*


 



Tổng Thống Da Đen Đầu Tiên Của Mẽo được Nobel hòa bình
Tuyệt Cú Mèo!

Obama's Nobel: The Last Thing He Needs
Obama ăn Nobel: Điều cuối cùng ông ta cần!

Đọc mấy lời bình nói về chuyện Obama được giải Nobel, tôi thích lời bình này nhất
Thôi cứ cho Obama giải đi, nhỡ mà ông chết ngay lập tức – ông có quá nhiều kẻ thù và thời buổi này có quá nhiều nguy hiểm rình rập – mà nhân loại chưa thưởng gì cho ông thì sẽ tiếc!
Thôi được, nhà Phật nói cái chính là khởi tâm! Làm được hay không được, nhưng có khởi tâm là Trời thấu cho rồi!
*
Đúng như thế.
Khi O. được, tôi cũng nghĩ như vậy,
Vì ông ta đâu đã làm được điều gì có kết quả.
Nhưng đâu cần.
*
Phe Bảo Thủ Na-Uy còn đòi ông chủ tịch từ chức – một cách trao giải như vậy làm cho thế giới phải xem lại « thiện tâm ».
Ai cũng có thiện tâm là thế giới đi một bước xa đến hoà bình rồi.
*
Mẽo có chính sách Cái Roi và Củ Cà Rốt.
Cũng là "gậy đập lưng ông": Ông cho mày củ cà rốt, còn cái roi, thì chờ đấy.
Tờ Time phán, O được, chỉ vì không phải là Bush!

Nói, Obama chưa làm được điều gì, thực sự là do kỳ vọng ở ông quá nhiều. Obama đã làm được một điều lớn lao vô cùng, mà cái lũ thực dụng chẳng thể nào nhận ra, đó là đem lại phẩm giá cho Mẽo, khi nói KHÔNG với tra tấn, xóa đi cho dân Mẽo nỗi nhục US Gulag, từ khi còn cuộc chiến Việt Nam, ít ra là từ đó.
Post sau đây một đoạn, mà bất cứ một người Miền Nam nào, đọc, là đau lòng, của Graham Greene, được Jean Améry trích lại, trong Par-Delà Le Crime Et Le Châtiment, Esai pour surmonter l’insurmontable.

… Or, beaucoup de gens gardent en eux ce genre de secret, car le pire n'a pas droit à l'unicité. Dans la plupart des pays occidentaux la torture devenue une institution et une méthode a été abolie dès la fin du XVIIe siècle. Pourtant aujourd'hui, deux siècles plus tard, il y a encore des hommes et des femmes qui parlent des souffrances endurées, mais personne ne connaît leur nombre. En travaillant à cet essai, je suis tombé sur un journal dans lequel une série de photos montrent des soldats de l'armée sud-vietnamienne en train de torturer les rebelles viêt-congs qu'ils ont réussi à capturer. C'est à ce propos que le romancier anglais Graham Greene écrivit au Daily Telégraph de Londres une lettre dans laquelle il dit ceci :

"Ce qu'il y a de singulier dans ces photographies publiées par la presse anglaise et américaine, c'est qu'elles ont visiblement été prises avec   l'assentiment des tortionnaires et qu'aucun commentaire ne les accommpagne. Exactement comme s'il s'agissait de planches illustrant un             ouvrage zoologique sur la vie des insectes ! Cela signifie-t-il que les autorités américaines considèrent la torture comme une forme légale         d'audition des prisonniers de guerre ? Certes, si l'on veut, ces photos témoignent d'une certaine honnêteté, et elles prouvent aussi que les         autorités ne ferment pas les yeux. Mais je me demande si finalement l'hypocrisie du passé n'est pas préférable à cette sorte de bonne foi         inconsciente ... "

Chacun de nous se pose sûrement la même question que Graham Greene. L'aveu de la torture, l'entreprise risquée - mais l'est-elle encore vraiment? - qui consiste à divulguer de tels documents photoographiques au grand public, ne s'explique que dans l'hypothèse où la révolte des consciences n'est plus à craindre. A croire que les consciences se sont habituées à ces pratiques.
*
*


Nobel văn chương 2009

'You'll be sorry'
Echoes of Kafka can be found throughout Herta Müller's life and work. In the 1970s she worked for three years at the Technometal tractor factory, translating into Romanian the operating manuals for machine tools imported from East Germany and Austria.
Her colleagues were both Securitate informers and the Securitate tried to recruit her too. To qualify as a translator in Ceausescu's Romania, you had to be complicit with the secret police. After she refused , the officer tasked with recruiting her said: "You'll be sorry, we'll drown you in the river."

Có mùi Kafka ở bên trong tác phẩm, và ở bên ngoài cuộc đời của Muller.
Âm hưởng Kafka vọng lên từ cuộc đời và tác phẩm của Muller. Vào thập niên 1970 bà làm việc ba năm tại một xưởng xe kéo, dịch sang tiếng Romania những tài liệu hướng dẫn cách sử dụng bộ phận máy móc nhập từ Đông Đức và Áo. Đồng nghiệp còn làm thêm nghề điểm chỉ, và công an cũng tính thâu nhận bà. Để được là nhà dịch thuật ở nước Romania của Ceausescu, bạn phải “ăn nằm” với mật vụ. Bà không khứng ăn nằm với chúng, thế là chúng bèn hăm he: “Nè, em sẽ buồn lắm đấy vì không chịu ăn nằm với chúng anh. Chúng anh sẽ cho em đi mò tôm!”

Ui chao, không hiểu tình trạng này, liệu cũng đang xẩy ra tại nước Mít chúng ta, bởi vì, cho tới bây giờ tại Romania, vẫn còn mật vụ, và công an vẫn nắm chính trị và quân đội.

Bát Nhã

Gấu sợ rằng, cái vụ cho Nobel văn chương năm nay, là cũng 'cùng một dòng'  Bát Nhã, chăng? (1)

(1) Có hai sự kiện khiến Gấu phán ẩu như trên đó là: Làng Mai, thiên đàng do Nhất Hạnh sáng tạo ra, và Đất của Những Trái Mai Xanh, tên tác phẩm của Muller.
Những tên độc tài thì được gọi là những tên mút trái mai [plumsucker], những kẻ bước lên cả xác chết, theo như bài điểm sách trên The Washington Times dưới đây.

a/ Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
AP News

[Tác phẩm của Thầy Nhất Hạnh nổi tiếng trên thế giới, với hàng triệu ấn bản đã được bán ra, và Làng Mai, thiền quốc của Thầy, tại miền nam nước Pháp, là nơi chốn hàng năm hàng ngàn khách viếng thăm, để cùng Thầy thực hành những nghi thức, những buổi học, về một lý thuyết Phập giáo nhập thế, nhấn nhạnh đến trầm tư và hành thiện]
b/The title of the book [THE LAND OF GREEN PLUMS] says much, but it needs a little explanation: "Plumsucker was a term of abuse. Upstarts, opportunists, sycophants and people who stepped over the dead bodies without remorse were called that. The dictator was called a plumsucker, too."
In a country run by such people, it got you labeled as a dangerous dissident if you were even mildly lacking in enthusiasm for the communist future and wished to maintain some sense of ordinary decency and privacy. Once singled out, the characters in the novel can never escape the attentions of the police and their accomplices.

Cái tít cuốn tiểu thuyết, Miền đất của những trái mơ xanh, nói rất nhiều, nhưng cũng cần được một tí dẫn giải. “Plumsucker, kẻ liếm trái mơ, là một từ của sự lạm dụng. Những kẻ hãnh tiếng, những tên nhà giầu mới nổi, những đại gia đỏ, những kẻ cơ hội, những tên tà lọt, ăn bám, những kẻ vô tư bước lên thân xác của những người đã chết, được gọi là những kẻ liếm mơ. Một tên độc tài cũng được gọi như vậy.”

Trong một xứ sở do những kẻ này cai trị, thật vô phúc mà được chúng ban cho danh hiệu, một kẻ ly khai, nếu bạn không khoái, và thiếu niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa CS, hay ao ước một cõi nhân gian bé tí, vẫn còn mùi người của con người bình thường. Một khi bị lọc ra, khó mà thoát khỏi con mắt của nhân dân, và của cớm, tức bạn của nhân dân!

The Washington Times (17/11/1996)
*
Cú Bát Nhã này làm nhớ tới ông Đạo Dừa và vương quốc Cồn Phụng, trước 1975, tại Miền Nam. Đệ tử của ông Đạo Dừa, "đa phần" là đào ngũ, trốn lính, và không thích ra bưng.
Liệu đây là "tiền lệ" của nó? Và chính vì thế VC quyết tâm dẹp, bằng mọi giá?
Cũng thật khó hiểu, tại sao VC cho Thầy Nhất Hạnh về, cho dựng thiên đàng giữa hoả ngục, và rồi bây giờ, ra lệnh dẹp thiên đàng?
Người ta cho rằng, do Thầy Nhất Hạnh đã gửi ‘thỉnh nguyện thư’(1) tới chủ tịch nước VC, “phán”, hãy để tôn giáo ra bên ngoài hệ thống nhà nước, và bị phản ứng?
*
Thích Nhất Hạnh được coi là số 2, của Phật giáo. Số 1, là Phật Sống.
Milosz, trong cuốn ABC của ông, cũng dành một entry cho ông.


*
10/11/09

Để chào thi sĩ Bùi Chát

Bùi Chát là người thi sĩ nhất trong số các thi sĩ của Mở Miệng (nói điều này tôi thấy không cần phải kèm theo lời xin lỗi các thành viên khác). Bài thơ một vần (One-rhyme Poems, bản tiếng Anh của Lê Đình Nhất-Lang) là tác phẩm riêng thứ sáu của Bùi Chát kể từ năm 2003. Tác phẩm lần này vẫn do Giấy Vụn Publishing House ấn hành, một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng. Dường như Bùi Chát và Giấy Vụn làm được một điều cực kỳ khó trong in sách: chỉ in những gì thật đẹp. Hớt váng chứ không hớt bùn, chỉ hớt váng chứ không tranh thủ hớt tí bùn kèm theo.
Blog NL

Note: Liệu cú này, là để phản ứng, phản bác, phản biện "cái gọi là" văn chương vô hại?
NQT
Ngay cả cái sự chào mừng "thái quá" Nobel 2009, Người được giải Nobel Văn chương 2009 trên báo chí Việt Nam, là cũng nằm trong cùng một dòng, chăng?
Để nhắc nhở, Tin Văn là nơi đầu tiên nhắc đến những DTH và NHT. (1)
(1)

Đọc những bài điểm tác phẩm của Muller, một Mít ta sẽ cảm thấy, DTH được Nobel năm nay.
Như Kadare được Booker mà nghĩ là NHT được!

Đỗ Quốc Anh said...

Đang đợi bạn Nhị Linh bình luận giải Nobel Văn học. Nghe đài địch diễn tả thì có điểm chung với Dương Thu Hương?

Có vẻ như, để phản [biện] bác thứ văn học vô hại ở trong nước, thì có hai cách:
1. Làm thơ trí tuệ, là thứ “của hiếm” ở trong xã hội không có thơ đó.
2. Làm thơ rác, thứ ê hề, cũng ở trong xã hội không có thơ. Đó.
Cách thứ nhất, thì phải ra ngoài này, thì mới có cơ may để làm, mà cũng không có dễ đâu.
[Nói thêm, thơ rác vẫn là thơ. Do chưa đọc, nên chưa có ý kiến gì về nhà thơ Bùi Chát và tác phẩm mới này. Qua một số bài trích trên talawas, và trên blog Nhị Linh, thì, thú thực, có một cái gì thiếu ở trong đó. Có thể cái thiếu, chính là... thơ?]

*
Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!

*

TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, 2005, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".
Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về ông, trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS sẽ cống hiến các bạn dưới đây.
Tin Văn Cũ


Cái sự hồ hởi với Nobel 2009, "của người", cho thấy, có thể đây là đòn "cách sơn đả ngưu" của Mít ta, chăng?
Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển không cho DTH Nobel, và nếu cho, cũng chẳng dám bốc thơm, thì đành "xoa... đầu" bà Muller, vậy!


Ấm ức từ lâu về sự ác của con người, ăn đủ con vật, không tha cả côn trùng, trong đó có dế mèn, cà cuống, bọ xít, bọ nẹt, bọ cạp, bọ hung, đều bị lên đĩa, từ rán giòn đến chiên bơ, tẩm bột, tôi kể với nhà văn. Tưởng ông thương lũ dế - nhân vật cuộc đời, ngờ đâu nhà văn tai thính nói luôn: “Biết rồi, biết từ lâu chuyện dế nuôi làm đồ nhậu. Tôi cũng đã ăn dế chiên giòn ở Ngã Tư Sở, được mời. Gặp một tỷ phú nuôi dế Củ Chi, anh ta bảo: 'Cháu thành tỷ phú là nhờ dế mèn đấy, ông Dế Mèn ạ. Người ta ăn nhiều vì ngon, lành, lại chống béo'”. Ông cười an nhiên nói thêm: “Còn châu chấu tôm bay, bị ăn từ lâu lắm rồi đấy”.
Vi Thuỳ Linh trò chuyện với Tô Hoài

Note: Liệu có thể coi, đây, Tô Hoài, là một ấn bản khác, của Kurtz, trong Trái Tim Của Bóng Đen, của NHT, trong Không Có Vua, thí dụ?
Tại sao không?

Ba Người Khác sợ còn bảnh hơn Không Có Vua.
Bởi vì so với NHT, thì Tô Hoài khác hẳn: Ông chính là nhân vật của ông.
Ông là một, trong Ba Người Khác.


Đến từ đâu
Nồng, tanh. Hoa sữa
Nào phải ai cũng đều được biết

Trông thấy dáng cây từ xa, tôi thiệt sự muốn chết
Hoa sữa gợi nỗi đau chuyện bị chèn ép
Chúng cướp dưỡng khí, dường cô lập tôi giữa rừng người 

Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa. Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị

Đã quen với việc hiện diện của chúng
Người ta có thể dễ chấp nhận. Trên mảnh đất này
Một kiểu chánh trị đậm mùi. Hoa sữa

[Hoa Sữa]

Bài "Hiện thực xã hội chủ nghĩa" kết lại cả tập:

Anh chị em hãy nhớ
Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
Không phải để cân nhắc
Im lặng
Rồi quay đầu
Chúng ta ở đây để sống
Để thể hiện bổn tánh chúng ta

Đâu nhất thiết phải quan tâm
Nhắc nhở lời đe dọa
Bởi, với chúng ta
Sợ hãi - không bao giờ là mục đích

Trích từ Blog Nhị Linh

Hai bài thơ trên, thực sự mà nói, vẫn chỉ là phản ứng mang tính chính trị, khẩu hiệu, trước đương thời, đương trị.
Bùi Chát ghét chế độ, nên ghét lây hoa sữa.
Vẫn thứ thơ tình cảm.
Hãy thử so chúng, với, thí dụ, những câu thơ của Đỗ Quang Nghĩa, cũng viết về miền đất hoa sữa:

  Cả đến Chúa Trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò. 

05.2009  

*. 

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.

01.06.2009

Có thể nhiều người nghĩ Bùi Chát của Bài thơ một vần khác lạ so với trước đây là vì lần này không thấy ở đâu một Bùi Chát bông đùa. Tôi lại nghĩ đây là lần để Bùi Chát nói rằng: thi sĩ chưa bao giờ bông đùa cả.
NL
Đúng. Với tập thơ này, qua những bài trên cho thấy, BC không bông đùa.
Nhưng chỉ "không bông đùa", không thôi, đâu có "đủ", để được coi là... thi sĩ?

Thấy hoa sữa, còn đỡ, chứ nếu thấy "cơm nguội vàng", thì còn thấy đói bỏ mẹ! NQT
*
Cái thiếu nhất, trong thơ Bùi Chát, theo Gấu, là những chi tiết thơ, hay nói mẹ ra ở đây, hình ảnh thơ.
Gấu này, rất mê câu của Borges, "Thơ là để trao cho thi sĩ", và với thi sĩ, chỉ cần một câu thơ thôi, là đủ trình diện với đời rồi.
Gấu lấy thí dụ, chỉ một câu thơ thôi.
Nguyễn Lương Vỵ, khi Cánh Đồng Bất Tận đang trên đỉnh cao của âm thanh và sự giận dữ, hạ một câu:
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao (1)
Một câu thơ đó, đủ ôm hết cõi văn Nguyễn Ngọc Tư.
Bùi Chát Bùi Chiếc, Lý Đợi Lý Điếc, làm sao có, chỉ một câu thơ, để trình diện với đời ?
Tàn nhẫn đấy, nhưng đó là sự thật.
Còn nhiều ông nữa, cứ nói đến thơ, hay cứ làm thơ, là lên cái điệu trịnh trọng, mặt đăm đăm, lỡ có ai đụng đến thơ của ông ta, là có chuyện.
Không biết bông đùa, thì lại càng khó làm thơ, viết văn!
(1)

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 

Gửi Nguyễn Ngọc Tư 

Bất tận những chân trời nín gió
Đất nằm nghiêng ôm tiếng vịt kêu chiều
Trời thấp xuống. Cánh đồng trăng chín đỏ
Có quầng nâu xâu con mắt buồn thiu

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao
Xé cái lạnh đồng không mông quá quạnh
Khói ma lấp mù sông quan với gánh
Quàng với xiêng khiêng cái kiếp con người

Bất tận những chân trời líu lưỡi
Đất đùn lên tiếng cỏ xót chân ai
Trời chồm hổm. Tiếng khua mùa nước nổi
Bến không bờ Ơ-Ú-Ớ-Ù-Ơ!!!

Gọi mênh mông trên cánh đồng bất tận
Gọi người đi chẳng có chốn quay về
Gọi trời thấp đất cao chào một bận
Lục bình trôi lục bát chảy trên vai

Bất tận những chân trời nở máu
Đất làm thinh ôm tiếng bậu chát chua
Trời rách mắt. Ngõ đêm sâu mất dấu
Bớ không bền Ơ-Ú-Ớ-Ù-Ơ!!!

10/2005

Câu thơ của NLV làm Gấu nhớ tới lời nhạc của TCS, "Tình khâu môi cười", mà, mỗi lần nghe, là mỗi lần  nhớ BHD.
Sướng thế!



Đọc bài viết, rồi đọc còm của Bùi Văn Phú, thì có vẻ như vấn đề thật rõ ràng, ấy là nói về sự băng hoại ở trong nước.
Không phải như vậy.
Cái sự băng hoại của Mít ta, nó có một cái nguồn xa xôi hơn nhiều, có thể nói, từ tội tổ tông của dân Mít mà ra!
Và thật vô phương cứu chữa!
Nó đã có một cơ may thoát ra được, là cái ngày 30 Tháng Tư, nhưng do tội nặng quá, thành ra càng khốn nạn thêm.
Thảm thế.
Từ từ Gấu sẽ trình bầy rõ ra thêm.
*
Để có một ý niệm sơ sơ, về những gì Gấu sắp sửa trình bầy, liên quan tới Chúa và Quỉ đổi chỗ cho nhau [Cứu Tinh biến thành Kẻ Cướp], và từ đó đưa đến kết luận, “hết thuốc chữa”, xin mời quí bạn thưởng thức chương “Những Con Quỉ”, trong cuốn viết về cuộc đời của Solz. của D.M. Thomas: Solz: Thế kỷ ở trong ta


Tribute to PCL & VHNT
Thông báo của Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng
Sau 9 năm hoạt động trên internet (1995 - 2004), VHNT quyết định đình bản vì nhiều khó khăn trong việc điều hành và biên tập trong năm vừa qua. Thành thật cám ơn sự ủng hộ của bạn đọc, các thân hữu cộng tác trong thời gian qua.
Trân trọng
Nguồn


[Nếu bạn nhìn vô cặp mắt xanh của xừ luỷ]

Hilary Mantel has scooped the Booker with her great historical work on Thomas Cromwell.
Here, she talks fame, politics and personal pain with Bryan Appleyard

“Accuracy is very important to me. I don’t believe there’s a better story than the facts as they unfolded, and I think it’s up to the novelist to shape the drama around those facts, not to shape the facts around the drama. “
"The problem occurs when there are gaps in the story, as there are with Cromwell. I think it’s the reason there are no good biographies of Cromwell, because at a certain point, the biographer has to admit it is speculation. That becomes a weakness, and it doesn’t look like weakness in a novel. I will apply my imagination and see how, psychologically, this might all fit together. The novelist goes on working where the biographer has to stop.”

Kỷ niệm, kỷ niệm

Re: Hi
Sunday, October 11, 2009
I am fine. Tks…
Vui thấy anh Trụ vẫn ra sức ... đọc và viết
K

Vẫn ra sức?
Độc thiệt!
Đọc và viết, thôi, sao?
Còn... trả đòn nữa chứ!
Tks, anyway!
NQT
*
Gấu Cái, đọc cái mail của bà ngoại O. [Bác gái nói đúng đó – bác chịu khó viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với], và cái này, của K, phán, bây giờ, mi rảnh rồi, và coi tình hình sức khoẻ của mi, ta nghĩ, mi dư sức, và dư thì giờ, viết, ít lắm là ba cuốn "tửu thiết".
Gấu cũng có ý đó. Mỗi cuốn chừng 100 -150 trang.
Một thứ truyện vừa.
Cuốn thứ nhất, viết về quãng đời hạnh phúc ở địa ngục Đỗ Hòa, một nông trường cải tạo tại Nhà Bè, thuộc Bộ Thương Binh Xã Hội của VC.
Cuốn thứ nhì, o bế, sửa chữa, hoàn tất tác phẩm Gấu Nhà Văn.
Hãy thế!

*

Cuốn trên, cũng thật ly kỳ, với riêng Gấu. Mới ra ngoài này, vừa đi làm một anh bán bảo hiểm nhân thọ, là Gấu tậu nó rồi, bản bìa cứng. Thế rồi dọn nhà, bỏ luôn. Lần mua sau, là bản trên, mới thấy nó, trong lúc “lại” dọn nhà!
Đọc lại, thấy bùi ngùi, tệ!
Nhân tiện, post và dịch bài về ông M.S. Swaminathan: Bản đồ đói trùng với bản đồ ý thức hệ dởm


Hi Thiên Thai 1 2

Bài số 1, của Gấu
Bài số 2, của Quỳnh Dao, đăng trên Người Việt.

Theo Gấu, PD không thể nào với tới VC [Văn Cao, hay VC thì cũng được].
Lý do, Văn Cao ở lại, còn PD bỏ chạy, rồi lại quay về.
Lý do, nữa, Văn Cao đóng hai vai, vừa là nhạc sĩ thi sĩ, vừa là đao phủ, theo nghĩa Kundera phán, Cách Mạng Nga cần cả hai ông, một thi sĩ Maia, một Trùm Mật Vụ Dzherzhinsky.
PD không làm được cả hai: Chưa phải là thi sĩ, và chưa từng là đao phủ.
Làm thịt gái thì giỏi nhưng làm thịt người thì không thể!


NHQ Blog VOA
Nhà đại phê bình, viết một bài thật công phu, lôi hết từ điển này từ điển nọ ra, để tỏ ra là mình uyên bác, chỉ để gài một câu chửi xỏ xiên thằng cha Gấu, thì thật...  chó quá. Ông làm nhục không phải chỉ mình ông, với cái tít 'lại' [lại bị đuổi ra khỏi nước], mà còn làm nhục chính bài viết thật công phu của ông.
Chán thiệt.
Đây là đòn "gậy ông đập lưng ông", nức tiếng giang hồ của dòng họ Mộ Dung đất Cô Tô.
Hay ông cũng là một hậu duệ của Mộ Dung Công Tử?
Nhiệm vụ của nhà phê bình: Ông muốn độc giả đọc, bài viết công phu, hay câu chửi xỏ của ông?
Bởi vì một độc giả, nếu tấm tắc với bài phê bình, biên khảo công phu, thì phải tởm câu chửi xỏ; và ngược lại.
Căng thật!