*


 



*

Koestler: Con quỉ của sự tuyệt đối
Le démon de l'absolu

Et puis quoi, on n'écrit pas Le Zéro et l'Infini sans faire de dégâts colllatéraux: « Il est l'homme sans concessions qui n'a plié devant aucune des deux grandes tyrannies modernes et a osé les défier ensemble. »
Rồi sao? Nguời ta không thể viết Số không và Vô tận mà không gây miểng: "Ông ta là một người không nhượng bộ, không hề cúi mình trước bất cứ một trong hai thế lực bạo chúa lớn lao hiện đại và thách thức cả hai."

Tin Văn cũ, 26.5.2008

Hoàng Hưng – Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố


Tribute to PCL & VHNT

... Cũng nhân tiện thông báo, Lan nghỉ làm tờ VHNT, vì lúc này có nhiều websites tiếng Việt, tác giả tự làm, tự phổ biến.
Vả lại, Lan cũng bận rộn không có nhiều thì giờ như trước. PCL
Trong kỳ tới Gấu tôi sẽ đi một đường hồi tưởng những ngày làm quen diễn đàn này. Cũng thú vị lắm.
Nhật Ký Tin Văn



Tháng Mấy
Trang thơ Đài Sử

Đỗ Quang Nghĩa

Có người rơi xuống đáy của đêm
thấy xung quanh : trắng xóa.
Phía bên kia bầu trời với vầng trăng chói lóa
có vui gì không ?

Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.
 

01.2009 

*

Đôi khi cần một đời trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.

Đôi khi cần một đời Phật
để nghiệm một câu kinh.
Đôi khi – ánh sáng cuối đường hầm
là ý nghĩ về một người tình đã
xa.

01.2009

*

  Cả đến Chúa Trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò. 

05.2009  

*

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.

01.06.2009

*
Bao nhiêu nhà thờ
bấy nhiêu Giêsu
Bao nhiêu giáo dân
bấy nhiêu Chúa Trời.

 Một ngày mưa
muôn giọt nước bay
Một ngày mưa
không giọt nào chọn được chỗ rơi.

07.06.2009 Haselhorster Damm
(LN spielte in ev. Kirche Beethoven und Debussy)  
*

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

 08.2009, Cửa Lò

Nguồn: Diễn Đàn Forum
Note: Post lại theo yêu cầu của độc giả Tin Văn.
Hoặc đọc ở đây, để so sánh, giữa thơ trí tuyệt vs thơ tình cảm, qua hai bài, một của độc giả TV, một của DQN, qua lời bàn của Mao Tôn Cương Gấu!
DQN làm thơ cũng lâu, nhưng theo Gấu, đến bây giờ mới có bài này, và bài này cho thấy, ở VN, là không thể nào làm được!

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.



Tuyệt Cú
Server Tin Văn cho biết, một bà Nga Xô, link một bài viết về Brodsky mà Gấu này scan từ một tờ TLS, để trả lời về bài điểm sách này.

Joseph Brodsky làm thơ ở quãng đời đẹp nhất của ông, và lịch sử việc in thơ ông phản ánh hệ thống chính trị mà ông trưởng thành từ đó. Những cuốn thơ đầu của ông, do bạn bè hoặc những người yêu thơ ông ở Tây Phương, tuyển chọn và xuất bản. Chúng đều bị cấm đọc tại quê hương ông. Tại Liên Bang Xô Viết, tập thơ đầu của ông chỉ được xuất bản sau khi ông được Nobel. Sau khi chế độ độc tài Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991, thơ ông mới được xuất bản đầy đủ [in full scale].
Một trong những hậu quả của tư tưởng của ông, rằng, một con người chỉ có đi, khởi từ đầu một con đường một chiều, là, ông chẳng bao giờ trở về quê hương. Cách ông suy nghĩ, và hành động, là trực tuyến, thẳng một lèo, như người Việt mình nói. Từ tuổi ba mươi hai, ông đã là một “nomad” [một tên lang thang, một kẻ du mục] - một người hùng của Virgil, bị số phận trù ẻo: Đi mà đừng bao giờ mong, có một ngày trở về.
Khi được hỏi tại sao không trở về, ông nói, ông không muốn thăm quê hương như một khách du lịch. Hay là, ông không muốn về thăm quê hương mà lại phải xin xỏ cái đám khốn kiếp đó. Cho dù là đám khốn kiếp đó ngỏ lời mời.
Luận cứ sau cùng của ông là:
Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó.
Rồi.
Thơ Của Tôi.
Nhà thơ nổi loạn
*
Ui chao, cái phần đẹp nhất của Gấu thì đã ở đó rồi.
Những Ngày Ở Sài Gòn
*
“Ông ta ăn cắp tình yêu của nhân dân để giấu diếm sự bất an của mình”.

*
Hồn chợ
Chiều Quỳnh

Trước đây, mỗi lần tạt qua Sài Gòn, tôi thường đi chợ Bến Thành. Trong ấn tượng của tôi, đó là ngôi chợ thật to, chợ thành phố mà, thật nhiều hàng hoá, rất là Nam Bộ, cái gì cũng có, mua bán tấp nập, hào nhoáng, lịch thiệp.
Năm rồi, tôi có dịp ở lâu, được đi chợ phường nhiều lần. Chợ dưới phường ấy mà. Ngay lần đầu bước vào chợ, tôi đã bị những tiếng rao lảnh lót của các cô bán hàng hút cả hồn vía. Tiếng rao mời cất lên, thoạt tiên vút cao, rồi hạ xuống, kéo dài, lanh lảnh, thiết tha, như gọi, như chào, như níu kéo. Khi rao tên hàng, rao luôn cả giá. Không phải mọi người bán đều rao. Thế thì vỡ chợ mất. Chỉ có dăm, bảy cô ngồi trước sạp hàng rau quả, những mặt hàng tươi, cần các bà nội trợ đi chợ buổi sớm để mắt trước tiên là cần rao thôi.
Nhưng tôi để ý, họ rao theo một thói quen, như người muốn hát, như một người đàn bà làm duyên, chứ không phải rao để mời chào khách hàng. Bởi không rao thì cũng đã tay năm miệng mười, khách lạ khách quen, cân đo đong đếm, búi xùi lên. Nhưng miệng vừa cám ơn, tay vừa trao hàng cho khách, đã cất tiếng rao. Cái miệng dẻo quẹo, loáng cái đôi mắt đong đưa, rồi loáng cái nhìn đón khách, long lanh tiền hàng. Quả thật tôi người Bắc không nghe thật rõ tên những món hàng các cô rao. Nhưng cần gì nhỉ. Tôi thích nghe cái giọng như hát của các cô. Tôi cảm thấy ngay một điều: Không có tiếng rao ấy, cái chợ này không ra cái chợ. Tôi gọi nó là cái hồn chợ.
Và nó đã làm tôi mê mẩn. Đến nỗi có một hôm, tôi xách làn cho bà xã nhà tôi đi chợ, tôi đi sau nàng, chỉ cách dăm bước, vậy mà mải nghe tiếng rao, không ngờ có kẻ gian theo sát nàng, lấy trộm mất chiếc điện thoại di động trong chiếc túi nàng đeo bên vai, có nghĩa nó thò tay lấy chiếc máy ngay trước mặt chồng nàng. Tôi nhận lỗi với nàng, nhưng nguyên nhân của lỗi ấy thì chưa từng nói ra.
Ở đây hồn chợ là tiếng rao hàng. Nhưng cái chợ Sủi thời thơ ấu của tôi ngoài Bắc hồn chợ là gốc đa cổ thụ ngự giữa chợ. Những rễ đa phụ buông xuống tạo thành một cái động nhỏ. Có những người suốt đời sống về chợ, cứ mỗi sáng lại thắp nén hương cắm trong động dưới gốc đa. Người ta đồn rằng buôn may bán đắt là từ gốc đa ấy.
Trích Lao Động trên lưới
22 tháng Mười, 2003

*

Trong cuốn hồi ký, "Sống để kể chuyện", nhà văn Garcia Marquez kể lại, đã chơi trò Russian Roulette với một tay phú lít, khi bị bắt tại trận, đang quần thảo với bà vợ của ông này.
"Tôi nhớ tên và họ của nàng, nhưng lúc đó, tôi thích gọi bằng cái tên Nigromanta [Necromancer: Cô Đồng]. Noel năm đó là nàng 20 tuổi. Nàng có dáng dấp một người Abyssinian, da mầu cocoa. Cái giường của nàng mới vui làm sao, và cái số ta của nàng mới "sỏi đá cũng còn nhớ nhau khốc liệt" [rocky] như thế nào, và nàng có một cái bản năng làm tình có vẻ như thuộc về một dòng sông sôi sóng hơn là thuộc về một con người!" [she had an instinct for love that seemed to belong more to a turbulent river than to a human being].
Fidel Castro viết về Gabo nhân xb cuốn hồi ký: Cosmic talent with a child's generosity': Tài bao la, với sự rộng lượng của một đứa trẻ.
Gabo (Gabriel García Márquez) has confessed that it is still on his conscience that he initiated me into what I still possess to this day, "an addiction to easy-to-read bestsellers as a method of purification from official documents" Gabo thú nhận, ông vẫn còn ăn năn, vì đã xúi tôi nghiền, ba thứ văn chương hạ cấp, như một cách làm cho đầu óc không còn bị bận bịu với ba mớ hồ sơ bàn giấy..."
Tin Văn Cũ
Văn Cao cũng gặp một trường hợp tương tự, với vợ một hiến binh Nhật. Nhưng ông ôm vội mới quần áo, chuồn kịp, trước khi trò đấu súng theo kiểu Ru lét Nga bắt đầu!


Tuyệt Cú II
Truyện trong truyện cực ngắn
Phạm Xuân Nguyên viết về Thế Lữ

Thế Lữ có tới ba tuyệt cú, theo Gấu: Hổ Nhớ Rừng, [Gậm một mối căm hờn trong cũi Đảng]. Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ. Và thứ ba, là ông con trai Nguyễn Đình Nghi, theo như bài viết của PXN, khi ông con nối nghiệp ông bố trong bộ môn Kịch. Đám Miền Nam không biết chuyện này.
Trên Tin Văn đã viết, về Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ, và scan cả truyện ngắn hầu độc giả. Truyện này, được gợi hứng từ Lá Thư Mất Tích của Poe. Phạm Cao Củng cũng sử dụng cú này, trong một truyện trinh thám: Cái chỗ giấu đồ bí hiểm nhất, là để nó ở ngay trước mắt bạn. Trong truyện ngắn trinh thám của PCC, thám tử Kỳ Phát phải đi truy tìm một cái diã quí, bị bắt, và tay trùm cướp bèn dùng ngay cái dĩa quí để đem cơm cho tù nhân. Nhưng do sơn mới quá, gặp cơm nóng, trầy ra, thế là Kỳ Phát bèn phá ngục mà đi, mang theo cái dĩa!

Cái lý do đến, xong việc rồi đi, là ở Hổ Nhớ Rừng.
Làm xong bài đó, đi được rồi.
Nói rõ hơn, Thế Lữ đã tiên đoán ra số phận của "cả lũ" nhà văn VC ở trong Hội Nhà Văn, viết dưới ánh sáng của Đảng rồi!
NMG cũng dùng đòn này, đưa được Sông Côn Mùa Lũ về trong nước! Gấu đã viết về cú này của NMG, mà không nhớ ở đâu nữa!
Thủng thẳng kiếm, và trình ra Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ, cũng chẳng biết ở đâu bây giờ nữa!
Hồi nhỏ, Gấu mê nhất Thế Lữ, truyện này!
Hơn cả Vàng và Máu.

Câu chuyện trên tầu thuỷ
Thế Lữ

Note: Nhân tiện độc giả Tin Văn đọc thêm truyện scan:
Tiền kiếp của Gấu

Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện.


Con Quỉ trong Lịch Sử

Against the devil

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

Cái tay Adam Zagajewski vinh danh Milosz, khi ông mất, mới thật tuyệt.
Cũng nói về cái chất tôn giáo ở nơi ông, nhưng không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ ở nơi ông, có liên can tới chất tôn giáo. Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại làm sao dòng thơ TTT không có hậu duệ: Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá thiếu chất trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo.
*
Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những  ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà  Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.

Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.
Tôi không tin tưởng, rằng Milosz – như ông thường gọi mình như vậy – là một tay Manichaean. Về tất cả những chuyện này, tuy nhiên, tôi nhìn thấy ở trong thơ ông, một sự gần gụi rất đặc thù, mà cũng rất hứng khởi, giữa tư tưởng và hình ảnh, giữa tranh luận và nhiệt tình, giữa thiên nhiên vùng California và ý thức hệ của thế kỷ 20, giữa quan sát và giao giảng sự thực.
Milosz cũng còn là một nhà thơ chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái, sẽ còn hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập dành cho sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những sinh viên đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948], giống như một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng, khi xẩy ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho báo chí Ba Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ ngữ trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, tả tơi sau thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng thô bỉ của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường. Và còn điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà văn thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà hoạt động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có một ý nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong tương lai.
Khi tôi còn là một sinh viên ở Krakow, vào cuối thập niên 1960, những tác phẩm của Milosz  - những tác phẩm của một nhà thơ di dân Ba Lan mà giới tự điển bách khoa định nghĩa là, một kẻ thù của Nhân Dân Ba Lan - bị cấm. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng mưu này, cách nọ, bạn có thể sờ được những cuốn trên giá sách có những dòng ghi chú như là “Res” [Dành Riêng, Reserved]. Khi đọc tác phẩm của ông, tôi bị chấn động, về một điều gì đó thật khó xác định, khó gọi tên [ngay cả cơ cấu học, rất ư là có ảnh hưởng vào thời kỳ đó, cũng không thể áp dụng vào trường hợp của Milosz hoặc đưa ra được bất cứ một điều gì], sự nở rộng về trí thức của nó, sự thoáng đãng, rộng rãi của không gian, môi trường. Milosz, giống như Cavafy hay Auden, thuộc dòng những thi sĩ mà thơ ca của họ dậy lên mùi hương của trí tuệ chứ không phải mùi hương của những bông hồng.
Nhưng Milosz hiểu từ trí tuệ, reason, intellect, theo nghĩa thời trung cổ, có thể nói, theo nghĩa “Thomistic” [nói theo kiểu ẩn dụ, lẽ dĩ nhiên]. Điều này có nghĩa là, ông hiểu nó theo một đường hướng trước khi xẩy ra cuộc chia ly đoạn tuyệt lớn, nó cắt ra, một bên là, sự thông minh, trí tuệ của những nhà duy lý, còn bên kia là của sự tưởng tượng, và sự thông minh, trí tuệ của những nghệ sĩ, những người không thường xuyên tìm sự trú ẩn ở trong sự phi lý, irrationality. Hàn gắn sự chia cắt? Liệu được chăng ? Đây là một trong những dự án không tưởng của Milosz, tham vọng của một nhà văn mà bản thân mình đã từng chiến đấu với không biết bao nhiêu là những không tưởng khác. Thật khó mà coi ông như là một tay bảo thủ cổ điển, tuy nhiên, đây còn là một con người thương tiếc cho sự sa sút, thoái trào của văn hóa của thời chúng ta, than van cho cuộc ly dị giữa hai dạng trí tuệ, thông minh. Ông quá bận rộn, tả xung hữu đột trong cái việc làm 'giao lưu, hòa giải', làm mới lại cuộc hôn phối giữa hai dạng thông minh kể trên. Trong một tiểu luận nho nhỏ, nhan đề là "Điều tôi học được từ Jeanne Hersch", trong tập tác phẩm "This", chúng ta tìm được một đòi hỏi đáng yêu sau đây: "Trí tuệ đó là món quà tặng của Thượng Đế, và chúng ta nên tin vào khả năng của nó, trong việc cảm thông thế giới". Hiển nhiên là, "trí tuệ đó" đâu có mắc mớ gì tới tư tưởng cẩn trọng [the cautious idea] được sử dụng bởi những triết gia của ngày hôm nay.
Trong cùng bài thơ, Milosz còn nói: "Thái độ đúng đắn nhất đối với đồng loại, là kính trọng, và chúng ta phải tránh xa chuyện đồng hành với những người hạ thấp kẻ khác với sự thô bỉ, cộc cằn, và ca ngợi hư vô." Không ai có thể xa lánh chuyện đồng hành với những cuốn sách của Czeslaw Milosz .
*
"Did he [Brodsky] addressing of God in his poetry is, to my mind, a way of primarily addressing some higher form of reason beyond the muse". Mark Strand saw something different again: "At heart Joseph was a pagan". Delicate questions of religious faith such as these are addressed with remorseless directness, and in this context Polukhina' s enterprise as a whole is particularly meritorious for the absence of hagiography - with the irresistible exception of an outrageous remark by Tatiana Shcherbina: "Had I met Christ, it might have left a similar impression on me".
Brodsky qua cái nhìn của những người cùng thời với ông.

Ngày mai đi nhận xác chồng (2)
Bài Ngày mai đi nhận xác chồng (1) này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.

*

Vợ chồng Gấu đến Bangkok đúng ngày 16 tháng 5, 1989, hoặc 1990.
Đúng sinh nhật Bác.
Nhìn cái hình trên, lần đi thăm Ottawa vừa rồi, nhìn cái ngày, nhìn cái bị Gấu đeo ở lưng, nhìn phố xá…. là Gấu nhớ ngay đến ngày hôm đó, một bữa Thứ Bẩy.
Chỉ dư ra, một cô bé con, là Jennifer Tran.

Nhớ nhất, là cái bị.
TTT đã từng làm thơ về cái lon gô, và diệu dụng của nó, ở trong trại tù.
Brodsky cũng đã từng vinh danh cái hộp thịt bò, cái hộp, chứ không phải thịt bò ở bên trong, những ngày nước Nga nhận viện trợ Mẽo, sau khi chiến tranh chấm dứt. Thịt bò hộp, tất nhiên là ngon rồi, như cái hộp thịt bò thì mới diệu kỳ làm sao!
Có những vật dụng, rất ư là bình thường, thí dụ một cái lon gô, một cái hộp thịt bò, chỉ đến khi vô tù bạn mới biết là nó quí giá biết là chừng nào.
Có những ‘chi tiết’ trên cơ thể của bạn, chỉ đến khi vô tù, bạn mới khám phá ra chức năng bí ẩn diệu kỳ của nó.
Thí dụ, cái lỗ đít!
Ai mà chẳng biết, nó dùng để đi ị. Nhưng còn dùng để làm làm tình nữa.
Lần Gấu vượt biên, bị bắt, đưa về Viện Chấp Pháp Mỹ Tho, giam ở đó, trong khi chờ đưa đi nhà tù lớn Mỹ Tho, rồi đưa đi trại cải tạo Bà Bèo. Mấy chục mạng người trong một căn phòng nhỏ, ăn ngủ ị tất cả ở đó, trời nóng khủng khiếp, lỗ thông hơi của cả phòng giam, là cái khe cửa phòng giam, người tù trần truồng, chờ đến phiên mình được nằm rạp xuống sàn, hé cái mũi vào cái cửa phòng giam, hít lấy hít để không khí ở bên ngoài.
Lần đó, Gấu mới ngộ ra, cái đít của con người, còn là cái quạt để thổi hơi nóng ở trong cơ thể ra bên ngoài!
Trong căn phòng nhỏ hẹp, bằng nấy con người là bằng nấy cái quạt máy, loại để bàn, chồm hổm, thi nhau quạt với công suất tối đa, hơi nóng ra phiá sau, vào miệng người nằm phía sau.
Bạn có thể nghe được, tiếng gió thổi ào ào, từ mấy cái lỗ đít của những bạn tù chung quanh bạn!
Nóng quá, cơ thể đổ mồ hôi, để giảm nhiệt, nhiều người biết. Nhung hiện tượng, cả mấy chục con người, trần truồng, thi nhau phóng độc chưởng, từ lỗ đít về phiá đối phương, là bạn tù, thì phải ở tù VC, thì mới ngộ ra, và mới được thưởng thức!
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì!

Nhìn cái hình, là Gấu nhớ đến cái bị cói, lần ở trại tù Đỗ Hoà.
Và Gấu lại thầm cám ơn nó. Không có nó, là không làm sao có cái dịp may sống sót trại tù, và không thể nào có cái hạnh phúc tuyệt vời,  thưởng thức bản nhạc Ngày mai đi nhận xác chồng, vào một buổi sáng đẹp trời, chủ nhật, không phải đi lao động.


Kỷ niệm, kỷ niệm

*

A Tale of Forbidden Love & Timeless Honor
Following his father's forced seppuku, Bunshiro and his mother are left with nothing a meager income and the shame of his father's alleged treason. After years of dedicating himself to swordsmanship, and trying to forget the memory of Fuku, his childhood love, he becomes a crop inspector for the fief and finds himself ensnared by the same devious retainers that cost his father his life. When he learns that Fuku, now one of the Lord's concubines, is also an unwilling pawn in the same deadly game, Bunshiro must decide whether he will be ruled by duty, honor ... or love.

Chiều qua xuống phố, vớ được phim này. Tuyệt.

V/v phim, về già Gấu nhận ra, bảnh nhất phim Nhật.
Trưóc 1975, Gấu chỉ biết loạt phim Hiệp Sĩ Mù. Ra ngoài này, được thưởng thức loạt phim về Sát Thủ Sói Cô Đơn, Lone Wolf , một ông bố, và đứa con nít giang hồ hành hiệp, mới ghê.
Tây Phương thường tránh cho trẻ em coi phim hung bạo, đừng nói đóng. Thế mà anh Nhật dám làm, mà làm thật tuyệt!
*
Và cái phim Nhật tuyệt nhất, riêng với Gấu, là phim về chàng Hôi chi cụt tai. Truyện đã quái, phim lại càng quái, nhất là cái cú thần sầu của tay Trùm điện ảnh Nhật, Masaki Kobayashi.

*

Một lần, lâu lắm rồi, Gấu đi giang hồ vặt, cùng vài bạn văn, tới thăm một ông chưa từng quen biết.
Chủ nhân, ông bạn chưa từng quen biết, là một tay sành rượu. Nhất là rượu bồ đào.
Ông khoe, rượu của ông là từ bên Pháp gửi qua, thứ quí, hiếm, lâu đời. Trong khi chén chủ chén khách, ông cho biết, có một ông bạn [Gấu đoán, chắc là ông ta], rất khoái những bài Tạp Ghi của Gấu, và chưa từng bỏ qua một bài nào [thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG].
Được khen, khoái quá, mũi phổng quá, Gấu quên cảnh giác, tố thêm, Gấu này thường là đoán ra đoạn chót, không cần phải coi hết một cuốn phim, khi được biết chủ nhân là một tay mê phim, và mê làm phim.
Ông có vẻ bực, thằng khốn này huênh hoang quá, nhưng, nói đến phim nào là nó biết phim đó, hay là thử phim này...
Ông lôi ra một phim, dựa theo một câu chuyện Nhật.
Tuyệt, tuyệt. Gấu tỉnh cả rượu, và xin lỗi chủ nhân, Gấu này chịu thua, không thể nào đoán ra đoạn kết của phim.
*
Sau này, được coi nguyên tác, chuyện anh chàng Hôi Chi, Gấu mới càng phục tay đạo diễn phim.
Đoạn cuối của phim khác hẳn nguyên tác.
Thần kỳ hơn nhiều.

**

Chương chót của phim chàng Hoichi cụt tai
là một cú thần sầu của nhà đạo diễn tài ba Masaki Kobayashi
Trong truyện Điện thoại của người chết, Call for the Dead  có hai cú thần sầu, bạn không thể nào đoán ra được, và đều là những cú, không có chúng, là cuốn truyện kể như vứt đi.
Gấu, nhà văn



Orwell

Gánh Nặng Tuổi Thơ


Đọc lại V[I]P

Thật sự mà nói, Gấu này chưa đọc nhà đại phê bình Nguyễn Hưng Quốc.
Có đọc sơ sơ, khi mới ra ngoài này. Đọc sơ sơ, thấy không có gì gọi là “chủ kiến”, tức những phát giác, của NHQ về VP, hay về thơ, rồi bận quá, quên luôn, cho tới khi đụng ông ta, về vụ Võ Phiến.
Có thể ông ta nghĩ Gấu muốn chơi ông ta, khi viết, “tôi [NQT] chưa từng viết gì về Võ Phiến”. Cho tới khi NMG order bài viết cho đặc biệt về ông trên tờ Văn Học, Cali.
Gấu không hề tính chơi NHQ. Nói, chưa từng viết gì về VP, như có lần Gấu tự thú, liên quan tới thời của VP, so với thế hệ “đàn em” của ông ta, tức đám Gấu, và liên quan tới kinh nghiệm CS của VP. (1)
Trước 1975, Gấu còn không biết ông VP đã từng theo VC, rồi 1954 về thành, làm cán bộ thông tin, hay dân vận. Gấu này ít quan tâm đến đời tư của bất cứ nhà văn, và chỉ biết một ông VP nhà văn mà thôi.
Thành thử, khi NHQ giận dữ trả lời, bằng bài viết “Có mấy NQT”, Gấu thực sự ngạc nhiên, và rà soát lại, coi đã từng thất lễ với ông ta lần nào trước đó hay là không.
Có. Chán thật.

(1)
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ khốn nạn đó...
Bông hồng là bông hồng


Don Quixote
Hiệp Sĩ Mặt Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ


 Dọn

Xin nói ngay: Kiểu nói “gâu” như vậy không phải do tôi đặt ra Nhiều người nói vậy (hay gần gần như vậy). Tôi chỉ lặp lại vậy.
Và không dám lạm bàn gì thêm.
NHQ Blog VOA
Note: Đây là nhà phê bình phân bua, ông ta không phải là người đầu tiên gọi Gấu là… chó.
Đúng.
Người đầu tiên gọi Gấu là Gấu Chó, là nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh ở trong nước.
Vụ này, lỗi ở Gấu. Hai bên cũng đã giảng hòa rồi. (1)
Nguyên nhân, là do.. Sài Gòn mà ra!
NHHM là cư dân của Sài Gòn. Vào lúc đó, Gấu nhớ Sài Gòn quá, đọc, thấy ông ta làm thơ nhảm quá, tục quá, cứ “anh chả anh chả”, nhất định không chịu ngủ với một nữ thi sĩ gốc Bắc Kít, nay cư ngụ Sài Gòn
Người Sài Gòn hiếu khách, và, có lệ, ăn bánh trả tiền. Không ăn không, không cho không. Cần là ới cái xế, là đi thôi.
Thành thử ngứa miệng lên tiếng.
Nhà đại phê bình, muốn chơi thì chơi tay đôi, đừng viện hết người này người kia về phe, không được fair!
(1)
18:03 19-09-2007.
Gấu ơi! Gấu biết gì về Nguyễn Hữu Hồng Minh mà viết như thế? Khi nói về một điều gì đó, tốt hơn hết, mình nên biết rõ về nó và phải đi ít nhất trong vòng 390 độ rồi hẳn nói nhé. Nguyệt Phạm
20:06 19-09-2007.
Hi, Tks for your advice.
Welcome to my blog.
Please forward all my best wishes to U, Your Family, and Saigon.
Regards
Gấu
Blog TV
*
Hôm qua em đi hái chè,
Gặp thằng phải gió nó đè em ra.
Em van mà nó chẳng tha,
Nó đem nó đút đầu thằng cha nó vào.
NHQ Blog VOA
Bài ca dao trên có nhiều bản khác nhau, bản của ông phê bình gia NHQ, nhảm nhất.
Ít ra, nó phải như vầy:
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nó cũng chẳng tha
Nó đem nó đút mả cha nó vào.
1.  “lạy” [vần nặng] mạnh hơn động từ “van”, [vần bằng]. Hơn nữa, nó làm người nghe hình dung ra được cái thế sắp sửa đụng trận!
2. “mả cha”, mới đúng.
Đây là từ hay được sử dụng, trong những câu chửi bình dân.

Vậy mà chuyên gia chuyên trị thơ!
Đọc cuốn Thơ của ông ta mới hỡi ơi.
Có vẻ như ông ta mù tịt về thi ca thế giới, ngoài lổn nhổn một mớ ca dao thơ ca Việt Nam.
Chán quá! NQT


Tuyệt Cú II
Truyện trong truyện cực ngắn
Phạm Xuân Nguyên viết về Thế Lữ

Thế Lữ có tới ba tuyệt cú, theo Gấu: Hổ Nhớ Rừng, [Gậm một mối căm hờn trong cũi Đảng]. Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ. Và thứ ba, là ông con trai Nguyễn Đình Nghi, theo như bài viết của PXN, khi ông con nối nghiệp ông bố trong bộ môn Kịch. Đám Miền Nam không biết chuyện này.
Trên Tin Văn đã viết, về Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ, và scan cả truyện ngắn hầu độc giả. Truyện này, được gợi hứng từ Lá Thư Mất Tích của Poe. Phạm Cao Củng cũng sử dụng cú này, trong một truyện trinh thám: Cái chỗ giấu đồ bí hiểm nhất, là để nó ở ngay trước mắt bạn. Trong truyện ngắn trinh thám của PCC, thám tử Kỳ Phát phải đi truy tìm một cái diã quí, bị bắt, và tay trùm cướp bèn dùng ngay cái dĩa quí để đem cơm cho tù nhân. Nhưng do sơn mới quá, gặp cơm nóng, trầy ra, thế là Kỳ Phát bèn phá ngục mà đi, mang theo cái dĩa!

Cái lý do đến, xong việc rồi đi, là ở Hổ Nhớ Rừng.
Làm xong bài đó, đi được rồi.
Nói rõ hơn, Thế Lữ đã tiên đoán ra số phận của "cả lũ" nhà văn VC ở trong Hội Nhà Văn, viết dưới ánh sáng của Đảng rồi!
NMG cũng dùng đòn này, đưa được Sông Côn Mùa Lũ về trong nước! Gấu đã viết về cú này của NMG, mà không nhớ ở đâu nữa!
Thủng thẳng kiếm, và trình ra Câu Chuyện Trên Tầu Thuỷ, cũng chẳng biết ở đâu bây giờ nữa!
Hồi nhỏ, Gấu mê nhất Thế Lữ, truyện này!
Hơn cả Vàng và Máu.

Câu chuyện trên tầu thuỷ
Thế Lữ

Note: Nhân tiện độc giả Tin Văn đọc thêm truyện scan:
Tiền kiếp của Gấu

Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện


Sau hơn 30 năm nhìn lại, một cách tổng quát, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã để lại ảnh hưởng trong đời sống xã hội miền Nam ở ba bình diện sau đây:
Một, trên bình diện lý thuyết triết học và văn học: chủ nghĩa hiện sinh gắn liền với sự hình thành một đội ngũ những nhà nghiên cứu, chủ yếu trong giới đại học, thuộc hai thế hệ: thế hệ thứ nhất với Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị, Tam Ích, Nghiêm Xuân Hồng… thế hệ thứ hai với Vũ Đình Lưu, Thế Phong, Nguyễn Trọng Văn, Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Trần Xuân Kiêm, Trần Công Tiến, Nguyễn Quốc Trụ, Trần Nhựt Tân, Nguyễn Nhật Duật…Có lẽ chưa và sẽ không có giai đoạn nào ở nước ta mà chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu sâu rộng, dưới nhiều góc độ như vậy. Và chúng tôi mạo muội nghĩ, trong thời điểm đó, có lẽ ít có xứ sở nào ngoài Âu Mỹ mà chủ nghĩa hiện sinh được nghiên cứu kỹ lưỡng đến mức ấy. Tuy nhiên, về mặt phê bình hiện sinh, chưa có nhiều công trình đặc sắc. Những tác phẩm của Lê Tuyên, Đỗ Long Vân chủ yếu là vận dụng phân tâm học hiện sinh soi sáng thế giới nghệ thuật của những nhà thơ cổ điển, chứ không phải là phê bình trực tiếp những sáng tác văn học đương thời.
Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

PGS.TS. Huỳnh Như Phương

Đại học KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh
Một bài viết 'lịch sự', so với những bài viết khác.
Có nhắc đến Gấu. Ít ra thì cũng phải như vậy. Vì thực sự có Gấu, trong thời kỳ đó.
Vậy mà em TK vờ Gấu.
Nhảm quá!
Cách sắp xếp tên tuổi những tác giả cũng bảnh hơn TK. (1)
(1)

Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về ông.
Chán thế!
*
Note: Gấu mới coi lại bài của TK, trên HL online. Có vẻ như, những trích dẫn, như trên, từ bài viết về VP, đã bị delete.
Không cho biết lý do. NQT



Kun Ở Xứ Mít

*
Gorky đi thăm tù Gulag
Maxim Gorky - bậc thày của nền văn học Nga Xô viết

Thái Linh said...
Bác Tin Văn này hồi trước cũng có 1 bài phỉ báng Kapuściński, mình đọc đến câu ổng nhận xét Kapuściński "viết về châu Phi như thế thì thật là khốn nạn" thì chán quá, ko buồn nói nữa.

Sự kiện, Gấu đụng tới những ông trùm văn học một thời, ở những nước cựu CS, và bị "chán quá không buồn nói nữa" này, nó có nguyên nhân của nó. Nhưng, những người như Thái Linh, như Nhị Linh không biết tới những nhà văn, nhà thơ như Milosz, Ba Lan, mà còn được Nobel nữa cơ đấy, thì quá nguy hiểm!
Đọc trong nước, có vẻ như có rất nhiều mảng văn học thế giới bị vờ đi. Văn học Nga, thiếu hẳn tảng “dưới hầm” của nó. Gấu mà đụng tới một ông Gorki là cũng ‘chán quá không buồn nói nữa’!
Còn Solz, ư? NL đâu đọc được ông này, như đã từng phán, mấy cái truyện ngắn thì còn đỡ đỡ, chứ truyện dài…?
Ông Kap này, cũng không phải đồ dở, nhưng làm sao so được với Milosz, hay với Kolakowski?
Thứ nhất, nếu coi ông như là một nhà giả tưởng thì được, nhưng về mặt này, ông ta còn thua cả Le Carré!
Nếu coi ông ta là sử gia thì còn “khốn nạn” hơn nữa!
Kap, về mặt sử gia, chọn thầy là Herodotus, ông này được coi là "cha già của sự dối trá", báo chí Tây Phương bèn gọi Kap, “bà mẹ của sự dối trá”!
V/v nhận xét của Gấu về ông Kap, như trên, đó là ‘cảm tưởng’, "phản ứng", đúng hơn, của Gấu. khi đọc những dòng viết về ông Kap, khi ông ta viết về Phi Châu, của giới báo chí Tây phương.
(1) "The kind of history known in Europe as scholarly and objective", Kapuscinski writes, "can never arise here because the African past has no documents or records, and each generation, listening to the version being transmitted to it, changed it and continues to change it .... " "As a result", he continues, "history, free of the weight of archives, of the constraints of dates and data, achieves here its purest, crystalline form - that of myth."
“Thứ lịch sử được biết tới ở Ấu Châu, mang tính trường lớp và khách quan”, Kạp viết, “chẳng bao giờ có thể mọc lên ở đây, bởi vì quá khứ của Phi Châu chẳng có hồ sơ, tài liệu, ghi nhận, và từng thế hệ, nghe ấn bản được truyền lại cho nó, bèn thay đổi, và cứ thế tiếp tục thay đổi.. ”.  “Và như một hậu quả”, ông tiếp tục, ‘lịch sử, thoát ra khỏi gánh nặng của thư khố, cưỡng ép của ngày tháng, của sự kiện, bèn tiến tới cõi thăng hoa tuyệt vời của nó: Cõi Thiên Thai. Cõi Huyền Thoại”
Viết như thế về Phi Châu, thì còn khốn nạn nào bằng!

Có thể nói, những hiểu biết của Gấu, nếu có được chút nào, là nhờ đọc những ông đã từng có kinh nghiệm cay đắng với chủ nghĩa CS, hoặc với Lò Thiêu của Nazi.  
Mà về mặt này, những NL và độc giả, bạn hữu… của anh, có thể nói là không rành lắm, ngoại trừ về Kun.
Nhưng rành hay không rành, thì cũng không thể nào hiểu được, rành tới đâu, và như thế nào.
Có thể cách đọc Kun của trong nước khác của Gấu này, chăng?
Chính vì thế mà phải mở ra cuộc chơi nho nhỏ này, nhân bài trả lời phỏng vấn của NL.

Hai cú đột phá quan trọng nhất, hai cánh cửa mở ra thế giới, của văn học Mít, là cú giới thiệu Kundera, và cú giới thiệu Lò Thiêu. Và đây là công lao của Nhị Linh và Nguyên Ngọc.
Theo "thiển ý" của Gấu, về NL, không phải tự nhiên mà anh, cùng lúc, dịch Les Bienveillantes, của Littell, và những tác phẩm của Kundera.

[Thành thử, đọc lời phán của nhà đại phê bình NHQ, để "xoa đầu" NL, Gấu, tức cười quá đỗi, và sau đó, "lại đâm bực": Đọc Nhị Linh, người ta thấy một người say mê đọc sách, có trí nhớ tốt, thích tò mò nhiều chuyện liên quan đến thế giới chữ nghĩa."!]