*


 






*

*

Hôm nay Hiếu đi học.
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, là Hiếu lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường!


20 năm trước, 1989, Bức Tường Bá Linh sụp đổ

Russia's past
The unhistory man
Sep 3rd 2009
From The Economist print edition
Russia should do more to condemn Stalin’s crimes—for its own sake

Vì một Bắc Kít của chính Bắc Kít, vì "hồn ai người ấy giữ", Yankee mũi tẹt nên kết án Cái Ác Bắc Kít!


Polar

Man Booker prize shortlist pits veteran Coetzee against bookies' favourite Mantel
Summertime lọt vô chung kết Man Booker
Heavy-hitting trio of Hilary Mantel, AS Byatt and Sarah Waters are joined on Man Booker shortlist by JM Coetzee, who could become first author ever to win a Booker hat-trick
'How can you be a great writer if you are just an ordinary little man?'

Làm thế nào trở thành nhà văn nhớn, nếu như bạn là một tên làng nhàng, như... Gấu?
asks a character in JM Coetzee's new book Summertime. This unsparing, autobiographical novel continues the intimate conversation the Nobel laureate has been having with a series of alter-egos in his work.
Một bài viết thật tuyệt về Coetzee.
Gấu biết đến ông này, là nhờ đọc tờ Điểm sách Nữu Ước, và đọc những bài viết của ông, trước khi được gom thành sách. Bài về Walter Benjamin, vừa đọc một cái là mê liền, và dịch liền. Dịch tới đâu, là bèn phôn hẹn gặp NTV, khi đó chưa về nước ở luôn, ở một quán cà phê Tầu [Coffee Time] gần nhà anh, tại Khu Phố Tầu Đông, Toronto, và nhờ anh 'hiệu đính'.
Tiếng Anh của Gấu hồi đó tệ lắm, nhưng liều cùng mình, chơi toàn thứ dữ, Steiner, Coetzee, Brodsky...
Đúng là điếc không sợ súng!
Bây giờ cũng chẳng hơn gì.
Nhưng đâu cần!
*
by Selina Hastings
The Sunday Times review by Robert Harris: despite Selina Hastings’s best efforts, her biography of Somerset Maugham shows him to have been cruel, cynical and a ‘malignant crab’
Khi Maugham, khi đó là tác giả thành công nhất trên thế giới, ăn thượng thọ tám bó, vào năm 1954, nhà xb bèn đề nghị một số nhà văn đóng góp bài vở cho một tuyển tập đặc biệt vinh danh ông, nhưng ai cũng lắc, trong có cả những đấng bạn quí của ông.
Thành ra đành phải bỏ!
Ui chao đọc một cái, là Gấu rụng rời hết cả chân tay, như nhìn ra số phận của mình, khi đi, không kèn, không trống, không ma nào phân ưu, tưởng niệm, ai điếu.
Tin Văn có mặt trên 10 niên trên chốn giang hồ hải ngoại, vậy mà Vê ô a, Bi Bì Xèo, hay em TK, đài Rờ Fờ Fờ gì gì đó, đều coi như hủi, chẳng thèm nhắc tới. (1)
Bèn nhớ đến BHD, để tự an ủi:
Ta tha thứ cho mi, vì mi lắm kẻ thù quá!
(1) Sự thực, Gấu vờ họ. Thí dụ, trường hợp 'em' [từ này, của một ông trong nhóm Sáng Tạo, họa sĩ DT hình như vậy] TK, nghe nói bà con bên vợ của NTV. Và qua NTV cho biết, em có hỏi thăm Gấu, khi bà xã NTV qua thăm Paris.
Mấy đám kia, miễn còm.
The Secret Lives of Somerset Maugham: Có mấy thằng cha... Gấu?
*
‘Mặc dù người viết tiểu sử của ông đã cố gắng hết sức’ nhưng chẳng làm sao giấu được, Maugam quả đúng là một tên ‘sa đích văn nghệ’, độc ác, đểu giả, một ‘con cua hiểm độc’.
Ui chao, lại nhớ đến nữ sĩ Hoàng Đông Phương mô tả dáng đi của Gấu: như một con bồ câu bị lấy mất bộ óc!
Tuy nhiên Maugham chắc thua Léon Bloy, người đã từng được Greene vinh danh, bằng một “câu lớn lao”, a “great phrase”, của Gaugin: Life being what it is, one dreams of revenge: Sống ở trên đời thèm miếng thịt kẻ thù.
Tờ Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về sự độc ác của mấy đấng nhà văn, không thể bỏ qua Bloy. Bài viết trên báo này, thua bài viết của Greene, theo Gấu.
Nên nhớ, Bloy là tác giả của câu văn trứ danh thần sầu sau đây:

L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
[W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weiss, trong "Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction", nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức].
*

Những hứa hẹn của một bộ mặt bô trai!

Les délices de la polémique
Cái thú ỉa vào miệng nhau của giới viết lách
Langue de Bloy
Lưỡi của Bloy
Le plus féroce des écrivains français ne sacrifiait jamais à l'injure inarticulée. Il fut d'autant plus intraitable qu'il était un entêté de « l'Absolu ».
Nhà văn Tây hung dữ nhất không hề bỏ qua, ngay cả những lời lăng mạ không thốt nên thành lời.

Ông bị Trời hành, vì dám đụng tới Tuyệt Đối. Ông phán:
"Như những kẻ bị Tuyệt Đối cắn phải, tôi đếch có bạn."
Thảo nào, Gấu đếch có bạn, vì đụng nhằm Cái Ác Bắc Kít Tuyệt Đối!

Graham Greene viết về Bloy, trong cuốn The Lost Childhood, chê cũng dữ, mà khen cũng thú.
Bài viết Man Made Angry của ông, mở ra thật dữ dằn:
Thật mất thì giờ chỉ trích thằng cha Gấu nhà văn, mày có biết tiếng Tây không đấy? Thằng chả chỉ lo có mỗi một chuyện là tự vẽ vời ra mình, từ nỗi cay đắng, là một thằng Yankee mũi tẹt, bỏ chạy cái ao làng xứ Đoài mây trắng lắm, từ thù hận và tủi nhục...
Nhưng Bloy, đích thị xừ luỷ, viết về mình, mới phách lối làm sao:
Tớ [Gấu] cũng sắp xuống  lỗ rồi. Cũng có tí tác phẩm, khá bảnh, phải nói, thật bảnh. [Thí dụ, Những Ngày Ở Sài Gòn, Lần Cuối Sài Gòn, Tứ Tấu Khúc ?].
Ngay cả mấy thằng thù [Gấu] đến phát điên lên, cũng phải úp mặt vô tường [chữ của ông con NĐT], lẩm bẩm, đúng, đúng, Gấu là một nghệ sĩ nhớn!
Gấu nhà văn


Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết

Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!
Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)
Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!
(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!
Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!

*

*


Gánh Nặng Tuổi Thơ
*

Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…
*
Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:
"Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó."
"Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên."
*
Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, (1) thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
*
Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó.
Kipling chế tạo ra cỗ máy đi dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
*
Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn. La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte. Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
Note: Tks. Napoléon Bonaparte. Gấu.

(1) Đây là Gấu Cái nhớ lại kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời, là lần rời Cai Lậy về Sài Gòn, và, vì nước lụt, xe cô dâu biến thành xuồng.
Bả than: Trên xuồng có đủ cay đắng, đủ dùng cho... ba người, người thứ ba là cô phù dâu cũng ngồi trên xuồng!
*

Gấu, nhà văn
Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.
Nguồn
Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.
Unhappiness wonderfully aids the memory.
Greene: The Burden of childhood
[Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
*
Không thể biết trước được.
Quả có thế.
*
Lại nói chuyện tuổi thơ bất hạnh.
Trong bài ‘tạp ghi đầu tay’ mở ra sự  nghiệp‘Gấu nhà văn tạp ghi’ ở hải ngoại (1), Nước Cờ Của Hư Trúc Gấu đưa ra nhận xét, những nhân vật của Kim Dung đều bước ra từ cái bóng của Oliver Twist của Dickens.
Những đứa trẻ bất hạnh.
Bài viết gây một trận sóng gió trên diễn đàn VHNT của Phạm Chi Lan, chỉ mãi sau này Gấu mới biết, khi tình cờ ghé mục lưu trữ của báo. Và đây có thể coi là bài đầu tiên Gấu viết cho báo này, không phải bài  Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân bị PCL từ chối, kèm cái note thật là lịch sự, … đây là một nhân vật gây tranh cãi, tốt nhất, anh đưa bài khác, cho khỏi xui cái duyên văn tự giữa anh và VHNT.
(1) “Nick’ này, Gấu nhờ nhà thơ Luân Hoán mà có được. Trong đại tác phẩm hàng ngàn trang Nhà văn Việt Nam của ông, hân hạnh có Gấu ở trong đó, phần tiểu sử, ông ghi nhà văn, nhưng phần tác phẩm, thấy toàn tạp ghi, thành thử ‘chết tên’: Gấu nhà văn tạp ghi.
Bài viết đăng trên tờ Văn Học, trước khi Gấu giữ mục Tạp Ghi, vài tháng, hoặc một niên sau đó. Một ông nhà văn ở tòa soạn báo này [hình như là PN] bèn gửi cho VHNT. Thời gian đó, Gấu chưa biết net, chưa biết không gian ảo là cái gì, tuy có tậu được một cái PC, nhưng chỉ sử dụng được trên Dos, không có Window.
Thế là một bàn tròn văn học được mở ra, đây chắc là mục thường trực cuối tuần của báo này. Gấu còn nhớ trong đó có nhà văn THT. Ông này thì chán Gấu như chán cơm nếp nát, từ trước 1975, bèn lắc đầu, đọc văn đọc thơ là "cảm nhận", chứ đâu có phân tích phân tiếc nhức đầu như thế này. Một ông, trẻ, Gấu chưa từng nghe danh, ở trong ban biên tập, thì rất ư bực mình, Kim Dung thì có liên can gì tới Dickens, đến những đứa trẻ bất hạnh? Đến cái đoạn Gấu tán phó mát về nước cờ của Hư Trúc, ông càng bực, đây là nước cờ ăn may, là vô chiêu thắng hữu chiêu, là buồn ngủ gặp chiếu manh, tình cờ may mắn mà có được, liên quan gì tâm hư tâm trúc ?
*
Sau này, khi viết thường trực cho VHNT, Gấu cũng hân hạnh, thường xuyên được là đề tài của bàn tròn văn học, và những lần như thế, đều được PCL gửi cho một bản sao. Một lần, một ông tỏ ra hết sức bực mình về chuyện Gấu rất ư là nhập nhằng giữa những gì viết ra, và những gì được coi là trích dẫn, dịch thuật, "his own style", như ông viết.
Quả có chuyện đó, thành thử sau này, Gấu cố gắng, mỗi lần trích dẫn, là mở ngoặc, đóng ngoặc thật là đàng hoàng. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cứ coi như chẳng có Gấu ở trong đó.
Toàn là của người, cả.
Đây là giấc đại mộng của Walter Benjamin, làm sao viết tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, và phần của ông, giống như những giàn dựng, khi tác phẩm hoàn thành, được rút ra, dẹp bỏ.
Đây còn là giấc đại mộng của Roland Barthes: Tác giả, mi hãy chết đi, để cho độc giả xuất hiện.
*
Đỗ Long Vân, khi viết Vô Kỵ giữa chúng ta, tuy trân trọng tiểu thuyết chưởng Kim Dung, nhưng tự hỏi, Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta, và nghi vấn này, [cơn sốt, hiện tượng mê Kim Dung tại Miền Nam lúc đó, do đâu mà ra], người đời sau sẽ giải đáp.
Nghi vấn này, cho đến nay, vẫn chưa sao giải đáp. Trong nước sau 1975 còn mê Kim Dung hơn trước nhiều. Những bản dịch sau này, đầy đủ hơn, từ những bản văn đã được Kim Dung nhuận sắc, bỏ đi những đoạn mà tác giả coi như là dài dòng.
Trước 1975, đọc Lục Mạch Thần Kiếm, Gấu không hiểu, tại làm sao mà pho tượng trong động, nơi Đoàn Dự học Lăng Ba Vi Bộ, lại y chang Vương Ngọc Yến, y chang người đẹp trong tranh của Hư Trúc.
Hoá ra là tất cả là cùng một nguồn gốc.
Tuy nhiên đọc mấy ông dịch giả kiêm phê bình gia, biên khảo gia, thí dụ như ông Vũ Đức Sao Biển chẳng hạn, thì hỡi ôi, sao lại có những ông liều lĩnh đến như thế, và mới hiểu ra, là Kim Dung thật không dễ đọc, và vấn nạn Nước Cờ Hư Trúc quả thật không dễ giải đáp.
Và càng khó thực thi.
Giai thoại Nước Cờ Hư Trúc là từ tư tưởng Phật giáo, nhưng nó làm nhớ tới giai thoại "rau vô tâm" trong truyện Đát Kỷ giết Tỷ Can, bằng cách moi tim ông làm thuốc. Ông này nhờ được mách bảo, sau khi bị móc tim, hãy ngậm miệng đừng nói thì toàn mạng, và khi không thoát khỏi sự tò mò, hỏi cô gái bàn rau, rau vô tâm là rau gì, và khi nghe trả lời rau muống, thế là ngã xuống, đi luôn. [Nên nhớ rau muống là rau 'quốc hồn quốc túy' của dân Việt].
Thành thử "hư trúc" thì mới giải được nước cờ, nhưng "hư trúc" thì chết!

Trong lời giới thiệu, đại gia VĐSB phán, chúng tôi gọi Tiếu Ngạo Giang Hồ là một siêu phẩm. Toàn bộ tác phẩm gồm 40 chương hồi. Tuy nhiên tác phẩm lớn không ở chỗ dài hơi đó. Nó lớn vì chiều sâu kiến thức chứa ngay trong tác phẩm.

Tuy nhiên sau đó, đọc ông viết về những chiều sâu kiến thức, nào Phật nào Lão mà ông gán cho Kim Dung qua những nhân vật này nọ, thì hóa ra là ông tán tào lao tất cả.
Điều này chứng tỏ ông không đọc nổi Kim Dung, và có thể không đọc nổi bất cứ một cuốn tiểu thuyết, bất cứ một thứ giả tưởng.
Chứng cớ. Ông viết, "cơ duyên nào đưa đẩy một nàng Nhạc Linh San mới muời sáu tuổi say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ dẫy thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm Bình Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời?"
Đọc, Gấu này thực sự thấy thương cho đại gia VĐSB. Thương cho những nhân vật của Kim Dung.

Lâm Bình Chi đâu phải bản chất tàn bạo. Tay này cũng một thứ tuổi thơ bất hạnh. Hắn trở thành độc ác, thì đó là do bị cuộc đời cắn cho một miếng thật bất thình lình, đúng vào lúc chú bé hăm he làm việc thiện, giải cứu người đẹp, một cô gái bán rượu, vô tình sa vào tay con người độc ác mưu mô, tàn nhẫn, là Nhạc Bất Quần, đem cả con gái ra làm mồi nhử chú bé con nhà giầu mang trong mình kho tàng Tịch Tà Kiếm Pháp.
Đã có lần Gấu lèm bèm về nhân vật này, và mối tình Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi, và gọi đây là một thứ “tình nghiệt”. [Trong bài viết Ngọa Hổ Tàng Long].
Nhưng sau đọc “Sebald đọc Weiss”, mới khám phá thêm một khía cạnh của thứ tình nghiệt này: Nhạc Linh San là mẫu người muốn trả nợ, muốn đem lại cho họ Lâm tất cả những gì đẹp đẽ nhất của đời người - cái gọi là hạnh phúc - để đền bù lại sự độc ác của loài người, qua tác nhân là cha cô - đã giáng lên đầu đứa trẻ bất hạnh này, trong đó có cả sự độc ác của chính cô, khi giả làm cô gái bán rượu.
Có thể nói, cái chết của Nhạc Linh San, là đã được "tiên đoán", khi cô khoanh tay đứng nhìn Lâm Bình Chi giết người vì cô. Chính vì thế khi chết, cô cố năn nỉ “người anh”, “người yêu cô”, “người bạn thời thơ ấu”, Lệnh Hồ Xung, hãy chiếu cố cho họ Lâm. Bà mẹ của cô, khi biết, mới than, ôi oan nghiệt, là theo nghĩa đó.
Sự kiện, Nhạc tiểu thư năn nỉ Lệnh Hồ Xung đừng giết Lâm Bình Chi còn là một mệnh lệnh: Đừng làm hỏng ước mong trả nợ, cho bố ta trước tiên, và, cho sự độc ác của cả giống người. Và chuộc tội cho cả ta nữa.
Đẩy đến tận cùng ước mong này, là sự thực thê lương: Không ai có thể giết được Nhạc Linh San, ngoài Lâm Bình Chi! Mạng đòi mạng, oan oan tương báo là như vậy
Bảo rằng, Nhạc Linh San say mê Lệnh Hồ Xung chứng tỏ chưa đọc Tiếu Ngạo, tuy dịch, bởi vì chính Nhạc Linh San, khi Lâm Bình Chi trổ mòi ghen tuông, và sau đó giết cô, đã giải thích cho ông chồng hờ, về mối tình khi còn là con nít này.
Ngay Lệnh Hồ Xung sau cũng nhận ra, anh không phải mẫu người của Nhạc Linh San. Nàng yêu một người nào như cha nàng, nhưng lại không phải như cha nàng: Một người như Nhạc Bất Quần nhưng trừ bỏ đi, sự độc ác.
Người tình trong mộng của Nhạc tiểu thư, như thế, chính là Lâm Bình Chi, khi còn là một công tử miệt vườn Phúc Kiến mê mẩn tiếng hát [quan họ?] của mấy cô hái chè quê mình, không phải quê người.

Cái chết của Nhạc Linh San, ở tay người chồng hờ, mang tính tình nghiệt, của Đông Phương. Do đó, trước khi chết Nhạc Linh San năn nỉ Lệnh Hồ Xung chiếu cố tới Lâm Bình Chi, và tiễn nàng ra đi, là âm thanh của những bài hát của những cô gái hái chè vùng [Phú Thọ] Phúc Kiến, quê hương nhà chồng trong trí tưởng của nàng.
Ngọa Hổ Tàng Long

Ui chao thế "lày" thì, khi Gấu đi, Gấu Cái nhớ cho đội kèn đồng tấu bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây", nhé!

Đi?
Gấu lại nhớ đến lời mời của Má Mì, lần đầu tiên tới xóm:
-Thế cậu có đi không?
Ngu quá, cù lần quá, Gấu bèn lắc đầu:
-Tôi không đi!

Nhật Ký Tin Văn

Gấu đọc lại đoạn trên, viết về Nhạc Linh San, ngộ ra một điều, cái xứ Bắc Kít, và cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, nó hành Gấu thật là khủng khiếp, thê lương!
BHD sở dĩ bỏ đi, một phần còn do cô nhận ra, Gấu không chỉ yêu cô, mà còn thù cô, như yêu và thù xứ Bắc Kít, và tuổi thơ Bắc Kít của Gấu!
Mới đây thôi, Gấu còn cố thực hiện mối tình khốn khổ khốn nạn với cái xứ Bắc Kít khốn nạn khốn khổ khốn kiếp, bằng cách đằng đẵng, cúng hết cả cái quãng đời ở hải ngoại vào cái việc mơ tưởng thực hiện một mối tình tưởng tượng, với một “em”,  phải nói, một “ bà già” Bắc Kít,  một "Me Mẽo" thì đúng hơn.
Gấu muốn nói với em đó, bằng cái tiếng Bắc Kít, “Anh Yêu Em”, thực hiện giấc mơ điên khùng ngày nào với cô bé con Bắc Kít 11 tuổi!
[Note: Đừng có tin, phịa đấy!]
Cũng là một cách trả ơn những "Me" của Gấu, có thể nói như vậy.
Bởi vì không có bà cô, Cô Dung, một Me Tây, làm sao có Gấu nhà văn!


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz
Một xin lỗi là việc ông đã ký đơn kiến nghị vào năm 2001, nói rằng chính phủ của ông Bush có thể đã cho phép các vụ tấn công khủng bố 11/9 xảy ra.
BBC
Ui chao, chẳng lẽ Yankee mũi lõ lập lại cú đầu độc tù Phú Lợi, nhằm có cớ tạo ra hai cuộc chiến?


Đọc lại V[I]P

Don Quixote

Bất thình lình, và không chờ đợi, tôi nhận được một lá thư của Giáo sư Isaias Lerner ở Nữu Ước. Ông là một trong một số vị thầy dậy tiếng Tây Ban Nha của tôi hồi trung học, một vị giỏi nhất, và thật khó quên. Ông đọc một bài viết của tôi và quyết định liên lạc. Tôi khi đó chắc phải cỡ 15 tuổi, khi học ông. Trọn một năm, chúng tôi học El Lazarillo, La Celestina, El Libra del buen amor  nhưng chẳng bao giờ ngó tới Don Quixote, vì ông thầy muốn học trò yêu chi tiết, lặn sâu xuống cuốn sách thay vì mê số lượng đọc. Và tôi khám phá ra, ông dậy Don Quixote, ở trong một lớp học khác, thế là tôi bèn lén vô nghe thầy giảng.
Mùa hè năm đó, tôi khệ nệ mang theo hai tập của bộ tiểu thuyết của Cervantes, và trải qua ba tháng trời ăn ngủ cùng với Đức Ông Don Quixote.
Theo dõi cuốn truyện ở trong lớp học, và đọc nó, ở dưới tàng cây, là hai kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau. Thí dụ, tôi nhớ là ông thầy Lerner đi một đường Mao Tôn Cương thật là tới chỉ, về cái thư viện của Don Quixote. Để phòng ngừa những cơn điên khùng tiếp theo, Curate và Barber bèn quyết định xây tường bít kín. Đọc một mình, tôi gần như phát khóc, khi chứng kiến vị hiệp sĩ già, loạng quạng bò ra khỏi giường, quờ quạng, và không thể nào kiếm ra căn phòng mà ông để những cuốn sách của ông.
Đối với tôi, đúng là một cơn ác mộng: Thức giấc, và khám phá ra rằng, cái nơi chốn mà mình để những cuốn sách, biến mất, cảm thấy mình đếch phải là cái con người mà mình vẫn tưởng mình là: một thằng Gấu mọt sách! (1)
Samsa của Kafka, chịu cuộc hoá thân, mất mẹ bản thân, cái tôi, cái ngã.
Don Quixote, thay vì vậy, để tiếp tục nghĩ, mình là Don Quixote, bèn tưởng tượng ra rằng, ma quỉ đã dọn sạch cái thư viện của mình rồi!
Ma quỉ, Quỉ Đỏ, đã dọn sạch tủ sách của mi rồi.
Tên Gấu già, đọc đoạn trên, bèn nhớ đến tủ sách của mình, bị thổi bay vào đống lửa những ngày 30 Tháng Tư 1975.
(1) Ui chao, bây giờ quí độc giả hẳn là thông cảm tên Gấu già ì ạch ôm hàng ngàn số báo NYRB, TLS, hai tờ này đều mua dài hạn từ 1997 tới 2009, TLS là tuần báo, Lire, Obs, The New Yorker, The London Review, L'Express, Le Point... , chỉ giữ lại những số Le Magazine Littéraire], vào thứ sáu mỗi tuần, bỏ vô thùng "tái chế", chờ xe rác đến dọn.
*
Don Quixote chỉ muốn là một kẻ công chính, vì mình, không vì luật người hay luật Trời. “Chúa ơi! Hãy cho ta đủ sức mạnh và can đảm/Để ngó xuống trái tim, thân xác này mà không chán ghét, ghê tởm!” Lời cầu khẩn của Baudelaire gói trọn đạo hạnh của Đức Ông.
Vị thầy, the Hassidic master Rabbi David of Lelov, mất năm 1813, phán: “Mạng lưới những hành động đúng kết hợp thế giới vào với nhau, biến nó thành vàng”. Don Quixote phán: “Sancho, bạn ta, biết, ta sinh ra là do ý muốn của Thượng Đế, trong thời đại sắt của chúng ta, để ta lại sinh ra, trong thời đại vàng, hoàng kim thời đại, như là nó được gọi”.
Với vị sư phụ, the Hassidic master Rabbi David of Lelov, sự hiện hữu của thế gian được chứng giám, justified, nhờ 36 người công chính, được gọi là 36 Tên Què Gánh Tội, Lamed Wufniks, nhờ họ mà thế gian này chưa bị huỷ diệt [Ngày Tận Thế chưa vội tới].
Don Quixote lên đường hành động, như là một kẻ công chính, trong một thế giới bất công, và, bất công chính là bản chất của nó.
*
Đọc Don Quixote, tôi mê mẩn với cái thế giới mà Cervantes tái tạo ra, và ít để ý tới sự phơi mở của câu chuyện. Phong cảnh hai kẻ du dịch đi qua, những cuộc xung đột hàng ngày, nỗi đau, nỗi bụi, cái đói, tình bạn của họ thì thực một cách mãnh liệt đến nỗi tôi quên chúng nối đuôi nhau theo dòng kể, và tôi giản dị thưởng thức chúng, có chúng ở kế bên. Tôi ít quan tâm tới chuyện gì sẽ xẩy ra sau đó, so với những gì đang xẩy ra, bây giờ. Đôi lúc, tôi cảm thấy như đang đọc những tác giả như Conrad, hay Thomas Mann, hay Sherlock Holmes.
Lionel Trilling phán: “Mọi giả tưởng là một sự gia giảm, lên xuống, thay đổi, a variation, của đề tài Don Quixote”.
Đúng, nếu “đề tài”, ở đây, có nghĩa: thực tại và chân lý của văn xuôi, prose fiction.
Đứa con trai của tôi, thằng Rupert, có lần nói với bố: Con không làm sao kéo dài, nín, nhịn, và chỉ muốn xé rào, ấy là nói về điều mà con tin tưởng vào nó: Nhịn không mua cái món này, món kia… Nó mới hai muơi tuổi, và gần như lúc nào cũng phải cưỡng lại những mời chào, mê hoặc, cám dỗ của cuộc đời, những điều mà nó muốn chống lại, vì nếu chiều theo, là phản bội một thứ lý tưởng nào đó, thí dụ vậy.
Tôi tưởng tượng ra thằng con, giống như một tay chơi cờ, muốn nhìn thấy nước đi của mình sau cùng sẽ dẫn mình tới đâu, nhưng bất lực, và chỉ nhìn thấy những hậu quả tức thì.


Kundera: Gặp gỡ

The Necessity of Loneliness
Cao Hành Kiện


Tiểu thuyết mới ở Việt Nam


Những rừng đen chai đứng dậy trong đêm khuya


Simenon par Simenon


Simenon_Paris_Review

Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. [ý thức sâu sắc về lối viết, vậy thôi sao? Đúng là một câu... huề vốn!] Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, "đến" [“mà” đúng hơn] cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống "viết lách" [dùng chữ "văn học", lịch sự hơn] VN?
Một mặt, tôi nhận thấy cái tên Milan Kundera được nhiều nhà văn nhắc tới. Nếu như đó là dấu hiệu của ảnh hưởng thì chắc chắn Kundera có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, theo tôi là ngang với Garcia Márquez, mặc dù Kundera và Garcia Márquez rất khác nhau: nếu một người là biểu tượng của tư duy phân tích lạnh lùng, thậm chí ác độc thì người kia hay được coi là một bậc thầy phóng túng và nồng nhiệt, đầy nhân tính. Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
Blog Nhị Linh
Theo tôi, không thể lấy cái sự được yêu thích ngang nhau giữa hai ông nhà văn Garcia Marquez và Kundera mà so sánh, như trên được, mà phải đặt câu hỏi, và sự trả lời, như sau đây, thí dụ:
Liệu có sự giống nhau, về chủ đề nào đó, khiến cả hai ông đều được độc giả Mít hồ hởi đón nhận?
Từ đó, ra câu trả lời:
Kundera, từ lò Đông Âu.
Garcia Marquez, từ thế giới thứ ba, thứ thế giới chỉ được "thực hiện có một nửa", nói theo Salman Rushdie:
Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.
Mác Két Ở Xứ Mít
Có thể, độc giả Việt Nam đọc xã hội hiện tại Việt Nam, qua kinh nghiệm, cách viết của hai nhà văn trên. do đó mà có sự sùng bái, best seller,  hai ông này chăng?
Hỏi và trả lời, kiểu 'cò mồi', trên đây, giữa tay phóng viên và địch giả NL, là, hoặc lệch ra ngoài nguyên tác, [biến hai tác giả trên, trở thành "vô hại"], hoặc, theo kiểu ẩn dụ của Rushdie, hoặc, theo chủ trương của nhà nước: Biến mọi tác phẩm "nhậy cảm" thành "lãnh cảm".
Câu phán "một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được", theo tôi, không đúng, theo như kinh nghiệm của riêng tôi: Viết văn là phải có thầy.
Bữa nào rảnh, sẽ trở lại với vấn đề này, bởi vì, chắc chắn, sẽ có rất nhiều nhà văn Mít, những ông thành danh rồi, lão làng rồi, bật cười, tự hỏi, như tao đây, đâu cần thầy! NQT
*
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới.
Bất cứ nhà văn, nếu là nhà văn thực sự, thì đều có ý thức sâu sắc về lối viết.
Và được hâm mộ trên thế giới.
Ông nào, nếu hân hạnh được dịch ra tiếng Mít, thì đều được hâm mộ trên thế giới cả!
Phán kiểu đó, mà không... huề vốn sao?
Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
NL
Thú thực, Gấu không làm sao tìm được mạch nối giữa hai câu văn này.
Bởi vì, NK, hay NN đâu có hề muốn bắt chước K?
V/v phản tỉnh? Ở Nguyễn Khải? Ông chỉ mượn K hình ảnh Thượng Đế thì cười, nếu tôi nhớ không nhầm.
Còn cái sự ăn năn cuối đời vì suốt đời chịu hèn chịu nhục, giả như phản tỉnh, có lẽ cũng chẳng mắc mớ gì tới K. Ở NK có sự cay cú, vì không được Đảng coi là con đẻ, so với mấy ông khác. Cái sự đi tìm cái tôi của ông, có vẻ như là sự tranh chấp nội tâm của ông, giữa, một bên là Đảng, một bên là Nhà Thờ, như có lần ông thú nhận, giá không gặp Đảng, thì ông đã chọn nghề linh mục.
Còn NN, tôi nghĩ ông dịch K là để cho lớp nhà văn trẻ nhiều hơn là cho ông. Một cách nào đó, ông muốn, ông là K. của Mít, qua những sự kiện như khám phá ra NHT, dịch K, vờ anh Núp, đứa con tinh thần của ông, khi có nhà nước có ý định chuyển thành phim cuốn tiểu thuyết lẫy lừng nhất của ông, có thể như vậy.
Một cách nào đó, 'lối viết' của Kundera được tóm gọn vào câu sau đây, của ông:

"the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting.": Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên.
*

Hồ sơ K trên Tin Văn
Gấu kể như là người đầu tiên giới thiệu Kundera với dân Mít ở hải ngoại, qua mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của NMG.
Nhờ đọc Kundera, Gấu mới viết được bài Mùa Thu những di dân, và liên kết được hình ảnh nhà thơ Văn Cao - đóng hai vai cùng một lúc, vừa là thi sĩ vừa là đao phủ thủ - với hình ảnh nhà thơ Mayakovsky ngồi ké né bên trùm mật vụ Nga Dzherzhinsky.
Mít,Yankee mũi tẹt đúng hơn, quả là bảnh thật!

*
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.

Tiểu thuyết không phải là tên tà lọt của sử gia
Tan hàng rã ngũ 

I am in sympathy with Dostoevsky, who was so infuriated by Russian intellectuals who knew Europe better than they did Russia.
Orhan Pamuk: The Collector
Tôi chịu Dos: Ông cáu lắm khi đám trí thức Nga rành Âu châu hơn nước Nga của họ.
*
Ui chao, Gấu đọc blog NL, và đọc còm, cũng muốn cáu như Dos đã từng cáu! NQT

Mình tưởng vết thương ngày nào đã thành sẹo, không ngờ vẫn mưng mủ…

Hồi Gấu còn giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, sau khi đụng tới NHT, và Nguyễn Huệ của ông, khi ra Bắc, làm cái chuyện ấy với bà gì gì đó trong Phẩm Tiết, và làm cái chuyện gì gì đó, với đám sĩ phu Bắc Hà, tờ VH nhận được thư của một độc giả, phàn nàn, chuyện NHT đã 10 năm rồi, vết thương đã lên da non, ông Trụ này còn chọc dao vô, rồi ngoáy ngoáy, nhưng hy vọng, lần này nó sẽ thành sẹo!
Khi Văn Cao tự khui ra cái vụ làm đao phủ thủ cho Đảng, Gấu tự hỏi, tại sao, nhưng sau nghĩ ra, không khui ra là bỏ mẹ, vì đúng vào sắp sửa đi, chưa kịp chôn, mà tổ chức khui ra, như vụ Vũ Bằng thì khốn nạn nào bằng!
Truờng hợp Đỗ thi sĩ, Chung Do Kwan, Gấu thoạt đầu thấy hơi lạ, ông này đâu cần phải lạy ông tôi ở bụi này, và lấy trường hợp Kim Phúc để cắt nghĩa, nhưng một nữ độc giả "mắng cho", và mách nước, phải so sánh với trường hợp Grass, và cùng với nó, là thế kỷ bửn nhất trong mọi thế kỷ, và chính vì vậy, ai sắp sửa đi, là làm một cú "thú tội trước bàn thờ", để mà còn thanh thản đi đầu thai.
*
Quả có thế. Thí dụ trường hợp Kundera.
Ông này viết về "Đời nhẹ khôn kham", và Đời bèn đáp lễ: Lịch sử không nhẹ như cuộc đời đâu. Hòn đá Sisyphe đấy!

Milan Kundera
The unbearable weight of history
A long-buried scandal may taint a giant's reputation

MILAN KUNDERA'S poignant novels epitomised the tragic division of central Europe from the rest of the continent. Works such as "The Unbearable Lightness of Being" told of lives clouded or ruined by totalitarianism.
The story of Miroslav Dvoracek, a Czech spy for the West, would fit well into a Kundera novel. Caught by the secret police in 1950 while on an undercover mission to Prague, he was tortured and then served 14 years in a labor camp. He was lucky not to be executed. He has spent nearly six decades believing that a childhood friend called Iva Militka betrayed him; he had unwisely contacted her during his clandestine trip. Similarly, she has always blamed herself for talking too freely about her visitor to student friends. Now a police record found by Adam Hradlicek, a historian at the Institute for the Study of Totalitarian Regimes, in Prague, suggests that it was one of those friends, the young Mr Kundera, who was the informer.
Mr Kundera, a recluse for decades, insists that he had no involvement in the affair and is baffled by the document.
Communist-era records are not wholly trustworthy. But a statement from the Czech archives says it is not a fake; the incident (if it happened) could help explain why Mr Kundera, then in trouble with the authorities, was allowed to stay at university even though he had been expelled from the Communist Party.
True or not, the story echoes themes of guilt, betrayal and self-interest found in Mr Kundera's own work, such as "unbearable lightness" (dodged but burdensome responsibility). In "The Owner of the Keys", a play published in 1962, the hero kills a witness who sees him sheltering a former lover from the Gestapo.
As Mr Kundera himself has written so eloquently, "the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting." Under totalitarianism, fairy tales good and bad often trumped truth. Some heroes of the Prague Spring in 1968 had been enthusiastic backers of the Stalinist regime's murderous purges after the communist putsch of 1948.
Mr Hradlicek surmises that Mr Kundera probably acted out of self-interest, not malice or conviction. Millions faced such choices in those times. Some have owned up; many have not. Countless episodes like that linger over eastern Europe like an invisible toxic cloud +
Người Kinh Tế, 18 Oct, 2008
Những cuốn tiểu thuyết nhức nhối của Kundera kể những cuộc đời u ám hay bị tiêu tan vì chế độ toàn trị. Và câu chuyện một điệp viên chìm Tây phương gốc Czech bị mật vụ tó do có người tố cáo thật hợp với chúng. Anh chàng này cứ đinh ninh là mình bị cô bạn thời thơ ấu phản bội. Cô bạn này cũng cứ tự hành hạ mình, vì lỡ nói về chuyến đi của anh với bạn bè của cô. Nhưng hồ sơ mật mới khui cho biết, người tố cáo là một trong những người bạn của tay điệp viên, và là chàng trai trẻ Kundera.
Kundera bác bỏ lời tố cáo, nhưng đây là một tài liệu thực. Và nó giải thích được, trường hợp Kundera, tại sao gặp khó khăn với nhà nước vậy mà vẫn được tiếp tục ở Đại học, mặc dù đã bị đuổi ra khỏi Đảng.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng Nobel vừa rồi về tay Kundera, mới thấy sự việc khủng khiếp là dường nào. Chẳng lẽ vừa trao xong, là đòi lại liền?
Kundera như chúng ta được biết, rất ghét cái món tiểu sử. Và sống cũng rất ư là ẩn dật. Hay là chàng hơi bị nhột, vì vụ này?
“Sử nặng khôn kham”: Độc giả Kim Dung thì quá rành đòn “Gậy ông đập lưng ông”.
“Gieo gió gặt bão”, liệu có thể nói như vậy.
*
"Mặt trời chân lý chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera, sđd).
Câu này, có thể áp dụng cho những bài viết của NL: Chúng được dán lên đầy các tờ báo hàng ngày hàng tuần, như TTVH, SGTT… và dân Mít tự hào đọc nó, cảm thấy mình cũng trí thức [trữ tình] như ai, và quên đi số phần của mình. NQT
*
Note:: Tin Văn có đọc bài trả lời của NL.
Xin phúc đáp:
1. Tin Văn không hề áp đặt một cách nhìn Kun. Bạn NL có cách đọc của bạn, thì cũng phải cho Tin Văn có cách đọc của Tin Văn.
2. V/v vô hại. Thì nó vô hại thực thì đành phải viết ra như vậy.
3. Tôi không hề phỉ báng ông Kap Ba Lan. Ông ta viết về Châu Phi như thế nào, thì bạn Thái Linh phải đọc, rồi mới có ý kiến được.
Ba Lan có nhiều tay bảnh hơn Kap. Tin Văn chưa từng gọi những ông như Milosz, thí dụ, là khốn nạn hết.
Tôi sợ bạn TL chưa từng đọc Milosz?
[Tôi không hiểu ở Ba Lan bây giờ, tác phẩm của Milosz có được nhà nước cho phép đọc? ]
4. V/v "Tôi lấy làm choáng ngợp trước hiện tượng các nhà văn, nhà trí thức, nhà chính trị của Việt Nam khi chuẩn bị hậu sự bỗng dưng đóng góp nhiều thế, sắc sảo thế, ưu thời mẫn thế thế. Còn trước đây thì các ông làm gì? Almost nothing. Chuyến tàu vét đi vào lịch sử bỗng thành chuyến tàu của Ấn Độ, người người chen lấn lên tận nóc tàu. Hai câu này chi phối hành động của các vị hơi nhiều, hoặc là quá nhiều: "Cuốn sổ bình sinh công với tội" và "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Tất nhiên không ai chọn phe nước lèo, tất tật đều về phe công chính (Những người công chính, mượn đỡ Jean-Paul Sartre)."
Xin miễn trả lời.
Tuy nhiên, đọc lại bài trên Tin Văn, thấy nặng nề quá.
Đành chịu cú hồi đáp này vậy.
Tks. NQT
V/v Ông Kap Ba Lan.
Hình như vụ này, trên blog NL có một lần đã nhắc tới? Tôi nhớ là có một độc giả còm, v/v ông Kap này kiêm nghề mật vụ, vào thời kỳ đó, làm sao tránh khỏi, nếu muốn được đi qua những nước Tây Phương.
Chúng ta thử hỏi, trong thời gian dài làm mật vụ như thế, ông Kap này đã làm hại bao nhiêu người?
Xin post lại bài về ông Kap, để chứng minh, cái sự hồ nghi của giới học giả, không phải của Gấu, về ông ta.

Phi châu truyền kỳ

Travels with Hodorotus Review TLS

Ryszard Kapuscinski, widely regarded as the greatest journalist of the twentieth century, died in January this year. Virtually the last sentence he wrote was the one that concludes this volume of memoirs. It is a description of the receptionist at a hotel in Bodrum, Turkey, the modern name for the ancient town of Halicarnassus, where the ancient Greek historian Herodotus was born. As she greeted the ageing Pole, the “black-eyed” young Turk’s smile was professionally polite, but “tempered by tradition's injunction always to maintain a serious and indifferent mien toward a strange man”.
Kap được nhiều người coi là nhà báo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, chết tháng Giêng vừa rồi [2007]. Cứ kể như câu văn chót ông viết, là câu đóng lại tập chót cuốn hồi ức này của ông. Câu văn tả cô tiếp tân của một khách sạn ở Bodrum, Thổ nhĩ kỳ, tên mới của thành phố cũ, Halicarnassus, nơi sử gia Hy Lạp thời cổ đại Herodotus sinh ra. Mặc dù lịch sự có thừa, đúng dân nhà nghề, nhưng nụ cười của cô thiếu nữ Thổ mắt đen lay láy vẫn phảng phất sự khinh khi, rè bỉu, lãnh đạm, đúng theo truyền thống, đối với một “người dưng”.
*
Đúng là một câu văn của một tay điểm sách nhà nghề, trên tờ báo văn học số 1 của thế giới. Lịch sự có thừa, nhưng gói gém tất cả những gì bài viết sau đó sẽ mở ra.
1. Herodotus là thầy của Kap.
2. Vẻ lãnh đạm truyền thống này, cũng là vẻ lãnh đạm truyền thống, của những xứ sở mà Kap viết về họ. John Ryle, trong bài điểm cuốn Bóng Mặt Trời xác nhận điều này: "Tác phẩm của ông không được nhiều độc giả Phi châu đón nhận, và họ, cả học giả, lẫn ký giả, thì đều hồ nghi sự chính xác của nó".
3. Sự tiếp nhận của Tây phương, cũng dè dặt. Đây là nói về tác phẩm The Emperor của ông, vẫn theo John Ryle. Bởi vì "hai lần dè dặt" đối với nguồn, [awareness of its doubly exotic origin]: Một cuốn sách viết về một xứ sở xa vời, và được viết bởi một tác giả cũng vời xa không kém, một "rara avis" [a rare or unique person or thing, nhân vật độc nhất], một bậc thầy, bề ngoài, của một thứ ký giả mới của Tom Wolfe, từ bên trong thế giới CS bò ra.

Ai điếu Kap. trên TLS
*

Nhắc tới Le Carré có ngay Le Carré. John Ryle khuyên chúng ta, thà rằng đọc Le Carré còn hơn đọc Kap.
If you want an accurate summary of the war in Sudan you would do better to read John Le Carre's The Constant Gardener, which doesn't pretend to be anything other than a novel.
Khốn nạn nhất, là tay Kap này còn thực dân cả thực dân, như John Ryle viết:
As Kapuscinski himself wrote of South American baroque, "If there is a jungle it has to be enormous if there are mountains they have to be gigantic if there is a plain it has to be endless .... Fact is mixed with fantasy here, truth with myth, realism with rhetoric." The direction of Kapuscinski's exaggerations and distortions becomes apparent. This is a continent without bookshops. Its inhabitants are prisoners of their environment. They live on milk. They are outside time. (Who knows? They may even have heads beneath their shoulders.) Europeans can never really understand them. Here we may be getting close to the truth, for the one thing that the inhabitants of this hugely various continent do have in common is the experience of European colonialism or occupation. And despite Kapuscinski's vigorously anti-colonial stance, his own writing about the continent is a variety of literary colonialism, a kind of gonzo orientalism, a highly selective imposition of form, conducted in the name of humane concern, that misrepresents Africans even as it purports to speak for them.
Such criticisms do not rob Kapuscinski's writing of its bright allure, but they warn us not to take it as a guide to reality. In the last chapter of The Shadow of the Sun, there is a final epic generalization that embodies his ambiguous attitude to factual reportage and his attraction to the realm of poetry and fiction. "The kind of history known in Europe as scholarly and objective", Kapuscinski writes, "can never arise here because the African past has no documents or records, and each generation, listening to the version being transmitted to it, changed it and continues to change
Cái từ "khốn nạn" của Gấu, về ông Kap, là phản ứng tất nhiên, khi đọc những đoạn viết trên đây.