*


 






*
Răng rụng tơi tả, cỏ non cũng chịu thua!

*
Note. To CTC: Đã nhận tập thơ, qua NKL.

*
&
Lại Marx!

« Opium du peuple»
“La religion est l'opium du peuple.”
Qui ne connaît cette phrase de Marx, extraite d'une étude sur Hegel publiée en 1844 ? Un anti-cléricalisme borné a voulu en faire l’expression de l'abrutissement engendré par la foi. Remise en contexte, elle est plus subtile. “La religion est le soupir de la créature opprimée, l'âme d'un monde sans cœur", écrit-il en effet. Non seulement elle apaise, mais elle rend tolérable un monde dépourvu d'esprit. “L'abolition de la religion en tant que bonheur illusoire, c'est l'exigence de son bonheur réel”, répond par avance Marx aux futurs éradicateurs léninistes d'Eglises orthodoxes.
Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng?
Câu của Marx, ở trong context của nó, là như vầy:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị chà đạp, đàn áp, là tâm hồn của một thế giới không có trái tim”
“Huỷ bỏ tôn giáo như là thứ hạnh phúc dởm là yêu cầu cấp thiết của hạnh phúc thiệt’
Câu mà Marx mê mà chẳng bảnh sao: "Chẳng có thứ gì có mùi người mà tôi chưa từng hửi!" [Nguyên văn: Không có gì dính dấp đến con người mà xa lạ đối với tôi].
Hai nhân vật lịch sử Marx mê cũng quá bảnh. Kepler là người tìm ra quỹ đạo bầu dục của các hành tinh, nhân vật ‘thần kỳ’ trong “Những kẻ mộng du” của Koestler. Spartacus thì khỏi nói, ai cũng biết. Nhưng chưa ai nhìn ra, đây là anh Mít đầu tiên của lịch sử nhân loại, đã đi theo hướng ngón tay trỏ của Đức Thánh Trần, mở con đường máu về phía biển cả. Chàng trả tiền cho lũ cướp biển Sicile, nhưng bị chúng lừa!
Đâu có khác chi dân Mít bị lừa đến nỗi phải chạy ra biển!
Ý nghĩ của ông về hạnh phúc? Chiến đấu, dành cho bằng được.
Còn về bất hạnh? Chịu thua nó cho rồi!
Ui chao đúng y chang Gấu, khi BHD nói “không” là bèn lủi thủi ra về, khóc như chưa bao giờ biết khóc!
Tính xấu ông ghét nhất? Cả tin.
Ui chao đúng là cái tính tốt của dân Mít. Yankee mũi tẹt nói đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng sự thực, là ăn cướp Miền Nam, thế mà mọi nhà mọi người đều tin theo, đưa đến đại họa như bây giờ, khổ thế!
Cái đại hoạ bây giờ của dân Mít, Marx cũng đã tiên tri ra được, như trong câu tiếp theo:
Cái tính xấu mà ông ghét thậm tệ? Làm đầy tớ cho Đảng!
*
Joseph O'Neill avait publié deux romans passés inaperçus. Il a suffi que Barack Obama dise qu'il adorait « Netherland» pour que son auteur connaisse enfin le succès.
Rencontre L’élu d’Obama.
Nhà biên khảo đa tài HNT, với “truyện ngắn phản truyện ngắn” “Lạc thú ẩm thực”, được đến hai đại nhân vật hải ngoại công kênh, thổi lấy thổi để, xem ra không may mắn như là nhà văn Ái nhĩ lan Joseph O’Neil. Ông này cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết, đời chẳng thèm nhắc tới, và chỉ đến khi vị tổng thống da đen đầu tiên của Mẽo chọn cuốn thứ ba, thế là lên như diều!
J. O’Neil sinh năm 1964 tại Cork, Ái nhĩ lan. Hành nghề luật sư nhiều năm tại London, và sau đó định cư tại New York cách đây 10 năm. Đoạt giải PEN-Faulkner Award 2009, với cuốn “Netherland”, là cuốn Obama chấm.
O’Neil phán một câu thật bảnh:
Tôi buộc phải viết một cuốn sách, cuốn này không tìm cách cắt nghĩa thế giới, nhưng mà là đề nghị một giải pháp, une alternative.
Tuyệt.
Số Người Quan Sát Mới mới nhất mà Gấu đang giới thiệu còn một bài phỏng vấn Mặc Ngôn rất tuyệt, Tin Văn sẽ cống hiến quí độc giả bài chuyển ngữ, trong kỳ tới: Mao, Đức Phật và tôi.

*
Sự thất bại của chủ nghĩa CS Tầu, là do áp dụng y bong, à la lettre, bảng hiệu "Hãy huỷ diệt cái cá nhân, và giữ dịt cái tập thể".


Coetzee đọc Garcia Marquez: Nhớ Bướm Buồn


Bướm buồn của Gấu!


Mác Két ở Việt Nam


Nabokov: Bạo Miệng


Dino Buzzati: Sa mạc Tác Ta


Kỷ niệm, kỷ niệm
Coi lại "Cuốn theo chiều gió"
Why can't she just do as she ought?
Michael Newton
FRANKLY, My DEAR: 'GONE WITH THE WIND' REVISITED
by Molly Haskell.
Yale, 244 pp., £16·99, March, 978 0 300 11752 3

The film mourns the loss of a world, one manifest in the various attitudes and characters of Scarlett and Melanie, Ashley and Rhett. It presents a fabled country, a feudal order of gallantry, chivalry and slaves. But the grace shrivels. When the film opened in England in April 1940 it must have been hard not to project onto it the loss of a mythic European sweetness, just then being erased by the destruction of war. Olivia de Havilland has remarked that Leslie Howard’s palpable sadness in the film was the product of his anxieties about the coming war, in which he was to die in a military airbrush. Goebbels banned the film, suspicious of its propaganda for lost causes. After the war, when it was seen in the countries of once-occupied Europe, the movie looked here too like a masterwork of the aftermath. It stood with Germania anno zero and The Third Man as a movie that explored the end of a civilization. Whether these prophetic forebodings were always present in he film, or are fortuitous resonances found in its spacious plot, it is part of the richness of GWJW that it could so soon be open to new interpretations.
LONDON REVIEW OF BOOKS 6 AUGUST 2009

Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám 2009, Michael Newton điểm  “Frankly, My Dear: ‘Gone with the wind’ revised”, của Molly Haskell, có đưa ra một chi tiết thật thú vị: Cuốn phim đã từng bị Goebbels ra lệnh cấm, vì nghi ngờ nó quảng bá tư tuởng chủ bại, lost causes. Sau khi chiến tranh chấm dứt, được trình chiếu trong những xứ sở trước đó bị Nazi chiếm đóng, nó là một trong ba cuốn phim, những tuyệt tác sau cuộc chiến. Đứng kế bên Germania anno zero Người Thứ Ba [từ tiểu thuyết của Greene, cuốn này Gấu rành lắm, đọc nó vào thời mới lớn, như là một cách học tiếng Tây], chúng là những cuốn phim khai phá, explore, sự tận cùng của một nền văn minh!
Ui chao, đọc Faulkner mà quên Cuốn theo chiều gió của Mitchell, coi nó là ‘phó văn chương’ [para-littérature] thì cũng uổng cả một đời! Sau 1975, bất cứ một thiếu phụ, phụ nữ nào của Miền Nam mà chẳng mang bóng dáng của một Scarlett?
Một bài viết tuyệt vời. Tin Văn sẽ cố gắng giới thiệu trong những kỳ tới.
*

Gấu có một kỷ niệm về cuốn này, bản tiếng Việt, nhà xb Khai Trí, hình như vậy, Gấu mua cho Gấu Cái đọc. Bả mê quá, chuyền cho cô bạn. Cả ba chị em cô bạn cùng xúm lại đọc, và hầu như cả mấy tháng trời, chỉ bàn tán về nàng Scarlett.

Như để sửa soạn, sau 1975, nhập vai Scarlett trong đời, trong một Miền Nam bị Yankee mũi tẹt quản ní!
*
Gấu đọc Cuốn Theo Chiều Gió, đâu chừng bốn, hay năm tuổi, chắc cỡ đó, khi vừa mới biết đọc, trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm, hay Thứ Bẩy, với cái tên thật khó mà quên được: Cầm bằng theo gió bay đi
Đọc cùng lúc với Trên Cao Gió Lộng, sau này, được dịch là Đỉnh Gió Hú.
Trước, hoặc sau Cách Mạng Mùa Thu. Khi ông via bị đảng phái cho đi mò tôm, mấy anh chị em về ở với bà nội, ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây.
Bà cụ Gấu, gửi mấy đứa con cho bà nội của chúng, lặn lội đi tìm chồng, nghe nói còn sống, đầu hàng Quốc Dân Đảng, theo chúng chạy qua Tầu, hay là trốn thoát chúng, đang ẩn náu tại chỗ này, chỗ nọ.
Bà nội nói với mấy đứa cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ tụi mày.
Phải đến khi mẹ mất, đến khi chạy thoát quê hương, ra được ngoài này, lần hồi sống lại, nhớ lại, Gấu mới lần hồi biết thương mẹ.
*

Cùng thời gian này, Gấu còn đọc nhiều thứ lắm. Sách Hồng, của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, thí dụ, Ông Đồ Bể của Khái Hưng. Hai Đứa Trẻ Mồ Côi của Lê Văn Trương. Đọc Nguyễn Tuân, Vang Bóng Một Thời, chôm mấy giọt nước từ giếng trời, "dím" thật kỹ, sau này tặng BHD. (1).
Đọc Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ, và bị ám ảnh hoài về một bông hoa huệ khắc trên vai nàng Milady, và cứ tự hỏi hoài, tại làm sao một bông hoa huệ bình thường như thế mà khiến cho A Tố, rồi Đác Ta Nhan rụng rời khiếp vía, là cớ làm sao?
(1)
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu.
Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút); của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
Chữ người tử tù


Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường



Võ Phiến, nhà văn Bình Định

Trong bài viết Ngợi ca nỗi quan hoài, Éloge du pessimisme, trên số báo Le Magazine Littéraire, Avril 2005, Olivier Postel-Vinay đọc hai cuốn của Steiner, Dix raisons (possibles) à la tristesse de pensée [Mười lý do (có thể) đưa đến nỗi buồn tư duy], Một ý nghĩa nào đó về Âu Châu, Une certaine idée de l'Europe, có nhắc đến một câu của Steiner, nói với tờ Le Magazine Littéraire, vào năm 2004: Văn hóa của chúng ta sao mà buồn quá. Nó tầm phào, [superficielle: phiến diện], nó giả đò, [faux-semblant]. Steiner buồn bã than. Ông truy nguyên nỗi buồn tầm phào, giả đò của đương thời có nguồn gốc từ nỗi buồn ngàn xưa, thổi về từ một vùng đất u tối, và là nền tảng của tri thức nhân loại. và ông đặt câu hỏi: Ở đâu ra cái nỗi buồn nền tảng của tư tưởng nhân loại, d'où vient la tristesse foncière de la pensée humaine?
Trong cuốn Một ý nghĩ nào đó về Âu Châu, Steiner cho rằng, cái gọi là Suy Nghĩ Lớn, thật ra là sản phẩm của Âu Châu! [La "grande pensée" est une invention de l'Europe]. Nó là di sản kép của Athens và Jérusalem. Ánh sáng đâu có đến từ đâu đâu, mà là từ nguồn kép đó. Bởi vậy cơn hăm dọa về một cái chết của Âu Châu, cưu mang trong nó một nỗi buồn nguyên thủy.
Zweig được vinh danh là nhà văn Âu Châu, và cái chết của ông gây chấn động giang hồ, là còn theo cái ý nghĩa ghê rợn, khủng khiếp như thế đó!
Đặng Tiến đọc, và cảm nhận ra nỗi buồn hiu hắt trong văn phong của Võ Phiến. Cả một cuốn sách viết về Võ Phiến của nhà đại phê bình không thể có một nhận xét tương tự như vậy, về Võ Phiến, ấy là vì nhà phê bình chỉ mải khoe thứ văn hóa tào lao tầm phào giả đò mà ông đi chôm của người. Cái đọc của NHQ không có chiều sâu, không có cái gì của riêng ông, cái mà ông gọi là "chủ kiến" của nhà phê bình. Bởi vậy, Người viết hơn cả 10 cuốn sách, mà có ai thèm nhắc tới đâu!
Ngồi lâu bên bờ sông là thể nào cũng có ngày nhìn thấy xác bạn quí bạn hiền... Sở dĩ Gấu chưa bao giờ nhắc lại chuyện cũ, ấy là vì còn mải lo trình bầy Suy Nghĩ Lớn về Cái Đại Ác Bắc Kít. Bây giờ rảnh rồi, Gấu sẽ dùng quãng đời bonus để... dọn Kít.
Cũng là một việc làm công ích vậy!
Sao không hiền trong khi chờ đi hử ông Gấu?
Làm công ích mà không 'hiền' ư?
*
Điều tra
Blog văn học có giá trị gì không?
Một khi ký giả, nhà văn, nhà tài tử khoác bộ áo bloguer, là để khám phá ra cái mặt sau của sàn diễn của cuộc sống văn học, để làm tái sinh những cuộc tranh luận, và tìm tòi sáng tạo.
Đây là cuộc điều tra của Alexis Brocas, với hình minh họa của Nini La Canaille, cho tờ Văn Học Le Magazine Littéraire, đăng trên số báo Avril 2008, đặc biệt về Những người Do thái và văn chương.
Mặt trái của sàn diễn?
Độc giả biết chuyện ông Hàn Francois Nourissier chưa từng đọc Những kẻ thiện tâm vậy mà bỏ phiếu OK Goncourt 2006 là nhờ blog văn học của Gilles Cohen-Solal, đồng chủ biên của nhà xb Heloise d’Ormesson. Ai ban cho Philippe Sollers cái nón “nhà văn ẩm mốc” ? Nhà phê bình Juan Asenso, dưới cái nick Stalker, làm một cuộc mổ xẻ, autopsie, cái xác đang thối rữa, bốc mùi, là cõi văn Tây. Cái thứ văn hóa đang được phát triển ở trên blog là thứ biểu hiện trực tiếp, thường là vượt rào cản, áo thụng vái nhau, ứng xử sao cho có văn hóa ngoài blog. Trên blog, tha hồ mà nói tục, tha hồ mà sỉ nhục lẫn nhau… chủ nhà xb độc lập Léo Scheer giải thích.
Thực ra, văn hóa blog và cái không khí của nó, làm chúng ta nhớ đến những cuộc tranh luận nẩy lửa, rất ư cần thiết của văn chương, và nó ngày càng nở rộ.
Nếu không nhờ blog “quê choa”, của NQL, làm sao chúng ta biết đến giai thoại tuyệt vời về mớ lông chim tặng anh, trước khi đi lấy chồng, của người yêu của nhà văn VC, TNV?  Hay những giai thoại về một anh chàng heo nọc chuyên nghề phục vụ phụ nữ chồng đi Nam chiến đấu, và vợ liệt sĩ?
Hiện tượng blog ở trong nước quả là quá cần thiết cho độc giả, ở trong lẫn ngoài nước, theo Gấu.
*
“Một cây diêm đủ làm sáng căn lều của tôi.” Éric Chevillard, chủ nhân một blog văn học, trả lời, khi nhận định về một cái còm của độc giả.
“Ai yêu tôi, thì theo tôi”, ông tuyên bố.
Tin Văn mỗi ngày có chừng 100-150 khách viếng thăm, khách nào cũng vô thăm gần như mỗi ngày hai lần. Như vậy, con số visitors mỗi ngày là từ 200-300, theo như server cho biết. Vị trí 3 nước đứng đầu trong Top Ten Countries, là Mỹ, Canada, Việt. Có khi Việt Nam đứng đầu. Có vẻ như VC không còn tạo tường lửa đối với Tin Văn!
Thế mới thích chứ!
Tks all of U, [VC included]. NQT
*
Những cụm từ mà độc giả, hay sử dụng, khi search, qua server cho biết, có cụm này:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi.
Đây là một entry của Blog của Gấu, sau đưa qua Tin Văn, viết về CM, và chân lý trứ danh:
Cái hồn của văn chương Miền Nam nằm đâu đó, rải rác, trong những bản nhạc sến.
Tuyệt ơi là tuyệt!
[Note: Khúc này viết, nhân đọc entry mới trên blog NL]
*
Đọc sách thực sự là đọc cho mình. Kể cả đối với nhà phê bình, trừ phê bình gia dởm, đọc là để loè thiên hạ. Độc giả bình thường, lúc đầu choáng, sau, chán!
*
Cái vụ lần thứ ba Gấu tính về, đã sửa soạn xong xuôi, thông báo một số nơi chốn, địa chỉ quen thuộc, bỗng thấy ơn ớn, bèn mail cho một anh bạn, một con người bí ẩn chẳng khác chi Người Không Mặt PXA, như sau này Gấu nghe phong thanh. Anh bèn mail, từ một cái địa chỉ lạ hoắc, này, đừng có dại mà về, thời tiết Hà Nội không còn đẹp như hai lần anh về đâu!
Gấu bèn mail tiếp, nhưng về Sài Gòn thì có được không, thời tiết Sài Gòn có đẹp không…
Những sự kiện trên là hoàn toàn có thật, bạn đọc Tin Văn có thể coi chúng là những “sự kiện lịch sử”, đừng nghĩ Gấu này phịa ra để đánh bóng Gấu!
Và, đúng như người ta nói, nhiều khi sự thật còn “giả tưởng hơn cả giả tưởng”, theo nghĩa, bạn đọc, và không thể nào tin là thực!
Cái đoạn tiếp theo của chuyến đi bất thành này, mới ly kỳ rùng rợn.
Gấu viết đến đây, bèn ngưng, chờ động tịnh từ phía người xưa. Coi anh, và “người đó” có cho phép viết ra hay là không, và viết ra có ảnh hưởng đến "sự nghiệp chính trị" của những người liên quan hay là không…
Nếu nhận được cái mail cảnh cáo, NO, thì xin lỗi bạn đọc, Gấu đành stop!


Thà nô lệ anh Yankee mũi lõ, còn hơn anh Yankee mũi tẹt

Trong Tẩu Vi Thượng Sách. Greene có kể về mối tình của ông đối với Miền Nam Việt Nam, và từ đó, đưa đến chuyện ông viết Người Mỹ Trầm Lặng…
Tin Văn post lại ở đây, như là một dữ kiện, cho thấy, Mẽo thực sự không có ý ‘giầy xéo’ Miền Nam.
Và cái cú đầu độc tù Phú Lợi, hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng.
Cái chuyện MB phải thống nhất đất nước, là đúng theo qui luật lịch sử xứ Mít, nhưng, do dùng phương pháp bá đạo mà hậu quả khủng khiếp 'nhãn tiền’ như ngày nay!
Ui chao, lại nhớ cái đoạn trong Tam Quốc, khi Lưu Bị thỉnh thị quân sư Khổng Minh, làm cách nào lấy được xứ... Nam Kỳ, Khổng Minh bèn phán, có ba cách, vương đạo, trung đạo, và bá đạo [Gấu nhớ đại khái].
Sau khi nghe trình bầy, Lê Duẩn than, vương đạo khó quá, bụng mình đầy cứt, làm sao nói chuyện vương đạo, thôi, bá đạo đi!
Cú Phú Lợi đúng là như thế! Và cái giá của mấy anh tù VC Phú Lợi, giả như có, là cả cuộc chiến khốn kiếp!
*
Ways of escape: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách!
Hồi ký của Greene. Những đoạn viết về Việt Nam thật tuyệt.
Trở lại Anh, Greene nhớ Việt Nam quá và đã mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình cảm: cái tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài đường dậy tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam, tay chủ tiệm hít bèn giúi vào tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng của Greene, ở Albany, bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày hạnh phúc.
Lần thăm Việt Nam cuối, chàng [Greene] hít nhiều hơn lệ thường: thường, nghĩa là ba hoặc bốn bi, nhưng chỉ riêng trong lần cuối này, ở Sài Gòn, trong khi chờ đợi một tờ visa khác, tiếu lâm thay, của Vi Xi, chàng "thuốc" chàng đến bất tri bất giác, he smoked himself inerte.
Trong những lần trước, thường xuyên là với những viên chức Tây, chàng hít không quá hai lần trong một tuần. Lần này, một tuần hít ba lần, mỗi lần trên mười bi. Ngay cả hít nhiều như thế cũng chẳng đủ biến chàng thành ghiền. Ghiền, là phải hít trên trăm bi một ngày.
Norman  Sherry: Tiểu sử Greene
*
Trong Ba Mươi Sáu Chước, Tẩu Vi Thượng Sách,  Ways of escape, một dạng hồi nhớ văn học, Greene cho biết, đúng là một cơ may, chuyện ông chết mê chết mệt xứ Đông Dương. Lần thứ nhất viếng thăm, ông chẳng hề nghĩ, mình sẽ đẻ ra được một cuốn tiểu thuyết thật bảnh, nhờ nó. Một người bạn cũ của ông, từ hồi chiến tranh, lúc đó là Lãnh sự  tại Hà Nội, nơi một cuộc chiến tranh khác đang tiến diễn và hầu như hoàn toàn bị bỏ quên bởi báo chí Anh. Do đó, sau Malaya, ông bèn nháng qua Việt Nam  thăm bạn, chẳng hề nghĩ, vài năm sau, sẽ trải qua tất cả những mùa đông của ông ở đây.
 "Tôi nhận thấy, Malaya 'đần' như một người đàn bà đẹp đôi khi 'độn'. Người ở đó thường nói, 'Bạn phải thăm xứ xở này vào thời bình', và tôi thật tình muốn vặc lại, 'Nhưng tớ chỉ quan tâm tới cái xứ sở đần độn này, khi có máu'. Không có máu, nó trơ ra với vài câu lạc bộ Anh, với một dúm xì căng đan nho nhỏ, nằm tênh hênh chờ một tay Maugham nào đó mần báo cáo về chúng."
"Nhưng Đông Dương, khác hẳn. Ở đó, tôi nuốt trọn bùa yêu, ngải lú, tôi cụng ly rượu tình với mấy đám sĩ quan Lực Lượng Lê Dương, mắt tay nào cũng sáng lên, khi vừa nghe nhắc đến hai tiếng Sài Gòn, hay Hà Nội."
Và bùa yêu ép phê liền tù tì, tôi muốn nói, giáng cú sét đánh đầu tiên của nó, qua những cô gái mảnh khảnh, thanh lịch, trong những chiếc quần lụa trắng, qua cái dáng chiều mầu thiếc xà xuống cánh đồng lúa trải dài ra mãi, đây đó là mấy chú trâu nước nặng nề trong cái dáng đi lảo đảo hai bên mông vốn có tự thời nguyên thuỷ của loài vật này, hay là qua mấy tiệm bán nước thơm của người Tây ở đường Catinat, hay trong những sòng bài của người Tầu ở Chợ Lớn, nhưng trên hết, là qua cái cảm giác bi bi hài hài,  trớ trêu làm sao, và cũng rất ư là phấn chấn hồ hởi mà một dấu báo của hiểm nguy mang đến cho du khách với cái vé khứ hồi thủ sẵn ở trong túi: những tiệm ăn bao quanh bằng những hàng dây kẽm gai nhằm chống lại lựu đạn, những vọng gác cao lênh khênh dọc theo những con lộ nơi đồng bằng Nam Bộ với những lời cảnh báo thật là kỳ kỳ [bằng tiếng Tây, lẽ dĩ nhiên]: "Nếu bạn bị tấn công, và bị bắt giữ trên đường đi, hãy báo liền lập tức cho viên sếp đồn quan trọng đầu tiên".
Dịp đó, tôi ở hai tuần, và tranh thủ tối đa, tới giây phút cuối cùng, cái giây phút không thể tha thứ , "the unforgiving minute". Hà Nội cách Sài Gòn bằng London xa Rome, nhưng ngoài chuyện ăn ngủ... ở cả hai thành phố, tôi còn ban cho mình những chuyến tham quan nơi đồng bằng Nam Bộ, tới những giáo phái lạ lùng như Cao Đài mà những ông thánh của nó bao gồm Victor Hugo, Christ, Phật, và Tôn Dật Tiên.
Ways of escape
Liệu giấc mơ về một cuộc cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như lòng chúng ta thèm khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực lượng thứ ba’, vốn là một giấc mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng ], khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam. Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.
Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry Allen, đã từng được Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm trước đó. Greene gặp anh ta năm 1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi, một tay nâng bi anh ta về bài viết, [Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục, đáng Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó hả? Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt, tại sao tôi không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ bẩn. Cho ly nữa đi. Rồi tụi mình đi kiếm gái."

*
I shared a room that night with an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA. My companion bore no resemblance at all to Pyle, the quiet American of my story - he was a man of greater intelligence and of less innocence, but he lectured me all the long drive back to Saigon on the necessity of finding a 'third force in Vietnam'. I had never before come so close to the great American dream which was to bedevil affairs in the East as it was to do in Algeria. The only leader discernible for the 'third force' was the self· styled General The. At the time of my first visit to the Caodaists he had been a colonel in the army of the Caodaist Pope - a force of twenty thousand men which theoretically fought on the French side. They had their own munitions factory in the Holy See at Tay Ninh; they supplemented what small arms they could squeeze out of the French with mortars made from the exhaust pipes of old cars. An ingenious people - it was difficult not to suspect their type of ingenuity in the bicycle bombs which went off in Saigon the following year. The time-bombs were concealed in plastic containers made in the shape of bicycle pumps and the bicycles were left in the parks outside the ministries and propped against walls ... A bicycle arouses no attention in Saigon. It is as much a bicycle city as Copenhagen.
Between my two visits General The (he had promoted himself) had deserted from the Caodaist army with a few hundred men and was now installed on the Holy Mountain, outside Tay Ninh. He had declared war on both the French and the Communists. When my novel was eventually noticed in the New Yorker the reviewer condemned me for accusing my 'best friends' (the Americans) of murder since I had attributed to them the responsibility for the great explosion - far worse than the trivial bicycle bombs - in the main square of Saigon when many people lost their lives. But what are the facts, of which the reviewer needless to say was ignorant? The Life photographer at the moment of the explosion was so well placed that he was able to take an astonishing and horrifying photograph which showed the body of a trishaw driver still upright after his legs had been blown off. This photograph was reproduced in an American propaganda magazine published in Manila over the title 'The work of Ho Chi Minh', although General The had promptly and proudly claimed the bomb as his own. Who had supplied the material to a bandit who was fighting French, Caodaists and Communists? There was certainly evidence of contacts between the American services and General The. A jeep with the bodies of two American women was found by a French rubber planter on the route to the sacred mountain - presumably they had been killed by the Viet Minh, but what were they doing on the plantation? The bodies were promptly collected by the American Embassy, and nothing more was heard of the incident. Not a word appeared in the Press. An American consul was arrested late at night on the bridge to Dakow [DaKao ?], (where Pyle in my novel lost his life) carrying plastic bombs in his car. Again the incident was hushed up for diplomatic reasons.
So the subject of The Quiet American came to me, during that talk of a 'third force' on the road through the delta, and my characters quickly followed, all but one of them from the unconscious. The exception was Granger, the American newspaper correspondent. The press conference in Hanoi where he figures was recorded almost word for word in my journal at the time. Perhaps there is more direct reportage in The Quiet American than in any other novel I have written. I had determined to employ again the experience I had gained with The End of the Affair in the use of the first person and the time-shift, and my choice of a journalist as the 'I' seemed to me to justify the use of reportage. The press conference is not the only example of direct reporting. I was in the dive-bomber (the pilot had broken an order of General de Lattre by taking me) which attacked the Viet Minh post and I was on the patrol of the Foreign Legion paras outside Phat Diem. I still retain the sharp image of the dead child couched in the ditch beside his dead mother. The very neatness of their bullet wounds made their death more disturbing than the indiscriminate massacre in the canals around.
I went back to Indo-China for the fourth and last time in 1955 after the defeat of the French in the north, and with some difficulty I reached Hanoi - a sad city, abandoned by the French where I drank the last bottle of beer left in the cafe which I used to frequent with Monsieur Dupont. I was feeling very ill and tired and depressed. I sympathized with the victors, but I sympathized with the French too. The French classics were yet on view in a small secondhand bookshop which Monsieur Dupont had rifled a few years back, but a hundred years of French civilization had fled with the Catholic peasants to the south. The Metropole Hotel where I used to stay was in the hands of the International Commission. Viet Minh sentries stood outside the building where de Lattre had made his promise, 'I leave you my wife as a symbol that France will never, never ... '
Day after day passed while I tried to bully my way into the presence of Ho Chi Minh. It was the period of the crachin and my spirits sank with the thin day-long drizzle of warm rain. I told my contacts I could wait no longer - tomorrow I would return to what was left of French territory in the north.
I don't know why my blackmail succeeded, but I was summoned suddenly to take tea with Ho Chi Minh, and now I felt too ill for the meeting. There was only one thing to be done. I went back to an old Chinese chemist's shop in the rue des Voiles which I had visited the year before. The owner, it was said, was 'the Happiest Man in the World'. There I was able to smoke a few pipes of opium while the mah-jong pieces rattled like gravel on a beach. I had a passionate desire for the impossible - a bottle of Eno's. A messenger was dispatched and before the pipes were finished I received the impossible. I had drunk the last bottle of beer in Hanoi. Was this the last bottle of Eno's? Anyway the Eno's and the pipes took away the sickness and the inertia and gave me the energy to meet Ho Chi Minh at tea.
Of those four winters which I passed in Indo-China opium has left the happiest memory, and as it played an important part in the life of Fowler, my character in The Quiet American, I add a few memories from my journal concerning it, for I am reluctant to leave Indo-China for ever with only a novel to remember it by.
    31 December 1953. Saigon
One of the interests of far places is 'the friend of friends': some quality has attracted somebody you know, will it also attract yourself? This evening such a one came to see me, a naval doctor. After a whisky in my room, I drove round Saigon with him, on the back of his motorcycle, to a couple of opium fumeries. The first was a cheap one, on the first floor over a tiny school where pupils were prepared for 'le certificat et le brevet'. The proprietor was smoking himself: a malade imaginaire dehydrated by his sixty pipes a day. A young girl asleep, and a young boy. Opium should not be for the young, but as the Chinese believe for the middle-aged and the old. Pipes here cost 10 piastres each (say 2s.). Then we went on to a more elegant establishment - Chez Pola. Here one reserves the room and can bring a companion. A great Chinese umbrella over the big circular bed. A bookshelf full of books beside the bed - it was odd to find two of my own novels in a fumerie: Le Ministère de la Peur, and Rocher de Brighton. I wrote a dédicace in each of them. Here the pipes cost 30 piastres.
My experience of opium began in October 1951 when I was in Haiphong on the way to the Baie d' Along. A French official took me after dinner to a small apartment in a back street - I could smell the opium as I came up the stairs. It was like the first sight of a beautiful woman
Ways of escape
Cái cú bom nổ trên đường Catinat, mặc dù Mẽo nói, đây là tác phẩm của Bác Hồ, nhưng theo Greene, TMT hãnh diện tự nhận là tác giả.
Cái cú Greene blackmail Bác Hồ mà chẳng thú sao?
Nhưng thú nhất, có lẽ là những xen G. đi hít tô phe, và có lần thấy sách của mình ở tiệm hút, bèn lôi ra, viết lời đề tặng.
Ui chao, giá mà Gấu cũng có tí kỷ niệm này thì thật tuyệt. Tưởng tượng không thôi, vô một tiệm ở Cây Da Xà, thấy Những Ngày Ở Sài Gòn, trên giá sách, kế bên bàn đèn, là đã thấy sướng mê tơi rồi!


Dấn thân hay không dấn thân

Một ý niệm về dấn thân của nhà văn Mít hiện nay, theo Gấu, là phải qui chiếu về Cái Đại Ác Bắc Kít. Và nếu như thế, là phải nhổ toẹt mọi chiến công, đánh thắng hai tên đại cường quốc thực dân cũ, thực dân mới!
Đây là quan điểm của Myriam Anissimov, trong một bài viết Phỉ báng để trực diện Lò Thiêu, Blasphémer pour affronter la Shoah, trên số báo Le Magazine Littéraire, số tháng Sáu 2009, nhân sự kiện Romain Gary lại kiếm thấy, retrouvé.
Anissimov nhắc lại một câu của Kertesz, Lò Thiêu khiến “văn chương bị treo lửng”, [“Auschwitz a mis la littérature en suspens”], bởi vì, “chẳng có gì xẩy ra kể từ Auschwitz; nó, Auschwitz đã hư vô hóa Auschwitz, nó, Auschwitz, đã phản biện, refuter, Auschwitz”.
Nói một cách khác, Lò Thiêu không thuộc quá khứ mà hiện tại.
Chính là do "mơ hồ" nhận ra điều này, mà Gấu phán, cái “đúng” ngày nào gây họa cho ngày này.
Với nhân loại, và nhất là, với dân Mít, hai chiến thắng, một, đế quốc Pháp và Việt gian, và một, Mỹ và Nguỵ mà chẳng ngất trời, đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử, mà chẳng chân lý ngời ngời sao?
Nhưng ẩn tàng trong nó, là Cái Ác Bắc Kít, và chính nó, Cái Ác Bắc Kít, đưa đến đại họa.
Văn chương Mít VC sau 1975 mà chẳng bị treo lửng sao?
Miệng anh nào cũng đầy chiến lợi phẩm, nhà anh nào cũng treo đầy chiến công, làm sao viết về cái băng hoại, cái đi xuống hố, cái "một sự nhịn anh Tẫu, là chín sự lành" ?
Đọc những "ký" viết về những ngày tháng gian khổ chống Pháp, chống Mỹ, Gấu này thấy thương, không một mà tới mười, cho những anh hùng Núp của đất nước chúng ta!