*


 





*


*

*

Số báo này có quá nhiều bài tuyệt cú mèo. Bài về Giáo Đường, của Faulkner, khui ra một chi tiết thật thú vị: Cuốn Pas d'Orchidées pour Miss Blandish (1938) của J.H. Chase, đã từng được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác thành Trong vòng tay du đãng, là từ Giáo Đuờng bước thẳng qua. Cái từ tiểu thuyết đen, roman noir, của Tây không thể nào dịch qua tiếng Mẽo, vì sẽ bị lầm, "đen là da đen", nhưng có một từ thật là bảnh thế nó, đó là "hard boiled", dur à cure, khó nấu cho sôi, cho chín. Cha đẻ của từ này, là Raymond Chandler, cũng một hoàng đế tiểu thuyết đen!
Bài viết về Chandler của nữ hoàng trinh thám Mẽo, Patricia Highsmith cũng tuyệt. Rồi bài trả lời phỏng vấn của Simenon, trong đó, ông phán, số 1 thế kỷ 19 là Gogol, số 1 thế kỷ 20 là Faulkner, và cho biết, cứ mỗi lần viết xong một cuốn tiểu thuyết là mất mẹ nó hơn 5 kí lô, và gần một tháng ăn trả bữa mới bù lại được!
Bài trò chuyện với tân nữ hoàng trinh thám Tây Fred Vargas cũng tuyệt luôn: "Tôi chơi trò thanh tẩy" ["Je joue le jeu de la catharsis"]. Viết trinh thám mà là thanh tẩy!
Bài nào cũng muốn dịch cống hiến độc giả Tin Văn, trong khi bận lo dọn Kít!
Chán thật!
Mệt thật!
*
Nhưng mà , em mệt thật đấy!


Hai bờ đại dương

Note: Bài viết này, nguyên tác như trên, được talawas làm link, thêm một cái tít nữa, Ngụy.
Riêng về cái còm, số 1, thì đây đúng là điều nhà nước đòi hỏi ở nhân dân Mít: quên mẹ “chính chị chính em” đi, nhức đầu lắm, mà chẳng biết đường nào mà lần, chẳng biết ai đúng, ai sai, ai thật, ai dởm...
Hannah Arendt gọi, đây là đường lối thủ tiêu chính trị của nhà nước toàn trị.
Tin Văn sẽ đi vài đường Mao Tôn Cương, về nhận định của Hannah Arendt, và về sự chia sẻ của một người Việt miền Bắc, sau. NQT
Ngụy
31/08/2009 | 3:59 sáng | 1 phản hồi
Tác giả: talawas blog
Chuyên mục: Thời sự / Spectrum
Đọc bài “Hai bờ đại dương“ này, một người Việt miền Bắc có thể chia sẻ được chút nào không?


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz
Kỷ niệm, kỷ niệm

I DON'T KNOW IF THE
LOVE YOU GIVE IS LOVE
YOU HAVE
I don't know if the love you give is love you have
Or love you feign. You give it to me. Let that suffice.
I can't be young by years,
So why not by illusion?
The Gods give us little, and the little they give is false.
But if they give it, however false it be, the giving
Is true. I accept it, and resign
Myself to believing you.
12 SEPTEMBER 1930

Anh không biết, tình em cho,
là tình em có
Hay tình em giả đò.
Em cho anh
Vậy là OK rồi.
Anh đâu có thể trẻ đi bằng năm tháng
Vậy thì tại sao không thử, bằng ảo tưởng?
Thánh thần cho chúng ta tí ti
Và tí ti mà họ cho đó, thì cũng là đồ dởm
Nhưng cứ cho là đồ dởm,
Thì cái sự ban cho đó, là có thực
Anh chấp nhận nó, và từ bỏ chính mình
Để tin em.
*
WANT LITTLE:
YOU'LL HAVE EVERYTHING
Want little: you'll have everything.
Want nothing: you'll be free.
The same love by which we're loved
Oppresses us with its wanting.
1 NOVEMBER 1930

Muốn tí ti
Là có tất cả
Đếch muốn gì
Là sẽ được tự do
Cùng tình yêu mà chúng ta yêu nhau đó
Làm chúng ta khốn khổ
Vì những đòi hỏi của nó.
Fernando Pessoa
*

Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”
Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
Nguồn Người Việt
Nhà thơ Lê Thị Ý, nghe nói, là em gái nhà thơ Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng).
Không biết có đúng không.

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
Hai câu trên, cùng một bài hát sến, Gấu đã từng đi một đường hân hoan viết về nó, những ngày đầu quen CM. Cô mới cho biết, đang rất vui, đến nỗi không cần viết blog nữa. Bỏ thuyền, bỏ blog, bỏ thằng cha Gấu, cô CM bèn đi với bồ, đại khái thế
Như vậy, là Gấu còn nợ một entry, về bài hát sến Ngày mai đi nhận xác chồng, nghe lần đầu tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc Nhà Bè. Chiến khu Rừng Sát ngày nào.
Đây có lẽ là kỷ niệm cực kỳ đau thương, bởi thế cho nên cực kỳ tuyệt vời của Gấu.
Tính mang theo, nhưng thôi, CM đang vui, gửi thêm món quà này, cũng là để bye, bye, take care. NQT

Đọc lại V[I]P


Thà nô lệ anh Yankee mũi lõ


 Dọn Kít

V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, (1) qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
(1) Xin lỗi độc giả Tin Văn, Gấu coi lại nguyên tác, đây là một câu của Mauriac, trong một bài viết của Greene, về ông nhà văn Tây này, nhưng lại nhắc tới Pascal.
Toàn đoạn văn như sau:
Les êtres ne changent pas, c'est là une vérité dont on ne doute plus à mon âge; mais ils retournent souvent à l'inclination que durant une vie ils se sont épuisés à combattre. Ce qui ne signifie point qu'ils finissent toujours par céder au pire d'eux-mêmes: Dieu est la bonne tentation à laquelle beaucoup d'hommes succombent à la fin.
Il y a des êtres qui tendent leurs toiles et peuvent jeûner longtemps avant qu'aucune proie s'y laisse prendre: la patience du vice est infinie.
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
If Pascal had been a novelist, we feel, this is the method and the tone he would have used.
Graham Greene: The Lost Childhood and other essays.
Sorry again. NQT
*
Đoạn trích dẫn trên, một độc giả Tin Văn dịch giùm Gấu, như sau:
Con người chẳng thay đổi, đó là sự thực mà đến tuổi  này tôi không còn nghi ngờ gì nữa; nhưng con người luôn nghiêng về khuynh hướng, cái mà suốt cả cuộc đời họ kiệt sức để chiến đấu. Nói như thế không có nghĩa là cuối cùng họ luôn luôn khuất phục cái xấu nhất của chính họ : Thượng Đế là cám dỗ tốt đẹp mà rất nhiều người cuối đời đã không cưỡng nổi. Có nhiều người giăng lưới và có thể nhịn đói lâu ngày chờ con mồi sa lưới : lòng kiên nhẫn cho cái xấu thì vô tận.
Đừng bao giờ cố gắng đi vào cuộc đời người khác mà không có sự thỏa thuận của họ: hãy nhớ bài học này, con ơi! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa của cuộc đời thứ nhì, thứ ba  này mà chỉ một mình Thượng Đế mới biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố bị nguyền rủa của những người khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
Thượng Đế đòi hỏi chúng ta thương yêu kẻ thù của chúng ta, chuyện đó dễ hơn là chuyện không ghét những người mình thương.
[Câu này nói trong contexte nào, chỉ trích ngang như vậy thì khó hiểu. Nếu là của Pascal thì Pascal lúc nào cũng hướng về Thượng Đế : không ai đi ngược với lòng mình, nếu cứ để cả đời « chối Chúa » thì cuối đời sẽ khuất phục... Ai biết được trong tận tấm lòng của họ, khi đau yếu bệnh tật tuyệt vọng, họ hướng về Thượng Đế xin cứu giúp hay hướng về của cải tiền bạc để mong được cứu!]
Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố bị nguyền rủa của những người khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
[Câu này có nguồn gốc trong Thánh Kinh: khi hai thành phố Sodome và Gomorrhe phạm tội, Chúa gởi thiên thần xuống đốt cháy thành phố, trước khi đốt thì thiên thần nói cho ông Abraham biết trước để trốn đi. Ông Abraham mặc cả với thiên thần nếu trong thành phố có 100 người tốt thì cả thành phố có được cứu không..., Được, nhưng ông tìm không ra 100 người tốt... cứ thế ông mặc cả xuống còn 10... Rốt cuộc ông đi với gia đình ông, khi ra khỏi thành phố, cháu ông là bà Loth nghe tiếng nổ... quay đầu nhìn lại bị biến thành tượng muối.]
http://fr.wikipedia.org/wiki/Sodome
Tks. NQT
*
Có một khoảng cách rất xa giữa ông đại phê bình và Gấu, không phải về tài năng, về tuổi tác, về vốn sống, vốn đọc. Một, ở đầu, và một, ở cuối một cuộc chiến, và cuộc chiến này làm tan hoang tất cả mọi nhận định về con người Mít, lịch sử Mít, theo cái nghĩa của câu của Adorno: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ, hử?
Một độc giả Tin Văn, mail, hỏi, có phải câu văn trên thiếu một chữ, đúng ra nó phải như vầy:… “không phải chỉ về tài năng”…?
Xin thưa, quả đúng như vậy, nhưng vì ‘khiêm tốn’, vì ‘noblesse oblige’, Gấu phải giấu bớt móng vuốt, ba cái khốn nạn, ba que xỏ lá của…. của một tên Bắc Kít đi!
Cám ơn đã đọc kỹ Gấu. NQT
*
Còn một cú đểu nữa, ở trong cách ông dùng cụm từ "đại phê bình", theo nghĩa phê bình “đại”?
Điều này, chắc là vào thời điểm này, thì nhiều người cũng đã nhận ra.
Thử hỏi, cả một cuốn sách viết về Võ Phiến, ông phê bình đại này có đưa ra được một nhận xét mang chất khai phá, tiền vệ, chủ kiến nào? Người khoe kiến thức, Người nhắc tới Barthes, tới phê bình hình thức, phê bình cận, viễn... cái gì Người cũng biết, nhưng chỉ biết cái tên. Cũng là một thứ bịp người đọc, y chang ông họ Đào.
*
Sến chê văn chương chưởng, nhưng Gấu này, khác Sến, chẳng bỏ qua thứ văn chương nào, thượng vàng hạ cám, chơi tuốt.
Cái mà Sến thiếu nhất, và tất nhiên, ông phê bình đại,‘đàn em’, quá thiếu, là chân lý chưởng này: nội lực, võ công, tầm… cao bao nhiêu, là đều do tâm tới được tới đâu, bấy nhiêu. Tâm bằng ba tài, có “ba tài” thì mới được gọi là có “tâm”.
Điều này, nhà sư quét dọn Tàng Kinh Các đã từng giảng giải cho toàn thể quần hùng, trên núi Thiếu Thất, tại làm sao mà Phật pháp lại rong ruổi với võ công, tại làm sao mà chỉ có Đạt Ma tổ sư là rành đủ 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm: Ấy là vì tâm tới đâu, nội lực tới đó, nội lực tới đâu, thì võ công tới đó.
Mấy anh triết gia, phê bình gia dởm, chưa viết, đã tính bịp thiên hạ, tâm “bịp”, thì tài “thiệt”, ở đâu ra?
Một cái sự lầm lẫn nhỏ như hạt bụi, về một bài viết tác giả quên mình đã từng viết, vậy mà chui xuống gầm giường nhà người thì khủng khiếp thật!
Có thể, ông phê bình đại, giận mất khôn, tưởng người chơi mình, bèn ra đòn bóp dế, nhưng người ngoài cuộc, Marie Sến, thì phải thấy chứ, tại sao không căn ngăn cản thằng em út?
*
V/v “có mấy NQT”, đúng ra ông phê bình đại phải đặt ra cho chính ông.
Khi mới ra hải ngoại, ông sử dụng cái nick NHQ, là chủ ý kiếm phiếu. Nhưng sau đó, nổi đình nổi đám quá, ông muốn xài tên khai sinh, để đỡ mất công dài dòng, mỗi khi vỗ ngực xưng tên, tôi là NNT, tức nhà đại phê bình NHQ đây!
Đại khái thế!
Thế là bèn viết dưới tên thực, trên HL, nhưng coi bộ không khá, đành trở lại với cái tên dởm. (1)
[Gấu nghe từ NTV. NTV nghe từ KT].
(1) Độc giả Tin Văn lại mail, nhắc tuồng: Không phải. Người muốn về!
Sau hai lần, chắc còn có lần thứ ba!
*
V/v “bịp thiên hạ”.
Có những con người, vừa sinh ra là đã tính bịp thiên hạ rồi, thế mới ghê!
Gấu quen một ông, không hẳn là đẻ ra đã tính bịp thiên hạ, nhưng ngay từ khi học trung học, đã rắp tâm làm điều này rồi, bịp thiên hạ, và nếu cần, thí mạng cùi, nghĩa là, hy sinh luôn cái thân mình, cha mẹ ban cho mình để…  bịp.
Trường hợp Romain Gary, mà chẳng vậy sao, theo một nhà phê bình: Và điều mà tôi toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra có vẻ quái dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình, và tạo vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the Second Coming]: Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected" [tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa Cứu Thế Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, là vào ngày 25 Tháng Chạp.
*
Cynthia Ozick, trả lời phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi đời tôi", cho biết, đó là cuốn Washington Square, của Henry James. Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi, ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu chuyện bí mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the Jungle của Henry James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời tôi. Một người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình hàng bao năm trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với tôi. Washington Square tới với tôi muộn hơn. Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực tiếp, cảm động, và gây sốc. Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả đò. Giả đò làm một người nào đó, mà sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, giả đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết mực. Có, một anh chàng đào mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết với tình, một bà cô vô trách nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò làm một kẻ tâm sự ruột, đáng tin cậy của cô cháu. Và sau cùng, cô Catherine, nạn nhân của tất cả, nhập vai mình: thảm kịch bị bỏ rơi, biến cô trở thành một người đàn bà khác hẳn.
Ozik cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả hai vấn đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái gì. Không phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ, nhưng, tất cả những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật của mình, là khởi từ vấn đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà văn thành thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in fiction. The falsehood will leach into the work].
Đây là đòn Kim Dung gọi là Gậy ông làm lưng ông!
Nhà văn giả đò, nhà văn dởm, nhà văn đóng vai nhà văn, nhà phê bình dởm, đọc sách chỉ để loè thiên hạ.
Hình như có lần, trong phút nói thực, nhà phê bình đại than thở, ui chao, giá mà mình ngày xưa chọn làm thi sĩ, thì có lẽ danh giá hơn làm nhà phê bình!
*
Gấu đọc Washington Square khi còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho một cú khủng khiếp, ấy là vì cứ tưởng tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra khỏi cái gia đình có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng thê lương ở trong cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào mỏ, cô gái quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến đón, đợi hoài, đợi hoài, tới tận sáng bạch...
Và Gấu nhớ tới lời ông anh nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì xách cổ nó ra khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó nhỉ.
Thì đâu thèm làm Gấu nhà văn làm gì!
Thất bại vì bị em nói "KHÔNG", ["May I..." "NO, NO, NO!"], đành giả đò đóng vai Gấu nhà văn!
*
Theo Gấu, cú bịp thành công nhất của băng đảng Hậu vệ, là cú Hậu hiện đại!
Để giải thích vụ đánh quả lớn lao này, và thành công, chúng ta phải đi một đường vòng vo Tam Quốc, nghĩa là, phải trở lại với thời kỳ trước 1975, khi Miền Nam, Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Mỹ Nguỵ, lên cơn số ác tính do con virus hiện sinh gây ra.


Vaclav Havel
The Freedom Tower

Tháp Tự Do

Tôi phải thú nhận là, không biết có nên nói ra điều này không, vào lúc này: Tôi cực kỳ thù ghét cái tháp đôi ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới. Chúng là một thứ kiến trúc ngu đần hết chỗ nói, chẳng có một tư tưởng nào ở đằng sau nó. Hơn thế nữa, chúng làm hỏng bầu trời thành phố: Chúng ngoi lên, chẳng ra làm sao, vượt ra khỏi khối thuỷ tinh đẹp đẽ Manhattan. Đúng là hai công trình được dựng lên vì lợi nhuận, với bất cứ giá nào: bất cần để ý hình dạng của chúng sẽ ra làm sao, chỉ cần làm sao có thật nhiều phòng ốc, trong một không gian cực kỳ nhỏ hẹp.
Tôi đã có lần ăn tối ở một nơi ở trên đỉnh, và tôi khám phá ra rằng cả một khối công trình kiến trúc như thế đó, cứ thế đung đưa nhè nhẹ. Và tôi coi đây như là một dấu hiệu, có một điều gì không đúng, có một điều gì xẩy ra ở đây ngược hẳn lại với lẽ thông thường, với sự tự nhiên. Một con thuyền, một cái tầu có thể đong đưa. Nhưng một toà nhà đừng nên đong đưa, rún rẩy, cho dù nhẹ nhàng cỡ mấy. Từ trên đó nhìn xuống, thấy thật ngu si đần độn, ảm đạm. Nó không còn là một cái nhìn xuống bên dưới, từ một căn nhà chọc trời, và còn lâu mới là một cái nhìn từ trên máy bay, xuống cõi trần.
Và đây là điều tôi sợ: rằng, vì thế giá [làm sao tao có thể thua thằng chó nào], mà, họ sẽ xây dựng một cái gì đó còn cao hơn cả cái cũ, ở ngay chỗ đó, một cái gì đó sẽ làm hư hoại Nữu Ước, hơn cả cái cũ nữa, rằng, họ sẽ sẵn sàng ăn thua đủ với khủng bố, cho dù phi lý, cho dù ngu xuẩn tới cỡ nào; và sau cùng, ai sẽ thắng, những tên cuồng tín tự sát, hay là một cái tháp còn cao hơn cả Tháp Babel?
Bạn phải uýnh lộn với khủng bố bằng quân đội, bằng cảnh sát, bằng tình báo; với những cảm tình viên của khủng bố, thì bằng chính trị, bằng khoa học có tính chính trị, bằng xã hội học, bằng tâm lý học. Nhà cửa, bìu đình, xây lên để làm giầu thêm mái ấm gia đình, đâu phải để làm cho chúng cù lần thêm. Tại sao không thể xây những bìu đình mới hòa nhập với những cái hiện có, với không gian bầu trời?
Cũng theo ý nghĩ đó, tôi không nghĩ là tại mảnh đất khởi từ con số không này [Ground Zero] lại mọc lên những công trình làm nhớ tới vụ đánh bom. Điều đã xẩy ra tại đây cần tưởng niệm, [làm sao không?], nhưng phải theo cái nghĩa gừng cay muối mặn, tức là vừa phải, có tình, có lý, giống như Đài Tưởng Niệm những người đã ngã xuống tại Việt Nam, hay tại Triều Tiên, ở Washington, hay giản dị, chỉ là một khoảng không gian rộng, một căn phòng rộng, nó làm gợi nhớ tai ương, và cùng lúc ôm lấy nó, cưu mang nó, ở trong lòng không gian rộng lớn này.
Vaclav Havel
Vaclav Havel: Vĩnh Biệt Chính Trường

Cái cú đầu độc tù Phú Lợi là đốm lửa gây cuộc chiến Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, cũng giống như cú Tháp Đôi gây ra hai cuộc chiến của Mẽo, sau cuộc chiến Việt Nam.
Cái cú đốt nhà Quốc Hội Đức gây ra Đệ Nhị Chiến... nhưng, ẩn tàng trong đó, là Cái Cực Ác, lòng thù hận của dân Đức đối với Do Thái mới là nguyên nhân gây nên Lò Thiêu.
Cái Cực Ác Bắc Kít mới là nguyên nhân xô dân Mít xuống biển, và đẩy đất nước xuống đáy vực thẳm như hiện nay.
Mẽo, dù sao rồi cũng thoát nạn, như nó đã từng thoát nạn ở Việt Nam, nhưng cưu mang trong tim trong hồn trong máu Cái Cực Ác kia thì vô phương thoát nạn!


Don Quixote


Kundera: Gặp gỡ

LE ROMAN ET LA PROCRÉATION
(Gabriel Garcia Marquez: Cent ans de solitude)
C'est en relisant Cent ans de solitude qu'une idée étrange me vient: les protagonistes des grands romans n'ont pas d'enfants. À peine un pour cent de la population n'a pas d'enfants, mais au moins cinquante pour cent des grands personnages romanesques quittent le roman sans s'être reproduits. Ni Pantagruel, ni Panurge, ni don Quichotte n'ont de progéniture. Ni Valmont, ni la marquise de Merteuil, ni la vertueuse Présidente des Liaisons dangereuses. Ni Tom Jones, le plus célèbre héros de Fielding. Ni Werther. Tous les protagonistes de Stendhal sont sans enfants; de même que beaucoup de ceux de Balzac; et de Dostoïevski; et au siècle récemment passé, Marcel, le narrateur d'A la recherche du temps perdu, et, bien sûr, tous les grands personnages de Musil, Ulrich, sa sœur Agathe, Walter, sa femme Clarisse, et Diotime; et Chveik; et les protagonistes de Kafka à l'exception du très jeune Karl Rossmann qui a engrossé une bonne, mais c'est précisément pour cela, afin d'effacer l'enfant de sa vie, qu'il s'enfuit en Amérique et que le roman peut naître. Cette infertilité n'est pas due à une intention consciente des romanciers; c'est l'esprit de l'art du roman (ou le subconscient de cet art) qui répugne à la procréation.
Le roman est né avec les Temps modernes qui ont fait de l'homme, pour citer Heidegger, le « seul véritable subjectum», le «fondement de tout». C'est en grande partie grâce au roman que l'homme s'installe sur la scène de l'Europe en tant qu'individu. Loin du roman, dans nos vies réelles, nous ne savons pas grand-chose de nos parents tels qu'ils étaient avant notre naissance; nous ne connaissons nos proches que par fragments; nous les voyons arriver et partir; à peine disparaissent-ils, leur place est prise par d'autres: ils forment un long défilé d'êtres remplaçables. Seul le roman isole un individu, éclaire toute sa biographie, ses idées, ses sentiments, le rend irremplaçable: fait de lui le centre de tout.
Don Quichotte meurt et le roman s'achève; cet achèvement n'est si parfaitement définitif que parce que don Quichotte n'a pas d'enfants; avec des enfants, sa vie serait prolongée, imitée ou contestée, défendue ou traahie; la mort d'un père laisse la porte ouverte; c'est d'ailleurs ce que nous entendons depuis notre enfance: ta vie va continuer dans tes enfants; tes enfants sont ton immortalité. Mais si mon histoire peut continuer au-delà de ma propre vie, cela veut dire que ma vie n'est pas une entité indépendante; cela veut dire qu'elle est inacccomplie; cela veut dire qu'il y a quelque chose de tout à fait concret et terrestre en quoi l'individu se fond, consent à se fondre, consent à être oublié : famille, progéniture, tribu, nation. Cela veut dire que l'individu, en tant que  “fondement de tout”, est une illusion, un pari, le rêve de quelques siècles européens.
Avec Cent ans de solitude de Garcia Marquez l'art du roman semble sortir de ce rêve; le centre d'attention n'est plus un individu, mais un cortège d'individus; ils sont tous originaux, inimitables, et pourtant chacun d'eux n'est que l'éclair fugace d'un rayon de soleil sur l'onde d'une rivière; chacun d'eux porte avec lui son oubli futur et chacun d'eux en est conscient; aucun ne reste sur la scène du roman depuis le début jusqu'à la fin; la mère de toute cette tribu, la vieille Ursule, a cent vingt ans quand elle meurt, et c'est longtemps avant que le roman ne se termine; et tous portent des noms qui se ressemblent, Arcadio José Buendia, José Arcadio, José Arcadio le Second, Aureliano Buendia, Aureliano le Second, pour que les contours qui les distinguent s'estompent et que le lecteur les confonde. Selon toute apparence, le temps de l'individualisme européen n'est plus leur temps. Mais quel est donc leur temps? Un temps qui remonte au passé indien de l'Amérique? Ou un temps futur où l'individu humain se fondra dans la fourmilière humaine? J'ai l'impression que ce roman, qui est une apothéose de l'art du roman, est en même temps un adieu adressé à l'ère du roman.
Note: Tuyệt. Nhưng, do lo làm việc công ích [dọn Kít], chắc lại phải cầu cứu vị độc giả Tin Văn!
NQT


Simenon par Simenon  
Simenon_Paris_Review