*


 




*

*


Cao Thoại Châu
Gặp lại Thành Tôn 

Từ xứ nào bạn ghé thăm ta
Vỉa hè đây là đất quê nhà
Ánh đèn đường soi cho miễn phí
Mấy chục năm như ánh chớp đi qua

Vẫn chân thật ung dung điềm đạm
Bạn không hề rơi rụng điều chi
Vẫn cương nghị gọn gàng tươi tắn
Phơi phới thanh xuân thiếu phụ rất đương thì

Lắng nghe cuộc hành trình đơn thương độc mã
Những gập ghềnh khấp khểnh tháng năm qua
Đêm Sài Gòn một cặp ly mờ ảo
Sáng ngời lên không biết tự khi nào

Lâu lắm rồi ta không uống rượu
Cái vòng tròn vành vạnh những bờ ly
Khi độc ẩm ta rùng mình khiếp sợ
Sang sông đêm với một nửa con đò

Bạn về đây và thuyền ta có bến
Lòng ta thôi hiu quạnh phút giây này
Nghe tiếng lanh canh những viên nước đá
Trong như lời bạn nói đêm nay

Không thấy trời vì vướng tàn cây
Đất bao dung dưới chỗ ta ngồi
Cho ta quên đi đừng bao giờ nghĩ tới
Khi đêm tàn lại có một ngày mai

Bạn đi rồi còn lại một cơn say
Ta lỏng buông ta trong phút hiếm hoi này
Chập choạng về ta chỉ còn một nửa
Đi kiếm nửa mình vào lúc sớm mai
Blog CTC

&

NQT & Thành Tôn tại nhà thi sĩ, Little Saigon, 2008. 

Thơ bạn ta, CTC, có cái thần sầu vào đúng lúc thật bất ngờ, thế mới thú vị, và, quái dị.
Thí dụ, khổ đầu, ba câu đầu, cũng thường thường bậc trung, nhưng từ hình ảnh “ánh đèn đường soi cho miễn phí", bất thình lình ra đòn, “mấy chục năm như ánh chớp”, thì mới sướng làm sao!
Cũng thế, khổ thứ nhì, ba dòng đầu, một đấng trượng phu lừng lững, vậy mà làm sao mà lại bật ra cái ý tưởng, cái hình ảnh “thiếu phụ rất đương thì”, quái làm sao, thú làm sao!
Nhưng đến khổ thứ ba, hai câu sau đây quá bảnh, và do đó, chẳng cần phải tả cái sướng đang tái ngộ với bạn:
Khi độc ẩm ta rùng mình khiếp sợ
Sang sông đêm với một nửa con đò!
Thần cú, thần bạn, thần tình!
 

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng
*
 Nhà thơ Tế Hanh
 Mười năm trôi dạt giữa hai bờ Sông Mê
 Nguyễn Thái Sơn
 Note: Bài viết dởm, nhưng có tí thông tin về Tế Hanh. Thua xa bài của Thanh Thảo
*

Những ngày nghỉ học
Tế Hanh
(Tặng Nguyễn Văn Bổng)
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tầu đi đến những ga…
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa. 

Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau. 

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về. 

Kẻ về không nói bước vương vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
Nguồn net

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt.
Tuyệt cú. Thần cú!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh Gấu đứng bơ vơ, xem Gấu tiễn biệt: Tiễn biệt cô bạn đi lấy chồng!
Cái gì gì:
“Em đi áo mỏng mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường”!
Ui chao, lại nhớ lần tỏ tình với một nữ thi sĩ, "cũng mới đây thôi", anh nhớ em đến vãi lệ.
Em mắng, già rồi vãi lệ hoài, con nít nó cười cho!
*
Cô bạn của Gấu, là tác giả câu thơ thần sầu:
Hồn Đông phương thất lạc, buồn Tây phương. (1)
Ui chao, chỉ cần một câu thơ, đủ là thi sĩ, đủ chứng minh câu của Borges:
Thơ, là để trao cho thi sĩ.
Cái đám thi sĩ dởm, hay cả một trường phái thơ dởm Tân Hình Thức, liệu có nổi, chỉ một câu thơ?
(1)
Ai cho phép mi là thi sĩ ?
*
Lại nói chuyện thơ được trao cho thi sĩ, thi sĩ dởm chớ làm thơ!
Lần Gấu qua Cali, mới đây, gặp một thi sĩ, cũng đã từng văn kỳ thanh, lần này nhất kiến kỳ hình. Ông nói, tôi thích mấy bài ông viết về thơ, có in từ net ra, treo ở bàn làm việc, lâu lâu bí thơ, đọc đỡ nhớ.
Ui chao, Gấu cả đời không dám liều mạng làm thơ, bèn lèm bèm viết về thơ, theo kiểu ăn đồ chay thay đồ mặn, vậy mà được bạn thơ khen, sướng nào bằng!
*

BEFORE I HAD YOU
Before I had you
I loved Nature as a calm monk loves Christ.
Now I love Nature
As a calm monk loves the Virgin Mary,
Religiously (in my manner), like before,
But in a more heartfelt and intimate way.
I see the rivers better when I walk with you
Through the fields to the rivers' banks.
When I sit next to you and watch the clouds
I see them much more clearly.
You haven't taken Nature from me,
You haven't changed Nature.
You've brought Nature closer.
Because you exist I see it better, though the same as before.
Because you love me I love it in the same way, but more.
Because you chose me to have you and love you
My eyes gaze at it
More than at anything.

I don't regret what I was before,
For I am still what I was.
I only regret not having loved you before.
6 JULY 1914
Fernando Pessoa
[From “The shepherd in Love”]

*
Trước khi Anh có M
Trước khi Anh có M
Anh yêu Thiên nhiên, như một vì tu sĩ êm ả yêu Chúa.
Bây giờ Anh yêu Thiên nhiên
Như là một vì tu sĩ êm ả yêu Đức Mẹ Đồng Trinh,
Thật là căn tu,
[Thì Anh thì vốn có căn tu,
Kiếp nào mà chẳng như vậy?]
Nhưng yêu một cách thật là tâm tư thật là thầm kín nhiều hơn.
Anh nhìn những dòng sông đẹp hơn khi sóng bước cùng M
Qua những cánh đồng tới những bờ sông.
Khi ngồi bên M, Anh nhìn những đám mây
Anh nhìn chúng rõ hơn.
M đâu có lấy Thiên nhiên ra khỏi Anh
M làm cho Thiên nhiên gần Anh hơn
Bởi vì có M, anh nhìn nó đẹp hơn, tuy nó vẫn như trước
Bởi vì M yêu Anh, anh yêu nó, cũng vẫn vậy, nhưng nhiều hơn.
Bởi vì M chọn Anh để có M và yêu M
Mắt anh nhìn nó
Hơn bất cứ cái gì khác

Anh không ân hận rằng Anh đã như vậy,
Ngày xưa, khi chưa có M
Anh bây giờ thì vẫn như ngày xưa
Anh chỉ ân hận ngày xưa sao không yêu M
*
*
Ui chao, bài thơ mới tuyệt làm sao!
To U, CM. NQT

 

Tôi nghe trong đêm, qua con phố,
Xa thật xa,
Từ một quán hầm cũng khu lối xóm,
Một điệu nhạc xưa, không rõ ra là từ một bản nhạc nào.
Nó làm tôi bất thình lình nhớ ơi là nhớ
Điều mà tôi chẳng bao giờ nhớ.

Điệu nhạc xưa ư? Cây ghi ta cũ.
Tôi không thể nói gì về điệu nhạc, chịu thua…
Tôi cảm thấy nỗi đau chạy rần rần trong máu, nhưng chẳng làm sao nhìn thấy móng sắc thương đau
Tôi cảm thấy, không khóc, mà đã khóc.

Quá khứ nào, của ai, điệu nhạc mang về cho tôi?
Chẳng phải của tôi, chẳng phải của ai, mà chỉ là quá khứ
Mọi chuyện đều đã chết
Đối với tôi, đối với mọi ngườì, trong một thế giới đã bỏ đi

Đó là thời gian, nó lấy đi cuộc đời
Đời khóc, và tôi khóc, trong một đêm buồn bã
Đó là nỗi đau, nỗi than van
Về tất cả cõi đời, bởi vì đó là cõi đời
Pessoa
Toàn bài thơ làm nhớ câu thơ của Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."


Ways of escape

30.4.2009

Tại sao chúng ta nên hủy bỏ giải Nobel Văn học?

Thông thường, Viện Hàn lâm đề cao những nhà văn cánh tả như Sinclair Lewis, Gunter Grass, Jose Saramago, Pablo Neruda hoặc Jean-Paul Sartre. Những nhà văn Mỹ từng giành giật được giải thưởng này là một nhóm khá pha tạp như: tác giả chống tư bản John Steinbeck, nhà văn hạng xoàng Pearl S. Buck.

Note: Đề cao những nhà văn cánh tả, vậy mà đề nghị nên huỷ bỏ ư?
Bài viết của báo Mẽo, quê, vì bị coi là biệt lập thiển cận, vậy mà Mít "tả hơn cả tả lớ", cũng hò theo. Tiếu lâm thật!
Mấy anh Mẽo kỳ thị đòi huỷ Nobel, thì cũng đúng thôi, khi bị ông thư ký chọc đúng ngay tim, văn chương Mẽo biệt lập, và thiển cận. Như nhà văn Ha Jin, trong bài tựa cho cuốn Nhà văn như một di dân của ông, đây là thứ văn chương di dân [nghĩa là biệt lập, thiển cận], với vấn đề di dân của nó, nhưng nhược điểm đấy, mà cũng là cơ may đấy.

V/v Mít ra ý kiến nên huỷ giải Nobel, Gấu này thấy quái quá.
Bởi vì chưa bao giờ giải Nobel lại bảnh như mấy năm vừa rồi. Có một cái gì lầm lẫn, trong lịch sử ban phát giải thưởng, trong suốt chiều dài của giải, và chỉ mới đây thôi, Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển mới nhìn ra, và sửa sai.
Cái sự sửa sai này, theo Gấu, liên quan tới Cái Đại Á của thế kỷ, là Lò Thiêu của Nazi và Trại Tù của Stalin, và cùng với nó, là câu phán hiển hách của Benjamin: Mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man.

*
Tập tiểu luận, nhà xb University of Chicago Press, 2008

The Writer as Migrant
Nhà văn thiên di

Preface

Sometimes it is difficult to differentiate an exile from an immigrant. Nabokov was both an immigrant and an exile. But to the great novelist himself, such a distinction was unnecessary, as he often maintained that the writer's nationality was "of secondary importance" and the writer's art was "his real passport." In the following chapters, my choice of the word "migrant" is meant to be as inclusive as possible - it encompasses all kinds of people who move, or are forced to move, from one country to another, such as exiles, emigrants, immigrants, and refugees. By placing the writer in the context of human migrations, we can investigate some of the metaphysical aspects of a "migrant writer's" life and work.
I make references to many works of literature because I believe the usefulness and beauty of literature lies in its capacity to illuminate life. In addition, I focus on certain important works-texts that may provide familiar ground for discussion. I will speak at length about some exiled writers, not because I view myself only as an exile - I am also an immigrant- but mainly because the most significant literature dealing with human migration has been written on the experience of exile. By contrast, immigration is a minor theme, primarily American. Therefore, a major challenge for writers of the immigrant experience is how to treat this subject in response to the greater literary traditions.
My observations are merely that-my observations. Every individual has his particular circumstances, and every writer has his own way of surviving and practicing his art. Yet I hope my work here can shed some light on the existence of the writer as migrant. That is the purpose of this book.
Lời nói đầu
Đôi khi thật khó mà phân biệt giữa lưu vong, và nhập cư. Nabokov là cả hai, nhập cư và lưu vong. Nhưng nhà văn lớn lao này coi một sự phân biệt như thế là không cần thiết, quốc tịch là thứ yếu, nghệ thuật mới là căn cước thực sự của nhà văn. Trong những chương sau đây, khi chọn từ thiên di, tôi muốn ôm lấy đủ kiểu dời đổi, hay bắt buộc phải dời đổi từ một xứ sở này qua một xứ sở khác, nào là lưu vong, nào là di cư, nào là nhập cư nào là tị nạn. Bằng cách đặt nhà văn vào cái thế thiên di như thế chúng ta có thể điều tra, nghiên cứu một vài khiá cạnh siêu hình của cuộc sống của một nhà văn thiên di, và tác phẩm của người đó….
Tôi viện dẫn nhiều tác phẩm văn học, bởi vì tôi tin tưởng, sự hữu ích và vẻ đẹp của văn chương nằm ở trong khả năng làm sáng lên cuộc sống của nó. Tôi xoáy vào một số tác phẩm quan trọng - những bản văn có thể cung cấp một mảnh đất chung để bàn luận. Tôi sẽ nói nhiều về một số nhà văn lưu vong, không phải vì tôi tự coi mình là một trong số đó – nhưng chủ yếu là vì thứ văn chương có ý nghĩa nhất bàn về sự thiên di của con người thì được viết về kinh nghiệm lưu vong. Ngược lại, nhập cư chỉ là một đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà văn viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như vậy mà có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Những nhận xét của tôi thì chỉ là của tôi. Với mỗi một cá thể nhà văn là những hoàn cảnh cá biệt của người đó, và mỗi nhà văn có một cách riêng của mình để sống sót và hành xử nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, tôi hy vọng tác phẩm của tôi sẽ soi sáng được phần nào về sự hiện diện của nhà văn như là một kẻ thiên di. Đó là mục tiêu của cuốn sách này.
*
Chuẩn vị hồ sơ dự Nobel
Nếu muốn đi đường tắt thì sử dụng con đường của Gao Xingjian (Pháp-Tầu) hoặc Imre Kertész (Hung) hay Orhan Pamuk (Thổ) tuy nhiên con đường này cũng rất là gay go, nhiều khi phải bỏ quê cha đất tổ chạy trốn ra nước ngoài.
Người viết xin khuyên : Chớ nên chọn lựa con đường tắt này.

Nguồn

Viết thế này, thì nên đổi tên blog là Ngộ Độc Văn Chương!
Cũng trên blog này đã có lần nhét vô miệng ông nhà văn Nhật Murakami, câu tuyên bố, hồi hai muơi tuổi, mê thiên đường Liên Xô quá, ông đã hăm he dịch tác phẩm Ruồi Trâu, sự thực, ông mê Fitzgerald và tính dịch The Great Gatsby, nhưng tự lượng chưa đủ nội lực tiếng Anh, nên mãi sau này, mới dám dịch nó.
Giả như liều lĩnh, như dịch giả TL chẳng hạn, thì Nhật cũng đã có một Đại gia Murakami từ hồi nào rùi!
*
Nhưng quái đản nhất, là, khi thấy sai sót, Gấu lập tức thông báo trang chủ, vì nghĩ, một sai sót như thế ảnh hưởng tới mọi anh chị Mít, nhưng lạ làm sao, trang chủ tỉnh bơ, như người Hà Lội!
Trong khi đó, Tin Văn, mỗi lần được độc giả hạ cố chỉ cho sai sót, còn mừng hơn cả chuyện được độc giả xoa đầu!
*
Tay tác giả bài viết trên blog của Nguyễn Thi Sĩ, hẳn là chưa từng đọc ba nhà văn trên. Nên cứ đinh ninh là họ, do viết văn chống đối nhà nước của họ, nên phải bỏ chạy, và nhờ vậy được phát Nobel, và chỉ vì muốn được Nobel nên mới làm như vậy. Đọc bài viết, thì có vẻ như cũng rành tiếng Anh tiếng U cũng nên, nhưng “thư ký thường trực” khác “thư ký vĩnh viễn”. Mấy ông hàn thì “vĩnh viễn”, nhưng ai cấm mấy ông này quit job đâu?
Đúng là điếc không sợ súng.
Hình như vào thời đại net, ai cũng có quyền mở blog, nên mới xẩy ra tình trạng này? Gấu nghi, chắc không phải, mà là hậu quả của một thế giới bị bịt kín lâu quá, thí dụ xã hội Miền Bắc, đột nhiên mọi cửa đều được mở ra, trước đám quyền chức, và con cái của họ, luôn cả đám tinh anh, tức mù dở trong đám mù.
Chứng cớ, sự ngu dốt của mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho đài Bi Bì Xèo, chẳng hạn.
Một người viết trong số họ đã dùng hình ảnh, cái lỗ hổng không làm sao lấp đầy, đúng quá, nhưng khi người này dùng, là để nhắm vào PTH, thế mới khổ!
Ngay cả nhận xét của tay "thư ký vĩnh viễn", về văn chương Mẽo cũng đâu có sai. Ha Jin, nhà văn Mẽo gốc Trung Quốc cũng nghĩ như vậy. Ông viết, trong bài
The Writer as Migrant, Nhà văn thiên di, Tin Văn đang giới thiệu:
Ngược lại, nhập cư chỉ là một đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà văn viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như vậy mà có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Nhà văn Mít, theo Gấu muốn được Nobel, là phải đối diện với vấn đề nhức nhối nhất hiện nay của văn chương và đồng thời xã hội Mít: Tại sao cuộc chiến thần kỳ như thế, mà kết quả lại khốn khổ khốn nạn như thế.
Vả chăng hình như muốn là ứng viên của Nobel, phải có đại gia, hội đoàn... tiến cử, giống như ở Việt Nam, muốn ứng cử là phải được Đảng và Mặt Trận Tổ Quốc OK, không thể độc diễn như Tông Tông Thiệu được. Vấn đề này Gấu không "xua" vì, chưa khùng đến mức như vậy!
* 

Nobel 2004
Đọc Jelinek
Có thể bà chẳng tin rằng thế giới này có thể là một nơi chốn tốt đẹp hơn, nhưng bà giận dữ, rằng cớ làm sao nó lại khốn kiếp như vậy. Bà rất bực,  theo một cách thế đạo đức. Tôi gần như chỉ mong, được như bà.
Nobel Sám Hối
[Nhân bài dịch của Thụ Nhân, trên e-Văn, về giá trị giải Nobel văn chương]
Việc trao giải Nobel cho một nhà văn chẳng mấy ai biết, thí dụ như năm nay, và luôn cả mấy năm trước, theo thiển ý, là một trong những chuyển hướng lớn lao nhất của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, và - vẫn theo thiển ý – nó xoay quanh trục Lò Thiêu, và câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà học giả Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin, một nạn nhân của Nazi: Mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man.
Mượn hơi men từ câu của ông, ta có thể cường điệu thêm, và nói, Nobel mấy năm gần đây, là Nobel của văn chương sám hối.
Khi Kertesz được Nobel, ngay dịch giả qua tiếng Anh hai tác phẩm của ông, trong có cuốn Không Số Kiếp, cũng không nghĩ tới chuyện ông được Nobel. Katharina Wilson, dạy môn Văn Chương So Sánh (Comparative Literature, Đại học Georgia), trong một cuộc phỏng vấn, ngay sau khi biết Kertesz được Nobel, cho biết, bà thực sự không tin, không thể tưởng tượng được lại có chuyện đó. "Tôi luôn luôn nghĩ, đây là một nhà văn hảo hạng (first rate), một thiên tài theo kiểu của ông ta, nhưng tôi chẳng hề tin, ngay cả chuyện ông được đề cử (nominated), đừng nói đến chuyện được giải Nobel."
Khi Cao Hành Kiện được, cả khối viết văn bằng tiếng Anh dè bỉu, chưa kể đất mẹ của ông, là Trung Quốc, cũng nổi giận: Thứ đó mà cũng được Nobel, hử? Rõ ràng là có mục đích chính trị!
Nhưng Nobel quả là có mục đích chính trị, và đây mới là chủ tâm của nó, theo tôi. Chính trị như là đỉnh cao của văn chương, chính trị theo nghĩa của câu nói của Benjamin dẫn ở trên.
Hãy nhớ lại những lời tố cáo nước Áo của bà  Elfriede Jelinek, [Bà gây tranh cãi nhiều nhất vào năm 1980 khi được trích lời nói là "Áo là một quốc gia tội phạm", nhắc lại chi tiết quốc gia bà từng tham gia vào các tội ác của phát xít Đức. Trích BBC online], là chúng ta nhận ra sự sám hối của giải Nobel.
Trong số những người cùng được vinh danh với bà, có Walter Benjamin. Có đế quốc Áo Hung, mà những nhà văn Jopseph Roth [Đức gốc Do Thái], đã từng coi như đây là “nhà” của mình, hay như Freud đã từng than [qua bài viết của J. M. Coetzee, điểm Tập Truyện Ngắn của Joseph Roth, The Collected Stories]:
“Áo Hung không còn nữa”, Sigmund Freud viết cho chính mình, vào Ngày Đình Chiến, năm 1918: “Tôi không muốn sống ở bất cứ một nơi nào khác… Tôi sẽ sống trong què cụt như vậy, và tưởng tượng mình vẫn còn đầy đủ tứ chi.” Ông nói không chỉ cho chính ông  mà còn cho rất nhiều người Do Thái của văn hóa Áo-Đức....
Cũng vậy khi trao cho Cao Hành Kiện là vinh danh sự sống sót của “chỉ" một con người, trong cuộc chiến chống lại lịch sử của đám đông.
Với riêng tôi, mấy giải Nobel những năm gần đây mới thực sự là Nobel văn chương.
Nhìn theo đường hướng đó, nhà văn Việt Nam hy vọng đoạt giải văn chương Nobel nhất, trong tương lai, có thể là Dương Thu Hương.
Chắc chắn sẽ lắm người phản đối. Có thể “cả một quốc gia” phản đối.  Thứ đó, đâu phải văn chương, mà là chính trị, mà là phản động, mà là…
Nhưng như đã nói ở trên, Nobel là chính trị trước đã. Phải có “cái tâm”, rồi hãy, viết gì thì viết.
Nhật Ký Tin Văn


Chim thiêng

Âm nhạc của TCS đã thành một sự nghiệp lớn, một bộ phận hữu cơ của đời sống tinh thần văn hóa dân tộc. Điều đó đã là một giá trị, không cần phải bàn cãi, và không thể nào phủ nhận.
PXN: Minh bạch lịch sử [Blog Nguyên Đầu Bạc]
Gấu sợ ông hơi bạo ngôn. Trong sự nghiệp lớn của dân tộc đó, có nhiều bản nhạc vẫn chưa được “dân tộc” cho phép hát! Thí dụ: Cho một tên Ngụy vừa nằm xuống!
Bài viết của TC, thì cũng... dzui thôi mà, như cuộc mua dzui chót đời của ông ta, đâu có ảnh hưởng gì tới TCS? Giá như ông ta viết, khi TCS còn sống, thì bảnh hơn, để cho TCS còn có dịp lèm bèm. Đợi bạn quí chết rồi, dù đúng cách mấy thì cũng thật là đáng tởm.
Đây là vấn đề tư cách, đạo đức của bản văn, và của tác giả của nó. Không liên can gì tới TCS. Cứ coi như tất cả những gì TC viết ra đều đúng, thí dụ như, tham vọng chính trị của TCS, thì cũng vô phương biện minh cho bài viết.
Một khi bạn đã vi phạm trầm trọng những yêu cầu ngoài lề của bản văn, thì bản văn kể như vứt đi.
Nếu bản văn dở, thì thiệt hại của nó cũng.... đỡ. Thê thảm nhất, là bản văn hay! Mọi điều tố cáo đều đúng hết!
Thảm thế đấy!
Đây là quan niệm của phương trượng Thiếu Lâm, trong Lục Mạch Thần Kiếm, khi đứng trước cơ nguy liên can đến thanh danh ngàn đời của ngôi chùa Thái Sơn Bắc Đẩu: Thà là một viên gạch bể, còn hơn là một viên ngọc quí!
*
Minh bạch Lịch sử?
Liệu, lịch sử sau này sẽ minh bạch, và gọi cuộc chiến thần thánh, là ăn cướp?
Học tập cải tạo, là đi tù?
Nguỵ cũng là người? Cũng dân Mít?....
*
Mỗi một người đàn ông chết để lại một tài sản nho nhỏ, hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với những người không có một người bạn, thì ông quan tòa sẽ cung cấp một người…
Tòa này là Lịch Sử. (1)
(1)
THE BENCH OF HISTORY
Each soul, among vulgar things, possesses certain special, individual aspects which do not come down to the same thing, and which must be noted when this soul passes and proceeds into the unknown world.
Suppose we were to constitute a guardian of graves, a kind of tutor and protector of the dead?
I have spoken elsewhere of the duty which concerned Camoens on the deadly shores of India: administrator of the property of the deceased.
Yes, each dead man leaves a small property, his memory, and asks that it be cared for. For the one who has no friends, the magistrate must supply one. For the law, for justice is more reliable than all our forgetful affections, our tears so quickly dried.
This magistracy is History. And the dead are, to speak in the fashion of Roman Law, those miserabiles personae with whom. the magistrate must be concerned.
Never in my career have I lost sight of that duty of the Historian. I have given many of the too-forgotten dead the assistance which I myself shall require.
I have exhumed them for a second life. Some were not born at a moment suitable to them. Others were born on the eve of new and striking circumstances which have come to erase them, so to speak, stifling their memory (example, the Protestant heroes dead before the brilliant and forgetful epoch of the eighteenth century, the age of Montesquieu and of Voltaire).
History greets and renews these disinherited glories; it gives life to these dead men, resuscitates them. Its justice thus associates those who have not lived at the same time, offers reparation to some who appeared so briefly only to vanish. Now they live with us, and we feel we are their relatives, their friends. Thus is constituted a family, a city shared by the living and the dead.
1872. Histoire du XIXe siècle, II, Le Directoire, Preface
Roland Barthes: Michelet
Tòa án lịch sử.
Mỗi linh hồn, trong những tầm phào của nó, có tí ti ‘đặc sản’ khiến chúng phân biệt với nhau, và cần được ghi nhận, khi nó từ bỏ cõi đời này đi vô cõi vô biên, biền biệt.
Giả như chúng ta lập ra một thứ ông từ, của những đền đài, là những ngôi mộ?
Một thứ giám hộ chuyên lo bảo vệ những người chết?
Tôi có lèm bèm ở đâu đó, về trách nhiệm mà Camoen quan tâm tới, ở trên những bến bờ chết người ở Ấn độ: Người lo quản lý những tài sản của những người đã chết.
Đúng như thế, mỗi người chết để lại tí ti tài sản, là hồi ức của người đó, và yêu cầu được chăm sóc. Với người không bạn bè, quan tòa phải cung cấp một người như vậy.
Nước mắt của chúng ta thì khô ráo thật lẹ, và luật lệ, công lý thì đáng tin cậy hơn là ba thứ tình cảm rất mau phai nhạt của chúng ta.
Thứ tòa này là Lịch sử.
*
I am a complete man, having both sexes of the mind.
Tôi là người đàn ông đầy đủ, có cả hai giới tính của trí tưởng.
Michelet
Tôi đào họ lên và cho họ một đời thứ nhì. Có những người sinh ra vào lúc không hợp với họ. Có những người khác, sinh ra vào đúng buổi đêm mà những hoàn cảnh kinh hồn khiếp đảm sắp sửa mò tới vào buổi sớm mai, là để làm thịt họ, thì cứ nói như vậy, là để bóp nghẹt hồi ức của họ.
Lịch sử chào đón và làm mới những vinh quang bị tước đoạt; nó đem đời sống đến cho những người đã chết, tái sinh họ.
Michelet [sử gia Pháp] nói về vai trò sử gia của ông.
Ui chao, đúng là thứ lịch sử mà đám Mít Miền Nam cần.
[Cái câu  ... 'mò tới vào buổi sáng mai... ", chẳng đúng là cảnh buổi sáng 30 Tháng Tư 1975 sao?]
*
Liệu có thể coi TC, cũng làm cái công việc sử gia như Michelet vừa bốc phét về vai trò của ông?
No! I Can U, U tha cho Me!
TC, khi TCS còn sống, có dư dả thì giờ để viết. Bi giờ, viết, là khốn nạn.
*
Lịch sử thật khó minh bạch, nhất là thứ lịch sử của kẻ mạnh.
Không hạch hỏi lịch sử, mà nhờ cậy hồi ức, là đề tài của tờ Granta, số mới nhất: Mất đi Tìm lại được. Lost and Found.
Có một cái gì thật sống động đang mất đi tại Trung Quốc. Tuy nhiên cái sự trống vắng đó vẫn cảm nhận được, như một ngón tay bị cắt đi.

*
The vanishing point.
When something is lost, our first instinct is often towards preservation: either of the thing itself, its memory and its traces in the world, or of the part of us that is affected by what is now missing. The pieces in this issue of Granta reflect on the complex business of salvage and try to bring into the light what we discover when we come face to face with loss.
Điểm biến
Khi một điều gì đó bị mất, bản năng đầu tiên của chúng ta thường là, cố níu kéo nó: Hoặc chính điều mất đi, hồi ức của nó, và dấu vết của nó trong cuộc đời, hay là cái phần ở trong chúng ta bị thương tổn, do cái sự mất mát đó.
Nhật Ký
*
Nhà văn bậc nhất của chế độ, ông Nguyễn Khải viết trước khi chết hai năm: “Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ?” Lịch sử văn học thế giới từng ghi nhận nhiều bằng chứng về các thế lực cầm quyền đã đánh giá rất sai các tác phẩm có tư tưởng vượt thời đại của nghệ sĩ. Ví dụ như, coi tác phẩm của Lawrence là dâm thư, coi E. M. Remarque là phản dân tộc…
Thiện Ý [talawas].
Ở đây, có một sự so sánh hơi bị nhảm. Nguyễn Khải biết rất rõ tác phẩm của ông sống dai tới mức nào, và nhà cầm quyền chẳng hề đánh giá sai tác phẩm của ông.
Nguyễn Khải là nhà văn rất có tài. Nhưng, như nhạc sĩ Tô Hải, trong một bài viết đang nổi đình nổi đám trên thế giới blog, [xem
Blog mới] ông viết về cái hèn của ông, và những người như Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải chỉ dám “hết hèn” khi mình đã chết, đã hưởng đủ mọi quyền lợi không ai có thể đòi lại được nữa!
Cái sự đánh giá sai tác phẩm, nó cũng nhiêu khê lắm. và có khi chẳng mắc mớ tới nhà cầm quyền.
*
Ông Nguyễn Khải biết rất rõ, ông chưa nằm xuống là văn của ông đã phân hóa, biến thành cái gì gì rồi, bởi vì chính ông ta đã từng nhận xét, văn của ông là của một thời “lẫm liệt”, như Tin Văn có lần viết về ông.
Benjamin đã từng phán, có những cuốn sách nằm ngủ trong thư hàng ngàn năm, chờ đến khi có một độc giả của nó lù khừ mò tới…
Trong bài viết Những viên gạch của tháp Babel, in trong The City of Words, Thành phố chữ, Manguel viết:
“…Độc giả tạo ra nhà văn, và đến lượt mình, nhà văn tạo ra độc giả, cứ mỗi một cái đọc mới và một cái viết mới phải dậy cho độc giả cách đọc nó.”
"Cái sự không thể đọc được tác phẩm Moby Dick của Melville của những người đương thời của ông, cho chúng ta thấy ra một điều: nếu nói về tốc độ, thiên tài văn chương của Melville quá nhanh, so với tiến trình đọc, cái việc dậy dỗ độc giả, cách đọc."
"Nhưng về một mặt khác, có những tác giả đòi hỏi những thời kỳ dài trước khi dám bắt tay viết về thời của mình. Đôi khi những tai ương lớn lao, thí dụ như Đệ Nhất Thế Chiến, hay Lò Thiêu, có ngay những tác giả viết về chúng, thí dụ như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, viết về Đệ Nhất Thế Chiến, của Erich Maria Remarque. Lò Thiêu thì có Đây có phải một người, If This Is A Man, của Primo Levi, hay Tẩu Khúc Của Thần Chết của Celan, cùng ra lò năm 1947. Tuy nhiên nỗi đau của Đức, thì phải đợi đến khi W.G. Sebald xuất hiện, với cuốn Lịch sử tự nhiên của huỷ diệt 1999.
Cuộc chiến Iraq cũng chưa sản xuất ra một tác phẩm nào cho ra hồn, chính là do thế trên đe dưới búa của nó. Một cuộc chiến, một bên là nhà độc tài, một bên là đế quốc xâm lược.
Liệu nhà văn Mít chúng ta cũng ở thế trên đe dưới búa hơn ba muơi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt?


NMG vs Lịch Sử

Cuốn I Những đợt sóng ngầm in xong từ đầu năm 1984, phát hành đã lâu mà tôi có cảm tưởng tác phẩm đã rơi vào hư không. Tôi tự biết cuốn đầu chỉ là dàn truyện, giới thiệu cách nhân vật chính, sơ luợc nêu ra một số vấn để sẽ khai triển trong các cuốn sau, nên chắc chắn sẽ không có sức lôi cuốn nhiều. Để tự an ủi tôi thường nghĩ đến năm mươi trang đầu của cuốn Bác sĩ Zhivago, năm mươi trang rời rạc, lê thê, ai không kiên nhẫn thì bỏ cuộc, nhưng nếu đọc quá năm mươi trang đó thì bị cuốn hút vào không khí vừa thơ mộng vừa bi thảm không ngưng lại được. Dù sao, nhờ cuốn I ra đời nên tôi cũng có hứng bắt đầu viết cuốn 2.
Đột nhiên, một năm sau khi cuốn I Những Đợt Sóng Ngầm được phát hành, nhiều tờ báo đem cuốn sách ra để chỉ trích, chửi bới. Ngay tại nơi tôi ở….
NMG.
Ở đây có một số vấn đề:
Một năm đâu có phải là một thời gian dài, để cuốn sách đánh động độc giả. Thành thử cái cảm giác viết vào hư vô, tôi sợ rằng, đó chính là nhận xét của chính NMG, về đứa con tinh thần của ông.
Do đó, ông mới nhắc tới Bác sĩ Zhivago. Tại sao Dr Zhivago? Tại sao Pasternak?
Ấy là vì, nằm trong sự so sánh đó, là tham vọng của tác giả. NMG trong thâm tâm cũng muốn viết một cuốn sử thi về cuộc chiến Mít, giữa Yankee mũi tẹt và thằng em ruột thịt Nam Bộ của nó!
*
OEDIPUS

The historian is neither Caesar nor Claudius, but he often sees in his dreams a weeping, lamenting crowd, the host of those who have not lived enough, who wish to live again… It is not only an urn and tears which these dead ask of you. It is not enough for them that we take their sighs upon ourselves. It’s not a mourner they would have, it is a soothsayer, a vates. So long as they have no such person, they will wander about their ill-sealed graves and find no rest.
They must have an Oedipus who will explain to them their own enigma, of which they have not had the meaning, who will teach them what their words, their acts meant, which they did not understand. They must have a Prometheus, so that, at the fire he has stolen, the voices which floated like snowflakes in the air might rebel, might produce a sound, might begin to speak. There must be more; the words must be heard which were never spoken, which remained deep in their hearts (search your own, they are there); the silences of history must be made to speak, those terrible pedal points in which history says nothing more, and which are precisely its most tragic accents. Then only will the dead be resigned to the sepulcher. They are beginning to understand their destiny, to restore the dissonances to a sweeter harmony, to say among themselves, and in a whisper, the last words of Oedipus: Remember me. The shades greet each other an subside in peace. They let their urns be sealed again. They scatter, lulled by friendly hands, fall back to sleep and renounce their dreams. That precious urn of bygone times-the pontiffs of history bear it and transmit it to each other with what piety, what tender care! (no one knows how pious but themselves), as they would bear the ashes of their father or of their son. Their son? But is it not themselves?
1842. Quoted in Monod, Vie et pensée de Michelet, II, 6
Roland Barthes: Michelet
They are beginning to understand their destiny, to restore the dissonances to a sweeter harmony, to say among themselves, and in a whisper, the last words of Oedipus: Remember me.
Remember me. Hãy nhớ Gấu này nhé!


Dọn Kít


General Giap fights another battle

Võ tướng quân uýnh một trận uýnh khác. Đời Người, cầm quân ba trận. Trận Điện Biên. Trận Cầm Quần. Và trận Bô Xịt.
Bài viết giọng thật đểu cáng, theo cái kiểu thuốc đắng rã tật. Câu chót mới bảnh:
Hoang Trung Hai, a deputy prime minister, recently told a conference of scientists concerned about environmental damage that Vietnam will not pursue the bauxite mining plan “at any cost”. But the reality is that in straitened economic times, beggars cannot be choosers.
Quan VC nói, sẽ đếch bán Bô Xịt với bất cứ giá nào, nhưng, đói rã họng ra như lúc này, ăn mày ăn xin làm sao có quyền chọn lựa?
Note: BBC có dịch bài này, nhưng đổi cái caption hình Võ tướng quân, thành:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên!
Cả bài viết, có hai câu ăn tiền nhất, bị mấy anh thợ dịch diệt mất một câu!
Gấu lại nhớ những ngày làm bồi Mẽo, và cái giá cả giữa bức hình, và cái légende, caption, chú thích của nó: Phải một tay nhà nghề, thường là trưởng phòng mới có quyền đánh caption gửi hình đi.
Một cái caption thần sầu, "Tướng Giáp uýnh một trận uýnh khác" [và lần này thua!], vậy mà nỡ  thiến đi, thì có ngu không cơ chứ!

Nàm sao không chửi?
*
Note: Một độc giả Tin Văn, mail, sửa lưng Gấu: Không phải ngu, mà là sợ. Mấy anh Yankee mũi tẹt biết rất rõ “ẩn dụ” của cái “caption”, nhưng bắt buộc phải vờ đi.

Chỉ là một cái caption, mà cũng không dám dịch trung thực. Sao hào khí, sôi nổi, mouvementé, bằng những dòng sau đây:
Một tháng qua là những ngày cực kỳ mouvementé đối với Toàn. Ba tài liệu dịch song song, gồm một tập truyện ngắn cho nhà Nhã Nam, một cụm bốn tập truyện trẻ em cho nhà Đông A, và một cuốn tiểu luận của nhà văn Ba Lan Milosz được NN cho, một cuốn sách nói về sự cầm tù của tư tưởng, La pensée captive, đã nghĩ thầm trong đầu về việc dịch cái tên – Ngục trung tinh thần – định đọc xong rồi sẽ làm một bài điểm sách công phu, công việc cũng gần mất công như dịch cả cuốn sách. Bên cạnh đó? Bên cạnh đó, còn ơi ới đòi những bài báo về giáo dục, và còn quan trọng hơn nữa bên cạnh đó là công việc Toàn vừa mới khởi động và đang điều hành ba nhóm soạn sách giáo khoa tiểu học (bí mật nhé!). Công việc cuối cùng này mới cần, vì Toàn đã cảm nhận được sự xúc động của các cộng sự: họ nghèo nhưng đều đồng tình làm không công, không có dự án, không có tài trợ, và chưa chắc đã được "nghiệm thu", nhưng vẫn phải làm nhanh, làm đẹp, làm tử tế cho ba tập đầu của cả ba bộ sách được ra kịp trước năm học mới; đối với trẻ em, mất một ngày có khi là mất một năm học, và có khi là mất cả đời người… Nào đã hết! Nhà thơ tám mươi tuổi TVP lại giục sớm sớm in một tập thơ nữa mới chết người ta chứ!
Thế rồi đùng một cái ông Huệ Chi gọi điện tới "anh phải thảo ngay bản kiến nghị thôi". Thì thảo. Mấy giờ sau, lại là điện của Huệ Chi, "đọc rồi, viết thế không được, viết thế thì đi tù cả nút à?" Thì khổ quá, chơi với nhau mà không biết tính nhau! Toàn không làm gì thì thôi, hễ làm là phải triệt để. Không làm triệt để, có nhiều lúc thế vẫn thời phải thế, nhưng cứ có cảm giác mình đã thành một người không tử tế, mình đánh lừa bạn bè, mình mời bạn uống nước đun chưa sôi, gây cho bạn chứng khó chịu vùng thận. Thế là bẵng đi không nghĩ đến chuyện kiến nghị bauxite được mấy tuần và được "tập trung làm công việc chuyên môn". Rồi lại điện thoại. Vẫn lại Huệ Chi. "Anh phải thảo ngay bản kiến nghị thôi, cấp bách lắm rồi, nhịp tim tôi lên 97 rồi…" và không quên dặn dò "anh phải viết cho ôn tồn, coi như các ông ấy cũng như mình, đều lo cho đất nước, nhưng lúng túng về giải pháp… thế thôi … có khi chính các ông ấy cũng ký vào kiến nghị đấy". Hình như Huệ Chi đùa như vậy. Ông Cổ Cận Trung đại mà đã đùa là cách mệnh lắm!
Và thế là hai giờ sau, bản kiến nghị lại ra đời, chín chín phần trăm như bản anh em đặt bút ký, một phần trăm là mấy chữ phải sửa, thí dụ vì Toàn nghĩ mình không là trí thức nên không chịu viết "anh em trí thức …", chỉ viết "người Việt Nam …", nhưng phải sửa lại thành "anh em trí thức chúng tôi", vì quả thật sau đó đúng là bao nhiêu chữ ký đều của anh em trí thức thật!
Nguồn


Là Quỉ hay là Thượng Đế?
Biển và Chim

“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”
Đây là lời phán nhà phê bình NTS, trong buổi họp chi bộ tại nhà xb Nhã Nam, để lên đề án, ra nghị quyết… đối với tác phẩm Biển và Chim của Bùi Ngọc Tuấn. và nhà văn của chúng ta bèn tự kiểm điểm liền tù tì, đây cũng là một mối băn khoăn của chính tôi, trong khi viết dưới ánh sáng của Đảng!
Gấu, nhà văn, cũng đã băn khoăn về vấn đề chi tiết, là Thượng Đế, và là Quỉ ở trong văn chương. Vấn nạn nằm ở đây là, những chi tiết ở trong Biển và Chim, là Quỉ hay là Thượng Đế?
[If not God, the devil lies in the detail. Câu này của Beardsley, Steiner trích dẫn, trong Errata]
Đây cũng là vấn đề làm nhức đầu Steiner. Biện chứng về cái một/cái hơn một, the one/the many. Về cái vẫn vậy, cái khác biệt, the same/the different....
Gấu sẽ trích dẫn ông, ở hai tác phẩm liên quan tới buổi họp chi bộ tại trang Tin Văn, bữa nay!
Note: Gérard Genette có hai bài viết về đề tài này, thật thú vị, trong Figures I. Vũ Trụ Đảo Điên [L'univers Réversible], viết về Thơ, và Không tưởng văn chương, [L'utopie littéraire], viết Borges.
Nhẩn nha, Gấu chơi luôn cả hai!


Sao bac ghet talawas...?

Kỷ niệm, kỷ niệm
Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ ấu mãi?
*
Lý thuyết Tiểu thuyết

Gấu đọc nó, ngay khi vừa mới lớn, khi lãnh tiền UPI lần đầu tiên, cũng khoảng 1963, ngay sau khi ông Diệm bị làm thịt, báo chí Mẽo đua nhau lập mạch viễn ký, vô tuyến viễn ảnh.
Bản trên do một ông bạn tặng. Coi ngày tháng mua, tại Montreal cho thấy, nó ra lò cùng một đợt với cuốn Gấu mua tại Sài Gòn.
Lần về VN, gặp NN, thấy ông ca cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết của Kundera quá, bèn buột miệng, thua xa Lukacs!
Về lại Canada, thấy bán ở một tiệm sách Tây độc nhất tại Toronto, bèn mua, và gửi tặng.
Chính vì đọc Lukacs, mà Gấu tan vỡ mộng viết tiểu thuyết, vì, cứ tưởng tuợng ra được một cuốn nào, là đã có nằm sẵn trong bảng tuần hoàn Lý thuyết tiểu thuyết của ông!
*

Simenon trả lời tờ The Paris Review

Cuộc đời mỗi người là một cuốn tiểu thuyết.

Simenon trả lời tờ Le Magazine Littéraire, vào năm 1975, được đăng lại trong số đặc biệt về ông, Tháng Hai 2003
Tất cả cuộc hành trình ký giả, văn sĩ.. của Simenon, là để truy tìm con người trần trụi, l’homme nu.
"Ngay từ khi 14, 15 tuổi, tôi đã tò mò về con người ta, và sự khác biệt giữa một người ăn mặc quần áo, và một kẻ trần trụi."
Do muốn trình ra con người trần trụi mà ông viết bài "Phi Châu nói. Đây Phi Châu nói với bạn. Nó nói Đ.M. Cứt. Mẹc Xà Lù, Đồ Bú Dù".
[L'Afrique qui parle. "L'Afrique vous parle, elle vous dit merde"]. Vì bài viết, ông bị tịch thu thông hành, cấm không cho tới Phi Châu. Đối với Simenon, chủ nghĩa thực dân thuộc địa đụng tới phẩm giá của con người.