*
Áo Bác Hồ: Bùa Trừ Tà?

250 magnify

Con ở trong Nam, hành hương Đất Thánh, thăm Lăng Bác.

Theo Gấu. cái sự đọc lộn Nguyễn Ngọc Tư, phần lớn là do đám bỏ chạy mà ra. Chúng đang rất cần một người như Bà, để giải tỏa mặc cảm tội lỗi của chúng.

Nhưng vồ ngay lấy, thì cũng không được, thế là phải tìm đủ mọi cách cho bà được Đảng làm lễ rửa tội, vừa tránh cho Bà và cho bọn chúng, cái họa dám hơn chúng ông, như trường hợp tờ Tuổi Trẻ hiện nay.

Thế là bèn lấy ngay vòng hoa vinh danh bà VC nằm vùng, là kỳ nữ Kim Cương, của chính một anh trùm VC nằm vùng, là Vũ Hạnh, phủi sạch bụi bặm, tân trang, rồi choàng cho Nguyễn Ngọc Tư.

*

Một blog nổi cộm ở trong nước, xúc động trước cảnh tờ Tuổi Trẻ bị bịt miệng, bèn đi một đường tiểu phẩm, được mấy anh bỏ chạy ở hải ngoại lôi ra hít hà, cô chủ blog hoảng quá, bèn lôi cái áo Bác Hồ để quên mấy chục năm ở đáy tủ, mua từ Paris, của chính mấy anh bỏ chạy, chào mừng Sài Gòn thất thủ, cho vô máy xấy cho bớt mùi... ẩm, rồi diện ngay vào người, hình Bác Hồ "lộng kiếng" ngay ở ngực, hà hà, đeo cái bùa trừ tà này vô, cho chắc ăn, không tụi nó chụp cho một cái nón cối phản động, thì tiêu táng thoòng!

Để phân biệt với vô số chiếc T-shirt khác, tôi hay gọi đó là “Áo Bác Hồ”.

“Áo Bác Hồ” có lý lịch khá lạ, nó được sản xuất khoảng chừng vài trăm cái vào đúng thời điểm lịch sử 1975 của Hội sinh viên yêu nước tại Pháp. Chỉ cần nhìn chiếc áo là có thể thấy rõ những tấm lòng xa xứ thương về quê hương, không chỉ thế - trong trái tim thế hệ trẻ, Bác Hồ luôn được xem như một thần tượng.

Nguồn

Nhìn hình, thằng Gấu khốn nạn nhớ câu chuyện tiếu lâm, một em đeo chiếc máy bay con nít ở ngay ngực, có một thằng cha khả ố nhìn hau háu, em hỏi, bộ mê máy bay con nít lắm hả, thằng chả lắc đầu, anh chỉ mê có cái phi trường mà thui!

*

Lần đầu tiên, Gấu nghe đến cụm từ "bùa trừ tà", khi từ hậu phương, vùng thượng du Bắc Việt, vượt sông Hồng, về làng cũ, thuộc vùng Tề, làng Thanh Trì, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm đó Gấu chừng 9 hoặc 10 tuổi.

Lúc đó, chỉ còn có bà nội, bị bán thân bất toại nằm một chỗ, và bà chị ruột. Nhìn thấy trong nhà treo một tấm ảnh ở trên cao, ở giữa nhà, Gấu không biết ảnh ai, bèn tò mò bắc ghế leo lên, lôi xuống. Bà Nội giật mình, la lên:

-Mày có treo ngay tấm ảnh lên không!

Gấu hỏi:

-Ảnh ai, hả Bà?

-Ảnh Đức Quốc Trưởng Bảo Đại. Bùa trừ tà đấy. Nhà nào không treo ảnh Đức Bảo Đại, là bị Tây bắt lên bóp.

*

Anh tôi mua “Áo Bác Hồ” ở Pháp, nghe nhớ lại là khoảng chừng 5USD vào thời điểm đó. Sau nhiều năm dài cất giữ trong đám áo quần của anh, đến tận 2004 tôi phát hiện ra và …xin xỏ, thừa hưởng lại. Lúc đầu thấy cái áo, tôi ngắm nghía dữ lắm rồi ngạc nhiên nói: “Cái này là áo con gái mà!”.

Thì áo con gái, chứ sao!

*

"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa", Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình". Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử...

"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".

Thi sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ

Sẵn Áo Bác Hồ

Đi thêm vài đường:

Viên Gạch Bác Hồ

Chào Mừng Sinh Nhạt Bác

*

Gấu tò mò tìm hiểu, những blog nào có vấn đề, nghĩa là hơi bị bạo miệng một tị, là đều có treo Bùa Trừ Tà.

Nhưng chưa khi nào, chưa nơi nào, nhiểu bùa trừ tà, như những ngày nông dân Nam Bộ biểu tình đòi đất.

Bùa mất linh. Chẳng ép phê.

Lính Tây thấy ảnh Đức Quốc Trưởng Bảo Đại, dội ra, VC thấy hình Bác Hồ, Cờ Đỏ Sao Vàng ngợp trời, vưỡn xúc nông dân lên xe.

Tags: | Edit Tags
Saturday September 8, 2007 - 06:30am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Những chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ
3

Nếu Hannah Arendt được nhiều người biết đến với cuốn Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, Simone Weil ít được nhắc tới như là một nhà phê bình Mác Xít. Một số bài viết của Bà, sau được in chung thành một chương trong Toàn Tập Simone Weil, Những chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ.

Bà mô phỏng... Bác Hồ - khi viết Tuyên ngôn Độc lập cho dân Mít chúng ta, bằng cách mô phỏng Tuyên ngôn Nhân quyền của Mẽo - khi viết:

"Không ai có quyền ngăn cấm chúng ta không được sáng suốt."

"Sự thực đối với chúng ta quí hơn Marx". Nếu chúng ta phải trích dẫn Marx, thì cũng phải có gan vượt Marx.

Chủ nghĩa máy móc, kể từ Marx, đã đè nặng lên công nhân, biến họ, từ bị bóc lột qua bị đàn áp [oppression].

Nhưng ghê gớm nhất, là lời phán rất ư là phách lối, rất ư là chọc quê đám Mác xịt:

Chủ nghĩa Mác xít là biểu hiện tinh thần cao nhất của xã hội trưởng giả.

[Le Marxisme est la plus haute expression spirituelle de la société bourgoise]

Mặc dù phạng Mác xịt tơi bời như vậy, Bà vẫn được đám tả phái coi như là một phê bình gia Mác xít, chính vì thế mà tờ báo của đám sinh viên xã hội "Essais et Combats" đã đề nghị bà trả lời câu hỏi, "Có nên nhìn lại chủ nghĩa Mác", [Faut-il reviser le Marxisme?], và đó là nguồn cơn đưa tới một số bài viết, thí dụ, "Về những nghịch lý của chủ nghĩa Mác". Chẳng cần phải đợi những biến cố lịch sử liền sau đó, xác định chuyện phải tới sẽ tới, những nghịch lý này nằm ngay trong tim trong hồn trong não của chính cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản, như lời giới thiệu trong Toàn Tập Simone Weil: "Elles sont évidentes au sein de la doctrine elle-même, entre l'analyse de la société et les conclusions, élaborées par Marx avant la mise au point de la méthode, laquelle apparait comme un intrusment pour prédire un avenir conforme à ses voeux...", [Những nghịch lý thì hiển nhiên ở ngay trong lòng của chính lý thuyết Mác xít, giữa nghiên cứu xã hội và những kết luận, chúng được Marx miêu tả trước khi đặt để phương pháp, và phương pháp thì được coi như là một dụng cụ nhằm tiên đoán một tương lai phù hợp với những ước muốn".]

Đây là tình trạng đặt con trâu trước cái cầy, như Simone Weil chỉ trích, trong bài viết.

Tags: | Edit Tags
Friday September 7, 2007 - 05:21am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Người đẹp thành Troie
Người đẹp thành Troie magnify
Trận đánh mở ra lịch sử văn học Tây Phương có thể coi là trận đánh thành Troie, mà nguyên nhân của nó, là một mỹ nhân. Nhưng như Simone Weil chỉ ra, đó chỉ là cái cớ, để ăn cướp.
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ làm người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước, [đó là] bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ để che giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt, là, làm sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái khổ, cái đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
*
Thảm như thế đấy.
*
Bài viết L'Iliade hay là Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41, lần đầu tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và Tháng Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết lịch sử và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ La Nouvelle Revue Francaise. Tay chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút ngắn bài viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn những trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản hùng ca, và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.
*
Nhân vật thực sự, chủ đề thực sự, trung tâm của Iliade, là sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con người, thành một vật, une chose. Khi nó phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng còn ai, [il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.
Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil
*
Theo René Thom, giải thưởng Toán Field, [tương đương Nobel], sở dĩ dân Hy Lạp giỏi đo đạc, là nhờ con sông Nil, mỗi mùa nước dâng, xóa hết bờ ruộng, và khi nước rút, phải đo đạc, chia chác lại, nhân đó mà giỏi môn hình học.
Như thế, sức mạnh Bắc Kỳ, là cũng nhờ sông Hồng mà có.
Sự thành lập con đê chống lũ, tạo thành nền văn minh sông Hồng, cũng là dấu hiệu báo tử đầu tiên của nó.
*
Lại vẫn đề tài nhân loại nói chung một tiếng nói: chủ nghĩa Mác.
Trên tờ Thế giới ngoại giao, số có bài tẩy não tự do, vô tư, mà mấy bạn hiền Diễn Đàn khoái quá chôm liền, còn một trích đoạn cuộc song đấu giữa hai tay Chomsky và Foucault. Bữa trước Gấu đã chôm một câu của Foucault, người ta gây chiến để thắng, chứ đếch cần có lý hay không có lý, và đi một đường Mao Tôn Cương, về cuộc chiến vừa ăn cướp vừa la làng của VC. Bữa nay, đọc lại, thấy một câu nữa của tay này, cũng thú lắm:
Foucault: Khi mấy anh vô sản cướp được chính quyển, mấy anh đó sẽ chơi mấy giai cấp khác những đòn dã man, tàn nhẫn.... cái này thì dễ hiểu rồi, nhưng giả sử, mấy anh đó lại chơi chính giai cấp vô sản những đòn thù, thế là thế lào?
Theo tôi, [Foucault], chỉ có thể cắt nghĩa: Chuyện đó chỉ có thể xẩy ra khi, cái đám thắng thế đó, đếch phải là giai cấp vô sản, mà là một giai cấp ở ngoài nó, ở trên đầu nó, hoặc một nhóm ở bên trong nó, hay một chế độ thư lại Bắc Bộ Phủ thí dụ vậy, hay là đám còn lại của giai cấp tiểu tư sản, tiểu trưởng giả.


Tags: | Edit Tags
Thursday September 6, 2007 - 08:29am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Nguyễn Ngọc Tư & William Faulkner

As I read him, Faulkner was hurt into greatness

Philip M. Weinstein, Faulkner's Subject

[Tôi đọc ông ta, và nhận ra rằng thì là ông ta bị đấm đá, và bị tống vô sự vĩ đại].

*

Tuy nhiên lần nầy đọc xong lá thư của cô gởi ông Sơn Nam thì tôi có hơi hơi... bị bức xúc.

Nguồn

Nhà văn miệt vuờn đã được đưa từ khung cửa nhỏ ra khung cửa lớn.

Có vẻ như lại có thêm một ông Hai Trầu nữa.

Cô Tư trách những con “mắt khóm” của Nhà Quê đã nhắm hết rồi. Cô có lầm không? Tôi nghĩ chuyện gì nhà quê cũng biết, nhưng biết rồi thì làm gì bây giờ?....Theo tôi thì “bức tường xây lâu ngày vôi vữa bắt đầu rơi...” là do chủ nhân chỉ biết ăn nhậu hổng lo bảo trì mới ra cớ sự.

Thư của Nguyễn Ngọc Tư, gửi cho đích danh ông Sơn Nam, mà như chúng ta đều biết, ông Sơn Nam là một tên VC nằm vùng. Khi ông Sơn Nam nằm vùng, "ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản", ấy là vì ông tin tưởng vào lời hứa của Bác Hồ, thắng trận giặc này, ta sẽ xây cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn. Bây giờ cái nhà Việt Nam, cái nhà Miền Nam khốn khổ khốn nạn như thế, nên Nguyễn Ngọc Tư mới gửi thư cho cái tên VC nằm vùng để chửi.

Ngày xưa mày hứa với Bà cái gì, mày có nhớ không? Con "mắt khóm", chuyên "nằm vùng" của mày, ngày xưa tỏ lắm mà, sao giờ nhắm lại, hay là đã mù rồi?

Tôi sợ tác giả bức thư không đọc ra ý của bà nhà quê, đã hơi bị cường điệu, bởi thằng cha Gấu?

NQT


*

Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.

Lan N

*

Phúc đáp:

1. Cách tốt nhất, để trả lời nan đề nêu trên, là mượn, ngay chính câu văn của Nguyễn Ngọc Tư, khi trả lời phỏng vấn:

Viết xong Cánh đồng bất tận, tôi thấy buồn, nặng nề và đau đớn ghê gớm, hệt như trút ra hết những gì mình mang bên trong. Chắc phải nghỉ ngơi lâu lắm, tôi mới quên được hết ấn tượng về những điều tàn nhẫn mà mình đã phải mô tả. Tôi đã động tới cái ác vì có nó, thì cái thiện, sự thương yêu, sự yếu ớt mong manh của những tình cảm tốt đẹp mới nổi lên được, để cho người ta nhìn thấy rõ hơn. Chỉ vậy thôi.

Đâu có thua gì Faulkner, khi trả lời phỏng vấn, tại sao viết Khi tôi nằm hấp hối:

As I Lay Dying

I took this family and subjected them to the greatest catastrophe which man can suffer - flood and fire, that's all.

Faulkner, Lion in the Garden

Tôi lấy gia đình này làm đề tài và đẩy họ vào một thảm họa lớn lao nhất mà con người có thể chịu đựng - lũ lụt và lửa, chỉ có vậy.

Cái gia đình này, đối với Nguyễn Ngọc Tư, có thể là cả Miền Nam của Bà.

Hay như câu này, của một nhân vật của Faulkner trong Những cây cọ dại:

"Giữa khổ đau và hư vô, tôi chọn khổ đau".

2. Cách tốt nhất, để trả lời nan đề, liệu nhà văn này có nghĩ đến mức đó, hay là không, là, mượn một câu của Coetzee khi viết về Faulkner, như là một cái cớ, un prétexte, để dẫn nhập:

Như thế, William Faulkner 'trở thành cục cưng của những nhà theo trường phái hình thức New Haven, cũng như ông đã là cục cưng của những nhà theo chủ nghĩa hiện sinh Pháp, mà không cần biết đến chủ nghĩa hình thức, hay chủ nghĩa hiện sinh, là cái chi chi"

Thus William Faulkner 'became the darling of the New Haven formalists as he was already the darling of the French existentialists, without being quite sure of what either formalism or existentialism was".

Elizabeth Lowry đọc J.M. Coetzee, TLS, 24 & 31 August 2007.

*

Trường hợp Nguyễn Ngọc Tư, của Miền Nam Việt Nam, lạ lùng thay, rất giống trường hợp William Faulkner, của Miền Nam nước Mỹ.

Có vẻ như NNT đang miêu tả một Miền Nam, đúng như Faulkner đã từng mô tả, qua nhận xét của Llosa:

Đó cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, những vùng, khu vực, của điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:

Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond all hope.

Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Tuy nhiên, sau khi Miền Nam thất trận, bại tướng Lee trở thành bại tướng anh hùng, ["Miền Nam Việt Nam cần rất nhiều những bại tướng Lee", một tác giả nào đó đã kêu gào], viễn tượng, một đất nước VC hùng cường, như Mẽo hùng cường, như hiện nay, thật quá xa vời, và xa lạ, đối với người dân cả hai miền.

Ấy là vì Miền Bắc nước Mẽo có một Lincoln. Lincoln thực tình muốn thống nhất đất nước, trong khi Miền Bắc VN, đã không có Lincoln, và thay vì Lincoln, thì là Võ Nguyên Giáp, hay cà mèng hơn một tí, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng... và trên hết, cả một bầy chó dữ thèm đô la ở Bắc Bộ Phủ, đều hạ quyết tâm, đánh hoài, trăm năm, ngàn năm cũng đánh, chết bao nhiêu cũng OK, nhưng, thay vì giải phóng thống nhất, thì là ăn cướp.


*

Khi gọi cuốn sách của mình bằng cái tên Sự huỷ diệt, La Destruction, mà không phải là, Lò Thiêu, Holocaust, hay Shoah, tiếng Hebreu, Raul Hilberg muốn xác quyết, cung cách mà từ đó bật ra số phận người Do Thái, do chế độ chính trị Nazi gây nên.

*

Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam, tương tự. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.

Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng... đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.

Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.

Nhật Ký

Theo Gấu. cái sự đọc lộn Nguyễn Ngọc Tư, phần lớn là do đám bỏ chạy mà ra. Chúng đang rất cần một người như Bà, để giải tỏa mặc cảm tội lỗi của chúng.

Nhưng vồ ngay lấy, thì cũng không được, thế là phải tìm đủ mọi cách cho Bà được Đảng làm lễ rửa tội, vừa tránh cho Bà và cho bọn chúng, cái họa dám hơn chúng ông, như trường hợp tờ Tuổi Trẻ hiện nay.

Thế là bèn lấy ngay vòng hoa vinh danh bà VC nằm vùng, là kỳ nữ Kim Cương, của chính một anh trùm VC nằm vùng, là Vũ Hạnh, phủi sạch bụi bặm, tân trang, rồi choàng cho Nguyễn Ngọc Tư.

"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: 'Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa', (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."

THD: Đặc sản miền nam.

*

Đừng nghĩ là Gấu này xỏ lá kềnh, mà đây là truyền thống, có từ thuở mang gươm đi dựng nước, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!

Bà Út Tịch, trong Người Mẹ Cầm Súng, khi được kết nạp Đảng, băn khoăn, tui có biết Đảng là cái chó gì đâu, đồng chí nhà văn Bắc Kỳ giả đò Nam Kỳ, Nguyễn Thi, bèn giải thích, Đảng ở trong... lòng của chị mà ra chứ ở đâu!

*

Có hai hiện tượng, tưởng là trái ngược, nhưng bổ túc cho nhau: Ở Hà Nội, thì có hiện tượng cắt ngọn, còn ở Sài Gòn thì là chặt gốc.

*

Giải thích hiện tượng hơi bị vồ vập thái quá, nhà văn miệt vườn Miền Nam nước Mỹ, W. Faulkner, ở hải ngoại, nhất là ở Pháp và Mỹ Châu La Tinh, Llosa giải thích: "Ông ta chỉ cho những tiểu thuyết gia, làm thế nào tái tưởng tượng thời gian, chính nó, ở bên trong những bờ ngăn, của một bản văn." [He showed novelists how to reimagine time itself within the boundaries of a text]. Những nhà văn, thật đa dạng, thí dụ như Camus, Sartre, và Malraux (hay như Gabriel Garcia Marquez, vinh danh Faulkner qua những cuốn như Mùa Thu của vị Trưởng Lão), họ đều tìm thấy ở Faulkner một đường hướng để tái suy nghĩ [rethinking] về bản chất của giả tưởng.

Theo Gấu, phải đọc Nguyễn Ngọc Tư, theo đường hướng tương tự, như trên, về cái gọi là bản chất của tự sự, tính tự sự, the narrative, gắn liền với ruộng đồng, sông rạch Miền Nam, khác hẳn thứ văn chương không thể bứt ra khỏi bờ tre, bờ đê, bờ ruộng, của vùng đồng bằng sông Hồng đã kiệt cạn mầu mỡ. (1)

(1) Bạn nào rảnh rang, nhất là mấy đấng học sinh, sinh viên, có thể nghiên cứu thêm và so sánh, tính tự sự trong văn chương đồng bằng sông Hồng, mà những tác giả của nó, cứ viết được một câu là ngưng lại để giải thích, sợ độc giả ngu, không hiểu, hoặc để be bờ, câu này là của tao, thửa ruộng này là của tao, cấm trâu hàng xóm vô cầy... với dòng tự sự của Miền Nam, giống như đồng ruộng, sông rạch, kênh ở những tác giả như Nguyễn Ngọc Tư, hay Mai Ninh, trong Mưa Mùa Xa, hay Xa Mùa Mưa, có thể đọc thêm, thí dụ Gérard Genette, Figures I-III chuyên bàn về narative

Đây là một thực tế hiển nhiên, chứ không phải cường điệu.

Bởi vì rõ ràng là, làm gì có cái gọi là sự giản dị, thoải mái, hồn nhiên ở trong Cánh Đồng Bất Tận?

Vả như giản dị, thoải mái, hồn nhiên, nhưng không hướng về đạo [nghĩa] Cộng Sản, thì sao đây?

*

Thảm họa cầu Cần Thơ chỉ là mặt nổi của tảng băng...
28.09.2007
Phan Xuân Lâm: Ai có tội với những người đã mất? [talawas]
*
Có thể nói, tất cả những tác phẩm của Faulkner đều bật ra từ những đau đớn riêng tư. Những quằn quại riêng tư mang tính đạo đức là nguồn hứng khởi của ông, theo Maurice Edgar Coindreau chuyên gia dịch Faulkner qua tiếng Tây, trong lời giới thiệu cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ.
Chính là sau khi mất một trong những đứa con mà ông viết Lửa Tháng Tám. Absalom, Absalom!, liền những tuần lễ sau khi ông anh/em của Faulkner tử nạn xe hơi.
Chúng ta tự hỏi, Cánh Đồng Bất Tận, liệu có một nguyên nhân sau xa, có tính riêng tư, tiềm ẩn, giống như vậy, hay cũng như tai họa Cầu Cần Thơ, chúng đều là những tai ương tiếp theo sau tai ương 30 Tháng Tư?
Nói rõ hơn, liệu Cánh Đồng Bất Tận, được thai nghén, liền sau 30 Tháng Tư, và, đến phiên nó, lại là dấu báo tai họa Cầu Cần Thơ?
*
Vẫn Coindreau, chỉ ra một ma trận [matrice] cưu mang tất cả những tác phẩm của Faulkner, tạo nên Miền Faulkner.
Liệu chúng ta tìm ra được "ma trận", cho Miền Nguyễn Ngọc Tư?

Một Miền Nam của Miền Nam?
*
Nhân nói đến Miền Faulkner.
Kundera, trong Bức Màn, dưới entry "Le verdict de Cervantes", cho biết, trong nhiều tháng trời, Cervantes lục lọi đủ thứ sách phiêu lưu, hiệp sĩ. Ông cho biết tên tác phẩm, nhưng luôn luôn quên không ghi tên tác giả, ấy là vì vào thời đó, người đời chưa coi trọng chuyện này.
Nhưng, liền sau khi phần I của don Quichotte ra lò, ăn khách quá, một ông cà chớn bèn nhanh tay phịa ra phần thứ hai, dưới một cái nick lạ hoắc. Cervantes tức điên người, như những văn hiện nay, ông chửi um lên: "Chỉ có tao là cha đẻ don Quichotte. Tao vì nó, và nó vì tao. [Nó, là don Quichotte]. Nó hành động, tao viết. Nó và tao là một."
Kể từ Cervantes, là, dấu ấn đặc biệt đầu tiên, cơ bản, chủ chốt, của một cuốn tiểu thuyết. Đó là sáng tạo độc nhất, không thể bắt chước, không thể bị tách ra khỏi sự tưởng tượng của chỉ một tác giả....
Sự khai sinh ra nghệ thuật tiểu thuyết được dính liền với ý thức về quyền tác giả, và sự bảo vệ hung hãn của người đó, trước tác phẩm, vì tác phẩm của mình. Tiểu thuyết gia là người chủ độc nhất của tác phẩm của người đó. Ông tatác phẩm của ông ta.
*
Miền Nguyễn Ngọc Tư là của Nguyễn Ngọc Tư.
Đừng bắt chước, đừng ăn theo, đừng mượn bà để rũ bỏ mặc cảm hèn nhát, bỏ chạy.


Trang Nguyễn Ngọc Tư

Blog Nguyễn Ngọc Tư

Tags: | Edit Tags
Wednesday September 5, 2007 - 03:29pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Back Up
Back Up magnify

Note:
Mấy Yahoo Blog nổi cộm ở trong nước đều gặp sự cố, chưa biết tại sao.
Gấu bèn bệ Blog Tin Văn về Tin Văn, như một back up, đề phòng Yahoo chơi không đẹp.
Back_Up


Thư tín,
Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.
Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.
Tags: | Edit Tags
Wednesday September 5, 2007 - 11:04am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments