Je ne
suis pas dans cette
ville qui a nom Alexandrie, je suis dans l'Atlantide de Durrell, dans
son rêve
continué. «Justine et sa ville, écrit-il, se ressemblent en cela
qu'elles ont
toutes deux une forte saveur sans avoir un caractère réel. » J'étais
venu ici
pour Cavafy, j'en repars avec la saveur douce-amère de Justine. Ni
déception ni
retrouvailles, mais je sais mieux
soudain ce que
je dois à l'auteur du Quatuor: cette saveur parrticulière, celle des
Atlantides et de leurs spectres
récursifs, c'est la sueur aigre du roman.
Tình cờ Lawrence Durrell
xuất hiện
cùng lúc trên hai tờ, một, báo Tây, Le Magazine Littéraire, số tháng
Sáu, 2009,
mục “Parce que c’est lui, parce que c’est moi”, và một, báo Anh, TLS,
August 7,
2009.
Bài trên TLS là một
"ký", do chính Durrell viết, cùng với một tay cùng đi, về chuyến đi
Yugoslavia của Tito, vào tháng Nov 1949.
*
Note: Cái câu phán, "Bởi
vì xừ luỷ, bởi vì mỏa, Parce que c'est lui, parce que c'est moi", bữa
trước Gấu hiểu sai, tưởng lui ở đây là sư phụ, moi, đệ tử. Một độc giả
Tin Văn
gửi mail [Gấu, qua mail, vậy mà nhìn ra nụ cười hóm hỉnh mang tính hiệu
đính
của vị độc giả], ông Gấu ơi, ông hiểu sai rồi...
Bữa nay, trên đường xuống
phố, mang theo cuốn The City of Words của Alberto Manguel, trong có
đoạn, ông
giải thích giai thoại liên quan đến câu này, và câu này liên quan tới
cái gọi
là căn cước cá nhân: in order to know who one is, we need two.
Để hiểu tớ là ai, thì cần
thêm một người nữa!
Câu nói trên, là của
Montaigne.
*
In the sixteenth century,
Michel de Montaigne attempted to understand the reasons that move us to
be
together, whether we be frighteningly different or attractively
similar. In the
Municipal Library of Bordeaux is a copy of Montaigne's Essays annotated
in his
hand, with corrections for the printer, which Montaigne kept by his
bedside to
revise it at his leisure. In the first book, in Essay 28, he had
written about
his relationship with Etienne de la Boétie, a dear friend who had died
in 1563
at the age of thirty-three, and whose loss Montaigne had felt so
deeply.
"In the friendship of which I'm speaking," Montaigne says,
"souls are mingled and confounded in so universal a blending that they
efface the seam which joins them together so that it cannot be found."
According to Montaigne, in this kind of relationship the separation
between
"1" and "the other" is not denied: each preserves intact
his individuality and uniqueness; only that the "seam" that unites
them, and which is consequently what divides one being from the other,
"cannot be found" in the eyes of the observer: it remains undetected
and therefore unlabelled, free from the possibility of prejudice. This
distinct
invisibility, this evident but indefinable "separateness" that links
two individuals in affectionate concern for one another, is what a
fluid,
multifaceted society may strive for, not only between two but between
all of
its members. Before jumping to the conclusion that such relationships
are
impossible on so large a scale, let us ask: in what does it consist,
exactly,
this as-if seamless relationship? Montaigne confesses that he finds it
impossible to give an answer: "If you press me to say why I loved him,
I
feel that it cannot be expressed." This is how the paragraph ends in
the
text of all editions of the Essays,
up to 1588.
But then, in 1592, shortly
before his death, Montaigne found a sort of an answer and scribbled it
on the
right-hand margin of the printed book. After "it cannot be expressed,"
he
wrote in his elegant script, "except by replying, because it was
him." That is to say, because of those qualities that identified his
friend and yet remained ineffable, because of what lent him existence
not
because of their perceived difference but because of his intrinsic
qualities.
And then, a few days or months later, as if the full notion had
suddenly been
revealed to him, Montaigne added five more words in a hurried hand and
in a
different ink, so that today we can read the whole sentence as one
single
thought, luminous in its wisdom: "If you press me to say why I loved
him,
I feel that it cannot be expressed, except by replying, because it was
him and
because it was me."
Alberto Manguel, The Tablets
of Gilgamesh, trong The Ciry
of Words [Vào thế kỷ
thứ
16, Michel de Montaigne cố tìm hiểu lý do tại sao chúng ta ôm lấy
nhau, cho
dù khác nhau một cách đáng sợ, và giống nhau một cách thật là quyến rũ. Trong
Thư viện Bordeaux
còn một ấn bản
cuốn Essays của ông, do chính tay ông ghi chú, với những ‘hiệu đính’ để
đem đi
in, bản này ông đi ngủ để kế bên giường, rảnh là lôi ra hiệu đính.
Trong cuốn
thứ nhất, trong Essay 28, ông viết về tình bạn của ông với một ông bạn
thân, chết
vào năm 1563, khi mới 33 tuổi và cái chết của ông này làm ông rất đau
đớn. “Trong tình bạn mà
tôi đang nói tới, tâm hồn trộn vào nhau, lẫn vào nhau, dữ dằn quyến rũ
đến nỗi
chúng xóa đi những đường ranh, những vết sẹo khi kết nối, khiến chẳng
thể nào
nhận ra chúng nữa. Theo ông, như vậy không có nghĩa là, cái tôi của
tôi với cái
em của em bị chối từ, mỗi cá nhân vẫn giữ nguyên vẹn tính cá nhân, tính
độc nhất, chỉ những vết vẹo khi dính vào nhau là không còn nhận ra dưới
mắt người
quan sát, và do đó, không làm sao dán nhãn cho chúng...
“Nếu bạn cố bắt tôi
trả lời tại sao tôi yêu… CM, thì tôi không thể nào trả lời”, Montaigne
phán!
Nhưng trước khi đi, thì Montaigne kiếm ra câu trả lời, và ông viết thêm
năm từ 'thần chú', hoàn tất câu văn thần kỳ này:
"Nếu bạn ép tôi trả lời, tại sao tôi yêu em CM, tôi cảm thật khó diễn
tả, và đành trả lời, như thế này, bởi là CM là CM, và bởi vì Gấu là
Gấu, and because it was me"].
* “Bởi vì em bởi vì
tôi…”
Theo
Gấu, phải Melville, mới là nhà văn phán câu phán bất hủ về tình bạn,
giữa ông và
Hawthorne, người mà ông đề tặng Cá Voi Trắng, Moby Dick, khi cuốn sách
đuợc xb
vào năm 1850.
Lịch sử sau cùng đã giảng hoà hai ông, và đem lại sự công bằng, ấy là
bởi vì, cuộc đời của cả hai khác nhau thậm tệ, một thành công, một thất
bại, một
dè dặt, khép kín, một mở hết, xổ tung… và cuối cùng Melville kêu lên,
trong
bài thơ
gửi bạn, Clarel:
Hãy cho ta cái tôi của
ta ở trong mi!
[To U: “CM: Donne-moi ton moi!”]
* Gấu nhà
văn có lẽ
là 'một trong những kẻ độc nhất' được hưởng lợi, nhờ Mẽo đổ quân vào
Miền Nam!
Đúng ra, nhờ Phòng Thông Tin Hoa Kỳ mà được đọc Bóng Đen Giữa Ban Ngày, đúng
vào lúc cần đọc, và đến khi bỏ chạy quê hương, lại mang nó đi cùng!
[Vậy mà cũng không kịp, bởi vì nhà văn VTH đã kịp chôm cái tên rồi:
Chiến lợi phẩm!].
Và nhờ nhà xb Ziên Hồng mà được gần như hầu hết những tác phẩm kinh
điển, cổ
điển của văn chương Mẽo, bản tiếng Việt, trong có Cá Voi Trắng của
Melville.
Thú vị hơn nữa, Gấu cùng đọc với bà cụ của TTT, vào những ngày đói khổ,
còn
đang đi học, ăn nhờ Bà Ngh.
Bà thì không sao, nhưng cô con gái con của bà chị,
Dì Nh, thì thật là khủng khiếp [Gấu có viết về bà dì này trong Lần Cuối
Sài
Gòn. Và luôn cả về ông cậu, Cậu H. và những cú đập đầu vô tường của
ông, mỗi
lần bị Bà Nh. này đay nghiến, hành hạ].
*
Gấu vẫn còn nhớ lần đọc truyện, cùng với bà cụ TTT, hình như của
Hawthorne, về
một vị khách lạ lỡ độ đường, xin trú tại một căn nhà ven sườn núi, và
trong
đêm, người khách lạ, một chàng trai, ngồi chuyện gẫu về cuộc đời với
ông chủ
nhà, trong khi cô con gái vừa hầu trà vừa hóng chuyện, vừa tưởng tượng
ra cuộc
đời sau này, [biết đâu đấy], có ông khách lạ ở trong cuộc đời của cô.
Đêm đó, bão tuyết. Cả nhà chạy ra hầm trú ẩn, ăn vào lòng núi. Bão
tuyết, núi
lở, cuốn đi một khoảng núi, trong có hầm trú ẩn, vậy mà căn nhà lửng lơ
treo vô
sườn núi vẫn còn nguyên vẹn!
Câu chuyện này ám ảnh Gấu hoài.
Nhưng quái quỉ thay, chính cái truyện ngắn trên, lại ẩn tàng nghệ thuật
của
Melville, thứ nghệ thuật mà giới phê bình gọi là nghệ thuật đắm đuối,
chìm
xuồng, đắm đò..., l’art du naufrage, và cái câu, cái thú "thú" nhất
của Melville, như ông thú nhận:
"Tôi mê tất
cả những người lao xuống nước"
[J'aime tous les
hommes qui plongent].
Gấu không mê cái thú này. Dòng họ Gấu bị nước nguyền rủa! Ông cụ Gấu,
khi đặt
tên cho mấy đứa con trai, là đã tiên tri ra cái điều dữ này:
-Quốc, coi chừng
Nước [Nhà Nước VC]!
*
"Je serai ta femme".
LH 16.8.1967
Bức hình chụp liền sau khi tháo platre, do ăn mìn VC tại nhà hàng Mỹ
Cảnh
... sự sống sót của chàng là một
điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã
chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT. Gấu nhà văn
& Sài Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu. Nhớ
* Sài Gòn nghĩa là gì?
"Đời của mi, ngay ở đây,
tại nơi chốn vất đi này, mi đã
làm hỏng nó…" "Hãy nói lời giã từ
thành phố mà mi đã đánh mất" (Lawrence Durrell) -Sài Gòn nghĩa là gì? -Thiếu. Nhớ.
* Khi viết xong tập đầu
của một
bộ bốn cuốn, về thành phố Alexandrie (Quatuor d’Alexandrie: Justine,
Balthazar,
Mountolive, Clea, lần lượt xuất bản từ 1957 tới 1960), Lawrence Durrell
(1912-1990) đã viết thư cho bạn mình là nhà văn người Mỹ, Henry Miller;
bằng
một câu nói nổi tiếng, ông định nghĩa tác phẩm của mình: "Đây là một
thứ
thơ xuôi gửi cho một trong những thủ đô lớn lao của con tim: Thủ đô của
hồi
tưởng." Tất cả là giả tưởng.
Chỉ có
thành phố là có thực. Trong Lời Tựa cho cuốn Jusrine, Henry Miller
viết: Đây là
một thành phố mà chỉ một người Anh lưu vong tự nguyện, sinh ra tại (dẫy
núi)
Himalaya, tìm thấy sự trưởng thành của mình tại Hy Lạp, chỉ người đó
mới có thể
làm cho nó tái sinh. Thành phố không chỉ đóng vai dàn dựng (décor): nó
là một
thực thể, một sinh vật sống động, mang hơi hám ma quỉ, được tạo nên
bằng máu
thịt, đất đá, tội ác, mơ mộng, và bằng cả huyền thoại." "Những nhân
vật làm nên cuốn tiểu thuyết cũng có một thực tại khác thường: tôi có
thể đoan
trước rằng họ sẽ gây sốc và hớp hồn một độc giả Âu châu. Trong họ, có
tất cả
bụi bặm và những cơn điên loạn của xứ sở Cận Đông." Henry Miller coi câu
chuyện
kể trải ra, không phải như diễn tiến của một cuốn tiểu thuyết bình
thường: nó
như soi nhiều tấm gương cùng một lúc; nó uốn éo trong một chất thiêng:
ánh
sáng. Một thứ ánh sáng siêu nhiên, tắm đẫm hồi tưởng. Trong Lời Tựa, toàn
tập, ấn
bản tiếng Anh, tác giả viết: Đây là một nhóm bốn cuốn tiểu thuyết, được
đọc như
là một tác phẩm đơn (a single work) dưới tiêu đề chung là Tứ Khúc
Alexandria.
Cũng có thể cho nó một tiểu đề là: một từ của sự liên tục (a word of
continuum,
liên tục không gian-thời gian theo Einstein). Theo G. Steiner, Durrell
đã
chuyển viễn tượng (thuyết) Tương Đối, vào ngôn ngữ và cách tự sự. Ông
nhìn
thành phố Alexandria
theo bốn chiều. Cuốn Justine xuất bản
năm
1957. Đây là một thời điểm rất có ý nghĩa với những độc giả người Việt,
nhất là
người Việt di cư, và đã từng sống ở Sài Gòn vào thời kỳ đó. Justine đã
là một
trong những đề tài được đem ra thảo luận của nhóm Sáng Tạo, trong nỗ
lực đả phá
cái cũ (đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn), và cổ xuý cho một cái mới.
Cá nhân
tôi tin rằng, mấy ông trong Sáng Tạo "mê" Alexandria của Durrell, là
bởi vì vừa mới mất Hà Nội! Phạm Công Thiện cũng rất mê Durrell, nhưng
qua một
bài viết của ông mà người viết đọc từ thuở nảo thuở nào, ông chỉ mê
Justine, cô
điếm thượng lưu của thành phố này thôi.
Nhưng đâu phải một mình ông! Những trích đoạn, là
về thành
phố Alexandria,
nhưng khi đọc chúng, Jennifer tôi tưởng tượng, đây là nói về Sài Gòn:
Chính thành phố phải chịu xét
đoán; nhưng chúng ta, những đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá. (C’est la ville qui
doit être
jugée; mais c’est nous, ses enfants, qui devons payer le prix.) Sài Gòn là một máy ép
tình
yêu; thoát ra khỏi, là những kẻ bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc
tiên tri,
tất cả những kẻ dục tính bị tổn thương nặng nề. (Alexandrie était le
grand
pressoir de l’amour; ceux qui en réchappaient étaient les malades, les
solitaires, les prophètes, tous ceux enfin qui ont été profondément
blessés dans
leur sexe). Nàng là ai? Cái thành
phố mà
chúng ta đã chọn lựa?
(Qui est-elle, cette ville
que nous avions élue?) Hãy chừa riêng ra cho
anh,
những vết thương tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn. (Épargne-moi les
blessures de
l’amour partagé avec Justine). Lũ đàn ông chúng
mình, đều
được tạo ra bằng bùn và quỉ ma của Sài Gòn (Tout homme est fait
de boue
et de daimon, et la femme ne peut pas nourrir ces deux côtés de sa
nature à la
fois: Mọi người đàn ông đều được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một
người đàn
bà do bản chất, không thể nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc). Chú thích: Theo tiếng Hy Lạp cổ,
daimôn
có nghĩa là "thiên tài che chở" (le génie protecteur), từ này sau có
nghĩa là quỉ ma (démon), và còn được chỉ những nhân vật "trung gian"
giữa thần và người. (Chú thích bản tiếng Pháp, dịch từ tiếng Anh, của
Roger
Giroux, nhà xb Buchet-Chastel, 1959, lần tái bản tháng Năm, 2000)
Joan Didion on the books he
never wanted us to read The New Yorker, Nov 9, 1998
Lời nào Papa không nói?
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể
lại, trongParis
là một
ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein
thường sửa xe.
Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong
vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay
này mắng thằng nhóc. Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám
viết lách
cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc
chiến,
theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn
đến không còn hoạt động được nữa.
Ấy là Hai Lúa phịa ra, sự thực bà nói:
-Các người là như vậy. Cả đám các người. Một đám trẻ, tham dự cuộc
chiến, và là
một thế hệ vứt đi.
-Thật thế sao? Tôi [Hemingway] nói.
-Thật chứ sao, bà nhấn mạnh. Mấy ông có kính trọng cái chi đâu, mấy ông
uống
như hũ chìm.
-Tay thợ trẻ có uống không?
-Đâu có.
-Bà có thấy tôi xỉn lần nào không?
-Ông thì không, nhưng bạn ông cả đống.
-Tôi cũng xỉn dài dài, nhưng không hề bao giờ tới đây khi đã uống đã
đời.
-Thì chắc chắn như vậy. Tôi đâu có nói thế.
-Cái tay chủ gara chắc là xỉn từ lúc vừa mở mắt, chậm lắm thì cũng cỡ
11 giờ
sáng. Nếu không, làm sao phán một câu hay như thế.
*
Truớc 1975, do sự hiện diện của người Mẽo ở Miền Nam, cho nên, giới trí
thức
đếch thèm học tiếng Mẽo, kẹt lắm, như Gấu chẳng hạn, bị làm bồi Mẽo,
cho nên
đành phải biết võ vẽ dăm ba tiếng Dét Dét, Nô Nô, đủ để hoàn tất
nhiệm vụ
của một gã Radiophoto Operator, chuyên gửi hình ảnh vô tuyến cho cơ
quan thống
tấn xã UPI.
Những ngày đầu, đa số nhân viên chóp bu của họ, đều rành tiếng Tây,
thành ra,
khi Gấu bập bẹ vài tiếng Mẽo bồi, là họ xua tay, thôi nói tiếng Tây đi,
tiện cả
cho tao lẫn mày, cả chủ lẫn tớ đều hài lòng!
Gấu đọc Faulkner, Hemingway là đều qua bản tiếng Tây, của chuyên gia
chuyên
dịch hai ông này, là Maurice Edgar Coindreau. Khi ra được hải ngoại, tự
nhủ
thầm, ai mà thèm đọc tiếng Mít nữa, bèn quyết định bye bye văn chương,
đi thi
lấy cái licence bán bảo hiểm, những lúc không có khách, thì lôi
Faulkner bản
tiếng Anh ra đọc, coi có khác bản tiếng Tây ngày nào.
Riêng Hemingway thì đã có kinh nghiệm khi dịch Mặt Trời Vẫn Mọc.
Gấu đọc
Tô Hoài rất sớm, và
giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần
đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ
sẽ có
ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam
Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn
thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái
nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu
đã bỏ
chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam
Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do
đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino
Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary,
Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới
lớn, cũng
như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có
BHD.
*
Gấu mua cuốn A Reading Diary
Nhật Ký Đọc, cũng lâu rồi. Quăng vào một xó, rồi quên luôn, cho tới khi
dọn
nhà, nhặt nó lên…
Buzzati cho biết, vào lúc
khởi nghiệp, người ta nói, có mùi Kafka ở trong những gì ông viết ra.
Nghe vậy,
ông cảm thấy, không phải mặc cảm tự ti, mà là bực bội. Và sau cùng, ông
mất cái
thú đọc Kafka!
Buzzati và Kafka:
Có lẽ không phải chỉ là bất
khả, cái chuyện đi tìm công lý.
Nhưng bất khả còn là vì:
Chúng ta làm cho nó trở thành bất khả, để chỉ cho có một thằng cha, cố
đấm ăn
sôi, cứ đâm sầm vào cái chuyện tìm công lý!
"Không con, thì ai bi
giờ hả mẹ?"
[Gửi NTT. NQT]
*
Alberto Manguel là cư dân Toronto,
vào thời gian
Gấu được ra ngoài này. Gấu biết đến ông, là qua NTV, khi anh giới thiệu
cuốn Chuyện Đọc, A History of
Reading, của ông.
Cuốn này thật tuyệt.
Do là dân Canada,
cuốn Nhật Ký Đọc của ông, đa phần nhắc tới
những địa danh Canada.
Ông đọc lại cuốn Sa mạc Tác Ta, trên chuyến bay rời Newfoundland, và, ông viết về nó: Giống như những nơi chốn ‘tận
cùng thế giới’ - Finisterre, Land's End, Tierra del Fuego -
Newfoundland [tên
một vùng đất - một tiểu bang - của Canada] tách biệt ra khỏi cõi thời
bình
thường, thường lệ. St John’s có một điều gì đó của Đồn Xa trong cuốn
tiểu
thuyết Sa mạc Tác Ta của Dino
Buzzati: một nơi chốn có vẻ như không thể nào rời
bỏ, và cũng không thể tới được, một nơi chốn đóng cứng vào thời gian
chuyện
thường ngày ở huyện của riêng nó, và không có cái gì ở bên ngoài có thể
đụng
vô. Có thể vì vậy mà tôi thấy St
John’s thật kỳ kỳ.
INTERVIEWER
How much do you think writers
should engage themselves in public issues? ACHEBE
I don't lay down the law for
anybody else. But I think writers are not only writers, they are also
citizens.
They are generally adults. My position is that serious and good art has
always
existed to help, to serve, humanity. Not to indict. I don't see how art
can be
called art if its purpose is to frustrate humanity. To make humanity
uncomfortable,
yes. But intrinsically to be against humanity, that I don't take. This
is why I
find racism impossible, because this is against humanity. Some people
think,
Well, what he's saying is we must praise his people. For God's sake! Go
and
read my' books. I don't praise my people. I am their greatest critic.
Some
people think my little pamphlet, The Trouble with Nigeria,
went too far. I've got
into all kinds of trouble for my writing. Art should be on the side of
humanity. I think it was Yevtushenko talking about Rimbaud, the
Frenchman who
went to Ethiopia
and came back with all kinds of diseases. Yevtushenko said of him that
a poet
cannot become a slave trader. When Rimbaud became a slave trader, he
stopped
writing poetry. Poetry and slave trading cannot be bedfellows. That's
where I
stand.
The Paris
Review, vol. III
Ông nghĩ sao về cái vụ nhà văn dấn thân?
Tôi không dậy khôn cho bất cứ ai. Nhưng tôi nghĩ nhà văn không chỉ là
nhà văn, mà còn là công dân. Họ thường thì đều là người lớn. Quan điểm
của tôi là, nghệ thuật nghiêm túc và tốt có đó để giúp đỡ, để phục vụ
nhân loại. Không phải để truy tố nó. Tôi không thể hiểu nghệ thuật có
thể gọi là nghệ thuật nếu nó làm cho con người thất vọng, bực bội. Đi
ngược lại con người là tôi không khoái. Chính vì thế mà tôi cho rằng
phân biệt sắc tộc là không thể được vì nó đi ngược lại nhân loại. Một
số người nghĩ, thằng cha này muốn chúng ta phải ca ngợi nhân dân của
nó. Trời đất! Tôi đâu có ca ngợi dân nước tôi, hãy đọc sách của tôi thì
thấy. Tôi là nhà phê phán lớn lao nhất của họ....
Nghệ thuật nên cùng phe với nhân loại. Nhà thơ Nga Yevrushenko có nói
về Rimbaud, ông Tây này đi Ethiopia và trở về với đủ thứ bịnh. Yev. nói
một thi sĩ không thể trở thành một tên buôn bán nô lệ. Khi Rimbaud trở
thành một tên buôn bán nô lệ, ông ta ngưng làm thơ. Thơ và buôn bán nô
lệ không thể là bạn giường chiếu của nhau. Tôi nghĩ như vậy
Trường hợp Lê Công Định SURVIVORMAN Here's a fact: Some
people
want to live more Than others do. Some
can
withstand any horror While others will
easily
surrender To thirst, hunger,
and
extremes of weather. In Utah, one man
carried another Man on his back like
a
conjoined brother And crossed
twenty-five miles
of desert To safety. Can you
imagine
the hurt?
Do you think you could be
that good and strong? Yes, yes, you think, but you're
probably wrong.
-Sherman Alexie
The New Yorker, June 8 &15, 2009
Kẻ sống sót Đây là sự kiện:
Một số người muốn sống dai hơn
những người khác. Một số người chịu
đựng được bất cứ điều ghê rợn. Trong khi những người
khác dễ
dàng đầu hàng Trước đói khát và
những thái
quá về thời tiết. Ở Utah có một
người, cõng một người Suốt 25 dặm sa mạc.
Tới nơi
an toàn.
Bạn tưởng tượng nổi cái đau cái
mệt? Bạn nghĩ bạn có thể
bảnh như
thế, mạnh như thế? Được,
được,
bạn nghĩ, nhưng chắc là bạn lầm
Dọn Kít 'Nếu không viết, chắc đứt gân
máu chết'
NV
Nếu thế, đừng viết! NQT
Văn chương của ông này, ngoài
chuyện dơ, cái còn lại, thì là vô hại, như tất cả cái còn lại, là cõi
văn Mít ở
trong nước, như Gấu đã từng lèm bèm. Đâu phải cứ ỉa đái vào mặt nhà
nước thì là… văn chương… Nobel đâu!
Sở dĩ ông ta ở trong nước, mà
dám viết, [nếu không thì đứt gân máu mà chết], ấy là vì nhà nước VC coi
thường NV, văn chương của ông chẳng là cái gì cả, chẳng ai thèm đọc,
chứ
không phải
chống Kộng, kuội kiệu, gì hết!
Khó lắm, là... văn chương. Ngay cả
khi bạn chửi nhà nước, thì cũng dành cho nhà nước một cơ hội đọc
bạn.
Viết
như Kít, thì ai đọc?
Nhưng, cái thiếu nhất, ở trong văn của tay này, là một tấm lòng
nhân hậu, như một lần Gấu đã chỉ ra, khi ông ta viết về những cuộc biểu
tình đòi
đất của dân Miền Nam. Ông ta viết bằng một giọng vô học, về những
người biểu tình, và khốn nạn hơn, còn mượn dịp, để quảng cáo cho một
cuốn sách sắp xb của ông!
Lần đó, Gấu phán, văn ông này thua những lá thư của độc giả BBC, từ
thành phố Sài Gòn, thua cả những lá thư của một nhà thơ của thành
phố, cũng gửi cho BBC, như là những ký sự về nó, và trong đó, tất
nhiên, có nói tới những cuộc biểu tình.
*
Trong bài viết “Ba trăm năm
sau có ai khóc Tố Như”, Gấu đã ‘cẩn trọng’ mấy ông, mấy bà - chỉ
chờ
được người
đời hỏi đến, là bèn, tôi mà không viết thì ngứa không chịu được, tôi mà
không
viết thì sặc máu mũi ra mà chết… - là, hãy coi chừng, ngứa thì gãi, gãi
không hết,
thì đi bác sĩ, coi có phải là di chứng của giang mai, hột xoài.. hay
không.
Trường hợp ‘nếu không viết thì
đứt gân máu mà chết’, của nhà văn NV này, Gấu sợ rằng do hoả nó bốc lên
tận đầu
rồi, vì Gấu nhớ, hình như là, có lần trả lời phỏng vấn, về quan niệm
của ông đối
với phái nữ, ông phán rất hách, chỉ khi nào tôi đưa được khẩu súng của
tôi vô
trong, thì mới có thể đưa
ra nhận xét này nọ…
Cái sự chống nhà nước VC, ở
những nhà văn như ông này, đúng là rất ‘cần thiết’, theo Gấu, cho VC,
thế mới
thảm.
Nó chứng minh, chế độ còn tốt
gấp bội, so với đám rác rưởi chống nó!