|
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
Gérard
Genette, trong Hình Tượng
I, có mấy bài viết về thơ thật tuyệt. Tin Văn sẽ giới thiệu, để
chào mừng M:
Welcome to my world: Hub Cafe -
Tecapro
Park
18A
Cộng Hòa Q.Tân Bình, từ 16.05.09.
Tuy
nhiên, cái tài thẩm thơ
của họ Đặng, theo Gấu, là nhờ trời phú.
Koestler, trong Janus, chương viết về khám phá nghệ thuật, The
dicoveries of art, cho rằng, động cơ cơ bản của một nhà khoa học sáng
tạo, the
creative scientist, là cú đột phá có tính mạo hiểm, the explorative
drive. Tuy
nhiên, ông nói thêm, nghệ sĩ lớn cũng có cái phần tử thám hiểm đó ở
trong ông
ta: nhà thơ không mầy mò với mớ chữ, như đám cà chớn thường dè bỉu, ông
ta khai
phá những tiềm năng xúc cảm và miêu tả của ngôn ngữ, the emotive and
descriptive potentialities of language… Cú khai phá có nguồn sinh học
mang tính
nhất thể của nó, nhưng nó có thể được phân bố vào những đường hướng
khác nhau.
The man who lost China
History may have judged
Chiang Kai-shek too severely
Chiang was not such a
loser
after all.
100 năm
ngày sinh
của Simone Weil
L'autre Simone
Trang
Simone Weil
Bad Friday
Đọc
& Dịch Weil
Thánh
Simone - Simone Weil
“Tại sao đọc
những tác phẩm cổ điển”
Hãy thử
bắt đầu bằng một định
nghĩa:
Tác phẩm cổ điển là thứ mà người
ta nói, “tôi đang đọc lại nó”, không hề nói, “tôi đang đọc nó.”
Điều này chí ít chỉ có thể xẩy
ra giữa đám “đọc rộng”, không thể áp dụng cho tuổi trẻ, vào tuổi đó,
cái gì gì
thì cũng là nụ hôn đầu, tình đầu, lần đầu gặp gỡ, cú sét đánh…
Cái mẩu “lại”, trong “đọc lại”
có thể làm cho một độc giả nào đó, đỏ mặt, nhất là những đấng nghĩ rằng
mình chưa
từng đọc một dòng Tội Ác và Trừng Phạt, thí dụ. Để an ủi họ, chúng ta
có thể nói,
ngay cả thằng cha Gấu, được đời khen tặng uyên bác, hay chữ, thực sự,
cái đọc của
hắn ta thì cũng chỉ quanh quẩn nơi lò thiêu người, lò lao động cải tạo
Đỗ Hòa,
Cần Giờ, hay Phạm Văn Cội, Củ Chi Thành
Đồng,
là cùng!
Nào, ai đã từng đọc hết Nguyễn
Khải, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Bọ Lập Ký Ức Vụn… giơ tay lên! Ngay cả
những bộ
sách lãng
mạn trứ danh, thì cũng chỉ nghe người đời xướng danh, thay vì đọc
chúng. Ở Pháp,
người ta bắt đầu đọc Balzac khi đi học, và qua những những lần tái bản
cho thấy,
Tây mũi lõ vẫn tiếp tục đọc Balzac, khi hết còn mài đít quần trên ghế
nhà trường.
Ở Ý, đám fans của Dickens thì cũng chỉ có một dúm, và mỗi lần gặp nhau,
là mỗi
lần trộ nhau, cứ như là thằng nào cũng quá rành Oliver Twist!
Cách đây vài
năm, Michel Butor, dậy học tại Mẽo, quá
chán vì cứ nghe lải nhải, Thầy đã đọc Emile Zola chưa, sự thực, ông
chưa từng đọc,
và thế là một ngày đẹp trời, bèn chúi mũi vào Zola. Kết quả ông khám
phá ra một
điều không thể ngờ được về bộ Rougon–Macquart:
Một phả hệ học tuyệt vời về huyền thoại và vũ trụ, và sau đó ông chỉ ra
trong một
tiểu luận thật đẹp.
*
Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài
viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt. Bài này Mít chắc thú hơn bài của
Calvino, vì ông chú trọng tới cái thời của riêng chúng ta, khi đọc một
cổ điển.
Theo cái kiểu, sống sót Lò Cải Tạo, một buổi chiều nơi xứ Mẽo, nhớ Sài
Gòn, bèn lôi Nguyễn Du ra đọc!
[Gấu sẽ đi luôn cả hai bài, trong khi chờ... , en attendant M mail!]
Coetzee
dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà
thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này
phán: đối nghịch của
cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng
độ “cổ điển vs man
rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an
opposition
as a confrontation].
Từ đó
suy ra, những “Thơ ở đâu
xa”, “tôi cùng gió mùa”… đều là… cổ điển: Chúng dám đối đầu với man rợ.
*
Câu trả lời của Coetzee, cho
câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the
classic is what
survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the
worst of
barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let
go of
it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại
nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ
khác, con
người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho
man rợ
thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.
Gấu này tin rằng, cái gọi là
cổ điển của Mít, chính là văn chương Miền Nam trước 1975. Chỉ có nó
sống sót
trong trận chiến "cổ điển vs man rợ"!
Ba cái
thằng bỏ chạy bợ đít
VC, mà là… sống sót ư?
*
“Tại sao đọc cổ điển” của
Italo Calvino gồm những bài viết về một số tác giả. Cách đọc “Bác sĩ
Zhivago” của
ông, trong bài “Pasternak và cách mạng”, thật là tuyệt. Ông không đồng
ý với
Lukacs, khi tin rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà thế kỷ của chúng ta là
của truyện
kể, récit, của tiểu thuyết ngắn [roman court, không phải sử thi], của
những chứng
từ có tính tiểu sử, tự thuật [témoignage autobiographique]. Calvino
viết câu
sau đây - có thể là để vinh danh một số câu văn thần sầu của… Gấu, [vừa
thôi
cha nội!], thí dụ như câu: "Trong những đêm chập chờn mất
ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma
của chính
mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời
đã chết
theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể", hay câu "Những ngày Mậu
Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào
da thịt
thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của
thành phố
cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu", [thì đã nói rồi, cái đám bỏ chạy
làm sao
viết nổi những câu như thế, và đây chính là điều Calvino "ngộ" ra, khi
không đồng
ý với phê bình gia tổ sư Mạc xít Lukacs, khi viết]: de nos jours, une
prose
narrative véritablement moderne ne peut faire porter sa charge poétique
que sur
le moment….
Cái gọi là ‘sur le moment’, đám
bỏ chạy làm sao có?
V/v Linda Lê trích dẫn
Calvino.
Trong
bài viết “Tại sao đọc
những tác phẩm cổ điển”, Calvino đưa ra nhiều đề nghị, trong có một,
được
Linda Lê trích dẫn, un classique est un
livre qui n'a
jamais fini de dire ce qu'il a à dire.
Nhân
đây, post cả
bài viết thú vị đó.
Trong bài viết,
Calvino trích dẫn Cioran: Trong khi người đời sửa soạn làm thịt ông
[làm món
cigue, cỏ độc], thì Socrate đang mê mải học thổi ống sáo.
-Để làm gì? Người
ta hỏi ông.
-Để biết thêm một
điệu nhạc sến trước khi chết.
Note:
Sở dĩ Gấu phải mầy
mò, lục lọi
trong đống sách vở hầm bà làng do dọn nhà hai ba phen, cuốn của
Calvino, ấy là
vì, Gấu nhớ một câu, cũng trong bài, khác câu của Linda Lê.
Coi lại, thì ra câu
Gấu nhớ, là ở trong bài tựa, bản tiếng Pháp, của Philippe Sollers. Cũng
thật
tuyệt.
Tại sao đọc cổ điển? Sollers trả lời: Bởi vì cổ điển đọc chúng ta.
Pourquoi lire les classiques?
Parce que ce sont eux qui
nous lisent (1)
(1)
Borges là tác giả cổ
điển, trước khi là một huyền tượng. Nhưng như Philippe Sollers khi giới
thiệu
"Tại sao đọc cổ điển", của nhà văn người Ý, Italo Calvino: Bởi vì
chính họ đang đọc chúng ta. Trò dởm đời: đòi nguyên gốc và tính thực
(authenticité), vốn chỉ là thói soi gương bao giờ cũng chỉ để nhìn ngắm
mình,
của chúng ta. Calvino biết rõ điều này, bởi vì kẻ hiện đại độc nhất, có
thể là
một cổ điển. Luôn luôn là vậy, cổ điển là hiện đại. Và phải chứng minh
điều đó
ra.
Theo Calvino, lịch sử gia tài Borges ở Ý, tính ra là đã được 30 năm. Nó
bắt đầu
vào năm 1955, khi bản dịch đầu tiên Giả Tưởng (Ficciones) dưới
cái tên
Thư Viện Babel, xuất hiện tại nhà xb Einaudi. Mới nhất, là toàn bộ
tác phẩm
của ông, trong tủ sách Meridiani, của Modadori. Nhưng nó có sau Pháp,
và là
công của Roger Caillois. Ông này tới Buenos Aires, Argentine, quê hương
của
Borges, vào năm 1939 và ở đây đến cuối Đệ nhị chiến. Quá mê Borges, ông
dịch
Xổ số tại Babylone, Thư viện Babel
(1944), rồi tuần tự những tác phẩm khác, cho xuất bản trong tủ sách
"La Croix du Sud" do ông đảm đương tại nhà xb Gallimard. Liên hệ
giữa hai người cũng thật gai góc. Một giai thoại: Khi Roger Caillois
cho xuất
bản tại Buenos Aires một nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám, ông cho
rằng
nguồn gốc của nó là ở thời Napoléon, và sự thành lập cơ quan cảnh sát,
theo một
hình thức hiện đại. Borges nói, tầm bậy, bởi vì "rõ ràng là thể loại
tiểu
thuyết trinh thám chẳng mắc mớ gì tới cảnh sát: đây là một thể loại
khác biệt
hẳn thể ký sự". Thực ra, vấn đề cơ bản ở đây là, với Caillois: giữa
thực
tại và văn chương, có sự liên tục, có qua lại, và tương đồng. Còn
Borges coi
đây là hai miền hoàn toàn khác biệt, tự chủ, mỗi nơi có, và bị chi phối
bởi
những luật lệ riêng. Sau đó, ông than: Chính nước Pháp đã phát minh ra
tôi. Tôi
đâu có hiện hữu. Caillois đã làm cho người ta nhìn thấy tôi. Than ôi,
người ta
nhìn thấy tôi: rõ quá!
Cũng vì lý do đó, đọc Borges bằng tiếng Pháp sẽ mất đi một điều thiết
yếu:
giọng điệu (tonalité) của bản văn. Điều này cho thấy, sự trung thành
với một văn
bản nói (thí dụ như văn chương nói của Miền Nam chẳng hạn), là một điều
rất cần
thiết: Khi nói, người ta tính tới "thời lượng" (la durée) của câu
chuyện đang được kể: Người đẹp trong Ngàn Lẻ Một Đêm, đã "nát
óc" tính toán, làm sao cho câu chuyện ngưng lúc nào, để bắt đầu một câu
chuyện
mới, nếu nàng muốn sống thêm một đêm nữa.
Theo tôi, những người viết Miền Nam
ở hải ngoại hầu như đã quên mất bài học sinh tử này.
Borges và tôi
Ngày xưa, nước tiểu
Thảo Trường
30.4.2009
Le livre
LA PEAU
par
Curzio Malaparte 448 p.,
Folio, 39 F
La peau
se clôt sur une
phrase sibylline: « C'est une honte de gagner la guerre. » Mais le
livre montre
surtout combien il est honteux de la perdre. Car l'Italie des années
43-45 est
une terre ravagée par la mort, la misère et l'humiliation.
Officier
de liaison auprès de
l'armée américaine, le capitaine Malaparte remonte de Naples
à Florence.
Et
il décrit des scènes qui tiennent davantage des cauchemars dantesques
que du
cinéma néoréaliste. C'est une succession de farces sinistres: des
soldats à
l'agonie; un peuple contraint par la faim de vendre ses filles aux G.I.
et ses
petits garçons aux troupes marocaines. Les trafics avilissants se
mêlent aux
échos des tueries de monte Cassino.
Jamais à court d'horreurs, Malaparte rajoute aux malheurs de la guerre
une
éruption du Vésuve, un chien torturé dans un laboratoire ... On se dit
souvent
qu'il en fait trop, qu'il répète trois fois la même chose et privilégie
les
grosses ficelles. Mais cette suspicion de caricature ne dure jamais
longtemps.
Ses officiers américains d'une ingénuité ridicule, sont aussi des types
droits
et pleins de compassion. Ses jeunes Mussoliniens peuvent être
courageux; ses
résistants, abjects. C'est le secret de Malaparte: il énerve, il
irrite, mais
personne ne peut lui tourner le dos. Ni lâcher ses livres.
r e p
ère s
Pour
présenter l'étrange
individu qui domina la littérature italienne pendant deux ou trois
décennies
sous le nom de Curzio Malaparte (1898-1957), on pourrait dire qu'il fut
une
réincarnation de D'Annunzio revue et corrigée par Malraux avec un peu
de
Hemingway et un brin de Céline. Il fut un m'as-tu-vu, un bonimenteur,
un
menteur qui finit par se prendre pour un acteur de premier plan. Il
cultiva un
goût immodéré pour le salace, l'épouvantable, le grotesque. Aussi
adhéra-t-il
au fascisme, au stalinisme et au maoïsme. Une ambition essentielle
domina sa
vie: faire parler de lui. Et la constante de sa pensée fut un
insondable dégoût
pour l'humanité en général et ses compatriotes en particulier. A ceux
qui
pensent que l'auteur de Kapput ne mérite pas le titre de grand
écrivain,
Dominique Fernandez sugère cette réponse dans Le voyage d'Italie (Plon)
: « Je
me demande même s'il n'arrivait pas à Malaparte d'exagérer à dessein
les
défauts de son style, de soigner les outrances, de forcer le trait
volontairement,
pour se faire taxer de mauvais écrivain, et jouir in petto de la cécité
des
critiques abusés par sa supercherie. » Nous pouvons donc célébrer sans
la
moindre réticence le centenaire de sa naissance. D.S.
L 1 R E
/ 0 C T 0 B R E 1998
Thượng Đế đã chết trong
thành phố, La peau,
khép lại bằng một câu thần bí: "Thắng trận nhục nhã lắm". Nhưng cuốn
sách cho thấy, nhục nhã biết bao, khi thua nó.
Bởi vì cái Miền Nam nước Mít sau 30 Tháng Tư 1975 quả đúng là một miền
đất bị ông anh ruột thịt của nó làm cho nát bấy, vì đói khổ, khốn cùng,
và nhục nhã.
Và cái sự đói khổ, khốn cùng, nhục nhã đó kéo dài 34 năm cho đến bây
giờ, và chẳng có gì hy vọng, sẽ chấm dứt.
Huế Mậu
Thân Album
Một thế
gian thênh thang
Nguyễn
Ngọc Tư
Cái hộp
thư tôi đang xài có
một kiểu gửi thư rất buồn cười: gởi cho chính mình. Những gì cho là
quan trọng,
tôi đính kèm vào thư, gởi đến… tôi. Lúc nào cần, dù đang ở bất cứ đâu,
vào mạng
internet được là lấy tư liệu xuống được. Bởi có quá nhiều thứ có thể
trao thân
gởi phận theo kiểu đó nên tôi cũng siêng viết thư cho tôi. Cũng có khi
thư
không kèm theo tệp tin nào, nội dung gọn lỏn chỉ vài chữ, “Cố lên, đừng
chán”,
“Buồn làm chi tui ơi…”, “mùa mưa đi ngang qua cửa sổ…”, “người thấy vậy
mà
xa…”. Chúng thảng hoặc vu vơ, bất chợt, ngớ ngẩn, như thể không có ý
nghĩa gì.
Nhiều
bữa kiểm tra hộp thư
chỉ thấy chỏn lỏn thư mình, chữ cười trong “buồn cười” rơi đi mất. Việc
đọc của
chính mình có chút nào xốn xang có chút nào cay đắng, nhất là những thư
không
kèm theo tư liệu. Nó nói lên một sự thật là ta đã mất niềm tin và khả
năng chia
sẻ vui buồn với người khác. Sống rúc vào chính mình, tựa vào chính mình
để đứng
dậy, vịn những lời nhắn ngẩn ngơ của mình để đi qua miền ưu phiền.
Nghĩ,
cái anh lập trình ra
cái vụ thư gởi cho mình này hoặc quá chu đáo, hiểu đến tơ tóc nhu cầu
của người
dùng hoặc đã từng cô đơn, thấu đến tơ tóc của cô đơn. Nên anh ta biết
được vào
những lúc nhân gian vắng rợn, có người ngồi chờ không thấy ai viết thơ
cho
mình, mà mình thì cũng không biết viết cho ai, bởi có những chuyện
không tìm
được người, không tin được người, không chờ được người để san sẻ, cô ta
bèn
viết gởi chính mình.
Như có
người mua hoa bằng tay
này rồi tặng tay kia.
Như có
người đứng giữa núi
kêu lên để nghe tiếng mình vọng lại.
Như có
người lang thang ngoài
vườn vắng để thủ thỉ những bí mật, những nỗi đau mà ôm kín trong lòng
họ sẽ vỡ
tung ra mất.
Dù là
kiểu cổ điển như đào hố
chui xuống tâm tình với đất hay hiện đại như cái hộp thư điện tử tôi
đang xài
thì cũng giống nhau, rằng những bờ vai, những bàn tay, những ánh mắt
cảm thông
trìu mến đôi khi không có giá trị. Và càng ngày càng mất giá trị. Không
cần
thiết. Con người đã thừa mạnh mẽ (hay thừa u uất?) để sống mà không tha
thiết
bầy đàn.
Chỉ là
một bữa nào đó, khi
tự điền tên tôi vào chỗ “người nhận”,
thấy mình như đang uống một ly chua xót đầy, ủa, sống sao mà tới nông
nổi này,
thế gian thênh thang vậy mà không có ai tri âm hết? Nói theo kiểu dân
gian là
kiếm không ra một người bạn để… làm thuốc.
Quá
tệ!
*
Như có
người mua hoa bằng tay
này rồi tặng tay kia.
Như có
người đứng giữa núi
kêu lên để nghe tiếng mình vọng lại.
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ!
Dọn Kít
Lời toà
soạn : Chúng tôi vừa
nhận được tập tản văn THẤY PHẬT của tác giả Cao Huy Thuần (Phương Nam
& Nhà
xuất bản Tri Thức, 2009, 340 trang).
Giới thiệu tác giả và tác
phẩm, cũng bằng thừa. Nhưng chúng tôi cũng xin mượn cớ để đăng dưới đây
bài
viết mào đầu của Bùi Văn Nam Sơn.
Diễn Đàn
*
Cũng bằng thừa!
Phách lối hơn cả… thằng cha Gấu!
Nhưng Cao Huy Thuần
là thằng cha nào vậy, cà?
Chắc cũng băng đảng tinh anh Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC.
Nếu không phải, xin lỗi. NQT (1)
(1)
...
Số trí
thức ít ỏi này được anh Nguyễn Hữu Liêm gọi là trí thức “từ phía trái”
với
những tên tuổi nổi tiếng và quen thuộc: Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc
Giao, Cao
Huy Thuần, Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Hà Dương Tường, Trần Quốc
Hùng, Vũ
Xuân Hân... Đây là những trí thức thiên tả lừng danh một thời…
Nguồn
*
Mở đầu là một người cháu gái
của Nguyễn Văn Vĩnh, nay chắc cũng đã quá tuổi tứ tuần, kể chuyện cách
đây mấy
mươi năm một hôm đi học về tủi thân và khóc ròng, lại gặp cơn mưa lớn,
phải vào
trú dưới mái hiên một nhà bên đường. Bà cụ chủ nhà thấy có cô học trò
đứng dưới
hiên nhà mình mà khóc, liền ra hỏi: “Sao cháu khóc nhiều thế?”. Cô bé
sụt sùi:
“Sáng nay ở lớp cô giáo dạy rằng ông nội cháu là một tên đại Việt gian,
tay
sai, bồi bút cho thực dân Pháp, cháu buồn, cháu nhục quá…”. “Vậy ông
nội cháu
là ai?”. “Dạ, ông cháu là Nguyễn Văn Vĩnh ạ...”. Bà cụ ôm chầm lấy cô
bé: “Trời
ơi, cháu là cháu nội Tân Nam Tử ư? Ôi, cháu vào ngay đây với bà, cháu
không
việc gì phải khóc cả, Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất vĩ
đại, mặc
ai nói gì thì nói, cháu phải rất tự hào. Cháu có một người ông từng có
công lớn
lắm với đất nước này... Rồi xã hội cũng sẽ phải công bằng thôi, cháu
ạ...”. Quả
thật ngày nay cuộc sống đã bắt đầu trả lại sự công bằng- muộn mằn và
chậm chạp
- cho nhân vật cao lớn đến kỳ lạ ấy của đất nước: một nhà văn, một nhà
báo, một
dịch giả, một nhà văn hóa lớn, hầu như lĩnh vực nào cũng là người khai
phá và
luôn ở hàng đầu, người sáng lập tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở miền
Bắc, ông tổ
của ngành in hiện đại ở nước ta, người đầu tiên thiết lập nền sân khấu
hiện đại
ở Việt Nam, và bằng những bài thơ dịch La Fontaine tuyệt vời, cũng là
người đầu
tiên phá vỡ thể thơ truyền thống, giải phóng thơ Việt ra khỏi khuôn khổ
cổ cứng
nhắc hàng nghìn năm, mở đường cho thơ mới ra đời, hiện đại hoá thơ
Việt, cũng
lại là một trong những người tiên phong sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục:
một nhà
khai sáng chói lọi của đất nước đầu thế kỷ XX…
Nguyên Ngọc
Một
người bị buộc tội là Việt
gian, bị đem làm thịt. Bây giờ, vẫn đám làm thịt người ‘sửa sai’, "nói
lại", không
phải Việt gian, thế mà gọi là công bằng ư?
Đây chỉ là thủ đoạn chính trị mang tính giai đoạn. Cần gì cách đây nửa
thế kỷ. Cái đám bỏ nước ra đi sau 1975, cũng Việt Gian, bây giờ thành
Việt Kiều yêu nước.
Chỉ một khi nhà nước chính thức, công khai tuyên bố, nhận trách nhiệm,
và phục hồi danh dự cho nhà họ Nguyễn Văn Vĩnh, may ra, chứ một
mình ông Nguyên Ngọc, thì chưa có gì là công bằng!
Chim thiêng
Kỷ
niệm, kỷ niệm
|