*


 





Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Poem
(To A)
I shall miss you so much when I'm dead
The loveliest of smiles
The softness of your body in our bed
My everlasting bride
Remember that when I am dead
You are forever alive in my heart and my head
Harold Pinter
[Granta 100. Winter 2007]
*
To M
Hãy nhớ là khi Anh chết
M sẽ sống hoài trong trái tim của Anh.
*
 Welcome to my world: Hub Cafe - Tecapro Park 18A Cộng Hòa Q.Tân Bình, từ 16.05.09. M

Tối hôm qua, trong lúc chờ mail M, Anh mới ngộ ra một điểu là, hai câu thơ của me-xừ PTD quả là đúng cho cuộc tình tưởng tượng của hai ta:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn,
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm.
Anh ở một đầu: ở đầu và ở cuối một cuộc chiến.
M ở một đầu: khởi đầu một cuộc đời.
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng... dễ! NQT

*

Letter from a Reader

Too much about death,
too many shadows.
Write about life,
an average day,
the yearning for order.

Take the school bell as your model
of moderation,
even scholarship.

Too much death,
too much
dark radiance.

Take a look,
crowds packed
in cramped stadiums
sing hymns of hatred.

Too much music
too little harmony, peace,
 reason.

Write about those moments
when friendship's foot-bridges
seem more enduring
than despair.

Write about love,
long evenings,
the dawn,
the trees,
about the endless patience
of the light.
Adam Zagajewski
Dịch từ tiếng Ba Lan: Clare Cavanagh
Trang thơ Adam Zagajewski


Vai diễn cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tư


100 năm ngày sinh của Simone Weil
L'autre Simone
Trang Simone Weil
Bad Friday
Đọc & Dịch Weil
Thánh Simone - Simone Weil

Ngày xưa, nước tiểu
Thảo Trường

30.4.2009

Huế Mậu Thân Album
*
Huế Mậu Thân 1968: Lính Mẽo di tản thường dân
 *
Đồng bằng sông Cửu Long, 1965


The masterpiece that killed George Orwell

In 1946 Observer editor David Astor lent George Orwell a remote Scottish farmhouse in which to write his new book, Nineteen Eighty-Four. It became one of the most significant novels of the 20th century. Here, Robert McCrum tells the compelling story of Orwell's torturous stay on the island where the author, close to death and beset by creative demons, was engaged in a feverish race to finish the book


The Spokesman and the Tribe

Vào lúc tập tành viết, nhà văn thường đụng một số câu hỏi, tại sao viết, viết cho ai, viết để làm gì, và những câu trả lời sẽ mở ra viễn ảnh, đưa tới những đề tài, và có khi còn quyết định luôn cả văn phong của người đó. Trong những câu hỏi, “viết cho ai” nhức đầu nhất, bởi vì nó liên can tới cảm quan của người viết, về căn cước và truyền thống của anh ta.
Trong lời tựa cho cuốn "Giữa những im lặng", tập thơ đầu tay, tôi viết, “Là một người may mắn, tôi viết cho đồng bào không may mắn của tôi, những người đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tiêu trầm ở dưới đáy của cuộc đời, những người đã tạo ra lịch sử, và cùng lúc, bị biến thành điên khùng, điêu tàn huỷ diệt vì nó.” Tôi nhìn tôi như là một nhà văn TQ, viết văn bằng tiếng Anh, nhân danh những người TQ bị trà đạp.
Tôi không để ý đến sự phức tạp và bất khả thực hiện khi tự ban cho mình một vị trí như vậy.
Vả chăng, thành thực, hết sức thành thực, thành khẩn… là một điều hết sức nguy hiểm. Nó có thể làm nổ tung cái đầu của bạn.


Dọn Kít

Lời toà soạn : Chúng tôi vừa nhận được tập tản văn THẤY PHẬT của tác giả Cao Huy Thuần (Phương Nam & Nhà xuất bản Tri Thức, 2009, 340 trang).
Giới thiệu tác giả và tác phẩm, cũng bằng thừa. Nhưng chúng tôi cũng xin mượn cớ để đăng dưới đây bài viết mào đầu của Bùi Văn Nam Sơn.
Diễn Đàn
*
Cũng bằng thừa!
Phách lối hơn cả… thằng cha Gấu!
Nhưng Cao Huy Thuần là thằng cha nào vậy, cà? (1)
CHT thì cũng đại khái, ghê gớm chi đâu. BVNS thì cũng chỉ là một tay dịch giả. Đọc bài viết mào đầu, thì cũng nhăng nhít chạy qua ông này một tí, bà nọ một tẹo, đã có gì của riêng mình, mà cũng một lũ áo thụng vái nhau? Thử hỏi, đã làm được cái gì chưa? Vào lúc đất nước khốn khổ khốn nạn như bây giờ, mà cũng... Thấy Phật, ư?
(1) Có thể CHT còn tí ti khiêm tốn, và tự trọng, nhưng đám ngu này vụng về thổi, khiến ông nhột, chăng?
*
V/v nhà văn hạnh phúc.
Nguyên Sa là một nhà văn dễ dãi và hạnh phúc.
Chỉ một câu phán như thế, khi đọc tập truyện ngắn "Mây Bay Đi" [thì bay mẹ nó đi cho được việc!], của NS, mà Gấu được ông ban cho cái nick trứ danh, tên "sa đích văn nghệ"!
*
Steiner cho biết, Koestler không làm sao hiểu nổi, một con người hạnh phúc. Theo George Mikes, người viết tiểu sử K. [Arthur Koestler: The Story of a Friendship], một người đàn ông hạnh phúc là một cái gì đó gợi sự tò mò, và quá nữa, gợi niềm bí ẩn, đối với Koestler. Làm thế nào một người đàn ông, hoặc đàn bà, có đầu óc, có cảm giác, lại có thể hạnh phúc giữa một đống tởm lợm của lịch sử đương thời?
[“A happy man”, remarks Mikes, “was a strange curiosity, almost a mystery for him.” How could a thinking, a feeling or woman be happy amid the bestial follies, the waste, the suicidal blindness of contemporary history? G. Steiner: La morte d’Arthur].
Tuy nhiên, vào những này đẹp trời, Koestler ánh lên niềm đam mê cuộc đời, cực kỳ hân hoan hớn hở trước điều không biết, a deep merriment in the face of the unknown. Ông như sướng điên lên, với tư tưởng của Nietszche, rằng, có, ở trong đàn ông và đàn bà, một động cơ còn mạnh hơn cả tình yêu, hận thù hay sợ hãi. Đó sự quan tâm - that of being interested - đến một tri thức, một vấn đề, một hóp bi, một tờ báo của ngày hôm sau. Koestler là một người cực kỳ quan tâm…
Đọc mấy ông CHT [chỉ qua cái tít], BVNS [qua bài mào đầu], Gấu thiển nghĩ, cũng một thứ nhà văn, nhà tư tưởng, nhà triết gia ‘dễ dãi và hạnh phúc’! NQT
*
Theo Gấu, Mít chúng ta, chỉ có độc nhất một người mơ thấy Phật, và có thể, đã thấy Phật. Đó là Hồ Hữu Tường, thời gian ông bị Diệm kết án tử hình, và trong khi chờ lên đoạn đầu đài, ông viết Trầm Tư, và mơ Đức Phật trở về với dân Mít của chúng ta, trong một trận sống mái với Quỉ Đỏ.
*
Như nhiều người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)

Như lính giữa rừng

Chim thiêng

Bạn chỉ sống hai phùa. (1)
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice
(1) Phùa: Từ "fois", lần, tiếng Tây.
Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ cái quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Bài viết
thời để yêu, để hát, và để chết!, không hiểu có phải vì  biến cố 30 Tháng Tư mà đứng đầu liền tù tì hai tháng,  trong số những bài được đọc nhiều nhất.
Thừa thắng xông lên, Gấu bèn viết, về một thời để yêu, để hát, và - vì không chết - để đi tù... VC!


Kỷ niệm, kỷ niệm