|
Jennifer by
Richie
Tháng Mấy
gửi
một
người không quen…
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm
Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng
Tháng Mấy rồi sẽ qua
Vẫn còn một người đợi em
Đài Sử
Trang thơ
Đỗ Quang Nghĩa
Đỗ Quang Nghĩa Cập nhật :
26/09/2009 11:36
Trang thơ Đỗ Quang Nghĩa
Có người
rơi xuống đáy của đêm
thấy xung quanh : trắng xóa.
Phía bên kia bầu trời với vầng trăng chói lóa
có vui gì không ?
Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.
01.2009
*.
Đôi khi cần
một đời trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.
Đôi khi cần một đời Phật
để nghiệm một câu kinh.
Đôi khi – ánh sáng cuối đường hầm
là ý nghĩ về một người tình đã
xa.
01.2009
*.
Cả
đến chúa trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò.
05.2009
*.
Những câu
thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.
01.06.2009
*
Bao nhiêu nhà thờ
bấy nhiêu Giêsu
Bao nhiêu giáo dân
bấy nhiêu Chúa trời.
Một ngày mưa
muôn giọt nước bay
Một ngày mưa
không giọt nào chọn được chỗ rơi.
07.06.2009 Haselhorster Damm
(LN spielte in ev. Kirche Beethoven und Debussy)
*.
Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.
08.2009,
Cửa Lò
Nguồn: Diễn Đàn Forum
Tuyệt Cú
Server
Tin Văn cho biết, một bà Nga Xô, link một bài viết về Brodsky mà Gấu này scan
từ một tờ TLS, để trả lời về bài điểm sách này.
Joseph Brodsky làm
thơ ở quãng đời đẹp nhất của ông, và lịch sử việc in thơ ông phản ánh
hệ thống chính trị mà ông trưởng thành từ đó. Những cuốn thơ đầu của
ông, do bạn bè hoặc những người yêu thơ ông ở Tây Phương, tuyển chọn và
xuất bản. Chúng đều bị cấm đọc tại quê hương ông. Tại Liên Bang Xô
Viết, tập thơ đầu của ông chỉ được xuất bản sau khi ông được Nobel. Sau
khi chế độ độc tài Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991, thơ ông mới được xuất
bản đầy đủ [in full scale].
Một
trong những hậu quả của tư tưởng của ông, rằng, một con người chỉ có
đi, khởi từ đầu một con đường một chiều, là, ông chẳng bao giờ trở về
quê hương. Cách ông suy nghĩ, và hành động, là trực tuyến, thẳng một
lèo, như người Việt mình nói. Từ tuổi ba mươi hai, ông đã là một
“nomad” [một tên lang thang, một kẻ du mục] - một người hùng của
Virgil, bị số phận trù ẻo: Đi mà đừng bao giờ mong, có một ngày trở về.
Khi
được hỏi tại sao không trở về, ông nói, ông không muốn thăm quê hương
như một khách du lịch. Hay là, ông không muốn về thăm quê hương mà lại
phải xin xỏ cái đám khốn kiếp đó. Cho dù là đám khốn kiếp đó ngỏ lời
mời.
Luận
cứ sau cùng của ông là:
Cái
phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó.
Rồi.
Thơ
Của Tôi.
Nhà thơ nổi loạn
*
Ui chao, cái phần
đẹp nhất của Gấu thì đã ở đó rồi.
Những
Ngày Ở Sài Gòn
*
“Ông ta ăn cắp
tình yêu của nhân dân để giấu diếm sự bất an của mình”.
Tribute
to PCL & VHNT
*
Tin
Văn @ VHNT n. 558
19.9.2003
Không dễ gì mà
làm một người CS, và càng không dễ, làm một nhà văn CS.
TCS: Theo tôi, nhạc TCS có tới hai "đỉnh cao".
Đỉnh cao thứ nhất: Nó tiên đoán Mậu Thân, khi bắt đầu bằng những câu
hát cho
thấy sự bình an của hang ổ Mỹ Ngụy chỉ là giả tạo.
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đỉnh cao thứ hai của nó: Người chết hai lần
Một lần cho cuộc chiến
Và một lần cho biển cả.
Ta`n tro trong gio'
Saturday, September 26, 2009
12:57 PM
From: "LVTA"
To:
Cha`o O^ng Nguye^~n Quo^'c Tru.
Ba^'t ngo+` vo+'i tin Chi Lan
tre^n calitoday & ho^m nay la^`n da^`u xem trang ta^n vie^n ne^n
bie^'t
O^ng va^~n cha(m so'c tin va(n tha^.t chu da'o va` co`n giu+~ la.i ca?
va`i
trang VHNTLM cu~ trong tra(m nga`n lo+'p a?o lie^n ma.ng cu+' tu+o+?ng
ta^'t
ca? da~ theo gio' cuo^'n hu't va`o hu+ kho^ng, nhu+ kho^ng!
Tin Ca^?n
LVTA, Canada
Phúc đáp: Mấy số VHNT cũ, nhờ Alexa lưu giữ dùm.
Tks.
Lâu quá mới nghe tin LVTA.
Take care.
NQT
The
Wisdom of Leszek Kolakowski
Con Quỉ trong Lịch Sử
Against
the devil
Trong những cái còm của Người
Kinh Tế, về
Kolakowski, có tới mấy cái nhắc tới Solz, và gốc Ky tô của ông.
Bài trên NYRB cũng đặc biệt
chú ý tới
cái nét tôn giáo ở tay vô thần này.
Có vẻ như chủ nghĩa CS sau cùng lại được cứu chuộc, nhờ cái mầm tôn
giáo ở một
hai cá nhân khổng lồ, như Milosz, như Solz, như Brodsky…[để ông nào
trước ông
nào, trong ba ông này đều được cả!].
Ui chao lại nghĩ đến đại họa
của tín hữu Ky tô hiện đang xẩy ra tại
nưóc Mít.
Đau lòng, tất nhiên, nhưng hồi hộp mong đợi, biết đâu, biết đâu…
Cái tay vinh danh Milosz, khi
ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái
chất tôn
giáo ở nơi ông, những không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ
ở nơi
ông, có liên can tới chất tôn giáo. Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại
làm sao
dòng thơ TTT không có hậu duệ: Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá
thiếu chất
trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo.
(1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.
*
(1) Để hình dung ra được, thế
nào là thơ tình cảm/thơ trí tuệ, bạn đọc hai bài thơ, trên, một của độc
giả Tin Văn, một, trích từ Diễn Đàn Forum.
Bài thứ nhì, chất trí tuệ là sợi dây dẫn của nó.
Thí dụ, những dòng sau đây:
Đôi khi cần một đời
trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.
[Tuyệt! NQT]
Một ngày mưa
không giọt nào chọn được
chỗ rơi.
Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.
Bài
thứ nhất, tình cảm. Nhưng dòng sau đây thật tuyệt:
ngày không còn dông dài
nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng
và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi
chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không
tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn
Ui chao, sao thèm làm thơ quá! NQT
*
Trí Tuệ và
Những
Bông Hồng
Trong Tản
Mạn về Phim và Những ngày
ở Sài Gòn,
nhân thiên hạ
đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi
có “liều
lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư
đã đặt ra
cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi
chiều ba.
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà
thơ
Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín
2004,
Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai
đoạn, có thể
coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra.
A
Burnt-out Case
Bài
giới thiệu của James Wood
cũng thú lắm. Tay này nhắc một câu
của
Kierkegaard: Lũ man rợ, vô thần phạm tội, tất nhiên, nhưng khác dân Ky
tô: phạm
tội "trước Chúa". Và chỉ dân Ky tô thì mới phải còng lưng gánh gánh
nặng tội lỗi, thứ tội lỗi không làm sao trốn thoát: Tội nguyên thuỷ,
tội tổ
tông. Tội của Adam.
Từ đó, chỉ có những người
thực sự có niềm tin Ky tô thì mới tới được "điểm lạnh của tri thức về
cái
sự thất bại tuyệt đối", "the freezing point of knowing absolute
failure".
Sealed by the war - letters
are
censored, shipping routes limited, and borders closed - Greene's colony
resembles
the rat-infested closed town of Oran that Albert Camus allegorized in
The
Plague, a novel that appeared in I947, a year before The Heart of the
Matter.
Camus' town becomes a kind of hell, whose inhabitants, punished by
plague, must
work out their own theodicy’s, their own metaphysical and political
explanations for what has unfairly visited them. Greene's African
colony shares
with Camus' town something of the hellish, and something of the
allegorical.
Bị phong tỏa bởi chiến tranh - thư từ bị kiểm duyệt, tầu bè hạn chế,
biên giới đóng cửa - thuộc địa của Greene giống như thành phố bị vây
hãm của Camus trong Dịch Hạch,
xuất bản năm 1947, một năm trước Trái
Tim của Vấn Đề. Thành phố của Camus trở thành một thứ địa ngục,
những cư dân của nó, bị trừng phạt bởi bệnh dịch hạch, phải tự tìm cho
ra những lời giải thích cho số phận của họ, chúng ta đã làm những điều
gì đại gian đại ác, để phải chịu số phận khốn khổ khốn nạn như thế này?
James Wood: The Heart of the Matter. Introduction
Người Thứ Ba
Dẫn nhập
"Người
thứ ba", là
nickname của Kim Philby, sư phụ Greene, gián điệp nhị trùng, đã từng
dùng hệ
thống cống rãnh Vienna cho những người Cộng Sản trốn thoát vào năm 1934.
Ngày mai
đi nhận xác chồng (2)
Bài Ngày mai đi nhận xác
chồng (1) này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng,
tính
viết tiếp,
rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu
đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng
điều mà
Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du
cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Orwell
Gánh
Nặng Tuổi Thơ
Dọn
Midway said...
Chính
ra hồi xửa hồi xưa nhưng cũng chưa xưa lắm bác TV viết cũng cân nhắc
phết nhé,
như talawas bộ cũ chẳng hạn.
Thế rồi bỗng dưng bác ý thoái lui ở ẩn, một mình tung hoành một cõi.
Blog NL [Phần còm]
Quả có thế. Đọc
Gấu như vậy, là hiểu Gấu, tuy cái phần sau, […Thế nhưng cung cách múa may từa
tựa một thứ "The Almighty" (1) của bác thì mình lại thấy rưng rưng, nhớ
tới ông Hù Bá Jan], thú thực Gấu này chịu thua, không hiểu người
viết tính nói
gì, chắc là "nhất bên trọng, nhất bên khinh", khen nó một phát, thì
phạng cho nó
một phát?
Cũng được thôi.
(1) Almighty is an Abrahamic
term for God.
See Omnipotent
[Wikipedia]
Nếu là nghĩa này, thì không đúng.
Steiner đã từng coi mấy tay chửi ông ta là "tản mạn", múa may quay
cuồng trong quá nhiều lãnh vực: Phỉnh nịnh ông.
Bởi vì, cả đời ông chỉ băn khoăn có mỗi một điều, có hay không, một
đấng Thượng
Đế, God.
Có thể nói, trang Tin Văn cũng có cùng một nỗi băn khoăn như vậy, nhưng
ngược
lại: Có hay không, một Con Quỉ Bắc Kít?
Khi viết cho
talawas, cho báo giấy Việt của băng đảng Hậu Vệ, Gấu vẫn còn chút hy
vọng vào cái
đám hải ngoại, nhất là đám Bắc Kít. Chỉ đến khi vỡ mộng thì mới ôm đầu
máu chạy
về, nói ‘thoái lui ở ẩn’, là không đúng, bởi vì, chỉ tới lúc đó, Gấu
lấy thanh
kiếm “qui ẩn” ngày nào, nghĩa là, dùng lại cái nick cũ, được nhà thơ
‘anh thay mực
cho vừa mầu áo tím' ban cho, [tên 'sa đích văn nghệ'], và, không tha
thằng nào nữa!
Bỏi vì
Gấu nghĩ,
chỉ còn một cách duy nhất, là, lập lại
điều mà NHT đã từng làm!
Đọc những gì bác TV
cao ngạo phê phán
dân Mít với dân Yankee mũi tẹt mình thấy không phải đều vô vị cả…
Tks. NQT
|