|
Bó thân về với triều
đình
Sex ở
Bắc Bộ Phủ
[Sex in the temples]
Sến
cô nương
có một truyện ngắn, kể về những đấng Cu Sài chưa từng biết sex là gì,
và, đúng đêm
hôm sau lên đường vào Nam chiến đấu, thì được Đảng cho vào đền thờ để
nữ thuỷ thần ban phép lành.
Đó là lý do tại sao anh Cu Sài nào
cũng nhỏ máu đầu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam chống Mỹ cứu
nước!
Có thể trí
nhớn gặp nhau chăng, bởi vì thời cổ đại, con người đã chơi cái trò này
rồi, những nữ thần làm tình với đàn ông, như là một nghi lễ thiêng
liêng và một
phần việc tinh thần: There is nostalgia for the time when priestesses
made love
to men as a holy rite and spiritual service.
Điếm Thiêng, sacred prostitution, hay bán sex, hay mại dâm, để làm kinh
tế cho đền thiêng BBP, thường được tiến hành dưới hai dạng. Một, ngắn
hạn, bi giờ Mẽo gọi là phản ứng nhanh, vô, đánh xong, rút dù liền, như
được sử gia Herodotus mô tả, dành cho những khách ngoại quốc, chỉ mấy
tay này mới có tiền phá trinh gái nhà lành, y chang đại gia nước ngoài
bây giờ ghé nước Mít. Một, dài hạn, là kỹ nghệ mại dâm do đền thiêng
điều hành, và sử gia Herodotus coi đây là nỗi nhục nhã nhất, trong
những tục lệ của người dân Babylon:
The
influential account of Herodotus, writing in the fifth century BC,
describes
"the most shameful of the customs among Babylonians" in which every
local woman, once in her lifetime, was made to sit in the sanctuary of
Aphrodite in order to "mingle" with a foreign man. Each woman would
sit and wait for a foreigner to throw a silver coin in her lap and say
"I
summon you by the goddess Mylitta" (the Assyrian name for Aphrodite).
After the "mingling", the silver was dedicated to the goddess and the
woman could then go home. Pity the unattractive Babylonian girl: she
might end
up sitting in the sanctuary for three or four years, we are told,
before anyone
picked her.
Biết
Xấu Hổ
Bài
này hiện
đang hot nhất trên net. Thiên hạ khen um lên, còm rối rít, loạn xà
ngầu, nhân người ngẫm đến ta, rồi so sánh ta, với đủ thứ người ngượm
trên thế giới. Ai cũng biết xấu hổ, trừ... VC.
Sao lạ thế, cà?
Vấn đề này -
cái sự không biết xẩu hổ là gì của đám VC bây giờ - nó liên quan hữu cơ
tới cái
“tự hào của tự hào” của đám VC ngày nào. Tới cuộc chiến thần
thánh chống Mỹ cứu nước. Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cả hai thằng thực
dân cũ và mới đều thua VC....
Thử
hỏi có dân
tộc nào bảnh như dân tộc... VC, khi được mọi sắc dân trên thế giới mơ,
sáng ngủ dậy thấy biến
thành… Yankee mũi tẹt?
Đừng nghĩ Gấu
bị tẩu hoả nhập ma, cái gì cũng đổ cho VC. Nhưng đây là một đề tài rất
nghiêm túc.
Gấu khổ sở vì nó, nhất là từ sau khi trở về thăm lại Đất Bắc, đi đâu
cũng hơi bị
được rỉ tai, này, cái vụ tham nhũng đó, ở nước người có giống nước ta
không.
Trả lời, không giống, thì lại bị bồi thêm cú nữa, tại làm sao “ta” lại
như thế?
Gấu nhức đầu với vấn đề này trước đó, nhưng dưới dạng khác, qui về câu:
Liệu Cái
Đói Bắc Kít có thể giải trừ được Cái Ác
Bắc Kít? Liệu Cái Đói, thay vì Cái Đẹp, sẽ cứu chuộc thế giới?
*
Nói,
cái vụ không biết xấu hổ
của VC, là do chiến thắng đỉnh cao giải phóng Miền Nam,
đất nước qui về một mối, Ngụy
không còn là Ngụy mà được giáo dục cải tạo, được phục hồi nhân phẩm và
cũng được
coi là.. người, là không… fair!
Chính
cái sự “miệng nam mô bụng
bồ dao găm”, Miền Nam
không phải ở trong trái tim mà là ở… ruột tượng của chúng ông, chính
cái sự dối
trá hào nhoáng vĩ đại, đã đẩy đất nước xuống đáy vực thẳm. Dân Mít Miền
Bắc không
còn tin tưởng được bất cứ một điều gì nữa, từ Đảng, Nhà Nước, từ...
Bắc Bộ Phủ.
Nhưng, Ha Jin, nhà văn TQ viết văn bằng tiếng Mẽo, trong bài viết The
Spokesman and the Tribe,
lại giải thích một cách khác, về dân TQ, tất nhiên, nhưng thật quá
đúng, nếu áp dụng một cách thông mình và thiên tài vào thực tế Miền
Bắc.
Lò Thiêu như Văn hóa
Biển và Chim
Khi
cuốn Chuyện Kể Năm 2000
ra tới hải ngoại, và được khen um lên, văn chương
trác tuyệt -
mà trác tuyệt thật - hoảng quá, Gấu đi một đường đột xuất, khẩn tốc,
tức tốc… báo
động, không, không được, và viện dẫn Walter Benjamin, mỗi tài liệu về
văn minh là một
tài liệu về dã man: Ở dưới cái nền trác tuyệt của Chuyện Kể Năm 2000 là
một núi
man rợ, “tác phẩm, sản phẩm” - toàn là cứt đái - của chế độ Nhà Tù Vĩ
Đại Bắc Kít thải ra!
Có thứ văn chương bất khả đối với những kẻ sống sót. Nếu
coi CKN2000 là “trác tuyệt”,
thì đám sống sót không thể nào đọc, nói
gì, viết nó!
Nhưng
Biển và Chim Bói Cá, là một chuyện khác. Tuy chưa đọc,
nhưng đọc những lời phán của mấy ông phê bình gia trong nước, thì có vẻ
như mấy
ông này lại “không đọc được” Biến và Chim, khi chê nó “không trác
tuyệt”!
*
Có
thứ văn chương bất khả đối với những kẻ sống sót. Tại sao? Chalamov
giải thích:
Chính cái sự làm cho ngôn ngữ giầu có, trác tuyệt.. làm nghèo đi tính
sự kiện,
tính chứng thực của câu chuyện kể. Ở trong “Chuyện kể về trại tù
Kolyma” của
tôi không hẳn là những kỷ niệm tù, tôi không cố kể một câu chuyện kể,
un récit,
nhưng mà một điều gì đó không phải văn chương. Cũng không phải tản văn
có tính
tài liệu, une prose documentaire, nhưng mà là một thứ tản văn nẩy sinh
từ một nỗi
đau, như là một chứng liệu.
Chi
tiết là thượng đế trong văn chương. Đúng. Tuy nhiên, chớ lầm lẫn một
chi tiết
trong văn chương, với một nỗi đau, với một cái tên của một nạn nhân Lò
Thiêu,
hay Lò Cải Tạo, khi được đọc lên, trong một lời khấn bái, trong một cầu
siêu!
Trong lễ Xá Tội Vong Nhân.
Steiner
viết, trong Từ đáy vực đau, [tạm
dịch cái tít De Profundis
(1)],
về kinh nghiệm trại
tù của Solz:
Mỗi
một nỗi nhục nhã giáng lên một con người, mỗi một cú tra tấn, thì hết
đỗi
độc đáo, singular, và vô phương cứu chuộc. Mỗi một lần, một con người
đấm đá, bị
bỏ đói, bị làm mất phẩm cách, sự tự trọng, thì có một lỗ đen mở ra
toang hoác trong
cuộc đời của người đó… Solz bị ám ảnh bởi cái tính thiêng liêng của
giây phút đặc
biệt này. Như đã từng xẩy ra với Dante và Tolstoy, những cái tên riêng,
proper
names, đổ ra như thác khỏi ngòi viết của ông. Ông biết rằng, nếu chúng
ta cầu
nguyện cho những người bị tra tấn, chúng ta có bổn phận phải gắn chặt
từng cái
tên riêng vào trong hồi ức của chúng ta, và đọc lên, hàng triệu tên,
trong lời kinh cầu siêu không ngưng nghỉ, we must commit to memory and
utter
their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.
Biển
và Chim Bói Cá, như được biết, là cũng được viết trong cái tinh thần
khổ ải, của
một thời khổ ải của một miền đất. Thành thử những chi tiết ở trong đó,
thì đều
là những cái tên riêng của rất nhiều từng cá nhân con người, ở một cái
hợp tác
xã, trong một thời kỳ bao cấp, có thể như vậy chăng?
Chính vì vậy, mà giá trị văn chương của những tác phẩm, của Solz, của
Chamalov... đôi khi bị đem ra mổ xẻ. Tác phẩm của Primo Levi, chỉ mới
đây được đưa vô nhà trường. Văn của Solz bị chê là nặng nề. Ngay cả
Dos, và Tolstoy mà còn bị chê là không có văn phong. Đa số trong họ đều
không nghĩ, họ viết văn, họ là văn sĩ.
(1) De Profundis, up from the depths
[I have cried to thee, Lord]: Lời
cầu nguyện của tín hữu Ky Tô La Mã, trong lễ hạ huyệt người thân. Oscar
Wilde dùng làm tít cho một tác phẩm của ông, xb năm 1897, nói về nỗi
thống khổ của ông, và những hoàn cảnh đưa đến việc ông bị đi tù.
Bảo
Ninh đọc
" Ký Ức Vụn "
Cái Ký Ức Vụn
được in thành sách đó, chỉ là một nửa của nó, tuy chưa đọc, Gấu đã đoán
ra được,
mà một nửa của ký ức vụn, thì chỉ là một nửa… sự thực về Ký Ức
Vụn, bởi vì làm sao độc giả của
nó lại có thể nhâm nhi, "bố tiên sư thằng [đóng vai] Bác Hồ?"
Hay vừa nghe
nhà văn xứ Huệ đọc diễn văn chào mừng Đại hội nhà văn VC, vừa tưởng
tượng ra những
“sợi tóc” của một Em gửi lại cho Anh, khi bị Anh bắt bỏ đi một cái bào
thai còn
trong bụng?
Nhân
tiện đây,
xin post lại để bổ túc nửa sự thực đó.
Bạn
văn 7
Lâu
ngày
không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi
Tiến Hợi.
Nó
hỏi có vở
mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ
trong kịch
Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có
vở mới
tôi chẳng có vai.
Mình
nói đùa
ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có
ma nào
thuê tôi đóng đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của
Đặng Nhật
Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng
phải
nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn
phim đều
vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày
xưa thì
nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chàng Bác Hồ tại
đại hội
Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng
Bác, nhiều
khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.
Kịch,
Phim bất
kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt,
phong
trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác
Hồ xuất
hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa
tay vẫy
vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.
Cả
một mùa
hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ an,
chỉ đứng
cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để
nguyên
hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo,
cười, vẫy
vẫy... nó kiếm gần chục triệu.
Vào
Sài Gòn
đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà
Nội đến
cung văn hóa nói với các em non sông Việt Nam có vẻ vang được hay
không... hai
triệu ngon ơ.
Thằng
Tùng cứt
nói Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện
cũng không
trúng như thế.
Thằng
Hợi
nói mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.
Trông
ngoài
thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái
bệnh mất
tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.
Mình
nhớ hồi
mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên
tập
nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác
đến khổ.
Thằng
Hợi
càng khổ hơn. Anh Tạo ( Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên đó là thằng
Hợi nói
chứ không phải Bác nói, ngu ơi! Nhiều lần điên lên anh Tạo quát Bác nói
đéo gì
nói thế hả!
Được
cái thằng
Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại
cả trăm lần
nó cũng sửa cho kì được.
Khổ
nhất mỗi
khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào
cho ra vị
thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm
khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như
gà mắc tóc. Anh Tạo quát : Bác! Mày đứng thế đấy hả?
Mọi
người cười rũ.
Quốc
Toàn góp ý cho anh Tạo không đựơc gọi Bác
Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo nghe liền.
Nhưng
thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng
vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên ôi chà chà
xem cái
thằng Bác diễn ngu chưa kìa.
Nói
xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi
say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo
gì đấy.
Chết
cười.
Trang
NQL
Ui
chao, buôn thuốc phiện mà không trúng bằng đóng vai Bác Hồ!
Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì thế?
*
Trại viết Suối
Hoa
Cho
đến bây
giờ, mỗi lần nói về công tác sáng tác và tổ chức sáng tác, Hội nhà văn
đều nhắc
đến trại viết Suối Hoa, coi như một niềm tự hào, vì từ trại ấy đã có
nhiều tài
năng đã ra đời, nhiều cuốn sách nổi tiếng.
Anh
Bách nói
mày viết về cái trại ấy đi. Chần chừ mãi, giờ mới viết.
Năm
1986,
1987 chi đó Hội nhà văn mở trại sáng tác cho các cây bút xuất sắc nhất
thế hệ
sau 1975, nghe oách kinh.
Bình
Trị
Thiên mình và Trần Thuỳ Mai được chọn, vinh dự quá trời. Ra đi còn được
tỉnh uỷ
gặp gỡ, động viên cho quà. Đi dự trại viết mà được quan tâm thế, thật
xưa nay
hiếm.
Nghe
nói Hội
nhà văn định dùng trại này như một đột phá khẩu để làm một cuộc cách
mạng văn
xuôi.
Trại
tổ chức
ở khách sạn Suối Hoa-Thị xã Bắc Ninh. Tới nơi thấy đủ mặt anh tài: Bảo
Ninh,
Thuỳ Linh, Hồ Anh Thái, Đức Ban, Nguyễn Trọng Tín, Song Hảo, Trần Hoàng
Bách.v.v. cả một mớ người tài ba miền Hội gom đủ cả.
Anh
Đỗ Chu
phụ trách trại, anh nói tao được Hũu Thỉnh giao cho cái trại vĩ đại
nhất từ xưa
đến nay, nghe chưa. Chúng mày phải viết cho tốt để anh mày vào Đảng,
nghe chưa.
Sáng
sớm,
anh Chu đi từ đầu đến cuối hành lang tầng 2 khách sạn, qua phòng nào
anh cũng
gõ cọc cọc cọc, nói rất to Viết! viết! Viết! Rồi anh đi về phòng mình
nằm ngửa
đọc kinh thánh.
Được
khoảng
hai tiếng, anh lại vùng dậy ra khỏi phòng, đi dọc hành lang tầng 2 gõ
cọc cọc cọc-
Viết! Viết! Viết! Khi đó anh mới đi uống bia. Uống no bia, chừng 2 giờ
chiều,
anh mắt nhắm mắt mở, ngật ngà ngật ngưỡng đi dọc hành lang tầng 2, gõ
cọc cọc cọc-
Viết! Viết! Viết! Rồi về phòng mình đánh một giấc đến 6 giờ tối.
Hôm
nào cũng
giống hôm nào.
Mấy
ngày đầu
còn chăm lắm, đứa nào đứa nấy nghiêm túc vào bàn đúng giờ, rồi đọc của
nhau,
góp ý cho nhau rất tử tế. Sau chán, bắt đầu bày trò ngịch ngợm.
Trừ
thằng Hồ
Anh Thái là nghiêm túc từ đầu đến cuối, khi nào qua phòng nó cũng thấy
cái lưng
nó đang úp trên bàn. Thỉnh thoảng nó ra cửa đứng vuốt mặt mấy cái rồi
lại quay
vào viết.
Đỗ
Chu thấy
thế, nghi nghi, hỏi mình thằng Thái viết cái gì, mình nói nó viết tiểu
thuyết
Người và xe chạy dưới ánh trăng. Anh nói chạy cái đầu l., nó viết báo
cáo mật
cho công an đấy. Thằng này ở Bộ ngoại giao tao lạ gì.
Số
còn lại
chẳng thằng nào để tâm viết nữa, nhậu nhẹt tối ngày, gái gẩm tùm lum.
Nhậu say
thì trêu ghẹo mấy nữ nhà văn, không cho đám này viết. Thì thầm bàn nhau
phải giết
con này, phải giết con kia.
Song
Hảo có
câu thơ : Khi nào anh đau khổ, hãy tìm về với em. Mấy thằng uống say
khi nào
cũng đứng tầng một ngửa mặt hét lên tầng hai: Song Hảo ơi anh đau khổ
rồi!
Thằng
Nguyễn
Trọng Tín hễ rượu say là chui xuống gầm giường Song Hảo ngủ, đuổi mấy
cũng
không về.
Hai
ba giờ
sáng mới thấy Tín bò về, mình chung phòng với nó, mình hỏi có làm ăn
được gì
không, sao về sớm thế. Tín nói hổng có, nó đánh rắm quá trời luôn, chịu
không
thấu... đú má.
Nói
thế
nhưng hễ say là lại chui gầm giường Song Hảo ngủ.
Đỗ
Chu gọi cả
hội đến nói thằng Thỉnh mới gọi điện hỏi tao, chúng mày viết được cái
đéo gì
thì kê ra để anh báo cáo cho nó.
Thằng
nào thằng
nấy kê ra một loạt thật hoành tráng, Đỗ Chu sướng lắm, nói chúng mày
đều tài cả,
có ỉa ra cũng thơm hơn chúng nó nhiều. Thôi cố gắng ỉa thêm mỗi đứa mấy
bãi nưã
cho anh nhờ. Đại hội sắp đến nơi rồi, anh mày phải vào Ban chấp hành
chứ.
Bọn
mình
vâng dạ rồi đâu lại vào đấy.
Đức
Ban lớn
tuổi nhất, nghiễm nhiên thành đại ca. Anh bày trò họp chi bộ, phân công
đứa này
giết em này, đứa kia giết em kia, cuối tuần họp chi bộ báo cáo kết quả.
Thằng
nào
cũng báo cáo thành công ngon lành, riêng T.S lúc nào cũng kêu thất bại.
T.
S có bệnh
chưa lâm trận đã hết đạn, nhiều lần bị vợ nó cào cho rách mặt. Thành ra
nó đẹp
trai nhưng cưa em nào, hay ho được chút đầu, sau các em bỏ chạy cả.
Đức
Ban nói
tại mày hay xúc động. Mày phải coi cái con dưới bụng mày là đế quốc sài
lang,
phải tưởng tượng nó là vợ Nich Xơn, vợ Giôn Xơn, đ. cho chết mẹ nó đi.
T. S nói
chưa kịp căm thù đã ướt mẹ nó quần rồi. Cả hội cười lăn, nó thì rưng
rưng nước
mắt.
Hôm
T.S kè
được một em ngon lành vào phòng, cả hội ở ngoài hồi hộp chờ đợi. Đến
khi nó đi
ra, cả hội xúm vào hỏi sao sao, nó banh vạt quần ướt sũng ra, rưng rưng
nước mắt.
Đức
Ban họp
chi bộ nói mỗi người làm việc bằng hai, biến đau thương thành hành động
cách mạng,
trả thù cho đồng chí TS. Rồi xua mọi người phải tán cho được một thằng
hai ba
em.
Đức
Ban nói
gái khách sạn, gái thị xã, gái đoàn quan họ đầy ra đấy, thằng nào không
tán được
hai ba em, tao thiến dái.
Thế
là chạy
rong suốt ngày,chắng viết lách gì cả.
Nhiều
lần Đỗ
Chu bắt được hỏi đi đâu, khi thì nói đi lấy thêm tài liệu, khi thì nói
phải đi
thực tế chỗ này chỗ nọ. Đỗ Chu nói chúng mày nói phét giỏi, anh yên tâm.
Tổng
kết trại
ngựa xe như nước, có đến mấy chục tập truyện ngắn và tiểu thuyết được
thông báo
là cực kì có chất lượng. Thực ra trừ tập Hồ Anh Thái, còn lại đều là
những tập
anh em viết sẵn ở nhà, đem theo sửa sang chút xíu.
Anh
Hữu Thỉnh
hân hoan nói chưa bao giờ chúng ta có một trại sáng tác thành công như
thế này.
Vô cùng cảm ơn các bạn, tôi tin chính các bạn, chứ không phải ai khác,
sẽ làm rạng
danh nền văn học nước nhà.
Vỗ
tay rầm
trời.
Đức
Ban nói
nhỏ với mình mỏ l. này đã khai thác thành công, năm sau hội nhà văn sẽ
bỏ tiền
cho tụi mình khai thác mỏ l. khác.
He
he
*
Hết mỏ l. tới mỏ Bô Xịt! NQT
*
Nhưng, liệu
cái tay đóng vai Bác Hồ, một cách nào đó, cũng là… Bác Hồ?
*
Nguyễn
Quang Lập: 'Không thể ăn theo mãi chút hư danh'
"Tôi
tự thấy khoảng vài ba năm qua, sự nổi tiếng đã vượt quá khả năng tôi
có. Thực
tế tôi không có thêm một tác phẩm đáng giá nào được công bố. Nhiều
người cho
rằng tôi kiêu ngạo, tôi đành cắn răng chấp nhận những hiểu nhầm ấy chứ
không
muốn làm nhàm tai thiên hạ nữa", nhà văn tâm sự.
- Khi anh được nhiều người biết đến và quan tâm, tại sao anh có vẻ
lảng tránh sự nổi tiếng?
- Nổi tiếng là một niềm vinh dự, phàm là người ai cũng muốn mình
trở thành người nổi tiếng cả. Nhưng nổi tiếng phải phản ánh thực chất
bản thân
mình thì mới vinh dự. Tôi lảng tránh nó nhưng rồi vẫn không tránh khỏi
nó,
thỉnh thoảng tôi bắt gặp những phỏng vấn mà không biết tôi đã nói thế
khi nào,
hoặc các chân dung xào đi nấu lại các chân dung về tôi đã viết từ thế
kỷ trước.
- Một năm qua, tên anh gắn liền với những kịch bản phim đạt giải
thưởng cao, còn trong văn chương, anh nhận thấy mình làm được những gì?
- Xin nói lại: đó là những “ thành tích” quá vãng. Bây giờ cứ nói
mãi Đời cát với Thung lũng hoang vắng thì thật đáng sợ. Tôi nhớ năm
1987, nhà
thơ Vũ Cao đã than thở với tôi là ông đã nghe mãi người ta khen bài Núi
đôi ông
làm cách đây nửa thế kỷ, khiến ông phát ngượng. Tôi cũng có tâm trạng
như thế.
Hãy để tôi làm được một cái gì cho ra hồn rồi mọi người tha hồ nhắc.
Cũng chẳng
cần mọi người nhắc, tự tôi sẽ khoe. Tôi thuộc tuýp người ghét sự khiêm
tốn giả
vờ. Năm qua là năm thất bại thảm hại của tôi. Một kịch bản sân khấu bị
tất cả
các đoàn từ chối dàn dựng. Ba kịch bản phim truyện bị chê nhiều hơn
khen. Chỉ
được cái giải nhì cuộc thi kịch bản 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tạm
gọi là
thành tích. Nhưng đối với tôi, đó là một thất bại cay đắng. Tôi không
có một tác
phẩm văn chương nào thì làm sao nói chuyện gặt hái? Tự tôi thấy rất xấu
hổ về
điều này.
- Đắm đuối với những kịch bản vì ngày càng đắt khách, có khi nào
anh lo sợ mảnh vườn văn chương của mình trở nên hoang vắng?
- Nó đã thực sự hoang vắng từ năm 1992 đến nay. Tất cả là tại tôi
và tại hoàn cảnh của tôi. Tuy nhiên tôi không bao giờ rời bỏ văn
chương, bởi đó
là máu thịt, là con đường duy nhất để khẳng định tôi là ai với mọi
người. Hy
vọng một ngày đẹp trời bạn đọc sẽ lại đọc những trang văn của tôi mà
không phải
nghe tôi khoe suông hoặc bạn bè khen suông trên báo chí nữa.
- Anh từng nói 60 tuổi sẽ treo bút, khi thời gian đến cái ngưỡng
ấy ngày càng rút ngắn, nó thúc giục ngòi bút của anh như thế nào?
- Đúng 60 tuổi tôi sẽ treo bút, nếu trời còn cho sống đến ngày đó.
Nhưng tôi chỉ treo bút trên phương diện sáng tác mà thôi, còn viết báo
để kiếm
sống và viết phê bình để khen ngợi, động viên bạn bè mà tôi yêu quý thì
không
dại gì dừng lại. Quả là thời gian còn quá ít để tôi thực hiện được
những gì
trong kế hoạch đời văn của mình. Nhưng văn chương là thứ càng vội càng
dễ hỏng.
Nhà văn Trần Dần đã nói vui: “Văn chương đâu phải đi ăn cướp”. Giả có
ăn cướp
cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng thì mới thành huống hồ là viết văn. Hơn
nữa, văn
chương là thứ trời cho, trời không cho thì có cố cũng vô ích.
- Sau nhiều năm cầm bút, ngẫm lại, anh thấy văn chương cho mình
những gì?
- Được một thứ quan trọng nhất là tôi ngày càng nhiều bạn bè
văn chương yêu mến và giúp đỡ tận tình, những bạn đọc xa lạ trở thành
tri âm
tri kỷ. Tất nhiên ai cũng thế, khi đã được như vậy thì anh sẽ có thêm
nhiều kẻ
ghen ghét tỵ hiềm. Đối với tôi, mỗi khi gặp một sự ghen ghét thì niềm
kiêu hãnh
lắm khi bị lung lay của tôi lại được củng cố.
- Tại sao anh lại nhận mình là người thất bại thảm hại so
với những gì mình đã đặt ra?
- Một khi biết mình có khả năng làm tốt hơn nhưng vì nhiều
lý do đã không cho kết quả như mong muốn thì tôi gọi đó là một thất
bại. Đôi
khi tôi cũng tự hỏi: "Mình có tham lam quá không?” và tự trả lời:
"Nếu mình chỉ tham lam cái tự mình làm ra để cống hiến cho đời (chứ
không
phải để khoe khoang) thì tham lam ấy rất cần, ai làm công việc sáng tạo
cũng có
thứ tham lam ấy chứ không phải là tôi.
- Người ta có thể chờ đợi nhà văn Nguyễn Quang Lập những gì
trong năm mới?
Một Nguyễn Quang Lập khỏe mạnh và yêu đời, đó là điều quan trọng
nhất. Sau đó, nếu có thể được, thì là hai vở kịch, một bộ phim và một
cuốn tiểu
thuyết.
Vn_Express
*
Note: Cái sự biết đến tài văn của NQL của Gấu cũng ly kỳ, và thật thú
vị. Đọc Nổi chìm một thị xã. Trên VHNT của
PCL.
Sau này, Gấu cứ nghĩ, mình phải cám ơn ông, ấy là vì nhờ đọc ông, và
cái sự đọc đó giống như một mở đường, dẫn đến sự quen biết người đẹp
Thạch Hãn.
Nhớ, một lần, đọc báo trong nước, nói đến cái lễ thả đèn xuống sông
Thạch Hãn để cầu siêu cho những người đã chết ở Cổ Thành, ở Quảng Trị.
Mỗi thuyền giấy lung linh một ngọn nến, như những linh hồn
trôi về Vương Quốc Của Những Người Đã Chết.
Gấu bèn mail cho Em, kể, khoe, em trả lời, em có tới đó, dự lễ, và có
cầu nguyện cho cả anh lẫn em rồi!
Tks. NQT
*
Truyện
ngắn
dưới đây, Tôi
Đã Kể Chuyện, Gấu
thấy nó, lần đầu tiên trên tờ Diễn Đàn, báo
giấy, và lập tức bị hớp hồn.
Lần gặp tác
giả ở Hà Nội, trước đó, tuy nghe giới thiệu, thì cũng biết nhà văn nhà
viếc,
nhưng không tin tưởng cho lắm !
Đẹp
như thế
này, viết văn chắc dở ẹc, đại khái vậy !
Gửi mail, hỏi, "em" trả lời, của em đó, nhưng em không hiểu, ai đưa
nó ra hải ngoại.
"Truyện
của em khác với mấy người kia. Độc giả cũng không ưa...," có lần mail
tâm
sự, khi bị gặng hỏi [Có thương ai/anh chưa?]
Chép, gửi
cho một diễn đàn trên lưới, và nhận được câu trả lời: Tôi có thói quen,
chỉ đọc
chừng vài hàng đầu một bài lạ, nếu ngửi không được, thì quăng sọt rác.
Gửi thêm cho
một tác giả khác, là lời trả lời, "là cái truyện ngắn anh chàng lính
đảo ấy
à...".
Gửi cho Văn,
NXH vồ ngay lấy, đăng liền tù tì, xin thêm vài cái nữa.
Ấy đấy, sự
thưởng ngoạn văn học nó ly kỳ như vậy.
Xin trân trọng
"tái giới thiệu" cùng bạn đọc Tin Văn. NQT
Trang Trần
Thanh
Hà
100 năm
ngày sinh
của Simone Weil
Ngày xưa, nước tiểu
Thảo Trường
30.4.2009
Ba trăm năm sau, nhắc lại cuộc chiến đỉnh
cao, cái còn lại, chỉ là hai câu:
-Tao chờ tụi bây để bàn giao.
-Chúng ông lấy sạch rồi, mày
còn gì mà bàn giao?
Huế Mậu
Thân Album
Dọn Kít
|
|