|
Tin Buồn
Theo
tin của Da Màu, nhà văn
Phạm Chi Lan,
người sáng lập và chủ biên trang Văn Học Nghệ Thuật trên mạng,
tạp
chí văn
học điện tử đầu tiên của Việt Nam,
qua đời vào lúc 5 giờ sáng nay 21 tháng
9, 2009
tại Dallas Texas,
hưởng dương 47 tuổi.
*
Tin Văn xin chia
buồn cùng anh Nguyên Nhi, và cầu chúc linh hồn chị Phạm Chi Lan sớm
siêu thoát
Thảo Trần
& Nguyễn Quốc Trụ
Trang VHNT là tiền thân của trang Tin Văn
này. Lúc đầu, Gấu đóng góp bài vở, sau được PCL dành riêng một mảnh
đất, mỗi tuần PCL upload bài vở một lần, sau chị cho hẳn Gấu một
account, tự biên tự diễn.
Theo như Gấu được biết, trang VHNT sống nhờ lòng hảo tâm của một cơ
quan, nơi PCL là nhân viên của họ. Sau, đổi chủ, chủ mới đòi cái tên
Sao Mai, do đó, lại phải trở về với cái tên đầu tiên, là Lone Star.
Thấy phiền chị Lan quá, thế là Gấu ra ở riêng, cho tới bây giờ. NQT
Tribute
to PCL & VHNT
Văn Cao & TCS 1987
|
|
|
|
PHỤ TRƯƠNG VHNT ÐẶC BIỆT - April 7, 2001 |
|
|
|
|
|
|
(Trịnh
Công Sơn, Ðinh Cường phác họa ngày 1 tháng 4, 2001)
|
|
|
|
|
|
|
|
Simon
Van Booy wins world's
richest short story prize
Simon Van Booy wins the €35,000
Frank
O'Connor award for
Love Begins in Winter, a collection about characters 'on the verge of
giving
up'
Simon Van Boy
đoạt giải thưởng truyện ngắn giầu sang nhất thế giới với tập truyện
Tình Yêu
Bắt Đầu Vào Mùa Đông. Viết về cái thời "Trăng Huyết", sắp sửa vào đời.
(1)
Trong số tác giả đoạt giải trước ông, có Haruki Murakami and Jhumpa
Lahiri.
TCS & Ngọc Minh & Đinh Cường & Trần Thùy Mai
[VNHT số đặc biệt TCS]
(1) Truyện
ngắn này,
của Ngọc Minh, [sau đổi là Minh Ngọc], thực sự là muốn nói tới cái bữa
có tháng lần đầu, cùng
lúc khám
phá ra người yêu của mình, chính là ông anh ruột của mình, và thay vì
ông anh
làm cô em bị thương, ở "đúng chỗ cần bị thương", thì lại đèo em đi xe
đạp, để cái xích xe làm em què suốt đời.
Đây có thể là cái truyện ngắn khủng khiếp nhất của cõi văn Mít của
chúng ta!
Thành thử, một đấng đàn ông
không làm sao mà lại chôm cái tít này làm gì, nếu
không muốn tác phẩm đầu tay của mình, dù là đồ chôm chĩa của một ông
mũi lõ,
giống như cú mặc khải "có tháng" đó!
Thảm thực.
Lại thảm thực (1)
(1) Tôi cũng nghĩ rằng bất kỳ
ai có chút ý thức đều hiểu có nhiều thứ thật là
thảm (từ "thảm" này mượn của chính Mr. TV). Có điều đừng cố bắt người
khác phải nghĩ giống mình về cái gì là thảm nhất. Với tôi, thảm
nhất là ở
Việt Nam
từ thế hệ này sang thế hệ khác người ta chẳng có gì tốt đẹp để truyền
lại cho
nhau.
Blog
NL
V/v nhận định của NL,
Gấu sẽ đi
một đường phúc đáp, sau.
Tạm thời, đành muợn câu của Sến Cô Nương, nhớ đại khái, khi viết về vị
thủ lĩnh trong bóng tối, hay về văn học tiền chiến, có rũ bụi thì bà
cũng không dám làm quen!
NQT
*
Cái cô gái học trò của Gấu, trong Bụi, có lần than thở, phải chi Thầy
là đàn bà con gái, như em có đỡ cho em không.
Ấy là vì cô càng ngày càng cảm thấy mình có lỗi với ông chồng của cô!
Lần đó, nghe cô than, Gấu cứ thử tưởng tượng ra mình là một em, và đang
vào mùa trăng huyết, coi nó ra làm sao.
Thua!
Sikiew nổi tiếng trong đám
người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc
mơ của họ cũng đầy bụi.
Bụi
Tuyệt Cú
Đào
Hiếu và sự đơn độc 'đáng
sợ'
Cái câu mà Người Kinh Tế
vinh
danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc.
Vào thời kỳ Xô viết, nói sự
thực đòi hỏi can đảm lớn,
và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối
chẳng có
bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom
nguyên tử
cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí
thức. Nói sự
thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya
vào năm
2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì
không
phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ
lên bổng
lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là
tà lọt
trung thành của hệ thống Xô Viết.
Cái ‘appetite’đã biến đồng chí của Đào Hiếu thành
ruồi.
Tưởng
niệm Solz
Nguyễn
Huy Thiệp vs Kurtz
Trong một vài đường
hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự
quan tâm
của nó, thì rõ ràng thuộc về một cõi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần
đầu khi còn
trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi còn phổ thông.
Tôi còn
nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà
sơ chăm
sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi.
Và tôi
sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có,
của những
người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong
cuốn tiểu
thuyết: “Deo Gratias gõ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái
phần còn
lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái
áo khoác,
treo ở cái núm trong tủ áo”.
Vào cái lúc tôi đọc
nó, thì tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải
chiến đấu,
và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đòi hỏi về một niềm tin,
khi
mà niềm
tin này thì thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi
chốn,
bất cứ một
nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nhòm nhỏ, đánh hơi, quấy
rầy,
không phút nào nhả ra.
Thành thử câu chuyện của Greene về một gã
Querry, một
tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và tìm ra
một thế
giới, và có thể, Chúa bắt kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế,
làm
tôi quan
tâm.
*
Ui chao, đọc một
phát, là Gấu bỗng nhớ đến Bếp Lửa,
đoạn Tâm, ở Hà Nội, không khứng ra bưng
theo VC,
cũng quá chán Hà Nội, bèn qua Bắc Ninh dậy học tại một trường của
mấy ông
cha; dậy học dậy hiệc ra sao chẳng rõ, nhưng rõ ràng là mất niềm tin,
bị mấy
ông thầy tu chê, đành trở về lại Hà Nội.
Bạn, đọc lại khúc
đối đáp nẩy lửa liên quan, mà chẳng... thú sao!
*
Về Bắc Ninh tôi bị
cảm khản tiếng mất một tuần phải nghỉ làm việc. Nhưng buổi sáng mùa
đông buồn
rầu thêm. Tôi nằm lỳ trên giường không buồn trở dậy. Những tiếng ồn ào
từ trong
lớp giờ làm việc, ngoài sân giờ ra chơi, bay lên qua một khoảng xa cách
lắm,
tôi đợi từng bước chân người ngoài hành lang.
Mỗi buổi trưa ông già gác mang lại phòng cho tôi một bát cháo nóng -
buổi trưa
kèm theo một tờ báo hàng ngày. Tôi lười, thoái thác không xuống phòng
ăn. Tôi
đọc báo, nhìn cuộc đời bình thản qua như những cuộn mây xám thường
ngoài cửa sổ
buổi chiều. Và tôi ngủ những giấc ngủ đầy hơi thở nóng và mồ hôi cùng
trống
ngực.
Linh mục Tân đến thăm tôi hàng ngày khoảng 4 giờ chiều và ở lại phòng
tôi chừng
mười lăm phút. Nhiên săn sóc tôi vào buổi tối khi những tiê!ng chuông
khóa lễ
chiều đã im. Nhiên thuờng ngồi nói chuyện. Anh kể về gia đình, về thời
thơ ấu,
và ơn trên đã kêu gọi anh để được dâng mình cho Chúa, bằng giọng bình
thản như
đọc một đoạn sách thánh kinh. Bà nội anh muốn có một người con dâng cho
Chúa
nhưng cha anh là con một. Tiếp theo Nhiên là đứa cháu độc nhất. Đứa
cháu độc
nhất ấy nghe ở linh hồn mình từ nhỏ âm vang lời kêu gọi của Thiên Chúa
và Nhiên
mong rằng sẽ làm thỏa mãn khát vọng của những người sinh thành. Trong
những lúc
ấy tôi ngó lên ngọn điện yếu mỏng chập chờn như muốn tắt.
Đại không sang, những thư từ của tôi được cho vào phong bì lớn dán kín
gởi sang
trường. Tôi nhận được thư của Francoise trách tôi lười viết, nàng hỏi
tôi có
nhận được thư của nàng không. Nàng cho biết hiện đang công tác vận động
những
gia đình có con em chiến đấu ở Đông Dương để làm kiến nghị yêu cầu chấm
dứt
chiến tranh ở đây. Đồng thời cùng với một nhóm bạn hữu thanh niên, nàng
đã được
gặp Sartre, chất vấn về vấn đề cộng sản và cách mạng. Nàng bảo nàng hơi
đen và
gầy hơn nhưng cũng cao hơn. Nàng vừa kỷ niệm sinh nhật thứ muời chín
của nàng.
“Pauvre Francoise!”
Hòa tả những trận mưa ở đồn điền dài ba trang giấy mỏng. Và Ngọc:
“Mày ơi!
Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày
cũng đã đủ
lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý
với
nhau. Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho
nhiều vào,
đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người…
để mơ
mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa
bị hành
hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng
dô kề
nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại sỏ cương trèo lên.
“Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở
chỗ khác
yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực,
mà vẫn
còn cố gắng giả tin.
“Bằng chứng là mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ con và cái be nước mắm,
mày bỏ
trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm về với Chúa
đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn
ngang Đức
Chúa. Làm dấu Thánh Giá và quì xuống.”
Ngọc
Tôi quên lá thư của Ngọc mở ở bàn đêm đầu giường. Buổi chiều tôi ngủ
chập chờn,
khi mở mắt Nhiên ngồi cạnh và đã bật đèn. Nhiên hỏi:
“Anh không ăn cháo? Để tôi bổ cam cho anh xơi.”
Tôi ngồi dạy nói:
“Cám ơn anh, tôi có thể làm lấy được.”
Tôi bổ cam ở bàn, nhìn ra cửa sổ, gió khoan khoái một chút.
Nhiên hỏi:
“Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
Tôi không nghĩ đến nó.
Nhiên lại hỏi:
“Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có
công
bằng, có tự do, bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
“Có chứ tại sao không?”
“Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật.”
“Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất
cả là
Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thỏa hiệp vớ
nhau như
bình đẳng và tự do, nhưng đạt đến sự hòa hiệp chính là tìm về Thượng Đế
rồi còn
gì.”
Tôi bước vài bước đắn đo:
“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có
những lúc
người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có
mặt ở
lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có
thể bị
mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài
người biết
tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt
của nhân
loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì
chính ở
những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của
loài
người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
Những buổi tối tiếp theo, Nhiên thưa sang thăm tôi - Tôi nằm nghe tiếng
động
ngoài hành lang và lòng mình.
Tôi trả lời Ngọc:
“Ngọc,
Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não, mày nhớ không? Đi đâu cũng chỉ
là mày –
đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi
nơi mắt
mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu trừ khi mày trốn
được lòng
này.
Nhưng thôi tao vẫn cầu chúc cho mày đi cho thỏa dồn nén, để ngó thấy ở
bất cứ
một góc địa cầu nào những điều ghê tởm không muốn ngó, rồi mày sẽ trở
lại, tao
tin như vậy, nhất định sẽ trở lại. Tất nhiên chán chường hơn nữa, nhưng
từ chỗ
chán chường cuối cùng ấy tao còn mày hay mất mày vĩnh viễn.
Ngọc ơi! Mày có nhẩy xuống biển ngủ ở dưới ấy không? Con sâu ở giữa
tim, giữa
hồn, giữa não.
Trước khi đi hãy thư cho bạn mày.
Tâm.”
Lễ Chúa Giáng Sinh đến gần với những ngày rét cóng hơn. Nhà trường vắng
ngắt,
những giáo sư ngoài như tôi đã về Hà Nội cả. Mặt sân cứng ướt hiu quạnh
không
cây cối, tôi bước trên sạn vụn theo một cửa ngách sang nhà thờ. Màu đá
xám cao
và lạnh lẽo thêm.
Những chiếc đen mầu hình ngôi sao, những dây hoa giấy sặc sỡ buồn cười.
Vòm nhà thờ sâu, ánh sáng mờ ảo.
Tôi đi bên những hàng ghế mộc, đến máng cỏ Chúa Hài Đồng. Tôi đứng cách
xa ngắm
những hình tượng được xếp đặt khéo léo. Vài người đàn bà nhà quê hình
như ở chợ
rẽ vào, quỳ gối kính cẩn.
Rồi tôi xuống Đáp Cầu cho đến hết buổi sáng.
Tôi vẫn chưa biết nên về Hà Nội hay nên giam mình một tuần lễ trong
chuỗi ngày
rét mướt ở tỉnh lỵ. Con đường dốc, những sườn núi trơ đất và đá đỏ, gió
và hơi
nước quyến lấy nhau ở không trung làm khói đặc nặng nề, không một tiếng
động
ngoài tiếng nổ của động cơ. Chiếc xe hàng đã đổ hết khách ở Bắc Ninh
chỉ còn
lại vài người. Thị xã tiêu điều những mặt nhà méo lệch. Quán chợ lụp
xụp nhớp
nháp; chợ còn lại dẫy tường trắng loang lỗ vết tích cũ.
Bữa ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm, mâm bằng gỗ.
Tôi trở về Bắc Ninh gần ba giờ chiều.
Tôi ngồi trong quán nước ở bến xe trong sự náo nhiệt ấm áp của những
người xuôi
ngược và những người làm xe. Ở đây có những bát nước chè tươi nóng,
điếu thuốc
lào. Trời mưa bay. Bỗng tôi trông thấy Hạnh, nàng mặc tấm áo dài thâm
đi ở
ngoài. Nàng chào tôi và ghé vào quán.
Tôi hỏi:
“Cô đi Hà Nội?”
“Vâng.” Hạnh đáp.
Tôi mời nàng uống nước và chúng tôi uống những bát nước chè tươi xanh
nóng rộp
lưỡi. Hạnh hỏi tôi:
“Anh cũng về Hà Nội?”
Tôi chưa biết trả lời thế nào Hạnh đã tiếp:
“Nếu tiện anh đi xe của em cùng về.”
Nàng nói tự nhiên còn tôi lúng túng. Hạnh lại nói:
“Chỉ sợ anh chê đi xe chở hàng thôi.”
Hạnh đưa tôi ra xe, chiếc xe cam nhông chuyên chở hàng hóa. Sau xe
trống, ngoài
một thùng đựng ét xăng của nhà binh bỏ không và mấy tấm bao vải.
Tôi và Hạnh ngồi phía trên cùng người tài xế và người phụ xe ở đằng
sau. Xe ra
khỏi thị xã cùng với hạt mưa dầy hơn. Người tài xế đứng tuổi hai bàn
tay khô
khan gân guốc chụp trên đầu chiếc mũ cát két dạ. Anh phụ xe trẻ tuổi
nói qua lỗ
hổng lên với bác tài một câu gì. Hạnh ngồi sát vào tôi và tôi nhận hơi
ấm của
nàng.
Nhìn thấy ở ngực Hạnh đeo hình thánh giá, tôi hỏi:
“Em theo đạo?”
Hạnh gật đầu trả lời:
“Khi còn ở hậu phương, bây giờ thì thôi rồi.”
Một lát sau, xe chạy đều tốc lực, màu trắng phủ những cánh đồng hai bên
đường.
Tôi hỏi Hạnh:
“Em còn nhớ về anh xưa hay không?”
Hạnh ngước mắt nhìn tôi rồi trả lời:
“Em nhớ những ngày nghỉ học anh thường đi theo em. Hồi ấy nhà em ở hai
nơi, Thị
Cầu và Đáp Cầu, nhà anh ở khoảng giữa con đường ấy. Đi về em phải qua
nhà anh.
Em mặc áo trắng và cặp tóc và em đã được nghe anh nói là em đẹp nhất
Thị Cầu.”
Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của Hạnh và để vào lòng bàn tay tôi từ lúc nào,
rất cảm
động.
Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và
anh đã
làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một
đàn
ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó
ăn cắp trứng
ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây
thơ táo
bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phiá tôi. Hạnh hỏi lại
tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ, và học nghể chữa ô tô.”
Đến Hà Nội, mưa lớn hơn. Chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau.
Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở khách sạn
*
Thời trung học, Gấu có một anh bạn, học tiếng Tây với một ông giáo sư,
tên D.
Ông này mê TTT, mê đoạn trên quá, bèn bắt học sinh dịch qua tiếng Tây,
nhất là
cái đoạn đối đáp nẩy lửa:
“Tôi nhắc lại với
anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần
giải quyết
giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi
không
cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi
Thượng
Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài
người biết
tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt
của nhân
loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì
chính ở
những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của
loài
người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
*
Nguyễn Đông Ngạc & NQT
@ Montreal cc 1995
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên
nhận định
về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu
đựng,
như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện
sinh gọi
là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng
này có
thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát
biểu mỗi
người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải
tưởng tượng
Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội
vần đá
lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá
tiếp.)
Như
lính giữa rừng
*
Lần gặp bạn
C, ở San Jose,
khi ông anh mất, Gấu hỏi, bạn cho biết:
-Đàn ngỗng có thực. Hồi nhỏ tớ cũng sợ mấy con ngỗng đó lắm. Nhân vật
trong Bếp
Lửa, hầu như tất cả đều có thực ở ngoài đời.
Bếp Lửa
Trường
Sa hành
Orwell
Từ đi thực tế tới làm một nhà tiên tri
De l’exprérience au prophétisme
Nicole Zand 17 Sept 1982
Nếu ông
không đi Catalogne, nếu ông không tận mắt chứng kiến những bạn bè của
ông bị
thủ tiêu theo lệnh của Moscow bởi những người CS Tây Ban Nha, chắc chắn
ông
không thể nào viết ra được hai tuyệt tác Trại Loài Vật và 1984,
cuốn
sau ông vừa hoàn tất là buông cây viết, thở phào một phát, rồi đi. Ấy,
quên chưa
kể tuyệt tác “Hommage à la Catalogne” [Cuốn này dịch ra tiếng
Việt có
thể gọi là Giã Biệt Cách Mạng 30 Tháng Tư 1975, bởi vì quả là
có một
thời kỳ ngắn ngủi, cả nước không nói, nhưng chắc chắn cả Miền Nam say
mèm giấc
mơ “Tổ quốc ơi ta yêu Người mãi mãi, Từ trận thắng hôm nay ta xây
lại bằng
10”, cho đến khi giấc mơ biến thành thực tại giống như ác mộng, “Tổ
quốc
ơi, ăn khoai mì chán quá, Từ trận thắng hôm nay ta ăn độn dài dài!”].
Hommage
là một ghi nhận tuyệt vời, một chứng từ, về cuộc chiến Tây Ban Nha, ở
đó, ông khám
phá ra, một xã hội không giai cấp ở trong dạng tí ti, microcosme, của
nó, cùng
lúc ông nhận ra, ở những kẻ chiến đấu "một điều gì rất quái,
insolite,
rất thê lương, sinistre - một không khí sợ hãi, nghi kỵ, bất an, bất
trắc, và
thù hận”. Giống như một bầy chuột.
Con người này, Orwell, không hề biết sợ hãi, bạn bè của ông xác nhận
điều này,
nhưng suốt đời bị ám ảnh bởi những con chuột.
Đọc
lại V[I]P
Don Quixote
Kun
Ở Xứ Mít
|
|