|
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
100 năm
ngày sinh
của Simone Weil
L'autre Simone
Trang
Simone Weil
Bad Friday
Đọc
& Dịch Weil
«La
pureté est le pouvoir de
contempler la souillure»:
Làm sao ai có
đủ trong trắng để ngắm cho được tham nhũng soi mòn, chỉ có trẻ con mới
làm được
mà trẻ con thì có tiếng nói gì đâu!
"Thiên Sứ" của Sến Cô Nương, là từ nguồn này.
« Il y
a alliance naturelle
entre la vérité et le malheur, parce que l'une et l'autre sont des
suppliants
muets, éternellement condamnés à demeurer sans voix devant nous."
Siomone Weil
“Có một sự đồng thuận
tự nhiên
giữa chân lý và bất hạnh, bởi vì cái này cái kia đều là những van xin
câm nín,
ngàn đời bị kết án phải lặng thinh trước chúng ta.”
Để chứng minh, bà
trình bầy câu
chuyện cổ của Grimm, dưới đây.
Sự câm lặng.
Chuyện xưa, một ông vua giấu
sáu cậu con trai và một cô con gái vào trong rừng, vì bà vợ sau của ông
vốn là
một mụ phù thuỷ. Tuy nhiên bà phù thuỷ cũng tìm ra sáu đứa nhỏ, và ném
lên mình
chúng sáu chiếc áo sơ mi bằng lụa đã được phù phép, biến chúng thành
sáu con
thiên nga. Bà không biết sáu anh em còn một cô em gái.
Cô bé đi tìm anh. May mắn làm
sao, cô gặp được, bởi vì mỗi ngày họ có mười lăm phút trở lại dạng
người. Khi
từ giã, cô được mấy người anh cho biết: mấy người anh chỉ có trở lại
làm người,
khi cô ném lên mình họ sáu chiếc áo, do chính tay cô đan trong sáu năm,
bằng
một thứ cỏ gai.
Trong sáu năm ròng rã đó, cô
không được cười, không được nói.
Cô bắt tay ngay vào việc.
Rồi một ngày đẹp trời, một
ông vua ghé qua, và nhận ra một nhan sắc. Hỏi thế nào cũng không nói.
Nhưng
điều này không làm ông vua đổi ý, khi quyết định cưới cô làm vợ. Và họ
có được
một đứa con trai. Bà mẹ sai người bắt đứa bé, vu cho cô làm chết nó.
Đối lại
những lời cáo buộc, chỉ là sự câm lặng. Đứa bé thứ nhì, thứ ba, cũng
vậy. Cô
lặng câm, cặm cụi cúi xuống manh áo đang đan. Ông vua, dù lúc nào cũng
thương
vợ, nhưng đành phải kết tội chết. Ngày cô lên giàn hỏa cũng là ngày
cuối
cùng
của thời hạn nghiệt ngã. Khi sáu con thiên nga xuất hiện, cô ném sáu
chiếc áo
lên mình chúng và lời nguyền hết linh. Cậu út, vì chiếc áo chưa kịp đan
xong,
vẫn lủng lẳng một cánh thiên nga.
Trên đây là tóm tắt một chuyện
cổ (conte) của Grimm [Jakob Ludwig Karl 1785-1863, người Đức, cùng với
người
anh là tác giả Những Chuyện Thần Tiên (Fairy Tales, 1812-14) dựa theo
chuyện kể
dân gian].
Và sau đây là tóm tắt chú
giải của Simone Weil.
Bà cho rằng, trong những tư
tưởng tuyệt vời của Platon, có những tư tưởng ông kiếm được, nhờ suy
nghiệm về
những huyền thoại. Bà tin rằng, những huyền thoại của chúng ta cũng có
những tư
tưởng đẹp. Và bà đã thử chọn lựa một cách thật tình cờ, chuyện sáu con
thiên
nga của Grimm, sau khi cẩn trọng người đọc: sẽ là thực những gì tôi sẽ
nói.
Chúng ta phải để ý tới cái
thời điểm mà người em gái ném lên mình những con thiên nga những chiếc
áo cỏ.
Bằng một cú ném áo, họ đã bị trù yếm; cũng bằng một cú ném áo như vậy,
họ được
giải thoát. Họ bị biến dạng đâu phải do lỗi của họ, và họ trở lại làm
người, là
do lòng yêu thương của cô em. Nếu họ bị biến dạng do những lỗi lầm mà
họ đã
phạm, có thể họ sẽ phải trải qua đau khổ, rồi mới được trở lại làm
người.
Trong
câu chuyện, họ nhận điều xấu cũng như điều tốt, là từ bên ngoài. Câu
chuyện sẽ
khác hẳn, nếu cô em gái đi tìm một thứ dược thảo thần kỳ. Như vậy dược
thảo cứu
họ, chứ không phải cô em. Chúng ta tưởng rằng những chiếc áo cỏ đã giải
thoát
họ, không phải vậy. Chính cô em gái, bằng khổ nạn mà cô đã tự ôm lấy:
cặm cụi
đan áo cỏ trong sáu năm, không được cười, không được nói. Sự câm lặng
phá huỷ
lời nguyền, làm cho nó trở nên vô hiệu.
Im lặng. Không nói. Không
cười. Trong sáu năm ròng rã. Ở đây, sự câm nín, nhẫn nhục trinh nguyên
đã tác
động. Tình yêu của ông vua, những lời buộc tội của bà mẹ chỉ làm tăng
thêm thử
thách. Phải cực kỳ khó khăn, cực kỳ khổ nạn, sự cứu rỗi mới rạng rỡ,
đức hạnh
mới bật ra. Cỏ gai đâu phải để đan áo! Ngay cả hành động đan áo cũng
chỉ có một
giá trị biểu tượng, chính hành động “không hành động” (không nói không
cười),
hay dùng từ của Simone Weil, chính cái gọi là hư vô của hành động (le
néant
d’action) mang trong nó, đức hạnh. Và theo bà, tư tưởng này đã tới được
chốn
sâu thẳm nhất của tư tưởng đông phương.
Bài học từ câu chuyện Grimm,
sự câm lặng, bàng bạc trong tác phẩm của Weil, từ những năm chiến
tranh. Thí dụ
như trong Cahier VI: “Chủ đề về sự thơ ngây vô tội tự nguyện không
chống trả.
Những con thiên nga.” Và vào những giây phút cuối cùng của đời mình,
trong “sổ
tay ở Luân Đôn”, bà hình như tự đồng nhất với nữ nhân vật ở trong câu
chuyện cổ
tích: “Sự câm lặng của cô gái nhỏ trong Grimm [nhờ vậy] mà cứu được
những người
anh… Sự câm lặng của Đấng Ky Tô. Một thứ thỏa uớc thiêng liêng, một hợp
đồng
của Thượng Đế với chính Người, từ đó, thế gian bị kết án: chỉ tới được
sự thực
bằng [hành động] câm lặng.”
Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ
những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người
Cali, nhưng
đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những
đêm không
ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã
từng
sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn,
để phản
đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni
những
ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi…
biểu tình!
Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu
tình. Có anh
bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam
cũng như khi đã chạy qua Cali
sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số
những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói,
không cười.
Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
Và tôi hiểu ra một điều: đây
là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên
niên kỷ,
cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
Và tôi tự hỏi, phải chăng
những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu
tiên’, của
một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”?
*
Nếu Hannah Arendt
được nhiều người biết đến với cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn
trị,
Simone Weil ít được nhắc tới như là một nhà phê bình Mác Xít. Một số
bài viết
của Bà, sau được in chung thành một chương trong Toàn Tập Simone Weil,
Những
chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ.
Bà mô phỏng... Bác
Hồ - khi viết Tuyên ngôn Độc lập cho dân Mít chúng ta, bằng cách mô
phỏng Tuyên
ngôn Nhân quyền của Mẽo - khi viết:
"Không ai có
quyền ngăn cấm chúng ta không được sáng suốt."
"Sự thực đối
với chúng ta quí hơn Marx". Nếu chúng ta phải trích dẫn Marx, thì cũng
phải có gan vượt Marx.
Chủ nghĩa máy móc,
kể từ Marx, đã đè nặng lên công nhân, biến họ, từ bị bóc lột qua bị đàn
áp
[oppression].
Nhưng ghê gớm
nhất, là lời phán rất ư là phách lối, rất ư là chọc quê đám Mác xịt:
Chủ nghĩa Mác xít
là biểu hiện tinh thần cao nhất của xã hội trưởng giả.
[Le Marxisme est
la plus haute expression spirituelle de la société bourgoise]
Mặc dù phạng Mác
xịt tơi bời như vậy, Bà vẫn được đám tả phái coi như là một phê bình
gia Mác
xít, chính vì thế mà tờ báo của đám sinh viên xã hội "Essais et
Combats" đã đề nghị bà trả lời câu hỏi, "Có nên nhìn lại chủ nghĩa
Mác", [Faut-il reviser le Marxisme?], và đó là nguồn cơn đưa tới một số
bài viết, thí dụ, "Về những nghịch lý của chủ nghĩa Mác". Chẳng cần
phải đợi những biến cố lịch sử liền sau đó, xác định chuyện phải tới sẽ
tới,
những nghịch lý này nằm ngay trong tim trong hồn trong não của chính
cái gọi là
chủ nghĩa Cộng sản, như lời giới thiệu trong Toàn Tập Simone Weil:
"Elles
sont évidentes au sein de la doctrine elle-même, entre l'analyse de la
société
et les conclusions, élaborées par Marx avant la mise au point de la
méthode,
laquelle apparait comme un intrusment pour prédire un avenir conforme à
ses
voeux...", [Những nghịch lý thì hiển nhiên ở ngay trong lòng của chính
lý thuyết
Mác xít, giữa nghiên cứu xã hội và những kết luận, chúng được Marx miêu
tả
trước khi đặt để phương pháp, và phương pháp thì được coi như là một
dụng cụ nhằm
tiên đoán một tương lai phù hợp với những ước muốn".]
Đây là tình trạng
đặt con trâu trước cái cầy, như Simone Weil chỉ trích, trong bài viết.
Người đẹp
thành
Troie
Trận đánh mở ra lịch sử văn học
Tây Phương có thể coi là trận đánh
thành Troie, mà nguyên nhân của nó, là một mỹ nhân. Nhưng như Simone
Weil chỉ
ra, đó chỉ là cái cớ, để ăn cướp.
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ
của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng
khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ
làm
người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước,
[đó là]
bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ
để che
giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt,
là, làm
sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái
khổ, cái
đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
Thảm như thế đấy.
Bài viết L'Iliade hay là
Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le
poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41,
lần đầu
tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và
Tháng
Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết
lịch sử
và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ
La Nouvelle Revue Francaise. Tay
chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút
ngắn bài
viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn
những
trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn
toàn
mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản
hùng ca,
và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.
Nhân vật thực sự, chủ đề thực
sự, trung tâm của Iliade, là
sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con
người, thành một vật, une chose. Khi nó
phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng
nghĩa đen
của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng
còn ai,
[il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng
thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y
chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo
đất,
chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs
furent
d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến
con người thành một vật, đúng là
lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong
Troie,
không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène
khi đó
ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một
điều, Sài
Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce
coir-là,
les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni
les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le
plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le
bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis
les Achéens.
Thế
là chúng muốn tất cả. Tất
cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc
nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu
đài,
tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả
những phụ nữ
trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác
chết...
Mô phỏng Simone Weil
*
Theo René Thom, giải thưởng
Toán Field, [tương đương Nobel], sở dĩ
dân Hy Lạp giỏi đo đạc, là nhờ con sông Nil, mỗi mùa nước dâng, xóa hết
bờ
ruộng, và khi nước rút, phải đo đạc, chia chác lại, nhân đó mà giỏi môn
hình
học.
Như thế, sức mạnh Bắc Kỳ, là
cũng nhờ sông Hồng mà có.
Sự thành lập con đê chống lũ,
tạo thành nền văn minh sông Hồng,
cũng là dấu hiệu báo tử đầu tiên của nó.
Hôm
nay, nhân loại nói chung
một tiếng nói
Trên tờ Thế giới ngoại giao, số
có bài tẩy não tự do, vô tư, mà
mấy bạn hiền Diễn Đàn khoái quá chôm liền, còn một trích đoạn cuộc song
đấu
giữa hai tay Chomsky và Foucault. Bữa trước Gấu đã chôm một câu của
Foucault,
người ta gây chiến để thắng, chứ đếch cần có lý hay không có lý, và đi
một
đường Mao Tôn Cương, về cuộc chiến vừa ăn cướp vừa la làng của VC. Bữa
nay, đọc
lại, thấy một câu nữa của tay này, cũng thú lắm:
Foucault: Khi mấy anh vô sản
cướp được chính quyển, mấy anh đó sẽ
chơi mấy giai cấp khác những đòn dã man, tàn nhẫn.... cái này thì dễ
hiểu rồi,
nhưng giả sử, mấy anh đó lại chơi chính giai cấp vô sản những đòn thù,
thế là
thế lào?
Theo tôi, [Foucault], chỉ có
thể cắt nghĩa: Chuyện đó chỉ có thể
xẩy ra khi, cái đám thắng thế đó, đếch phải là giai cấp vô sản, mà là
một giai
cấp ở ngoài nó, ở trên đầu nó, hoặc một nhóm ở bên trong nó, hay một
chế độ thư
lại Bắc Bộ Phủ thí dụ vậy, hay là đám còn lại của giai cấp tiểu tư sản,
tiểu
trưởng giả.
Blog Tin Văn
Ngày xưa, nước tiểu
Truyện ngắn "thần sầu" của Thảo Trường
Note: Quả là thần sầu.
Một lần Gấu nhận được mail của độc giả Tin Văn. Nữ độc giả. Bà kể
chuyện mải đọc TT, để cháy tiêu cả một nồi cá kho.
*
34 năm sau 30 tháng Tư 1975, BBC giới thiệu
nhà văn sĩ quan Ngụy, tù cải tạo 17 năm:
Thảo Trường
Những miểng vụn của tiểu
thuyết
Lê Hải
BBCVietnamese.com
Trong
truyện của Thảo
Trường "sự thật chiếm 99% , hư cấu cũng chiếm 99%"
Viết
để biến ký ức
thành văn bản lịch sử, đó là giải thích của nhà văn Thảo
Trường
với BBC nhân sự kiện xuất bản và giới thiệu tuyển tập truyện
ngắn:
Những miểng vụn của tiểu thuyết.
Tại
vì đó thực sự là
những "miểng vụn" từ một quyển "tiểu thuyết" mà
ông ấp ủ từ những ngày sống trong những trại cải tạo, hết
Hoàng
Liên Sơn về đến Hàm Tân, Xuyên Mộc
Từng
đoạn nhỏ thỉnh
thoảng vẫn xuất hiện trên những tờ báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ,
những
câu chuyện về một con hẻm ở nước Mỹ, về cuộc sống của một
gia đình
người Việt, về những chuyến đi chơi vẫn còn bị quá khứ ám
ảnh.
Trong
những truyện ngắn
mà "sự thật chiếm 99%, hư cấu cũng chiếm 99%" - như nhà văn
trả lời trong một cuộc phỏng vấn - có những câu chuyện đau
thương hãi
hùng đến mức cứ như phim kinh dị, kể về cuộc sống trong tù
tại Việt
Nam.
Con
người thật của nhà
văn Thảo Trường là thiếu tá VNCH Trần Duy Hinh, từ pháo binh
chuyển
lên (1) an ninh quân đội, rồi bị giam 17 năm qua 18 nơi khác nhau
cho đến
ngày được thả và sang Mỹ đoàn tụ gia đình theo chương trình
IMMI.
Truyện
của Thảo Trường
luôn là mối trăn trở khắc khoải về sự sống, từ những sinh
linh được
đầu thai lét lút giữa các phạm nhân qua rào kẽm gai bị cào
rách da
thịt, cho đến đứa con không rõ tương lai giữa một người vợ góa
VNCH
và một thương binh từ quân đội miền Bắc, hay đứa bé trong nôi
theo mẹ
đi biểu tình chống "Việt Cộng treo hình cắm cờ" trên phố
Bolsa.
Cuộc
chiến đã kết thúc
gần 35 năm qua vẫn tiếp tục hiện hữu trong các mạch truyện,
cũng như
nếp sống trong tù đã hằn sâu vào tâm thức và cuộc sống sau
này trên
đất Mỹ.
Tác
phẩm của Thảo Trường
được (2) báo Người Việt xuất bản.
"Thoát
khỏi nhà tù
xã hội chủ nghĩa, lưu vong sang Mỹ lại sa vào một nhà tù
khác tinh
vi hơn", một nhân vật phát biểu trong truyện của Thảo
Trường.
Gia
đình nước Mỹ
Hay
một nhân vật khác kết
thúc bài mô tả con hẻm mình đang sống, nghề cắt cỏ, chuyện
thuê nhà,
cuộc sống của các sắc dân khác nhau trong một khu lao động ở
Mỹ bằng
những suy nghĩ đầy tác phong quân sự.
"Ở đây
mà ... tụi nó
'chốt' ngoài đầu ngõ thì hết đường thoát".
Nhưng
có vẻ dần theo thời
gian, các nhân vật của Thảo Trường cũng bắt đầu hội nhập với
xã
hội nước Mỹ, như trong truyện ngắn Trong Bếp.
Trong
một gia đình nọ,
người con trai muốn giúp mẹ chăm sóc cha mình nên thuê ông bố
làm nhân
viên quản lý.
"Từ
đó anh ta bắt bố
mỗi ngày phải đi theo anh ta đến hãng rửa xe, từ sáng sớm đến
tối
mịt mới về, tuần lễ sáu ngày".
Và
người con này trả bố
"theo đúng luật lao động Mỹ, 5.75 đồng/giờ là mức lương tối
thiểu, nhưng phải làm đúng công việc mình nghĩa là Bố không
được làm
cái gì cả".
Người
bố cũng rất quan
tâm chăm sóc cho con mình, nên "tìm
ra một tiệm cơm gần sở làm,
giá rất rẻ, một tô cơm-to-go chỉ có 2.59".
"Ông
lão khoái lắm,
trưa nào cũng sang mua hai tô mang về, bố một tô, con một tô,
nhưng anh
con trai sang Mỹ từ nhỏ nên lâu lâu bắt nó ăn tô cơm với rau xào
thì
được, chứ còn ngày nào bố cũng săn sóc thì ngắc ngư nuốt
không vô"."Nhưng
vì thương bố nên không dám nói".
Cho nên:
"Ông
cụ kể chuyện cho
tôi nghe, tôi có cảm tưởng trước sau gì rồi 'thằng chủ' nó
cũng phải
đuổi 'ông thợ' này thôi, bởi con tôi gầy tọp đi trông thấy".
Tuyển
tập Những Miểng
Vụn của Tiểu Thuyết do Người Việt xuất bản. Nhà văn Thảo
Trường cho
biết đang còn năm bản thảo tiểu thuyết chưa in.
(1)
"Chuyển qua", không phải
"chuyển lên".
(2) "Do", không phải "được". NQT
Trân
trọng giới thiệu
Giá 25 US
Xin hỏi các tiệm sách nơi bạn cư ngụ
*
... Cho tới năm 1975 tội lớn nhất của Cộng Sản, là thắng trận
và chiến công lớn nhất của Cộng Hòa là thua trận!
... Phải luôn luôn nhớ rằng, hãy quên đi tất cả...
30.4.2009
Một số tiết lộ về cuộc chiến
từ tài liệu CIA
Greene viết Người Mỹ Trầm Lặng, là cũng từ nguồn
này, qua lần gặp gỡ
một anh Xịa, khi đi thăm Le Roy, trên đường trở về Sài Gòn. (1)
(1)
Giấc mơ lớn của Mẽo,
từ đó,
cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng bật ra, khi Greene,
trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám
Bến
Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways
of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp
tùng Le Roy, tham
quan vương quốc sông rạch,
trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du
thuyền,
thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa
nhạc, và
những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh
tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là
CIA, [an
American attached to an economic aid mission - the members were assumed
by the
French, probably correctly, to belong to the CIA]. Không giống
Pyle,
thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét,
suốt trên
đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực
lượng thứ
ba ở Việt Nam.
Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với
giấc mộng
lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã
từng,
tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York
Harding
– cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây
thơ,
nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một
nhà lãnh
đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible,
purely
nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân
Việt Nam,
và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS."
Greene rất chắc chắn, về nguồn của
Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực
lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những
nhân
vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of escape
*
The Quiet American by Graham
Greene
Ostensibly
it is about the
eponymous quiet American – a naive and idealistic CIA agent in Saigon during the French colonial war of the
50s. But
what lingers is the relationship between the world-weary newspaper
correspondent, Fowler, and his beautiful girl Phuong. Greene perfectly
skewers
the superfluity of western notions of love that invariably inform such
situations. Undermining the idyll is the mercenary elder sister,
painfully
aware of the need to use Phuong's beauty to secure a provider for the
family
while her beauty still has currency.
Cuốn
Người Mỹ trầm lặng được một tay trên tờ Guardian coi là Top Ten, trong
số 10 câu chuyện xa xứ, trong có cả cuốn Hãy nói lên hồi ức của Nabokov.
Cái cách đọc Người Mỹ Trầm Lặng của
tay này mới thật là đểu: Undermining the
idyll is the mercenary elder sister, painfully
aware of the need to use Phuong's beauty to secure a provider for the
family
while her beauty still has currency.
Cuộc chiến đã qua
mấy chục năm. Đã có thêm một số dữ kiện, và cùng với nó, một số vấn đề
mới được
đặt ra.
Thí dụ, vụ Maddox, hoàn toàn là do Mẽo phịa ra, để có cớ dội bom Miền
Bắc,
không phải để leo thang chiến tranh, nhưng mà là để chấm dứt nó. Không
có dội
bom Bắc Việt, là không thể nào thúc vô đít mấy đồng chí Bắc Bộ Phủ, bắt
ngồi vô
bàn hội nghị.
Mẽo tìm mọi cách để rút ra, và Maddox là cách của họ.
Cũng thế, VC cũng có cách của họ, để nhử Mỹ vô.
Gấu thực sự tin rằng, chính Bắc Việt tìm đủ mọi cách để nhử Mỹ vô Miền
Nam Việt Nam.
Cái sự kiện,"có 'thằng' vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh thì
phải đánh lại chứ?", là do Bắc Việt gây ra, ngư ông hưởng lợi đủ đường
là
vậy.
Và cái cú nhử Mỹ vô, là phịa ra vụ đầu độc tù VC trong nhà tù Phú Lợi.
Đầu độc tù, rồi la lên, mới có cớ thành lập MTGP, coi đây là nội bộ
Miền Nam.
Mẽo sợ mất
Miền Nam,
đang chỉ có mấy anh cố vấn quèn, bèn đưa thêm quân vô, thế là Miền Bắc
có cớ,
động viên cả nước, phát động cuộc chiến thần thánh, muôn đời có một.
Cứ giả thử có đầu độc tù, thì cũng vẫn do VC tạo ra. Chết vài ba đồng
chí mà
nhử được Mẽo vô, rồi phát động cuộc chiến "thống nhất đất nước", thực
hiện giấc mơ muôn đời của Miền Bắc, còn gì sướng hơn!
Cuộc chiến Việt Nam
bắt buộc phải xẩy ra, theo cả hai nghĩa, tốt nhất và khốn nạn nhất, là
như vậy!
Có thể, Miền Bắc chỉ nghĩ ra cái vụ Phú Lợi, sau khi biết, không có
hiệp
thương, theo như hiệp định Genève. Nhưng giả như có hiệp thương, thì
Miền Nam vẫn là
Miền Nam,
không bị biến thành Ngụy.
Miền Bắc phải cám ơn Mẽo, là vậy. Không có mày vô, là không có vụ ăn
cướp!
*
Nên nhớ, cái tâm ăn cướp là có thực, đừng nghĩ Gấu đổ tội oan.
Không phải tự nhiên mà Bùi Tín phán, chúng ông lấy sạch rồi, chúng mày
còn cái
gì mà đòi bàn giao. Tự trong thâm tâm của ông, bật ra câu này. Cũng
thế, là câu
phán của Võ Nguyên Giáp, đánh một trăm năm cũng phải đánh. Tự thâm tâm,
ông
biết, phải như vậy. Đây là cơ may ngàn đời có một. Đốt sạch Trường Sơn
cũng
phải đốt, là cũng theo nghĩa đó.
Người ta chê Giáp, tướng mà sao tàn nhẫn. Không, ông ta nói câu đó
không phải
với tư cách một ông tướng, mà là một tên Yankee mũi tẹt, có thể con
cháu của
một tay họ Trịnh nào đó!
Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng.
Hết hàng Miền Nam, thì biến cả thế giới thành bãi đánh hàng.
1975 trở thành Anus Mundi của nước Mít. (1)
Bởi vì, nỗi nhục này đâu chỉ Yankee mũi tẹt?
*
(1) Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ
tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có
nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra
định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi,
tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the
world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The
cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh
dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có
cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm
nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi
Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ,
là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo
nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái,
Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
1975: Năm Cái Ác Bắc
Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Thời của thánh thần
*
Vậy thì đã 50 năm rồi, ông
thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi tiếng của Adorno: "Không có thơ,
sau Auschwitz"?
-Với tôi, đó là thời điểm
quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].
[G. Steiner trả lời phỏng
vấn].
Thời điểm quyết định, tự
nhiên để nói ra, theo nhà thơ Milosz, là do một người Đức nào đó, viết
ra vào
năm 1942, tại Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, ông dùng lời của triết
gia
Emmanuel Levina, để giải thích: đó là năm [theo Levina, 1941], Ông Trời
[God]
"bỏ chạy" ["abandoned"], chúng ta.
34 năm sau Lò Cải Tạo, liệu 2009 là thời điểm quyết định để nói ra...
Nói ra cái gì?
Mẹ
không thuộc hết ca từ bài
hát mà sau này tôi mới biết có tên là “Tình ca của người mất trí”[25],
nhưng mẹ
kể mẹ đã khóc khi nghe lần đầu. Với tôi, ấn tượng đầu tiên là sao cô ấy
có
nhiều người yêu thế. Mà sao ai cũng chết. Những địa danh như Plei-me,
Đồng
Xoài, Chu-prong nghe xa lạ hơn cả Paris,
London.
Còn chiến khu D
thì tôi hình dung nó ở đâu đó xa hơn (đi) B. Mãi sau này tôi mới khóc.
Và luôn
nhớ mẹ mỗi khi nghe lại bản nhạc này.
Mưa Trịnh buồn. Gió Trịnh
buồn. Tình Trịnh buồn (”một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để
cuộc
tình chìm mau…” - “Tình nhớ”). Đời Trịnh càng buồn hơn. Cát bụi mệt
nhoài (”Cát
bụi”). Cánh chim bỏ rừng,… trái tim bỏ tình. (”Cho một người nằm
xuống”). Nhưng
với tôi, nhạc Trịnh là liều thuốc giải.
Hoài Phi [talawas]
*
Tác giả viết lăng nhăng, đủ
thứ nhạc đỏ, rồi thừa cơ, gài vô đoạn trên đây, có những câu:
Mẹ không thuộc hết ca từ
bài
hát mà sau này tôi mới biết có tên là “Tình ca của người mất trí”[25],
nhưng mẹ
kể mẹ đã khóc khi nghe lần đầu.
Với tôi, ấn tượng
đầu
tiên là
sao cô ấy có nhiều người yêu thế. Mà sao ai cũng chết. Những địa danh
như
Plei-me, Đồng Xoài, Chu-prong nghe xa lạ hơn cả Paris, London. Còn
chiến khu D thì tôi hình dung nó ở đâu đó xa hơn (đi) B. Mãi sau này
tôi mới
khóc. Và luôn nhớ mẹ mỗi khi nghe lại bản nhạc này.
*
Đây có
lẽ là bài ai điếu đầu
tiên dành cho Miền Nam
của một người Miền Bắc.
Mà sao
ai cũng chết?
Tưởng là viết lăng nhăng, đủ thứ nhạc đỏ, nhưng chính nó là đích danh
thủ phạm.
*
Đọc bài viết trên, Gấu nhớ câu của một anh Tầu, Lý Trác Ngô, hình như
vậy, bình Tây Sương Ký: Cái giống nhà văn thứ xịn, thứ thực, thứ
bảnh... có bao giờ thèm "hạ cố" viết văn đâu?
Gấu bèn nối đuôi: Có những người rất sợ viết văn, bởi vì viết ra là nổi
tiếng,và mất đi cuộc đời riêng tư của họ.
Bạn không tin? Đọc thiên hạ vinh danh Sebald: Dans
l'herbier de Sebald, les « nervures » du
passé
"Perhaps",
writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more
terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our
mnemonic
technique. We burn something into the mind so that it will remain in
the
memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ
tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật
tạo dấu ấn
của con người, Netzsche viết trong Genealogie der Moral: Chúng
ta đánh dấu trái tim của con chúng ta bằng
lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].
..
Weiss learned
in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of
whether he
himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the
answer to
the question in the course of his own study, as it becomes increasingly
clear to
him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the
same
species, so that he, the potential victim, must also range himself with
the
perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía
kẻ ăn
cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng
nghiên cứu
của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với
ông, là,
cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì
ông ta
sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng
cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.
*
Yankee mũi tẹt thì vưỡn muôn đời là Yankee mũi tẹt!
Cái sự kiện Gấu
gặp Faulkner, rồi những ngày đầu mới
tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm
một
câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần
trò
chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên,
ông bạn
lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm
thầy, tao
sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một
tên Yankee
mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc
Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng
của Gấu,
của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không
thể nào
nói tốt được cho nó.
Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc
nào cũng
tởm nước Đức, có thể như vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình,
trong
bài cảm tạ nước Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà
còn phát
cho nó một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong
thành
phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê
nhà, và
một tên lừa đảo.
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da
vàng làm
thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ không phải
thù
trong nước.
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu
nhân dân
trong nuớc.
W.G. Sebald:
Sự Hối Hận của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Weiss.
Dans
l'herbier de Sebald, les « nervures » du
passé
Trong đám rong rêu có những gân
lá của quá khứ.
“Kẻ lữ hành mệt mỏi dưới lớp
sơn son mạ vàng của tuổi năm mươi”
Bản văn chung quyết mang tính
ẩn dụ về số phận của chúng ta.
Kẻ sinh ra trong một thế giới
chạy trốn hồi ức của nó.
Những hình ảnh của một chương khủng khiếp của lịch sử chúng ta không
bao giờ vượt bức thềm lương tâm quốc gia.
Lời
cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức
W.G. Sebald [1944-2001]
Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc
tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt
đầu cuộc
đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người
lớn nói
tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần
đầu tiên,
như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi,
theo
tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở
Platt
cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn bó lửa
cuồn
cuộn tuá lên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà
chúng tôi
được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá
Luân, chứ
chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay
cả ở
đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức.
Những
nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được
dự tính,
chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt
(1). Trọn
một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng
[The
Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong
đó, rằng,
tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết
ra, với
tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời
kỳ mà xác
chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong tnành phố ở
bên con
sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới
Thụy Sĩ, vào
năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới
bắt đầu
được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý
nghĩ
này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi
trọn một
thể chế Cộng Hoà có một điều không thực kỳ cục chi chi về nó, như thể
một cái
gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người
khách ở
đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy
mình lơ
lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của dời
đổi, bật
rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel,
tôi có
giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và
trơ ra,
là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Nhưng, chính vì những
nghi
hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng
mừng, nó có
vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng.
W.G. Sebald
Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea
Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish
Hamilton,
Penguin Books, 2005]
(1) Pale Rider: Ám chỉ Thần Chết
(2) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)
Note: Bạn đọc Tin Văn, đọc lời cảm tạ trên, song song với bài về Sáu
Lèo, của Đỗ Kh., và tất cả những 'hệ lụy' sau đó, thì mới thấm! NQT
Simenon và
Greene là
hai tác
giả, vào những ngày mới vào đời, Gấu đọc họ, không phải vì mục đích văn
chương,
nhưng mà chỉ để học ngoại ngữ, nhưng tuyệt vời làm sao, càng về sau, họ
trở thành
những ông thầy dậy viết văn, và hơn thế nữa, dậy cách sống ở đời.
Simenon, ít hơn,
nhưng Greene, quả là càng về già, Gấu càng thấm ông, nhất là về điều mà
ông gọi
là “human factor”, như tên một tác phẩm của ông.
*
Liếc
nhìn dòng
chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:
Phượng nhìn xuống
vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.
Câu trích đề của
truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã
có. Nó
như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của
trời”.
Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc
nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ
chưa thấy
được dùng trong văn chương Việt Nam.
Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của
Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện
thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.
...
Năm di cư thứ hai
mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư
sinh của đất
Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh,
tuyên xưng
nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa
ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự
nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của
Pushkin."]
TTT: Trong
đất trời
Những đứa con hoang của một
miền
đất. Đó là một trong những 'human factor' của đám Bắc Kít di cư 1954.
Greene coi
đây là những trường hợp ‘split loyalities’.
The Human
Factor, which
didn't even have a title, hung like a dead albatross round my neck. My
imagination seemed as dead as the bird. And yet there were some good
things in
the twenty thousand words which I had written - I liked especially the
shooting
party at C's country house. The memory of it nagged me. I couldn't
settle to any
other work, and so reluctantly and doubtfully I took the novel up
again,
telling myself that the Philby affair belonged now sufficiently to the
past.
Perhaps the hypocrisy of our relations with South Africa
nagged me on to work
too.
The Human Factor [Yếu tố
người] không có được, ngay cả một cái tít. Nó
lủng lẳng ở cổ tôi, như một con chim hải âu chết. Sự tưởng tượng của
tôi cũng chết như chim. Tuy nhiên, có vài điều đường được ở trong mớ
hai chục ngàn con chữ mà tôi đã đổ ra đó - tôi mê cái bữa tiệc săn bắn ở căn nhà đồng quê
của C. Hồi nhớ của tôi về nó làm phiền tôi. Tôi không thể làm được
chuyện khác, thế là vừa ngần ngại vừa hồ nghi, tôi lại lôi nó ra, tự
bảo mình, cái vụ Philby thì cũng xưa rồi Diễm ơi. Có lẽ, cái tính đạo
đức giả trong những liên hệ với Nam Phi cũng làm phiền và khiến tôi
không thể nhả ra.
*
"The
novelist’s
station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a
writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change
sides at
the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết
gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp
hai mang,
nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai
bèo] vừa
rớt xuống'. Graham Greene
*
Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor,
Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể
nào hiểu ra điều này.
Nguyễn
Khải có thể đã mơ hồ
hiểu ra, khi ông đổi trú sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và nhập ngay
vào với
cái không khí biên cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu
sáng
chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành, đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí, chắc
là đã dám phản bội, và hiểu ra chân lý, phản bội mới đúng là trung
thành với
Đảng!
Human
kind cannot bear very
much reality
Cái thứ người không chịu nổi
quá nhiều thực tại
T.S. Eliot
*
GOD'S SPIES
Điệp viên của Chúa
"I wish all
the lies were
unnecessary," Castle confides to Boris, his Soviet control. "And I
wish we were on the same side."
"Tôi mong muốn những lời dối trá thì không cần thiết, và chúng ta thì
cùng một phe"
PXA nói với Trùm Xịa, trong Gã Điệp Viên Mê Mẽo. The Spy Who Loves US
Llosa vs Steiner
Cassandra's
Prophecies
Những tiên tri của Cassandra
Kể từ khi Ngôn ngữ và Câm
lặng rớt vào tay tôi, ba mươi năm trước đây, tôi coi Giáo sư
George Steiner là
một trong những cái đầu tạo hứng, gây những cú hích tranh luận, phê
bình số 1
của thời chúng ta. Tôi tiếp tục đọc, cuốn này tới cuốn khác, những gì
ông viết,
và thấy đúng như vậy, ngay cả khi không đồng ý với những kết luận của
ông.
Nhưng, bây giờ, tôi ngờ ông đang bị cám dỗ, thứ cám dỗ mà những tài
năng lớn
thường vướng phải, nghĩa là bắt đầu tỏ ra dễ dãi, buông thả, tệ hơn,
muốn chứng
tỏ cái gì ta cũng biết, cái gì ta cũng đúng, bằng một thứ văn phong
lịch sự,
phong nhã, và bằng sự uyên bác của ông.
Tại sao
chúng ta nên hủy bỏ
giải Nobel Văn học?
Cái
sự kiện Mít cũng
chê
Nobel và đề nghị (?) huỷ bỏ, Gấu không sao hiểu được, chỉ đến khi nhớ
ra trường
hợp Thích Quảng Độ, cũng đã nhiều lần được đề nghị Nobel hòa bình,
thì mới
ngã ngửa ra mà ui chao sao Gấu này ngu thế!
Bởi là
vì, giả như Mít được
Nobel, và DTH được, thì thật khốn lạn!
Chim thiêng
NMG vs Lịch Sử
Sao bac
ghet talawas...?
Kỷ
niệm, kỷ niệm
G. K. Chesterton
famously remarked of Dickens’s characters that they were “immortal
souls who
existed whether he wrote of them or not”, “creatures who were more
actual than
the man who made them”
G.K. Chesterton có
một nhận xét thật bảnh về những nhân vật của Dickens, "chúng là những
linh hồn bất
tử, cho dù ông ta có viết về chúng hay là không”, “những nhân vật thực
hơn cả
người làm ra chúng”.
Tuyệt.
Gấu cũng muốn hậu
thế có cùng cảm nhận như vậy, về BHD của Gấu!
Hậu thế.
Bây giờ
thì khỏi.
Bởi là vì, một độc giả Tin Văn đã từng gật gù, ngoài những
trang viết
về BHD, còn lại thì là đen thui.
Nhưng, BHD mà chẳng
đen ư? Gấu tính hỏi lại.
*
Vẫn đọc anh đấy
chứ . Mừng anh vẫn nhiều energy , và vẫn chứa chan tình cảm .
K
*
Nhắc tới
Chesterton, vì Gấu mới tha về từ một tiệm sách cũ một cuốn của ông, nhân đọc lời giới thiệu, thấy thú quá.
Trước
1975, là một chuyên
viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài
cõi đời
thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Trong
sở, trừ
một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó.
Nói vụng trộm, là cả với gia
đình, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, mình
cũng
giả đò đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho
nhỏ, ánh
sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đã nhập, chẳng
còn
biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực
tui
cũng chỉ nhìn trân trân, không ý thức, không cảm giác, không nhận ra là
ai. Đó
là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng.
Còn khi chưa nhập, bị bắt gặp
tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm. Gắt
nhặng lên.
Chính vì vậy, khi tờ Tin Sáng
của đám cách mạng 30 tháng Tư đăng danh sách những nhà văn phản động
đồi truỵ,
hình như chừng một tháng sau ngày 30 tháng Tư, Gấu chẳng hề biết, cho
tới khi
một anh bạn cùng sở dí tờ báo vào mặt, cười cười, bỏ đi. Đọc, Gấu thực
tình bị
choáng. Ngạc nhiên vô cùng. Cảm phục vô cùng, về cái sự tài ba của VC.
Và cũng
rất ư là bị sợ vô cùng.
Cái danh sách nhà văn phản
động đồi truỵ đầu tiên đó, như Gấu tui còn nhớ được, gồm có 12 tên. Gấu
đứng
hàng thứ 7, với tập truyện ngắn độc nhất Những Ngày Ở Sài Gòn.
Đám Sáng Tạo chiếm gần hết
danh sách.
Làm sao "nó" biết
mình viết văn? Làm sao "nó" có được Những Ngày Ở Sài Gòn? Đâu có còn
cuốn nào?
Bí mật về "nó", mãi
sau này, khi ra hải ngoại, tôi mới "ngộ" ra được.
Lần gặp lại ông cậu sau giải
phóng, ông cho biết, ngay từ trước 1975, ở Hà Nội, ông có đọc báo chí
Nguỵ, có
lần đọc thấy tên Nguyễn Quốc Trụ, trên tờ Điện Tín, ông đoán ra ngay,
đây là
thằng cháu của mình.
|
|