*


 




Bếp Lửa Ottawa
Happy Birthday to U, Richie, 5.7.09
Jen @ London, Ont. Fishing with Mom & Dad

Heavyweights clash on Booker longlist
Chair of judges hails 'one of the strongest lists in recent memory'
Danh sách dài Man Booker:
 The Dirty Dozen!


Martel signs multi-million deal for Life of Pi follow-up
Seven years after his debut won the Booker prize, Canadian novelist is to return with a Holocaust allegory featuring a donkey and a monkey

'A child is the best novel' ... Yann Martel.


Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học tại Mỹ. Ông nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người.
Nguồn talawas
Thà là lầm, mà đọc THD, còn hơn có lý, mà đọc Gấu nhà văn!
[... qu 'il valait mieux “avoir tort avec Sartre que raison avec Aron”]
*
V/v cái gu của đại giáo sư kinh tế THD.
Đọc còm của ông, khi link một bài viết, là hiểu trình độ thưởng ngoạn. Thành thử cái vụ ông ta khen những bài viết "một tay đánh người một tay viết văn", của những tác giả trên báo Cớm VC, thì cũng là chuyện, chỉ để ‘thư giản’, đúng như lời phán của ‘nghiên cứu sinh’ Steiner: chỉ một phút "thư giản" kiểu đó, là ác quỉ len lén chui vào tâm tư! (1)
(1) … Chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng dưới ngai vàng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
G. Steiner trả lời The Paris Review
Còn cái tay THT, nhờ Yankee mũi tẹt ăn cướp Miền Nam mà được du học Mẽo, định cư Mẽo, anh ta cũng là người ‘nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người’, như THD. Xã hội Mẽo cho anh ta quyền lợi như THD. Trong quá khứ, anh ta ngậm miệng ăn tiền, ‘của sự im lặng’ hơn cả THD, bởi vì THD còn dám bỏ tiền túi thành lập trang viet-studies, anh ta làm được gì so với THD?       
V/v gu của THD, Gấu chỉ gặp khó khăn, khi THD tỏ ra rất say mê văn Nguyễn Ngọc Tư, và xây dựng cả một khoảnh vuờn cho NNT, trên trang của ông. Sau hiểu ra, đây cũng là một cách lấy điểm với Miền Nam, lấy điểm [xoa dịu] lương tâm của chính ông ta, một thằng bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC. Cái sự vờ vịt, 'của sự im lặng', của THD, không liên quan tới can đảm hay không can đảm, phần lớn là do bản chất của một anh Nam Bộ mà ra.(1)
 (1)
 
Thư tín
Re: Ve NNT and Hai Trau
Date: Tue, 24 Jul 2007 09:32:17 -0700
From:
To:
    Chao nha van NQT,
Toi co doc may loi cua nha van ve tac gia Hai Trau. Loi that, ma dau, nhung quan trong la, nhin tu mot doc gia cua Tin Van, la toi, nhung loi that nay chap nhan duoc, chu khong phai la bi thu, khinh khi.
Toi cung co doc truoc day 1 bai viet ngan cua tac gia Hai Trau ve truyen CDBT. Va tac gia HT cung co nhung loi viet khong cong binh lam, theo toi, ve NNT.
Chuc nha van nhieu suc khoe.
Phúc đáp:
Đa tạ.
Best Regards
NQT 

*
Có thể, nhiều người không tin, sự kiện, đám khốn kiếp bỏ chạy, thù hận lá cờ Miền Nam và chế độ VNCH, hơn cả Cộng Sản, Cộng thù một, chúng thù mười, đồng thời "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, đưa bà lên mây xanh, niềm hận thù và nỗi say mê, tưởng không chút liên hệ, nhưng là hai sắc thái, hai biểu hiện khác nhau, của chỉ một mặc cảm tội lỗi.
Theo Gấu, đó là sự thực.
Gấu viết, "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, là theo nghĩa đó. Họ say mê Miền Nam ngày nào, bây giờ Nguyễn Ngọc Tư là hiện thân. Họ tiếc nuối Miền Nam đã không còn. Nếu còn chăng, là ở Nguyễn Ngọc Tư, một Miền Nam mà vì sợ chết, họ đã một lần bỏ chạy và cứ đời đời nhớ tiếc!
Hơn thế nữa, cái tội ác, trời không dung đất không tha của họ, là đã góp phần hơi bị nhiều vào chuyện đó.
Không những say mê, cả người lẫn văn, mà Nguyễn Ngọc Tư còn là người, họ đưa lên bàn thờ, hàng ngày khấn bái, xin bà tha tội đã làm mất Miền Nam!
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là vậy.
Nếu viết, là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó. (1)
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
Hai Trầu vs Nguyễn Ngọc Tư
Hai Trầu đọc NNT
*
Bài viết 'của sự im lặng', ngắn gọn, có vầy:
THD, ông là một vị giáo sư danh tiếng hải ngoại, có diễn đàn riêng, tại sao không lên tiếng về tình trạng không có dân chủ tại Việt Nam.
Và người viết, THT, giải thích, sự im lặng của THD, là do sợ hãi.
Chỉ có vậy, nhưng do dốt nát, do chưa từng viết thứ văn tranh luận, do bịp bợm, làm ra vẻ ta đây có học, nên bài viết giống như một thứ thai đố, một thứ mê cung của cái gọi là ‘lô-gíc’!
Cùng một ý hướng như thế, một độc giả của ông THD, viết lá thư rõ ràng hơn nhiều, gửi cho ông, nhưng, biết trước, không đăng, nên gửi kèm cho Tin Văn, post lại ở đây:

Saturday, June 20, 2009 11:09 AM
From: "Hà An"
To: thd@viet-studies.info, tran.dung@chronicle.com
Cc: diendan@diendan.org
GS Dũng,
Lâu nay chúng tôi vẫn thường cập nhật thông tin liên quan đến Việt Nam qua trạm của GS. Gần đây, trong vụ LS Định, Gs có đăng bài "Chuyện bang giao giữa Vệ, nước Tần và nước Oma", với từ phụ đính: thư giãn.
Chúng tôi cũng gặp liên kết đến bài đó trên trạm Diễn đàn mà Gs có chân ở đó.
Việc quan điểm của Gs như thế nào, hay quan điểm của Diễn đàn ra sao, chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cá nhân của quý vị. Tuy vậy, khi quý vị đã là những người thường xuyên gửi những góp ý về hiện trạng đất nước cho chính quyền Việt Nam, và nhiều người ở Việt Nam đã coi các trạm mạng của quý vị là địa chỉ tin cậy về thông tin, thì thiết tưởng quý vị cũng nên tôn trọng độc giả của quý vị ở điểm: đừng vào hùa với hệ thống truyền thông tệ hại trong nước để dìm người ta xuống đáy như thế.
Vâng, xin quý vị đọc lại những dòng sau đây trong bài viết trên:
Để răn đe đám học giả này, Tần cho quân cài Định Lê là một tay chuyên nghề cãi thuê để lấy tiền nuôi vợ nuôi con, giả tảng làm mấy trò nhảm nhí bị lộ nên bị Vệ vương tống giam về tội phản loạn, tổ chức một cuộc cách mạng màu để lật đổ vua Vệ.
Một cái thằng bạch diện thư sinh trói gà không chặt làm sao đủ sức thành lập ra một tổ chức để mà lật đổ chính quyền vua Vệ, một chính quyền mà cứ 2 người dân có một cẩm y vệ nội canh chừng... Mặt khác đã đủ khả năng đi cãi thuê sao lại có thể ngu đến mức đi làm cái việc vớ vẩn, dại dột như mèo dấu cứt để có cớ cho người ta bắt giam...
Tạo màn kịch này, một mũi tên nước Tần bắn ra trúng nhiều đích vừa để đe bọn học giả: chúng mày phải trông gương cái thằng Định Lê này mà bớt to mồm đi, đất nước này không phải của chúng mày, chính quyền là tao và nhà nước cũng là tao, để yên cho tao đào mỏ xitbô!
Tạo màn kịch ngô nghê: Định Lê đứng ra liên minh với đám phản loạn đang cư trú ở bên nước Oma, giả làm một số việc ngờ nghệch để cho Vệ vương bắt; vụ bắt Định Lê là cái cớ để kích động quan hệ của đám lưu vong này nhằm phá thối quan hệ giữa Vệ và Oma đang tìm cách cải thiện... Một trò thâm của nước Tần...
Sở dĩ có chuyện lắt léo phức tạp này là bởi sau cuộc chiến Vệ và Oma, một số người nước Vệ đã theo đuôi, làm tay chân cho đế quốc Oma theo chính sách: dùng người Vệ trị người Vệ của đế quốc Oma... Oma thua bỏ chạy, đám này đành phải chạy theo chủ. Vì thế nên đám này luôn nuôi mối hận thù vì bị đuổi ra khói quê cha đất tổ, bị bật ra khỏi cố quốc.
Trong đám này, ngoaì những kẻ mù quáng, cố chấp, tin vào những điều nhảm nhí không đâu thì phần đa cái đám phản nước Vệ lưu vong này, dùng chiêu bài chính trị phục quốc để làm mục đích tống tiền cái đám dân nước Vệ lưu vong đang ăn nên làm ra ở đất Oma và còn để mà làm mình làm mẩy với chính quyền nước Oma.
Do vậy, Định Lê thực chất là một "quân xanh", là một con bài do nước Tần cài cắm để phá quan hệ bang giao giữa Vệ với Oma.
Vua nước Oma một mặt muốn cải thiện quan hệ với nước Vệ nhưng không thể bỏ qua cái đám người Vệ lưu vong một thời từng là công cụ của mình. Giờ đây một tên tự xưng là có liên quan tới tổ chức của đám người Vệ lưu vong thực chất là "quân xanh" của Tần cài vào. Vua Oma làm sao mà biết được cái trò quái quỷ này, thế là mắc mưu Tần, đứng ra bênh vực Định Lê, làm tăng căng thẳng quan hệ giữa Oma và Vệ đang có chiều hướng cải thiện... Chỉ chỉ cần có thế Tần đạt mục đích cột chặt quan hệ nước Vệ với mình...
Chúng tôi vốn cho rằng quý vị là những người thực tâm với đất nước, nên từ trước đến nay, chúng tôi không quan tâm đến quý vị là con ông/bà nào ngày xưa vốn là cộng sản chân chính, hay vị nào từng trợ giúp sai lầm của chính quyền những năm trước, hoặc ai là người miền Nam cũ. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc hiện nay người ta làm gì để góp phần thay đổi hiện trạng tối tăm của đất nước.
Nhưng quý vị hãy nhìn xem, với vài dòng thế kia, quý vị có thấy một người đang bị kết án nặng nề (một cách thư giãn???) khi tòa chưa xử?
Quý vị có thấy những dòng kia đang khơi rộng khoảng cách vốn chẳng ngon lành gì giữa người Việt Nam trong và ngoài nước từ sau 75 đến nay? Ai làm tay chân cho đế quốc? Ai bợ đỡ? Chúng tôi tưởng nhiều người trong quý vị còn rõ hơn chúng tôi ở trong nước.
Chúng tôi không có quyền thích hay không thích, cấm hay không cấm việc quý vị có thái độ tán thưởng hay chê bai với bài viết mà với chúng tôi là rất vô đạo đức (và khốn nạn) của ông Phạm Viết Đào. Ở đây, chúng tôi chỉ xin thật lòng với quý vị rằng: những gì quý vị đang thể hiện khiến chúng tôi - vâng, tôi đại diện cho một nhóm rất nhỏ nói chuyện với nhau và đi đến thống nhất gửi email này, và dù tôi xưng hô thế này, nhưng tôi còn chưa đến 30 tuổi  - những người trẻ sinh ra ở cái vùng đất tăm tối này, thấy rằng cha ông chúng tôi không chỉ có những người do lịch sử bịt mắt mà lạc đường, hay những người nhiệt thành cho lý tưởng mà trở thành kẻ ác - thế hệ đó còn có những trí thức lưu manh, chăm chăm thu vén cái danh hão khi tự cho mình phán xét người này người kia vô tội vạ và đẩy họ vào chỗ cùng, như một trò thư giãn, giữa lúc đất nước đang bế tắc, xã hội đang suy đồi thế này.
Đôi lời cùng quý vị, chúng tôi cũng không mong quý vị thể tất cho sự xấc xược của đám trẻ đít xanh như da nhái, dám mạo phạm đến những Gs tuổi cao, được trọng vọng ở phương Tây. Chỉ mong quý vị dành chút thời gian để đọc hết vài dòng này.
Chúc quý vị mạnh khỏe,
Hà An.
P/S:
+ Chúng tôi gửi Gs và trạm Diễn đàn là những nơi trực tiếp đính liên kết.
+ Chúng tôi gửi nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, nơi chúng tôi chia sẻ những dòng sau đây: "Vụ LCD, đọc những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào tay giặc dữ, coi youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?"
Note: Tin Văn đăng nguyên văn, không biên tập, hiệu đính. NQT

Cái chuyện, một anh Bắc Kít, nhờ chiến thắng 1975, được qua Mẽo du học, xỉ vả tay du học đàn anh THD, trí thức Miền Nam đã từng bỏ chạy cuộc chiến, sao anh không lên tiếng, xem ra như lập lại cuộc chiến, nhưng tiếu lâm, chua chát hơn nhiều. Làm sao một anh như THD có thể lên tiếng cho được? Trong số những tên bỏ chạy như ông ta, có thằng nào dám lên tiếng chưa?
Còn nói chuyện hèn nhát, sợ hãi, xưa rồi Diễm ơi!
Có thằng nào 'can dảm' bỏ chạy cuộc chiến?
*
Có một lần, Gấu nghe một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư 1954 như Gấu, than một câu, nghe thật 'không đúng' một chút nào, "Tao có cảm tưởng cuộc chiến vừa qua, là giữa đám Yankee mũi tẹt, chứ không phải cuộc chiến Nam Bắc, như của tụi Mẽo. Miền Nam chỉ có mỗi tội quá tốt với tất cả, từ những tên 'di dân' từ đời nảo đời nào, thí dụ như bạn Cao Bồi của chúng ta, tới Yankee Ky tô, Phật giáo... và sau cùng là đám chính gốc Hà Lội, Bắc Bộ Phủ".
Chỉ là cuộc chiến Yankee mũi tẹt giết Yankee tẹt mũi.
Thảm thật!

Nhục thật!!


SÁCH MỚI TRẦN MỘNG TÚ

I am 'the' poetess
V/v Nabokov & Brodsky nằm mơ nói tiếng Nga.
Brodsky, đúng, nhưng Nabokov, phán bảnh hơn nhiều: Tôi suy nghĩ như là một thiên tài, viết như là một tác giả thật xịn, và nói như một đứa trẻ... Ngay cả giấc mơ mà tôi kể lại cho bà xã, ở bữa ăn sáng, cũng là một tiền dự án, un avant-projet.
[Trích lời nói đầu, của chính ông, mở ra cuốn Bạo Miệng, Strong Opinions, bản tiếng Pháp, Partis Pris.]



Ceux qui ne tirent pas les leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải sống lại nó.
Hannah Arendt.

DTH: Nobel văn chương? 



Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường


*

Claude Lanzmann's liberated memories
Opinions of a journalist who was one of Simone de Beauvoir's lovers, and a teenage member of the Resistance

MEMOIRS Master of memory Caude Lanzmann, a lover of Simone de Beauvoir and a member of Sartre' s 'family' , is also a thorny genius - and an independent thinker.
TLS July 10, 2009 đọc Hồi Ký của Claude Lanzmann, người tình của bà đầm già Simone de Beauvoir, [The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame], và là một trong những thành viên của gia đình Sartre.

Trong bài điểm có câu: As Prirmo Levi feared, even the ghosts of the Jews have been scheduled, by Holocaust deniers, for extermination, như Primo Levi đã từng sợ, ngay cả những hồn ma Do Thái tại Lò Thiêu cũng bị đưa lên lịch để chờ được huỷ diệt, bởi những kẻ không tin rằng có cái sự kiện Lò Thiêu: Đây cũng là nỗi sợ của gia đình Gấu, về đứa em trai đã tử trận, và trước khi bỏ chạy quê hương, đã cho bốc mộ đứa em tại nghĩa trang quân đội Gò Vấp, hoả táng, đem tro vô chùa, và mới đây, đã về đem tro cốt của bà cụ và đứa em ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
*
 Không có sự kiện, chỉ có dẫn giải. Làm gì có vụ Mậu Thân, nếu có, thì là do Ngụy giết, đổ tội cho Cách Mạng. Làm gì có nội chiến, mà chỉ có giải phóng , thống nhất đất nước, qui về một mối, dưới sự cai quản của Bắc Bộ Phủ.
Nhưng sự kiện rành rành, đất nước ngày một băng hoại, cái nguy cơ cả đời ngửi cứt Tầu Bác Hồ cảnh cáo ngày một lộ rõ, vậy mà vẫn ngợi ca chiến thắng Miền Nam, vinh danh những anh hùng liệt sĩ đã đổ máu vì sự nghiệp cách mạng thì thật là quái đản. Aron coi đây là sự bại hoại trí thức, như ông viết:

1) Perversions intellectuelles.
Si la bêtise demeure au xxe siècle chez certains grands témoins de l'histoire l'occasion de tracer un trait définitif sur la veulerie du peuple (Jean Cassou dans La Mémoire courte) ou le manque de discernement de leurs dirigeants (François Mauriac évoquant dans son Bloc-Notes le voyage de Guy Mollet à Alger), elle court en filigrane dans toute l'œuvre de Raymond Aron. À la suite des analyses d'Élie Halévy sur la nature des totalitarismes et la faiblesse des démocraties, Raymond Aron s'empare du thème dès 1937 dans un article de la Revue de métaphysique et de morale consacré à la politique économique du Front populaire. Appliqué aux intellectuels dans un article publié en 1948 dans Le Figaro, Aron met en avant les « contradictions du communisme » : « Considérer comme une étape de la libération humaine un régime qui instaure les camps de concentration, les passeports intérieurs, une police politique de loin supérieure à celle des stars, c'est dépasser les limites de la sottise à la lonngue acceptable même pour un intellectuel. » Ce que condamne en réalité Aron, c'est moins l'adhésion consciente à une idéologie que la « perversion intellectuelle» qui conduit à maquiller la réalité et à tordre la rationalité qui est celle de la démarche d'observateur de l'historien. C'est donc moins l'aliénation de la raison dans une philosophie de l'histoire qui se trouve stigmatisée que la décision délibérée d'affranchir le raisonnement des conditions de la réalité et de se soumettre par là même au régime d'une philosophie qui se contente de refléter l'enchaînement nécessaire de la causalité historique. L'attaque est au centre de l'Opium des intellectuels, paru en 1955, qui valut à notre vie intellectuelle l'un de ses slogans les plus stupides affirmant qu'il valait mieux “avoir tort avec Sartre que raison avec Aron”. Dans l'ouvrage, Aron s'en prend aux intellectuels “philo-communistes” qui, à l'instar du Merleau-Ponty d'Humanisme et Terreur, refusent de trancher entre démocratie occidentale et communisme soviétique. La pire de leurs erreurs n'est pas de confondre la position du moraliste et celle de l'historien, ni même d'ériger le marxisme en critère supra-historique mais de manquer à la logique de leur propre système, cherchant à faire d'une philosophie individuaaliste-l'existentialisme-l'expression d'une pensée de l'histoire. La bêtise ne s'oppose donc selon Aron ni à l'ignorance, ni à la raison. Elle s'apparente à la « trahison » de l'intellectuel, refusant de satisfaire aux exigences de la raison critique, infidèle en cela à la mission qui est la sienne.
Coi đỉnh cao thời đại, thứ chính quyền thiết lập Lò Cải Tạo, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đi đường... [giấy thông hành nội xứ], cớm chính trị hách hơn cả cớm phong kiến, như vậy là ngu hết chỗ nói, về lâu về dài có thể chấp nhận, ngay cả với một tên trí thức. Điều mà Aron thực sự kết án, thì không hẳn chỉ là cái sự tham dự một cách có ý thức vào một ý thức hệ, nhưng mà là sự ‘bại hoại trí thức’: đánh bóng thoa son cho thực tại, và vặn vẹo tính hợp lý của tiến trình quan sát của sử gia....  Cú đánh của ông nằm ở trung tâm cuốn Thuốc phiện của trí thức, xuất bản vào năm 1955, dũng mãnh đến nỗi đám ngu đần giơ tay lên trời ngửa cổ than, thà sai lầm mà đi theo Sartre, còn hơn là có lý mà ở với Aron
*

Nhị Linh said... hôm nay vừa đọc được một câu, nghe đâu như là của Nietzsche: không có sự thật, chỉ có diễn giải :) July 27, 2009 10:09 AM
Anonymous said... Có một tình trạng xảy ra cho văn học Việt Nam là có rất nhiều người "chôm" tác phẩm ngoại quốc, sửa sửa thành tên Việt, chuyện Việt, rồi để tên của mình. Ví dụ đọc Phạm Thị Hoài cảm giác của tôi là bà này chôm chuyện của mấy ông Tây quá đi. Bây giờ đọc sơ sơ chuyện kinh dị của mấy bà Di Li, Giao Chi, tôi thấy mấy bà này chắc chắn là chôm chuyện ngọai quốc. Bà Hoa kia vụng hơn bà Hoài, bà Li, bà Chi thôi
Blog NL

**

Những bài viết trong đây phần lớn từ báo văn học nước ngoài. Gọi Tạp Ghi thực không đúng, nhưng chẳng biết gọi là gì. Vả chăng, trong cõi người có mình, như nữ văn sĩ Mỹ - Susan Sontag – trích dẫn Nietzsche: “Chẳng có sự kiện, chỉ có dẫn giải”,  (1), và dẫn giải thêm: Phần dẫn giải là phần dịch thuật. Người chú giải nói: Này bạn thấy không, X. thật ra chỉ là - hoặc thực sự chỉ có nghĩa là A?
Ngoài ra còn một số kỷ niệm về bè bạn, trong đó có người đã mất…
[Trang bìa sau cuốn “Nơi Người Chết Mỉm Cười”, của Gấu nhà văn].
(1) There are no facts, only interpretations.
Nhưng, “Điều mà Aron thực sự kết án, thì không hẳn chỉ là cái sự tham dự một cách có ý thức vào một ý thức hệ, nhưng mà là sự ‘bại hoại trí thức’: đánh bóng thoa son cho thực tại, và vặn vẹo tính hợp lý của tiến trình quan sát của sử gia....”: Tính hợp lý của tiến trình quan sát… khiến cả Miền Nam tưng bừng với những ngày liền sau 30 Tháng Tư, ngay Gấu này, bị VC đầy đi nông trường cải tạo, vậy mà cũng cố mà hò:
Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng
.. Trời trên cao rất quen và rất lạ
Cứ xanh thăm thẳm ở trên đầu
Nhưng khi đã ngộ ra, chỉ là ăn cướp, thì la hò lớn lên, ăn cướp ăn cướp, chứ đâu có chuyện bại hoại trí thức, đánh bóng thực tại nhà nước VC, vặn vẹo tính hợp tình hợp lý của tiến trình lịch sử.
*
Đọc "Nơi Người Chết Mỉm Cười"
Phạm Xuân Đài 
(trích báo Thế Kỷ 21, số tháng Chạp 1999).
Trong thập niên 60, bút hiệu Sơ Dạ Hương đã xuất hiện trên báo văn học ở Sài Gòn. Đó là Nguyễn Quốc Trụ, người từ thời ấy ngoài sáng tác, đã viết phê bình sách, và sau 1975 đã ở lại Việt Nam rất lâu, mãi đến gần giữa thập niên 1990 mới chịu ra đi.... NNCMC là cuốn thứ nhì ông xuất bản ở hải ngoại, sau Lần Cuối, Sài Gòn ông xuất bản năm ngoái.  Sách này gồm các tạp ghi văn học, những bài mà tác giả cho rằng "Gọi Tạp Ghi thực không đúng, nhưng cũng chẳng biết gọi là gì." Trong một mức độ nào đó, các tạp ghi này cũng có thể gọi là các bài nhận xét và phê bình văn học, với một cung cách tự do thoáng đãng không bám chặt vào một cái khung có sẵn của trường phái hay chủ thuyết. Tác giả là một kẻ khổ công đọc tài liệu văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là văn học tây phương, bài viết của ông tràn ngập sự kiện, dẫn chứng (dĩ nhiên thuộc văn học). Các bài tạp ghi thường cảm hứng từ một vấn đề, một tác giả, một tác phẩm mà tác giả gặp thấy trên con đường lặn lội mênh mông vào thế giới yêu thích của ông, đem lại cho người đọc rất nhiều suy nghĩ cũng như tài liệu về các sự kiện ấy. Không phải người Việt Nam nào, ngay trong giới cầm bút, cũng có điều kiện, khả năng và lòng ham thích tìm hiểu, cập nhật tình hình văn học khắp nơi như Nguyễn Quốc Trụ đang làm, vì thế những tạp ghi của ông, mà xen lẫn là các mẩu dịch của những tác giả nước ngoài, giúp ích cho chúng ta rõ được một phần các khuynh hướng đang diễn tiến. 
Ngoài những vấn đề văn học, một số bài viết về các kỷ niệm với bạn bè, các kỷ niệm của chính mình về thời đã qua. Tất cả đều nằm trong một không khí chung, là sinh hoạt văn học.
Đọc Nguyễn Quốc Trụ để hình dung ra con người của ông, hình như đối với người này, không có gì khác, ngoài văn học. 
PXĐ
Tks. NQT
Đọc Nguyễn Quốc Trụ để hình dung ra con người của ông, hình như đối với người này, không có gì khác, ngoài văn học!
Ui chao, còn thì giờ mê gái nữa chứ!
*
Ui chao, sắp đi rồi mới ngộ ra sự thực, quãng đời đẹp nhất là quãng đời đi tù VC, cùng cả Miền Nam mơ, hay sống, giấc mơ đẹp nhất, ngắn ngủi nhất, của cả nước, trước khi đêm đen đổ ập xuống.
Brodsky cũng rất mê thời gian lao động tại Hắc Hải

Khi được hỏi ông nghĩ gì về những năm tháng tù đầy, Brodsky nói cuối cùng ông đã vui với nó. Ông vui với việc đi giầy ủng và làm việc trong một nông trại tập thể, vui với chuyện đào xới. Biết rằng mọi người suốt nước Nga hiện cũng đang đào xới "cứt đái", ông cảm thấy cái gọi là tình tự dân tộc, tình máu mủ. Ông không nói giỡn. Buổi chiều ông có thời giờ ngồi làm những bài thơ "xấu xa", và tự cho mình bị quyến rũ bởi "chủ nghĩa hình thức trưởng giả" từ những thần tượng của ông. Hai đoạn thơ sau đây của Auden đã làm ông "ngộ" ra:

Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,

Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honor at their feet.

Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp,

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.

Auden

Ông bị xúc động không hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan - làm bật nó ra như trong dân ca - nhưng bởi ngay chính sự khôn ngoan, ý nghĩa này: Ngôn ngữ là trên hết, xa xưa lưu tồn dai dẳng hơn tất cả mọi điều khác, ngay cả thời gian cũng phải cúi mình trước nó. Brodsky coi đây là đề tài cơ bản, trấn ngự của thi ca của ông, và là nguyên lý trung tâm của thơ xuôi và sự giảng dạy của ông. Trong cõi lưu đầy như thế đó, ông không thể tưởng tượng hai mươi năm sau, khăn đóng, áo choàng, ông bước lên bục cao nơi Hàn lâm viện Thụy-điển nhận giải Nobel văn chương, nói về tính độc đáo của văn chương không như một trò giải trí, một dụng cụ, mà là sự trang trọng, bề thế xoáy vào tinh thần đạo đức của nhân loại. Nếu tác phẩm của ông là một thông điệp đơn giản, đó là điều ông học từ đoạn thơ của Auden: "Sự chán chường, mỉa mai, dửng dưng mà văn chương bày tỏ trước nhà nước, tự bản chất phải hiểu như là phản ứng của cái thường hằng - cái vô cùng - chống lại cái nhất thời, sự hữu hạn. Một cách ngắn gọn, một khi mà nhà nước còn tự cho phép can dự vào những công việc của văn chương, khi đó văn chương có quyền can thiệp vào những vấn đề của nhà nước. Một hệ thống chính trị, như bất cứ hệ thống nào nói chung, do định nghĩa, đều là một hình thức của thời quá khứ muốn áp đặt chính nó lên hiện tại, và nhiều khi luôn cả tương lai..."