*


 




Happy Birthday to U, Grandpa

*
Note. To CTC: Đã nhận tập thơ, qua NKL.
Lại Marx
*
When all else fails 

 THE RISE AND FALL OF COMMUNISM
Cuộc lên voi xuống chó của chủ nghĩa CS.
Bài điểm sách trên TLS chỉ ra một điều thực thú vị:
Tại sao CS xuống chó ở mọi nơi, trừ ở TQ, và, ở xứ Mít?


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz

Liệu có thể coi NHT, một hình tượng nổi tiếng, một Kurtz của Conrad, trong Trái Tim của Bóng Đen?
Bài viết này, trên số báo đặc biệt về sự độc ác, Le Magazine Littéraire, Tháng Bẩy & Tám 2009, làm nhớ tới một lời tự thú của một nhà văn ra đi từ Miền Bắc: Tôi lụy NHT!
Câu nói đó, phải đọc Trái Tim của Bóng Đen thì mới ngộ ra được: Tôi luỵ Cái Ác Bắc Kít, mà nhân vật của NHT làm bật ra.
Liệu có thể gọi những truyện ngắn của NHT, như là bài tập về cái ác, l'exercice du mal?
Le «cœur des ténèbres», Heart of Darkness, n'est donc pas seulement le fin fond du continent africain. C'est en Kurtz lui-même qu'il y a des ténèbres. L'expression anglaise est d'ailleurs ambiguë: on peut y comprendre aussi « cœur ténébreux », « cœur de ténèbres », comme on dit« un cœur de pierre ». Kurtz prétendait apporter la lumière de la civilisation dans des contrées obscures, et c'est lui qui se révèle profondément noir et sauvage.
Kurtz a aboli la différence entre haut et bas, noble et vil, bien et mal. Marlow, en face de lui, en ressent l'effet: il ne parvient pas à formuler un jugement à son sujet. Seul Kurtz peut prononcer un verdict sur sa propre existence. Il semble en être ainsi dans ses ultimes paroles: «L'horreur! l'horreur! »
Kurtz a percé le mystère de la vie, il a soulevé le voile, et il a vu l'horreur. Marlow, sans aller aussi loin, entrevoit ce qu'il expérimente: l'état inouï que l'on atteint dans l'effacement des limites, c'est dire dans l'exercice du mal, apparaît à ses yeux comme l'objet d'une connaissance nouvelle, qui contribue à la méditation bouddhique que son visage exprime. Il est difficile, par conséquent, d'appliquer aux rapports de Marlow et de Kurtz le schème narratif qui oppose un « bon» à un « méchant ».
Trái Tim của Bóng Đen, sau cùng là... Hà Nội, qua NHT!
Gấu đã ngộ ra điều này, khi đọc Conrad, nhưng bài viết chỉ ra một điều tuyệt vời:
Phải là Conrad, một anh thuỷ thủ, người của biển cả, mới nhìn ra một cõi thối rữa, là đất liền, là nh
ững đại lục, nhất là Cựu Đại Lục!
« Les affaires terrestres sont un pot-pourri d'événements, de désirs contradictoires, de motifs inavouables, d'idées fausses, et de croyances illusoires. La mer représente un domaine réglé par des devoirs simples, une hiérarchie de valeurs clairement définies, la camaraderie et le goût du travail bien fait.” »
*
«L'horreur! l'horreur! »
Ghê rợn! Ghê rợn!
Ta là hiện thân của Cái Ác Bắc Kít!
Ta là... Kít!


*
Có cả Faulkner nữa!
Giáo Đường, Sanctuaire, ư?
Tất nhiên rồi!
Tôi tưởng tượng ra một chuyện ghê rợn nhất, rồi bầy nó ra mặt giấy.
Câu của Faulkner, áp dụng vào Cánh đồng bất tận mà không tuyệt sao?

Hemingway's last words

This is to tell you about a young man named Ernest Hemingway, who lives in Paris (an American), writes for the trans-atlantic review and has a brilliant future," F. Scott Fitzgerald wrote to Maxwell Perkins in 1924. "I'd look him up right away. He's the real thing." By the time "the real thing" had seen his brilliant future both realized and ruined, he had entered the valley of extreme emotional fragility, of depressions so grave that by February of 1961, after the first of what would be two courses of shock treatment, he found himself unable to complete even the single sentence he had agreed to contribute to a ceremonial volume for President John F. Kennedy. Early on the Sunday morning of July 2, 1961, the celebrated author got out of his bed in Ketchum, Idaho, went downstairs, took a double-barreled Boss shotgun from a storage room in the cellar, and emptied both barrels into the center of his forehead. "I went downstairs," his fourth wife, Mary Welsh Hemingway, reported in her 1976 memoir, "How It Was," "saw a crumpled heap of bathrobe and blood, the shotgun lying in the disintegrated flesh, in the front vestibule of the sitting room."
"Thư này là để nói cho bạn biết về một tay còn trẻ tên là Hemingway, sống ở Paris (một anh Mẽo), viết cho tờ điểm sách xuyên Đại Tây Dương, và có một tương lai sáng ngời", Fitzgerald viết cho Perkins vào năm 1924. "Tôi bèn vồ lấy chàng. Đúng là thứ bảnh, thứ thiệt".
Vào thời kỳ "thứ bảnh, thứ thiệt", thì, chính đương sự nhận ra rằng, tương lai sáng ngời của mình, vừa, "đã được thực hiện", vừa,"đã tiêu táng thòng", và chàng đang lần xuống vực thẳm, sau những cú chạy điện vô hiệu, thần kinh chàng hư hỏng đến độ, không làm sao hoàn tất, chỉ một câu văn, mà chàng hứa viết, góp phần trong vụ tưởng niệm me-xừ tổng thống Mẽo bị làm thịt.
Chúng ta sẽ đọc, Hemingway viết, về Scott Fitzgerald, trong Paris là ngày hội: Đểu không thua gì thằng cha Gấu, khi viết về những đấng bạn quí của nó!
*
Sainte-Beuve [1804- 1869] nhà đại phê bình của Pháp, [Proust đổi thành Sainte Bave, bave: nước miếng, lời độc ác], gần như không tha một nhà văn nào cùng thời. Nhưng người ông thù nhất, là Hugo.
Sainte-Beuve có cả một cuốn sách được ông đặt tên là “Những thuốc độc của tôi”.
Trong những lời độc dành cho Hugo, có câu:
Hugo, ông lớn lao thật, nhưng thế giới còn lớn lao hơn nhiều. Nó lớn lao, đủ để cho thiên hạ sống, và đếch phải gặp ông. Nó lớn lao đến nỗi ông, dù tưởng tượng lấp đầy cỡ nào, thì cũng vô ích, và nó lớn lao đến nỗi, thiên hạ vờ ông luôn.
Nhưng, tại sao tụi viết lách ưa đổ thuốc độc vào miệng nhau?
Câu hỏi thú vị này, Linda Lê đã từng trả lời, trong bài viết "Détruire, disent-elles", trong số báo đặc biệt về sự độc ác, của tờ Le Magazine Littéraire, Tháng  Bẩy & Tám, 2009, khi trích dẫn Barbey: "Bởi là vì quỉ ma hay thánh thiện, thì đều như nhau, vào cái lúc mà bạn đang sướng điên lên được, vì vừa ỉa vào miệng một thằng bạn!" [« Le mot diabolique ou divin, appliqué à l'intensité des jouissances, exprime la même chose, c'est-à-dire des sensations qui vont jusqu'au surnaturel. ».]
Mít mình có câu "vô độc bất trượng phu" [?], không độc thì đâu phải đấng trượng phu, là cũng theo nghĩa đó!


*
The Afterlife of Arthur Koestler
Julian Barnes
Arthur Koestler: The Homeless Mind by David Cesarani.
Free Press, 646 pp., $30.00

When Arthur Koestler killed himself in March 1983, he left a suicide note in which he expressed "some timid hopes for a depersonalized after-life." Whether or not he has attained this (and whether, if depersonalized, you are aware that what you are experiencing is an afterlife, or any other sort of life), he has certainly had visited upon him a personalized afterlife. It goes by the name of biography.
This is neither surprising nor wrong.
Koestler was an engage intellectual, a novelist of political ideas, a journalist, agitator, propagandist, and causist up to his final action: his suicide was in part the culmination of an argument for the right to do so, an exemplary act when taken by itself (which it wasn't, inevitably, given the accompanying suicide of his wife, Cynthia). He was someone who used and offered up his own life as evidence. Born in Central Europe, politically forged by events in its eastern extremity (Russia), politically reoriented in its western extremity (Spain), tempted first by a home in the hot southeast (Israel), eventually ending up as a citizen of the cool northwest (Britain), Koestler could and did argue that his vagabonding, questing, hunted, and haunted existence was as archetypal as European life can get this century. He put it forward as such in his two volumes of autobiography, Arrow in the Blue and The Invisible Writing.
Note: Bài điểm sách này, trong số báo NYRB 10 Tháng Hai, 2000, mà do dọn nhà, Gấu phải vứt vô thùng recycle, toàn bộ những số báo NYRB, The New Yorker, TLS, Lire, Obs... cất giữ từ 1994 tới nay.
Buồn. Nhưng sắp đi rồi, giữ làm khỉ gì nữa!
Tiếc, không có đời sau, "after life", như Koestler!
*
Julian Barnes vs David Cesarani.
Còn đây là cuốn tiểu sử được phép, về Koestler:
Writing about Koestler
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic by Michael Scammell
*
Đời sau, ở đây, có nghĩa, một cuốn tiểu sử về một nhà văn, hay nghệ sĩ.
Khi Koestler tự sát vào Tháng Ba năm 1983, ông có để lại một cái note, trong đó, ông mong ước chút hy vọng nho nhỏ về một đời sau đã được bỏ đi cái phần riêng tư của mình.
Bất cứ một người viết nào, thì cũng muốn như vậy, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên hay sai lầm về một ước muốn như thế.
Cuốn tiểu sử của ông, của Cesarani, khiến nhiều người khó chịu, trong có Barnes, người điểm sách trên tờ NYRB, còn là bạn thân của Koestler trong những năm cuối cùng của ông. Cesarani khui ra cái vụ Koestler rất mê “hấp diêm" phụ nữ, và đã từng, nhiều lần. Vào tháng Tám 1998, Jill Craigie, vợ nhà làm phim Michael Foot, có thời là thủ lãnh Đảng Lao Động, kể cho Cesarani nghe là, vào Tháng Năm 1952, Koestler đã quật bà xuống sàn căn phòng của bà, và hãm hiếp bà. Bà không nói cho ai hay vụ này, ngay cả chồng. Bà mất Tháng Chạp 1999.
Liệu một phát giác như vậy, ảnh hưởng tới độc giả của Koestler ?
Có và không, theo Gấu.
Gấu nhớ là, có một lần, đọc một bài báo, trên một tờ nhật báo, một phụ trang văn học, chắc thế, viết về Dos, trong đó khui ra một vụ, Dos đã từng hãm hiếp một em bé 10 tuổi, thời gian đi tù Siberia. Gấu đọc, và bị choáng đến độ, vứt ngay bài báo vào thùng rác, như để phi tang!
Sau này, đọc bài viết của Freud, dùng làm tựa cho bản tiếng Pháp, cuốn Anh em nhà Karamazov, ông có nhắc tới cáo buộc này, nhưng cho biết, chỉ là cáo buộc, allegation.
Cái kiểu ‘giật cái tít’ “Có mấy Nguyễn Quốc Trụ ?”, của talawas và nhà đại phê bình, là cũng muốn nhắn nhủ, này, coi chừng chúng tao!
*
Khi nhìn lại đời mình, Gấu có cảm giác, chẳng có chó gì là riêng tư, có thể nói, giới nhà văn nhà báo Sài Gòn trước 1975 đều quá rành về Gấu. Nhà phê bình chắc là không rành điều này, nên mới dọa dẫm như vậy.
Khi Gấu lấy vợ, ông bạn nhà văn DNM còn hăm he, nói với nó, nó mà không viết, là tao viết đấy. Điều này chứng tỏ, ông rất rành về cuộc đời, cuộc tình, cuộc vợ của Gấu. Những ông bạn như VL, DTL… còn sống sờ sờ, muốn hỏi gì, cần gì, mấy ông ấy cung cấp hết.
Cuộc đời của Gấu ly kỳ, rùng rợn, gay cấn, cay đắng, điêu linh...  đến nỗi Gấu Cái nhiều khi thèm được công bố cho thiên hạ cùng biết, và thúc ông chồng hãy viết ra đi, Nobel, Booker, dám lắm đấy!
Mới đây thôi, đám bạn cùng học, ở Mẽo, nhân tập thơ của một nhà thơ còn ở trong nước mới ra lò, nhắc chuyện cũ, cả bọn còn gật gù, không thằng nào làm được cái điều thằng Gấu đã làm, lúc đó đó!
Thành thử độc giả Tin Văn yên chí. Trong đời Gấu, chưa từng làm một điều gì vi phạm đạo đức, lương tâm con người hết.
Nhưng, đời Gấu quả là có rất nhiều phen liên quan tới những chuyện đạo đức, thế mới khổ!
Cờ bạc, rượu, gái, xì ke, ma tuý, tứ đổ tường, dính hết!
*
Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng" mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?
NHQ
*
Viết khốn nạn như thế, mà đòi hỏi nhà nước VC cần phải giáo dục dân Mít, về sự xấu hổ, ư?
NQT
*
Có lẽ thời hoàng kim của nhà đại phê bình, là lúc Gấu vừa mới chân ướt chân ráo ra được ngoài này. Khi đó, Người chơi thân với Mai Thảo, và là đệ tử  (?) đắc ý nhất của Võ Phiến. Người đang thai nghén cuốn tiểu sử sư phụ, đang sửa soạn ra báo riêng, cùng ông bạn thân, một nhà đại biên khảo. Người vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, trong vụ đụng độ với Đặng Tiến. Người được coi là số 1, chuyên trị thơ, có thể chỉ sau… Đặng Tiến. Sau ai, sau Đặng Tiến thì cũng... không được!
Thế rồi lòi ra thằng Gấu.
Chán thiệt!
*
V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...


Sa mạc Tác Ta


Kỷ niệm, kỷ niệm

“Bởi vì em bởi vì tôi…”
Theo Gấu, phải Melville, mới là nhà văn phán câu phán bất hủ về tình bạn, giữa ông và Hawthorne, người mà ông đề tặng Cá Voi Trắng, Moby Dick, khi cuốn sách đuợc xb vào năm 1850.
Lịch sử sau cùng đã giảng hoà hai ông, và đem lại sự công bằng, ấy là bởi vì, cuộc đời của cả hai khác nhau thậm tệ, một thành công, một thất bại, một dè dặt, khép kín, một mở hết, xổ tung… và cuối cùng Melville kêu lên, trong bài thơ gửi bạn, Clarel:
Hãy cho ta cái tôi của ta ở trong mi!
[To U: “CM: Donne-moi ton moi!”]
*
Gấu nhà văn có lẽ là 'một trong những kẻ độc nhất' được hưởng lợi nhờ Mẽo đổ quân vào Miền Nam.
Đúng ra, nhờ Phòng Thông Tin Hoa Kỳ mà được đọc Bóng Đen Giữa Ban Ngày, đúng vào lúc cần đọc, và đến khi bỏ chạy quê hương, lại mang nó đi cùng! [Vậy mà cũng không kịp, bởi vì nhà văn VTH đã kịp chôm cái tên rồi: Chiến lợi phẩm!].
Và nhờ nhà xb Ziên Hồng mà được đọc gần như hầu hết những tác phẩm kinh điển, cổ điển của văn chương Mẽo, bản tiếng Việt, trong có Voi Trắng của Melville.
Thú vị hơn nữa, Gấu cùng đọc với bà cụ của TTT, vào những ngày đói khổ, còn đang đi học, ăn nhờ Bà Trẻ Ngh.
Bà thì không sao, nhưng cô con gái con của bà chị, Nh, thì thật là khủng khiếp [Gấu có viết về bà dì này trong Lần Cuối Sài Gòn. Và luôn cả về ông cậu, Cậu H. và những cú đập đầu vô tường của ông, mỗi lần bị  Bà Nh. này đay nghiến, hành hạ].
*
Gấu vẫn còn nhớ lần đọc, cùng với bà cụ TTT, hình như một truyện của Hawthorne, về một vị khách lạ lỡ độ đường, xin trú tại một căn nhà ven sườn núi, và trong đêm, người khách lạ, một chàng trai, ngồi chuyện gẫu về cuộc đời với ông chủ nhà, trong khi cô con gái vừa hầu trà vừa hóng chuyện, vừa tưởng tượng ra cuộc đời sau này, [biết đâu đấy], có ông khách lạ ở trong cuộc đời của cô.
Đêm đó, bão tuyết. Cả nhà chạy ra hầm trú ẩn, ăn vào lòng núi. Bão tuyết, núi lở, cuốn đi một khoảng núi, trong có hầm trú ẩn, vậy mà căn nhà lửng lơ treo vô sườn núi vẫn còn nguyên vẹn!
Câu chuyện này ám ảnh Gấu hoài.
Nhưng quái quỉ thay, chính cái truyện ngắn trên, lại ẩn tàng nghệ thuật của Melville, thứ nghệ thuật mà giới phê bình gọi là nghệ thuật đắm đuối, chìm xuồng, đắm đò..., l’art du naufrage, và cái câu, cái thú "thú" nhất của Melville, như ông thú nhận:
"Tôi mê tất cả những người lao xuống nước"
[J'aime tous les hommes qui plongent].
Gấu không mê cái thú này. Dòng họ Gấu bị nước nguyền rủa! Ông cụ Gấu, khi đặt tên cho mấy đứa con trai, là đã tiên tri ra cái điều dữ này:
-Quốc, coi chừng Nước [sông nước & nhà nước VC]!
*
Cái truyện ngắn nhắc tới ở trên, đúng là của Hawthorne: The Ambitious Guest. Gấu sẽ post lại trên Tin Văn, cũng là một cách, đi một đường cám ơn nhà xb Ziên Hồng, nhờ đó, Gấu được đọc những tác phẩm bất hủ của văn chương Mẽo, với những tác giả như Melville, Jack London, Hawthorne…
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
Hai câu trên, cùng một bài hát sến, Gấu đã từng đi một đường hân hoan viết về nó, những ngày đầu quen CM. Cô mới cho biết, đang rất vui, đến nỗi không cần viết blog nữa. Bỏ thuyền, bỏ blog, bỏ thằng cha Gấu, cô CM bèn đi với bồ, đại khái thế
Như vậy, là Gấu còn nợ một entry, về bài hát sến Ngày mai đi nhận xác chồng, nghe lần đầu tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc Nhà Bè. Chiến khu Rừng Sát ngày nào.
Đây có lẽ là kỷ niệm cực kỳ đau thương, bởi thế cho nên cực kỳ tuyệt vời của Gấu.
Tính mang theo, nhưng thôi, CM đang vui, gửi thêm món quà này, cũng là để bye, bye, take care. NQT


Mao, Phật và tôi

Biết Xấu Hổ

Bài này trên Blog Osin, hiện đang hot nhất trên net. Thiên hạ khen um lên, còm rối rít, loạn xà ngầu, nhân người ngẫm đến ta, rồi so sánh ta, với đủ thứ người ngượm trên thế giới.
Ai cũng biết xấu hổ, trừ... VC.
Sao lạ thế, cà?
Vấn đề này - cái sự không biết xẩu hổ là gì của đám VC bây giờ - nó liên quan hữu cơ tới cái “tự hào của tự hào” của đám VC ngày nào (1). Tới cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước. Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cả hai thằng thực dân cũ và mới đều thua VC....
Thử hỏi có dân tộc nào bảnh như dân tộc... VC, khi được mọi sắc dân trên thế giới mơ, sáng ngủ dậy thấy biến thành… Yankee mũi tẹt?
Đừng nghĩ Gấu bị tẩu hoả nhập ma, cái gì cũng đổ cho VC. Nhưng đây là một đề tài rất nghiêm túc. Gấu khổ sở vì nó, nhất là từ sau khi trở về thăm lại Đất Bắc, đi đâu cũng hơi bị được rỉ tai, này, cái vụ tham nhũng đó, ở nước người có giống nước ta không. Trả lời, không giống, thì lại bị bồi thêm cú nữa, tại làm sao “ta” lại như thế?
Gấu nhức đầu với vấn đề này trước đó, nhưng dưới dạng khác, qui về câu: Liệu Cái Đói Bắc Kít có thể giải trừ được Cái Ác Bắc Kít? Liệu Cái Đói, thay vì Cái Đẹp, sẽ cứu chuộc thế giới?
(1) Có vẻ như bài viết của nhà đại phê bình gia, Cần giáo dục dân Mít..., được ‘gợi hứng’, từ bài viết của Gấu, chăng?

Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể.
Nguyễn Khải
Những lèm bèm, như trên, của Nguyễn Khải nhảm, đại nhảm.
Lạ, là ông khởi nghiệp văn, bằng cú đánh thẳng vào "hang ổ" của Ky Tô giáo, ở Miền Bắc, là vùng Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nếu Gấu nhớ không lầm.
Tại sao mấy ông nhà văn VC lại ưa nhắc tới Thượng Đế, Thập Tự, sau khi đã từ bỏ... Thượng Đế?
Có vài câu trả lời sau đây.
Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie.
Nói rõ hơn, đây là hiện tượng 'ăn trả bữa' của mấy người bịnh khi hết bịnh.
Nhưng, có lẽ câu trả lời của Jean Améry, là thú vị, và rất ư là cần thiết cho mấy ông nhà văn VC.
Ông Thánh của Lò Thiêu, như nhà văn Nobel, Kertesz, gọi, viết, trong một tiểu luận, "Làm cách nào vượt lên trên cái không thể vượt lên trên, cái quá cả tội ác, và hình phạt": Điều độc nhất khiến tôi phân biệt tôi, với đám quản giáo, là một niềm âu lo, một nỗi băn khoăn. Nó lay động ở trong tôi, đôi khi thật mãnh liệt. Chắc chắn một điều, đây không phải là một băn khoăn siêu hình, mà là xã hội [sociale].
Điều hành hạ tôi, không phải là, Có hay Không Có Thượng Đế, Hữu Thể hay Hư Vô, mà chính là Xã Hội.
Chính xã hội tước bỏ niềm tin cậy của tôi về thế giới.
Đối với tôi, không phải thật khó khăn làm người, cho nên, thôi thì đành làm bọ!
[Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un être humain que je suis devenu un être inhumain.]
*
Áp dụng một cách thông minh và thiên tài, câu của Ông Thánh Lò Thiêu vào Việt Nam sau 1975, cộng thêm nhận xét của anh VC nằm vùng Đào Hiếu, thì nó như thế này:
Thật quá khó làm người, khi chiến lợi phẩm thì đầy rẫy, cho nên tôi ăn bậy, và gen bị đột biến, và biến thành ruồi.

Hoàng Hưng, trong một bài trên talawas, cho rằng, do phế bỏ truyền thống, mà xẩy ra đại họa băng hoại đạo đức hiện nay.
Cái chuyện phế bỏ truyền thống, có, nhưng chưa đủ, để đưa đất nước xuống vực thẳm.
Những lời dối trá của nhà nước, mới gây đại họa.
Cioran, như trên, thì cho rằng, do phế bỏ Thượng Đế mà gây họa.
*
Tuy nhiên, Ha Jin cho rằng, có một sự khác biệt giữa hai xã hội, TQ và Tây Phương, và con người, vì là sản phẩm của xã hội, nên “dính trấu”. Theo ông, người TQ không tin có đời sau. Như đoạn dưới đây cho thấy, khi Ha Jin viết về Solz.
“Trọn đời tôi, chỉ lo viết có một thứ”, ông có lần nói như vậy. Ngôi làng Cavendish, theo nhà viết tiểu sử Solz vào lúc đó không có một vị bác sĩ, mà do bị bịnh thần kinh hông, nhà văn có tuổi Solz cứ phải đứng viết. Điều gì làm ông kiên trường như thế, theo tôi, [Ha Jin] không phải chỉ vì ông lo quá cho cái chuyện viết chỉ một điều đó, mà còn vì niềm tin Ky Tô của ông, chính cái niềm tin này kéo thành một dải, một sự liên tục vượt khỏi cuộc đời này. Chính cái niềm tin còn có một “sau-đời” khiến con người có thể sống cuộc đời này mà chẳng sợ hãi . Trong một cuộc phỏng vấn trước khi trở về Nga, Solz được hỏi, ông có sợ chết không, và ông trả lời với một bộ mặt thích thú: Làm gì có chuyện đó. Chỉ là một sự chuyển tiếp thật êm ả. Là một tín hữu Ky tô, tôi tin rằng có cuộc sống sau khi chết, và tôi hiểu rằng, đó không phải là chấm dứt đời sống. Linh hồn có một sự tiếp tục, và linh hồn cứ thế tiếp tục sống. Chết chỉ là một giai đoạn, và người ta có thể nói, một sự giải thoát.
Trong một đoạn khác, ông nói, “Mục đích của sự hiện hữu của con người không phải là hạnh phúc, mà là sinh trưởng, nẩy nở tinh anh."
Điều này có thể cắt nghĩa sức mạnh tinh thần của ông, từ đó, ông tiếp tục công việc của mình khi lưu vong.
Những lời nói của ông làm tôi nhớ đến cuộc gặp gỡ của tôi với một nhóm thi sĩ TQ, ở River Falls, Wis, vào Mùa Hè 2001. Một trong họ là bạn học cũ của tôi. Anh rất mê khí hậu và cảnh sắc của thành phố nhỏ này, nó làm anh nhớ tới vùng đông bắc TQ nơi cả hai chúng tôi sinh ra. Tôi hỏi anh, “Nếu có thể, anh sống một mình ở đây, để chú tâm vào chỉ việc làm thơ?”, anh ta trả lời, khó lắm, tôi cần, ít lắm cũng một người bạn.
Đúng là một câu trả lời đặc Tầu. Người TQ không trông mong vào một quyền năng vượt ra khỏi cõi người, như là một chỗ dựa về tinh thần. Điều này giải thích rất ít người TQ lưu vong tại Bắc Mỹ sống tách biệt, riêng lẻ, và hầu hết trong số họ sống ở thành phố. Không thích sống cô đơn chỉ là bề mặt của vấn đề, và ở dưới nó, là sự trống vắng một niềm tin tôn giáo và niềm tin này đem đến một cái nhìn khác về cuộc đời.

Người Việt, Nam hay Bắc đều tin vào tôn giáo. Và tin vào chuyện làm điều thiện, để phước đức cho con cái.
Đều tin vào chuyện “đời cha ăn mặn, đời con khát nước.”
Khi phá huỷ chùa chiền, nhà thờ, VC đã làm mất niềm tin đó. Và cái câu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, biến thành, “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.


Đọc lại V[I]P


Thà nô lệ anh Yankee mũi lõ


 Dọn Kít

Khi nghe Nguyễn Xuân Hoàng đề nghị “viết một cái gì đó” cho blog NXH và Bè Bạn lúc đầu tôi không mấy mặn mà…
DTD: Blog NXH và bè bạn, VOA.
Cái sự không mấy mặn mà này, Gấu biết lý do tại sao: Ông bạn quí của Gấu vốn rất nhiều bạn bè, nhưng có vẻ như ông chẳng ưa thằng bạn nào, [trừ Khô Khốc đại sư, có thể], hễ có dịp, là không thể bỏ qua, đi một đường không được đẹp về bạn bè của chàng!
Bây giờ thì Gấu lờ mờ nhận ra, tại làm sao mà DTD không mặn với Gấu!
Trước khi Gấu ra được ngoài này, và, kể từ khi Gấu cầy hai job, một, được trả tiền, phụ trách mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, và một, chùa, đóng góp bài vở đều đặn cho mục Tin Văn, với cái tên Jennifer Tran, cho tờ Văn, thì DTD là người thường xuyên lo cái vụ giới thiệu văn học thế giới cho cả một trường văn học hải ngoại, qua hai tờ báo trên. Và, có vẻ như cả hai ông chủ báo đều không mặn với đóng góp của chàng.
Gấu được biết, qua một nhân vật rất thân cận với tờ Văn Học, là NMG có lần than, ông DTD này có vẻ như không rành cả tiếng Anh, lẫn tiếng Việt. Những bài dịch Bản đồ tiểu thuyết của ông cho VH, ngay tôi đây, cũng không làm sao đọc được, và hiểu được!
Cái này, là Gấu nghe qua một nhân vật thứ ba, thành thử độ chính xác không bảo đảm, nhưng "nói tóm lại", là, NMG không mặn những bài viết của DTD, và một khi Gấu xuất hiện, ông chủ báo vờ luôn họ Đào!
Cũng thế, là thái độ của ông chủ báo Văn.
Chính vì vậy mà ông không mặn Gấu, chăng?
*
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus  facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
Pascal
Graham Greene trích dẫn, trong bài viết về Mauriac, trong The Lost Chilhood and Other Essays
Hoá ra là ông Pascal này cũng đã từng ngồi bên bờ sông Mekong, nhìn thấy xác bạn quí trôi lều bều qua. Người phán:
Chúa đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và thương yêu kẻ thù.
Ui chao, chuyện dễ ợt!
Khó, rất hơi bị khó, là đừng có ghét bạn quí của mình!
*
Phản hồi từ người đọc đã là quí, đằng này tôi lại được chính một tác giả ngoại quốc của quyển sách được đề cập tới liên lạc và tỏ lời chân thành cám ơn thì quả thực với tôi là một an ủi lớn
DTD
Dưới đây là lời chân thành cám ơn!
Sự thực, nó là một cái thư yêu cầu cải chính, vì ông Đào lầm hình dịch giả là tác giả!
Sun, 12 Jul 2009 18:57:42 +0200 [07/12/2009 12:57:42 PM EDT]
>Dear Dao Trung Dao,
>I am Ferenc Barnas the author of The Ninth. I am writing you because
>not long ago I found a link (on the WEB) in which you have written
>about my novel in Vietnemese [Vietnamese] language. The only problem is that the
>photo above the text is the photo of my translater: Paul Olchvary.
>Here I send you my website: you can download my photo from it:
>www.ferencbarnas.com
>Yours Sincerely,
>Ferenc Barnas
Vì cùng là dân  học chuyên ngành Triết nên việc chuyện trò trao đổi giữa chúng tôi thật dễ dàng thoải mái. Ferenc Barnas viết tiếng Anh khá chuẩn.
DTD
No còm!
Nhưng giá mà Đào quân phán, ông mũi lõ viết tiếng Việt khá chuẩn, thì may ra còn hiểu được!


Don Quixote

Manguel coi Don Quixote, là một, trong số 36 Just Men, lên đường hành hiệp, trong một thế giới vô đạo, bất công.

Notes:
(1). Gấu biết Manguel qua NTV, thời gian mới ra ngoài này, cc 1994. Nhân một chuyến đi thăm tiệm sách Toronto, anh giới thiệu cuốn A History of Reading, của Alberto Manguel. Sau, Gấu vô thư viện, đọc thêm cuốn Từ điển những nơi chốn giả tưởng, A Dictionary of Imaginary Places. Cả hai cuốn đều tuyệt. Thời gian đó, Manguel là cư dân Toronto, như Gấu. Ông sinh ra tại Buenos Aires, dời tới Toronto năm 1982, trở thành công dân Canada, và hiện nay (2007), sống tại Pháp.

Manguel khi còn trẻ, có thời gian làm thư ký cho Borges, khi ông này đã bị mù. Ông có viết mấy cuốn về Borges.
Manguel, theo Gấu được biết, có hai bài viết về Don Quixote, rất thú vị, một, trong cuốn A Reading Diary, và một trong Thành phố chữ, The City of Words: Những cuốn sách về Don Quixote. The Books of Don Quixote
Nabokov coi Don Quixote là cuốn sách ác ôn côn đồ nhất đã từng được viết ra. Kundera cũng đã từng ‘phản biện’ cách đọc của Nabokov. Bây giờ chúng ta đọc Manguel viết về nó: Don Quixote
NTV cũng là người gợi ý một ông Mít khác, cũng dân viết lách, nên đọc cuốn S. Nhưng ông này, vì một lý do… "nào đó", sau phịa ra, đã từng đọc nó, khi ở trại tị nạn. Chuyện này ì xèo một thời gian, nay cũng chìm vào quên lãng. (2)
NTV còn là ngưòi đề nghị Gấu dịch từ "Extraordinary Fellow", tước vị của Steiner, là Nghiên Cứu Sinh, khiến Hoặc Ngữ bực mình, nhưng chuyện này tính sau. (3)
(2). Trường hợp TH
(3). Đáp lời Hoặc Ngữ
Về Sự Cẩn Trọng
(4). Just Men.
Nhưng "juste", ở đây theo tôi, còn muốn nhắc tới huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man) của dân tộc Do-thái. Đây là một huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng, như là một biểu tượng để nói về phận người, (nhất là phận người Do Thái, trong thế kỷ của Lò Thiêu), thí dụ như trong truyện ngắn Cây Vĩ Cầm (Rothschild's Fiddle) của Chekhov (đã giới thiệu trên Văn Học Nghệ Thuật trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên, Việt Báo online, và trên Hợp Lưu). Hoặc trong cuốn tiểu thuyết "Người Công Chính Cuối Cùng", (của André Schwarz-Bart, đã được giải thưởng văn chương Pháp Goncourt năm 1959), theo đó, thế giới ngự trị trên 36 kẻ công chính. Kẻ công chính, le juste, hay "lamed-waf", người què gánh tội (waf: with all faults). Tuy là "những cội rễ nhà trời" (les racines du ciel, chữ của Romain Gary), nhưng bề ngoài, họ chẳng khác gì những con người bình thường. Giữa họ, cũng chẳng thể nhận ra nhau. Nhưng chỉ cần một, trong số 36 kẻ công chính thiếu đi, là nỗi đau khổ của con người làm độc ngay cả đến tâm hồn của những trẻ thơ, và nhân loại nghẹt thở vì tiếng khóc bi thương này. Bởi vì "lamed-waf" là trái tim của thế gian, nơi mọi đau khổ đều đổ xuống đó. Như thể nhân loại có bao nhiêu khổ đau, là có bấy nhiêu truyền thuyết về "người què gánh tội", bởi vì sự hiện diện của họ là ở khắp nơi. Vào thế kỷ thứ 7, những người Do Thái thuộc vùng Andalousie, Tây Ban Nha, đã sùng bái một khối đá mang hình giọt nước mắt, mà theo họ đây là linh hồn của một "lamed-waf". [Liệu chúng ta có thể hiểu huyền thoại hòn vọng phu, như là giọt nước mắt, linh hồn người đàn bà suốt chiều dài dựng nước của dân tộc?]. Và khi một kẻ công chính vô danh về trời, trái tim của người đó giá lạnh đến nỗi Thượng Đế phải ấp ủ một ngàn năm trong lòng bàn tay của Người, để sưởi ấm cho nó. Và như người ta được biết, hầu hết trong số họ, trái tim chẳng làm sao ấm lại được nữa. Thượng Đế cũng chịu thua. Và Người thỉnh thoảng lại phải vặn nhanh lên ‘một phút’ chiếc đồng hồ báo Cuộc Phán Xét Cuối Cùng.
Bạn đã đọc Don Quixote chưa?
Don Quixote wants to be a just man for his own sake, not out of obedience to human or divine laws. "Ah, Lord! Give me the strength and the courage/ To look upon my heart and my body without disgust!" The prayer by Baudelaire sums up Don Quixote's ethics.

*

Một cuộc gặp gỡ
Cuốn này có lẽ là cuốn tuyệt vời nhất của Kundera. Mỗi bài viết, về một lần gặp gỡ, một tác giả, thì, dùng chữ của Kawabata, đúng như một truyện ngắn ở trong lòng bàn tay, và mượn luôn lời của ông nhà văn này, để giải thích, cả hai:
Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".
Bài viết ngắn sau đây, về một bài thơ của Oscar Milosz, quá tuyệt. Nhất là khi Kundera giải thích, tại làm sao Gide lại gạt bỏ Milosz ra, trong một tuyển tập thơ Pháp, vào năm 1949, mà ông thực hiện cho Gallimard: Chẳng thể làm sao lại có Oscar Milosz ở trong đó được; thơ của ông không phải Tây; giữ dịt lấy mọi gốc rễ polono-lituanienne của nó, ông trú ẩn ở trong tiếng Tây, như là một tu viện. Chúng ta hãy coi sự từ chối của Gide, như là một cách bảo vệ sự cô đơn không thể nào đụng tới của một kẻ lạ; một Kẻ Lạ. (1)
Ui chao, làm sao mà lại buồn, lại lèm bèm, bực bội, khi tụi hủi nó chừa mình ra?
(1) Kundera viết hoa, chắc là muốn nhắc tới Camus?
*
L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)
1
La première fois que j'ai vu le nom d'Oscar Milosz, c'est au-dessus du titre de sa Symphonie de Novembre traduite en tchèque et publiée quelques mois après la guerre dans une revue d'avant-garde dont j'ai été, à dix-sept ans, un lecteur assidu. À quel point cette poésie m'avait envoûté, je l'ai constaté quelque trente ans plus tard, en France, où pour la première fois j'ai pu ouvrir le livre de poésie de Milosz dans l'original français. J'ai vite trouvé la Symphonie de Novembre, et en la lisant j'ai entendu dans ma mémoire toute la traduction tchèque (superbe) de ce poème dont je n'ai pas perdu un seul mot. Dans cette version tchèque, le poème de Milosz avait laissé en moi une trace plus profonde, peut-être, que la poésie que j'avais dévorée à la même époque, celle d'Apollinaire ou de Rimbaud ou de Nezval ou de Desnos. Indubitablement, ces poètes m'avaient émerveillé non seulement par la beauté de leurs vers mais aussi par le mythe entourant leurs noms sacrés, qui me servaient de mots de passe pour me faire reconnaître par les miens, les modernes, les initiés. Mais il n'y avait aucun mythe autour de Milosz: son nom totalement inconnu ne me disait rien et ne disait rien à personne autour de moi. Dans son cas, j'ai été envoûté non pas par un mythe, mais par une beauté agissant d'elle-même, seule, nue, sans aucun soutien extérieur. Soyons sinncères : cela arrive rarement.
2
Mais pourquoi justement ce poème? L'essentiel, je pense, résidait dans la découverte de quelque chose que jamais nulle part ailleurs je n'ai rencontré: la découverte de l'archétype d'une forme de la nostalgie qui s'exprime, grammaticalement, non pas par le passé mais par le futur. Le futur grammatical de la nostalgie. La forme grammaticale qui projette un passé éploré dans un loinntain avenir; qui transforme l'évocation mélancolique de ce qui n'est plus en la tristesse déchirante d'une promesse irréalisable.
Tu seras vêtu de violet pâle, beau chagrin!
Et les fleurs de ton chapeau seront tristes et petites
3
Je me rappelle une représentation de Racine à la Comédie-Française. Pour rendre les répliques naturelles, les acteurs les prononçaient comme si c'était de la prose; ils effaçaient systématiquement la pause à la fin des vers; impossible de reconnaître le rythme de l'alexandrin ni d'entendre les rimes. Peut-être pensaient-ils agir en harmonie avec l'esprit de la poésie moderne qui a abandonné depuis longtemps et le mètre et la rime. Mais le vers libre, au moment de sa naissance, ne voulait pas prosaiser la poésie! Il voulait la débarrasser des cuirasses métriques pour découvrir une autre musicalité, plus naturelle, plus riche. Je garderai à jamais dans mes oreilles la voix chantante des grands poètes surréalistes (tchèques aussi bien que français) récitant leurs vers! De même qu'un alexandrin, un vers libre était lui aussi une unité musicale ininterrompue, terminée par une pause. Cette pause, il faut la faire entendre, dans un alexandrin aussi bien que dans un vers libre, même si cela peut contredire la logique grammaticale de la phrase. C'est précisément dans cette pause cassant la syntaxe que consiste le raffinement mélodique (la provocation mélodique) de l'enjambement. La douloureuse mélodie des Symphonies de Milosz est fondée sur l'enchaînement des enjambements. Un enjambement chez Milosz, c'est un bref silence étonné devant le mot qui arrivera au début de la ligne suivante:
Et le sentier obscur sera là, tout humide
D'un écho de cascades. Et je te parlerai
De la cité sur l'eau et du Rabbi de Bacharach
Et des Nuits de Florence. Il y aura aussi

4
En 1949, André Gide a établi pour les éditions Gallimard une anthologie de la poésie française. Il écrit dans la préface: «X. me reproche de n'avoir rien donné de Milosz. [ ... ] Est-ce un oubli? Non pas. C'est que je n'ai trouvé rien qui me parût particulièrement valoir d'être cité. Je le répète: mon choix n'a rien d'historique et seule la qualité me détermine. » Il y avait, dans l'arrogance de Gide, une part de bon sens: Oscar Milosz n'avait rien à faire dans cette anthologie; sa poésie n'est pas française; gardant toutes ses racines polono-lituaniennes, il s'était réfugié dans la langue des Français comme dans une chartreuse. Considérons donc le refus de Gide comme une noble façon de protéger l'intouchable solitude d'un étranger; d'un Étranger.
*
Ui chao, cái gọi là “chủ kiến”, của Kundera mới ghê gớm làm sao: Le futur grammatical de la nostalgie.
Tương lai văn phạm của hoài nhớ!
Câu ông phán về thơ tự do mà chẳng “chủ kiến” sao:
Mais le vers libre, au moment de sa naissance, ne voulait pas prosaiser la poésie!
Nhưng mà thơ tự do, vào cái lúc nó ra đời, đâu có muốn làm cái chuyện xuôi hóa thơ!
*
Thật tội nghiệp con cóc. Thấy hình dáng của nó xấu xí, bước nhẩy của nó sao mà cù lần, mấy tên thi sĩ dởm bầy đặt làm thơ vịnh, nó đã nhục một lần, bị một ông phê bình gia, lôi ra khen lấy khen để, nhục thêm một lần nữa! NQT
*
Đó là năm 1972. Tôi [Kundera] gặp một cô gái tại ngoại ô Prague, trong một căn phòng người ta cho chúng tôi mượn. Hai ngày trước đó, trong suốt một ngày, cô gái bị công an tra hỏi, về tôi. Cô muốn lén gặp tôi, cô nghi mình vẫn bị công an theo dõi thường trực, và cô muốn cho tôi biết về những gì công an hỏi cô về tôi, và cô trả lời ra sao. Trong những cuộc tra hỏi như thế, đã có những câu trả lời của cô trùng hợp với những câu của tôi.
Một cô gái chưa từng biết gì về cuộc đời, có thể nói như thế. Cuộc tra hỏi làm cô khốn khổ, và sự sợ hãi khiến cô đau thắt ruột, từ ba bữa nay. Da dẻ cô nhợt nhạt, và cứ chốc chốc lại phải chạy vô nhà vệ sinh, để đi tiểu, đến nỗi, suốt cuộc gặp, tiếng nước dội cầu trấn át tất cả.
Tôi biết cô gái từ lâu. Cô thông minh, sắc sảo, đầu óc sáng rỡ, rất rành trong việc làm chủ những xúc động, cách hành xử, và cách ăn mặc của cô thì mới tuyệt vời làm sao, với chiếc áo dài giấu kín mọi nét hở hang. Vậy mà, đùng một cái, nỗi sợ khiến tất cả mở toang. Nỗi sợ, giống như lưỡi dao, mở toang thân thể cô gái. Cô đứng trước tôi, toang hoác, chẳng che đậy, giống như một khúc thịt treo trên cái móc của anh hàng thịt. Tiếng nước dội cầu vẫn âm ỉ, trấn ngự, và bỗng nhiên, tôi chỉ muốn hiếp cô gái.
Hiếp, chứ không phải làm tình!
*

Không chạm tới được nỗi cô đơn của người lạ
1
Lần đầu tiên tôi thấy tên Oscar Milosz là trên cái tựa Bản Giao Hưởng tháng Mười Một, được dịch ra tiếng Tiệp, được xuất bản vài tháng sau chiến tranh trong một tạp chí thời thượng mà ở tuổi mười bảy, tôi là một độc giả chuyên cần. Bài thơ này đưa tôi lên tận mây xanh, ba mươi năm sau ở Pháp, tôi đã ghi nhận điều này khi lần đầu tiên tôi mở quyển thơ của Milosz trong ấn bản nguyên thủy tiếng pháp. Tôi nhanh chóng tìm thấy bài thờ Bản Giao Hưởng tháng Mười Một, khi đọc lại tôi còn nhớ như in không sót một chữ bài dịch tiếng Tiệp tuyệt vời ngày xưa. Trong bản tiếng Tiệp, bài thơ này đã để dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi, có thể, còn hơn cả các bài thơ tôi đọc hồi đó của Apollinaire, Rimbaud, Nezval hay Desnos. Rõ ràng không chối cãi, các bài thơ này huyễn hoặc tôi không những vì nó hay mà còn do huyền thoại tạo ra chung quanh tên tuổi thiêng liêng của họ, làm từ khóa để qua các văn sĩ của tôi, tôi biết ai là người hiện đại, ai là người tiên phong. Nhưng chẳng có huyền thoại nào chung quanh cái tên Milosz, một cái tên lạ hoắc, không làm cho tôi liên tưởng đến ai, và cũng không nhắc tôi nhớ đến ai chung quanh tôi. Trong trường hợp của ông, tôi ngẩn ngơ không phải vì một huyền thoại mà vì chính cái đẹp của nó, một mình, trần trụi, không trụ chống bên ngoài. Chúng ta hãy trung thực với mình chuyện này : chuyện này rất hiếm khi xảy ra.
2
Nhưng tại sao lại chỉ chính bài thơ này ? Tôi nghĩ, chính yếu, là nó nằm trong cái mà tôi chưa bao giờ thấy ở đâu hết : sự khám phá mẫu lý tưởng của một hình thức nhớ nhung mà nó diễn tả, theo ngữ pháp, một loại nhớ nhung không phải qua quá khứ mà qua vị lai. Thời vị lai ngữ pháp của nhớ nhung. Hình thức ngữ pháp phóng chiếu một quá khứ đau buồn lên một tương lai xa xăm ; chuyển tải cái gợi nhớ buồn bã không còn nữa lên nỗi buồn tan nát của một lời hứa không thể nào thực hiện được.
Nỗi buồn xinh xắn ơi, em sẽ khoác chiếc áo màu tìm nhạt,
Và các nụ hoa trên mũ của em sẽ nho nhỏ và buồn buồn.
3
Tôi còn nhớ buổi trình diễn kịch của Racine ở nhà Kịch Comédie-Française. Để làm cho lời đối đáp được tự nhiên, các diễn viên đọc thơ như đọc văn vần; họ xóa một cách có hệ thống phần nghĩ đàng sau mỗi câu thơ; không thể nào nhận ra nhịp điệu alexandrin, cũng không nghe lối họa vần. Có thể họ nghĩ làm như vậy sẽ hài hòa với tinh thần thơ văn hiện đại, loại bỏ từ lâu vừa vần vừa âm luật. Nhưng vần thơ tự do, từ khi sinh ra đã không muốn làm thơ văn tầm thường ! nó muốn loại cái vỏ ngoài kích thước để thấy tính âm nhạc, tự nhiên hơn, phong phú hơn. Tôi lúc nào cũng giữ trong tai tôi giọng nói như hát của các thi sĩ lớn siêu hiện thực đọc thơ (tiệp cũng như pháp) !
4
Năm 1949, André Gide làm một quyển hợp tuyển thơ Pháp cho nhà xuất bản Gallimard. Ông viết trong lời mở đầu: «X. trách tôi đã không dành một chỗ nào cho Milosz. [ ... ] Quên sao? Không. Là vì tôi không thấy một cái gì đặc biệt để đáng đưa ra. Tôi lặp lại: lựa chọn của tôi không có tính cách lịch sử gì hết, chỉ có phẩm chất mới làm tôi quyết định.» Câu nói phách lối của Gide có lý một phần: Oscar Milosz chẳng dính gì trong hợp tuyển này ; thơ của ông không phải là thơ tiếng Pháp; vì ông giữ tất cả nguồn cội gốc rễ Ba Lan-Li-tu-a-ni, ông núp trong ngôn ngữ Pháp như trốn trong tu viện. Chúng ta hãy xem lời từ chối của Gide như một cách quý phái để gìn giữ cái cô đơn không chạm tới được của một người lạ ; một Người Xa Lạ.
[LN dịch]


Phan Xuân Sinh – 41 năm sau: Mỹ Lai và Mậu Thân
V/v. Rất nhiều phen, chính VC đẩy tụi Mẽo đến nước phát khùng, rồi làm bậy, rồi sẵn máy, bèn quay quay, chụp chụp và đưa lên Youtube!
Thế mới ghê.
Gấu này làm cho UPI, chuyên viên vô tuyến viễn ảnh, quen biết Mẽo cũng nhiều, nghe kể những chuyện động trời cũng rất nhiều. Thí dụ chuyện này: Biết mấy anh GI rất mê con nít, và rất nhớ vợ con, thế là mấy anh VC bèn cho con nít chạy chơi nhong nhong trước mấy anh Mẽo, mấy anh này bèn vẫy lại, xoa đầu, cho kẹo, mấy đứa con nít bèn thừa cơ giúi mấy trái lựu, mấy trái mìn claymore định giờ vô túi quần anh Mẽo, rồi… chuồn.
Havel cũng phán như vậy, chỉ cần mấy anh Mẽo chết, sau cú Tháp Đôi, là cả nước Mẽo phát khùng, gây ra hai cuộc chiến.
VC còn sử dụng đòn này, khi ngụy tạo vụ đầu độc tù Phú Lợi, khiến mấy anh Mít miệt vườn yêu nước phát khùng, theo VC hết trơn!  Thí dụ như những tay Đào Hiếu chẳng hạn!