày cũ.
Nhờ cuộc phỏng vấn trực tuyến
ở trong nước, qua VN-Express, Gấu mới biết, bản Nước Mắt Mùa Thu, Phạm
Duy sáng tác riêng cho Lệ Thu.
Tuy nhiên, Xin Còn Gọi Tên
Nhau tuyệt hơn nhiều.
Bản nhạc này, lời quá tuyệt.
Thơ hơn cả thơ.
Gấu quá mê, ngay từ những
ngày nó vừa mới ra đời. Bây giờ mới biết nhờ yêu mến LT, nhạc sĩ Trường
Sa sáng
tác bản nhạc này.
*
- Tôi rất thích bài hát
"Xin còn gọi tên nhau" do chị trình bày. Có rất nhiều ca sĩ hát bài
này nhưng tôi thấy hay nhất vẫn là chị. Chị hát bài này lần đầu tiên
vào lúc
nào và có kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến bài hát này không? (N.Đ.
Nguyên, 28
tuổi, Vũng Tàu)
- Chào Nguyên. Nhạc phẩm Xin
còn gọi tên nhau do nhạc sĩ Trường Sa sáng tác năm 1972. Theo lời ông
nói thì
ca khúc này được sáng tác từ cảm hứng của ông về tiếng hát Lệ Thu,
"tiếng
hát bay trên thành phố bâng khuâng"... Năm 1972 cũng là lần đầu tiên
tôi
hát ca khúc này. Hồi đó, ông đến tìm tôi và xin tôi một tấm ảnh để đăng
trên
bìa ca khúc. Vì tôi không có nhiều ảnh, nên chúng tôi đã cùng nhau đến
Nhà thờ
Đức Bà để chụp. Tấm ảnh này đã được in trên bìa ca khúc Xin còn gọi tên
nhau và
là kỷ niệm tôi không thể quên.
*
Lần qua Cali,
đúng lúc xẩy ra vụ Trần Trường, Gấu hay
đi lang thang với ông chủ tiệm sách Văn Khoa. Tình cờ nhắc tới bản này,
Gấu
nói, làm sao có. Ông nói, ông cũng mê bản đó, và biết, ở đâu có. Thế là
ông đi
mua cho Gấu, một cuộn băng cát xét, có bài hát. Sau Gấu mua được một
CD, Một
thuở yêu Người, trong có bản nhạc Xin còn gọi tên nhau, do Khánh Hà
hát. CD này
toàn những bài trứ danh, gần như mỗi bài là Gấu có một kỷ niệm hoặc bi
thương,
hoặc tuyệt vời về nó.
Khánh Hà hát Xin còn gọi tên
nhau thật đã. Về già, Gấu mê tiếng hát Khánh Hà, thay cho thời trẻ mê
tiếng hát
Lệ Thu.
Tiếng hát ru em còn nuối trên
môi
Lạ, là lời nhạc, Xin Còn Gọi
Tên Nhau, như tiên tri lời, một bản nhạc khác, ra đời sau nó:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
/ Em ra đi nơi này vẫn thế
Một bản, dấu ấn của nó là Mùa
Hè Đỏ Lửa, 1972. Một, 1975.
Xin còn gọi tên nhau
Tiếng hát bay trên thành phố
bâng khuâng
Chiều đông đưa những bước
chân u buồn
Chợt nghe mùa thu bay trên
trời không
Còn ai giữa mênh mông đời
mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ
về
Bàn tay nào đưa em trong lần
vui
Bằng những tiếng chim non thì
thầm
Cho ngày tháng ưu phiền em
quên
Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn rỗi mình
Cho tình càng thêm say
Tiếng hát ru em còn nuối trên
môi
Lời nào gian dối cũng xin qua
rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần
nhau
Còn đôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình nhớ,
Gọi thầm tên nhau.
Note: Bản nhạc này, qua tiếng
hát Khánh Hà, thì là "Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng.".
Trong khi qua Lệ Thu, khi trả lời phỏng vấn, thì lại là "Tiếng hát bay
trên thành phố bâng khuâng".
Thiết nghĩ, hàng phố hay hơn,
đúng hơn. NQT
*
Nhịp của thời gian.
Ôm em trong tay mà đã nhớ em
những ngày sắp tới.
TTT
Nếu trong thơ có tí mùi của
ngày sắp tới, nếu thi sĩ là một thứ tiên tri, thì nhạc luôn có mùi của
hiện
tại, và khi hiện tại qua rồi, thì bản nhạc sẽ cất giữ cho những người
đã từng
nghe nó, chút kỷ niệm về nơi chốn, nhạc và người cùng gắn bó. Thành
thử, vấn đề
nghe ở đâu, vào lúc nào, một bản nhạc, là cũng rất ư quan trọng. Những
cư dân
của Sài Gòn, và nói chung Miền Nam đều giữ riêng cho họ, kỷ niệm lần
đầu nghe
nhạc Trịnh Công Sơn, thí dụ vậy, và sẽ nhớ ra rằng, bản nhạc đã ra đời,
vào
thời điểm nào.
Nhưng nhất, vẫn là kỷ niệm
những bài nhạc lính. TCS do chưa từng đi lính, nên không thể diễn tả
được cái
cảm giác, nỗi hoài mong, "Một mai qua cơn mê, qua cuộc đời bình bồng,
anh
lại về bên em".
Đây là một thiệt thòi của
riêng ông, ảnh hưởng tới chúng ta.
Gấu này chẳng đã từng lèm bèm
rất nhiều lần, về cái lần nghe bản Tinh Nhớ, khi nó vừa mới ra lò, lần
bị gọi
đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, vào những ngày cận Tết, và đêm
khuya,
nghe một tay tân binh đang chờ kiểm tra sức khoẻ như Gấu, nhớ nhà, nhớ
bồ, và
cứ thế huýt sáo miệng bản nhạc, khiến Gấu gần như phát khùng, vì nhớ
Sài Gòn.
Và nhớ cô bạn.
Bây giờ, nhớ lại, Gấu hiểu ra
rằng, những ngày liền trước đó, Gấu hẳn đã từng nghe bản nhạc Tình Nhớ,
rồi
mang theo cùng với mình vô Trung Tâm Ba, đợi đêm khuya, và, đến hẹn lại
lên,
mỗi lần tay tân binh chưa từng nhìn thấy mặt, huýt sáo miệng điệu nhạc,
là Gấu
bèn sẵn sàng, đi thêm lời:
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô giạt trời chiều
Như bờ xa nước cạn
Đã chìm vào cơn mưa
Và Gấu cũng hiểu tại sao "bạn
hiền"
Đặng Tiến lại lầu bầu:
Tình Nhớ thì có liên can gì
tới phản chiến?
Khi đọc ông phán như vậy, Gấu
rất ngạc nhiên.
Nhưng sau hiểu: Ông có cùng
tình trạng như TCS, nghĩa là chưa từng có một ngày quân vụ.
Đừng nghĩ là, Gấu nói cạnh
nói khoé ông. Nhưng đây là một thiệt thòi lớn lao vô cùng, vào lúc cuối
đời.
Cái tay thi sĩ Đỗ KH,
"cũng" bạn hiền của Gấu, chẳng đã sợ hãi, sẽ lâm vào tình trạng đó,
và đã phải trở về, nhập ngũ, đi vài đường tay súng, tay đàn [bà], trước
khi
cuộc chiến chấm dứt, sao?
Bạn có nhớ cái tay Rhett
Butler trong Cuốn theo chiều gió, đang cùng em chạy di tản, nghe sắp
mất Miền
Nam bèn đá cho em một phát, trở về bắn một vài phát đạn, trước khi đăng
ký
trình diện học tập cải tạo?
Ôi, chẳng lẽ, khi TTT ôm Em
[Sài Gòn] trong tay, mà đã tiên tri ra được cái nỗi "Nhớ Em những ngày
sắp
tới", khi ông nằm an nghỉ tại một nghĩa trang, ở Huê Kỳ?
Chắc hẳn thế, vì bạn ông là
Mai Thảo, lúc sắp đi, hỏi Cậu Ngọc Dzũng: Sắp về tới Ký Con chưa? (1)
(1) Ký Con là con phố ngày
nào Sáng Tạo tá túc.
Gấu này, do may mắn, thoát
đời lính, nhưng cái cảm giác, nỗi hoài mong, qua cuộc đời bình bồng,
anh lại về
bên em, là cũng nếm sơ sơ, suốt mấy tuần lễ nằm Trung Tâm Ba Tuyển Mộ
Nhập Ngũ
Quang Trung, ngong ngóng chờ đến ngày cuối tuần, trở về Sài Gòn, "Hi"
một tiếng với Gấu Cái, rồi lấy xe Honda, chạy suốt Sài Gòn, tới một con
hẻm ở
đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nhìn cô bạn, coi dung nhan vưỡn vậy, hay vì
nhớ
Gấu, mà có tí sút giảm nào chăng?
Ấy đấy, chính vào thời gian
đó, Gấu được nghe bản "24 giờ phép".
Nguyễn Quốc Trụ
-
-
Mr Bean
Has
Mr. Bean come to an end?
Mike
Stevens, NEW YORK CITY
I get
the feeling that Mr. Bean's Holiday might be the last. But I probably
said that 10 years ago, after the first movie. [Laughs.] When you get
into your 50's, as I am now, there is a slight risk that you will start
to look a bit geriatric. I have always regarded Mr. Bean as a timeless,
ageless character, and I would rather he be remembered as a character
mostly in his 30's and 40's.
Is
the character based on yourself, or Is it all just random improvisation?
Paul
Nettleship, MONTREAL
He is
sort of an alter ego of mine. Mr. Bean is my natural organ of
expression when I am told to be funny in an entirely visual way. We do have periods
of improvisation, but that tends to happen during rehearsal rather than
on the studio floor.
Why
does his humor translate so well across cultures?
Courtney
Brown, NEW YORK CITY
It is on
the level of a child really. Mr. Bean is essentially a child trapped in
the body of a man. All cultures identify with children
in a similar way, so he
has this bizarre global outreach. And 10-year-old boys from different
cultures have more in common than 30-year-olds. As we grow up, we
acquire this sensibility that divide us.
Time, 10 questions,
Sept 3 2007
*
Gấu Cái mê
nhất, anh hề Hồng Mao này. Cực kỳ thông minh, cực kỳ dí dỏm.
Còn mê thêm
một tay nữa, mắt lé như Gấu, bề ngoài cù lần, như Gấu, nhưng khác hẳn
Gấu, cực kỳ thông minh: Thám tử Colombo.
Thêm điều này,
cũng thật kỵ Gấu: Anh ta đi đâu cũng nhắc đến bà xã. Bà xã tui biểu tui
thế này, thế nọ...
*
Liệu
có chuyện chấm hết, với Mr. Bean?
Sau Kỳ
hè của Mr. Bean, tôi nghi vậy. Nhưng trước đây 10 năm thì cũng
nghi vậy, với cuốn phim đầu tiên. [Cười]. Khi bạn ở lưng chừng đời, như
tôi bi giờ, bạn sẽ cảm thấy ơn ớn, súng của mình không còn nhạy, mình
'lão hoá' mất rồi! Tôi luôn luôn coi me-xừ Bean là một nhân vật vượt
thời gian, không có tuổi, và tôi muốn anh ta được hậu thế nhắc nhở, như
là một tay súng nhanh nhạy, luôn luôn tâm niệm, bắn chậm thì chết, ở
cái tuổi 30 hoặc 40.
Ông
phịa ra tay này, từ ông, hay từ tình cờ, rồi gia giảm, thêm mắm thêm
muối?
Đúng là
một thứ từ tôi mà ra. Một kiểu hoá thân của tôi. Me-xừ Bean là cái khúc
củi tự nhiên của tôi, khi nó được ra lệnh, hãy tỏ ra khôi hài, hoàn
toàn bằng cử chỉ, điệu bộ, để cho ai cũng có thể nhìn thấy, và lập tức
nhận ra. Ai thì cũng có những lúc nhăn nhó làm hề như thế cả, nhưng chỉ
trong khi tập rượt thôi, không phải ở vào cái lúc bị đẩy ra giữa sàn
đời.
Bằng
cách nào, làm sao mà cái sự chọc cười, chọc quê của ông vượt biên
cương, vượt các hàng rào cản của các miền văn hóa, một cách thật là
ngon lành?
Đúng là
nhờ cái thưở còn con nít của nó. Mr. Bean bản chất là một đứa bé, bị
mắc bẫy, ở trong cơ thể của một người đàn ông. Tất cả các nền văn hoá
nhận ra đứa trẻ cùng một đường hướng như vậy, chính vì thế mà nó vượt
biên cương, vươn tới toàn cầu. Những cậu bé 10 tuổi thì có chung nhiều
trò chơi, ở bất cứ một quốc gia, nhưng khi 30 thì súng của các cậu khác
hẳn nhau! Chúng ta lớn lên, trưởng thành, và chính cái cảm tính đó,
"súng của tao khác súng của mày", chia rẽ chúng ta!
Note:
Phần tiếng Việt, không "chuyển ngữ trung thực", phần tiếng Anh.
Cũng một thứ
improvisation, ứng tác, mà thôi. NQT
Thư tín:
Chú Trụ,
Re:
Mr. Bean.
Mới
xem hôm qua. Và chợt nhận
ra rằng, khi Mr Bean không cười khá giống chú Trụ (qua hình trên trang
nhà).
Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.
Re:
Câu hỏi về bài thơ của
thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi
sĩ đó có
thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19
năm văn
chương Miền Nam là một điểm
son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh
hưởng của
nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm
do sinh
sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và
khi đi
khỏi Việt Nam
(cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm
về thời
hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà
con, những
người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Re:
comments về Nguyễn Ngọc
Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của
chú vào
NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan
N
*
Phúc
đáp:
Cám
ơn rất nhiều.
Thư
viết đúng giọng Mr. Bean.
Tuyệt vời!
|