|
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
Chàng là
rêu ôm đá mơ thiên đàng
Ways of escape: Tam thập lục kế, tẩu vi
thượng sách!
Chim thiêng
Beautiful
feelings make bad
art.
Tình cảm đẹp làm ra thứ nghệ
thuật dởm
Without the devil’s help
there would be no art.
Không có sự giúp đỡ của Quỉ,
không có nghệ thuật
Gide viết về Dos [Lukacs trích
dẫn, trong Chủ nghĩa hiện thực ở thời của
chúng ta]
Hai ý trên đều có thế áp dụng
cho nhạc TCS.
Câu đầu - Gide phán, sau khi ông
đi thăm Liên Xô về - cho thấy TCS không thể là VC được.
Câu thứ nhì. Con quỉ ở đây, là
con quỉ chiến tranh.
*
Milosz,
trong
một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp
tháng
Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn
tất vào
mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán
một lần
cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da
vàng của
TCS đã được "thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my
line]. Ông
viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu,
của
Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết
Bác
sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.
Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông
nổi tiếng
cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc
dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam
hòa bình
đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai
chữ:
Tình Yêu.”
*
Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong
Solzhenitsyn:
Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
*
Man is not merely one who
lives, taught Alain in a rare moment of
pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là hơi
bị tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
"Ở
bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành
nhân", bạn muốn thứ nào?
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị Thầy
Suy Tưởng, Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy của
Simone
Weil, André Maurois - dậy học trò một câu thật quái dị: đừng
thành công
[ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo đức,
the
supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải
thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ
sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì
rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza
[Thầy đọc
Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con
Người, [man's
highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha
thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
Vụ Án
Gấu có, chỉ một kỷ niệm với
TCS, như đã kể ra trong bài viết, thật
ngắn, ngay khi ông vừa nằm xuống.
Có thể nói, bài của Gấu là bài đầu tiên trong những bài ai điếu TCS.
Ông "trúng đạn" [có được cái vé đi chuyến tầu suốt], chưa kịp té xuống
tới đất, là đã có bài ai điếu rồi!
Sau này, Gấu vẫn thường tự hỏi, tại sao mà mình bắn nhanh như vậy !
Mãi mới hiểu ra, đó là nhờ cái cảm giác bực mình, trong cái lần gặp gỡ
đầu tiên
và cũng là độc nhất tại Quán Chùa.
*
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh
bạn trẻ
nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm
anh, và
thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với
hai đứa
chúng tôi, anh dùng giọng Bắc.
Những
ngày TCS
Sắp đi như ông, Gấu mới hiểu ra rằng thì là, chính nhờ ông, nhờ cái cảm
giác bực
mình đó, mà Gấu có được những người bạn "Huệ" thật là tuyệt vời, như
Joseph Huỳnh Văn, ngày nào còn Sài Gòn, và... ngày này không còn Sài
Gòn.
HERMANN
BROCH
Đây có
lẽ là bài viết tuyệt vời
nhất của Canetti, và càng tuyệt vời hơn nữa, khi áp dụng vào thực tế
Mít của chúng
ta. Đọc bài này, song song với bài của Sontag viết về Canetti, Mind as Passion,
mới lại càng tuyệt.
Tin Văn sẽ đi cả hai bài, trong khi, cùng lúc, tưởng niệm
TCS, và tất nhiên, thời của cả lũ chúng ta: Những ngày còn Miền Nam,
trước 30
Tháng Tư 1975.
Có thể, đây cũng là tưởng niệm
chót của Gấu, cũng nên!
Hơn bẩy bó rồi còn gì nữa!
“Hiền” đi, là vừa rồi!
NMG vs Lưu
Vong
Hot
Đào Hiếu, từ “Lạc Đường” đi
vào “Mạt Lộ”
Gấu kính nể nhất, là cái giọng viết của Đỗ Văn Minh. Tuyệt. Không một
chút lên giọng. Thật lịch sự, thật "elegant" [chữ này Gấu thuổng của
PNH].
Viết như thế thì DH phải đi một đường, ông viết làm chi, chứ tại sao
lại, ông tthắc mắc làm chi, cho mệt?
Tks DVM. NQT
Dọn Kít
"Mặc cảm
thiếu quê
hương" là "đơn thuốc" mà nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đã
"bốc bệnh" cho bộ phim "Áo lụa Hà Đông" của đạo diễn Việt
kiều Lưu Huỳnh và cho rằng căn bệnh này khá phổ biến ở các cây bút hải
ngoại. Tràn
ngập trong các sáng tác của chị là những thân phận xa xứ, phải chăng
chị cũng
có mặc cảm đó?
Gấu này
chưa coi phim Áo Lụa
Hà Đông, thành thử không thể nào‘phản hồi’ cái đơn thuốc mặc cảm của
nhà phê bình
NTS. Tuy nhiên, tựa đề phim là tên một bài hát phổ thơ Nguyên Sa; ông,
khi làm bài thơ, là để nhớ lại những kỷ niệm thời còn ở ngoài Bắc. Một
kỷ niệm đẹp chẳng liên quan gì tới mặc cảm thiếu quê hương. Hơn nữa, nữ
tác giả
Phố Chệt vốn dân Hà Nội, sau 1975, đi Tây du học, đi đi về về lúc nào
cũng được,
tại làm sao lại có cái chuyện tràn ngập như thế đó. Lạ thực.
Note:
Sắp đi rồi mà vẫn phải
làm công việc này, chán thiệt!
Tay Makine quả là thiêng thật.
Vừa nhắc đến tên một cái, là có tôi liền. Tờ Lire, số tháng Ba 2009,
một
độc giả vặc tòa soạn, Mít kia còn đọc, tại sao lại quên Makine?
Tin Văn là nơi đầu tiên nhắc tới Makine, khi giới thiệu bài viết của
Tolstaya về cuốn nổi đình nổi đám của ông, Di Chúc
Pháp, trên tờ NYRB, 20 Nov. 1997
Cùng số báo, đặc biệt về văn chương Mexico,
có bài phỏng vấn
Fuentes, thật tuyệt. Ông phán về nước Mễ của ông: Dân Mễ như đám ăn mày
ngồi trên núi vàng. Gấu, mắt mù dở, đọc vội, thành: Dân Mít như lũ ăn
mày ngồi trên núi Bô
Xịt! [Bullshit].
Cũng vàng vậy!
Sau đây, là một số câu hỏi, và, có vẻ ông trả lời giùm dân Mít chúng
ta, thí dụ như là về tham nhũng, độc đảng, và về cái nước mình nó là
như thế!
Carlos
Fuentes:
« Le Mexique est un pays de
mendiants assis sur une montagne d'or»
Comment voyez-vous les
relations entre la littérature et la politique : ont-elles à se mêler
l'une de
l'autre?
C.F: C’est bien sur, la
littérature se mêle tout le temps de la politique. Parfois bien,
parfois mal
... Je crois que la littérature repose sur une réalité basique
constituée par
le langage et par l'imagination. La responsabilité de l'écrivain est là
:
qu'est-ce qu'on fait avec le langage, avec les mots, et avec
l'imagination? Une
fois cela obtenu, ce qui est la base de la création littéraire,
l'écrivain peut
dire également: je suis aussi un citoyen, et je vais voter pour un tel,
ou je
vais m'associer à telle idéologie. Le Chilien Pablo Neruda était un
grand
poète. Qu'il ait été staliniste ou communiste est secondaire, c'est un
choix de
citoyen. A l'autre extrême, Louis-Ferdinand Céline était un antisémite,
un type
horrible, mais quels grands livres il a écrits! Le pire est de se
soumettre
littérairement à une idéologie. De nombreux écrivains soviétiques l'ont
fait et
ils ont écrit des livres médiocres.
Dans votre nouveau livre,
Le
bonheur des familles, vous écrivez: « L'idéologie fait que les
imbéciles et les
intelligents deviennent camarades ». Ou encore: «L'artiste est un être
à part.
Il n'a de comptes à rendre qu'à son art » ...
C.F: N' oubliez pas que ce
sont les propos de mes personnages!
Mais il y a bien une part
de
Carlos Fuentes dans ce que vous leur faites dire, non?
C.F: C'est inévitable. Je
pense bien sur à Flaubert disant: « Madame Bovary, c'est moi. » Un
personnage
est créé par l'écrivain, mais l'écrivain se tient à distance. Tout se
joue dans
cette distance qui peut s'établir entre la création de l'écrivain et
l'écrivain
lui-même. J'ai récemment écrit un roman à la première personne, La
voluntad y
la jortuna [La volonté et la fortune ], qui vient de paraître au
Mexique :
c'est une chose que je fais rarement et j'ai ressenti une très grande
liberté
dans le fait d'être moi-même tout en étant différent. Ce n'est pas pour
auutant
un livre autobiographique. La seule fois où je me suis risqué sur ce
terrain de
l'autobiographie, c'est dans Diane ou la chasseresse solitaire.
D.H. Lawrence disait que «
nulle part comme au Mexique, la violence ne côtoie de plus près la
tendresse».
C'est aussi votre avis?
C.F. Il y a effectivement une
grande tendresse au Mexique, son peuple est merveilleux. Il y a aussi
beaucoup
de cruauté, mais toujours cet espoir que le pays va s'améliorer grâce à
la grandeur
d'âme du peuple mexicain. Seuulement la situation a vraiment empiré.
Quand
j'étais jeune, je pouvais sortir dans les cafés et les cabarets de Mexico
jusqu'à
trois heures du matin
«J'ai voulu donner un écho
très puissant à cette voix de la misère, de la violence»
et
rentrer tranquillement
chez moi à pied. Aujourd'hui, je ne me risque même plus à m'aventurer
tout seul
au-delà du coin de la rue. Il nous faut inventer d'urgence une
modernité
mexicaine où fonctionnent la loi et la justice. Mais ça va nous
demander
beaucoup de temps et de travail. Je ne serai plus là pour voir le
résultat ...
La première nouvelle du
Bonheur des familles développe le thème de la corruption au Mexique:
est-elle
vraiment impossible à éradiquer?
C.F. La corruption n'est pas
l'apanage du Mexique. Elle existe dans tous les pays du monde, y
compris en France.
Le
problème, c'est la possibilité de la signaler et de la combattre. Au
Mexique,
la corruption est une coutume très ancienne, qui remonte aux Aztèques,
qui a eu
cours à l'époque du règne espagnol, durant la République, etc. A tel
point
qu'au Mexique c'est l'honnêteté qui est l'exception. Tout le contraire
des
Etats-Unis, où la corruption est l'exception. Là-bas, dès qu'une
affaire de
corruption se présente, il y a procès. Ce n'est pas le cas au Mexique.
Nous
devons donc créer cette culture de l'anticorruption qui nous fait
tellement
défaut. Cela suppose de lutter contre l'héritage de plusieurs siècles.
Qui plus
est, un pays où il y a tant de différences de classes comme le Mexique
est un
pays corrompu par définition.
N'y a-t-il pas aussi ce
fatalisme des Mexicains, qui laisseraient le pays courir à sa perte?
C.F Oui, en effet. Mais il y a aussi autre
chose
d'intéressant qui est l'opposition à la fatalité. Dans la plupart de
mes
écrits, il y a cette malédiction qui pèse sur le Mexique et une volonté
de
certaines personnes libres de s'y opposer et de créer une résistance à
la
fatalité. C'est là que se noue le drame. Le drame du roman, l'existence
de ces
deux faits terribles. C'est un pays avec une forte tradition de
corruption
mais, face à cela, il y a une culture mexicaine qui s'oppose à la
corruption:
des chansons, des livres, une architecture, qui sont une manière de
dire non à
la corruption. Et ça reste. C'est une lutte très intense qui se joue
actuellement au Mexique, peut-être plus que dans les autres pays
d'Amérique
latine où il y a davantage de solutions politiques. Nous, au Mexique,
nous
avons été gouverrnés pendant soixante-dix ans par le Parti
révolutionnaire
institutionnel: quelle meilleure source de corruption qu'un seul et
même parti
au pouvoir pendant si longtemps?
Un des personnages du
Bonheur
des familles constate: « Le pays nous a filé enntre les doigts. »
Quelle est la
responsabilité des intellectuels dans tout ça ?
C.F C'est toujours très
facile de rejeter la faute sur les intellectuels, de leur attribuer le
sauvetage d'un pays. Moi, j'y vois une erreur grossière. Parce que, en
fin de
compte, c'est aux citoyens de sauver le pays. La citoyenneté se
retrouve à tous
les niveaux, économique, politique, social, fanmilial. Charge à chacun
d'aider
le pays à se rénover, comme savent si bien le faire les Etat-Unis.
Certes, ils
n'ont pas un passé comparable à celui du Mexique. Ils ont tué tous les
Indiens,
ils ont mis les Noirs en esclavage. Mais aujourd'hui, justement, ils
ont élu un
Noir à la présidence......
*
Văn
chương là chuyện của ngôn
ngữ và trí tưởng tượng. Nhưng nhà văn còn là một công dân, và như một
công dân,
người đó cũng đi bầu, cũng khoái ý thức hệ này, ý thức hệ nọ. Pablo
Neruda là
nhà thơ lớn của Chile,
và cái chuyện ông ta mê Xì ta lin, mê CS là thứ yếu. Ở cực điểm khác,
là Celine, ông
này nhà văn số 1, nhưng cũng là kẻ bài Do Thái hạng nặng.
Điều tệ hại, là bắt
văn chương cúi đầu trước ý thức hệ. Rất nhiều nhà văn Liên Xô làm như
vậy, và
chỉ đẻ ra thứ văn chương tầm thường, dở như hạch.
*
Gấu, khi còn trẻ, cũng nghĩ như ông này. Đa số những nhà văn Miền Nam
cũng nghĩ như ông này. Họ tách văn chương ra khỏi chính trị. Và họ chỉ
trách nhiệm tới chính trị, theo tư cách là một công dân.
Chỉ đến khi về già, Gấu mới hiểu ra, không phải như vậy.
Chỉ một khi bạn coi chính trị là đỉnh cao, và đặt văn chương ở dưới đít
chính trị, như là một cái ghế ngồi, thì đó mới đúng là vị trí của nó!
Cái thứ chính trị mà Gấu nói ở đây, chính là cái thứ chính trị mà người
xưa gọi là Đạo.
Cái câu của Đồ Chiểu, chở bao nhiêu Đạo thuyền không khẳm, là cũng theo
ý này.
Nhưng phải đợi nghe Canetti phán, thì mới thật bảnh, thật tới, thật
hách: Nhà văn là tên nô lệ của thời của nó. Nhà văn là con chó của thời
của nó.
[However,
the true writer,
as we see him, is the thrall of his time, its serf and bondsman, its
lowest
slave.....
I would simply say:
he is the
dog of his time.]
Tuyệt
cú mèo.
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Nếu bạn
chỉ đọc bài TTT viết
về MT, khi ông nằm xuống, thì mới chỉ biết một nửa tình cảm của ông,
dành cho Hà
Nội, khi ra khỏi tù VC. May sao, chúng
ta còn đọc được bài của Ninh Hạ, tả cái cảnh tác giả và nhà thơ tất tả
thăm Hà
Nội, thừa một cơ hội thật là hãn hữu, và tuyệt vời.
“Khi từ Phú Thọ
ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ,
trông
xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của
một ngày
cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực
thẳm...
dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ…
“Thưa cán bộ
thiếu mất một anh”. “Bỏ mẹ! Anh kiểm lại xem. Lúc lên tàu tôi đếm đủ.
Không nhẽ
rớt xuống đường. Ðếm lại!”. “Thưa cán bộ đúng là thiếu một”. “Có biết
thiếu ai
không?” “Thưa biết”. Ai?” “Nguyễn Thiệu Hùng”. Tôi vọt miệng nói tiếp
“Tôi nghe
nói anh ấy có bà cô ở đối diện ga. Chắc anh ấy tranh thủ ghé thăm. Cán
bộ đừng
lo. Ðúng giờ tàu vào Nam
chắc chắn anh ấy sẽ có mặt thôi”. Tôi biết rõ vì trước khi lên tàu Mai
Trung
Tĩnh có nói với tôi. “Vô kỷ nuật. Ông nại cho vào tù ở thêm cho biết
thế nào là
nễ độ”. Tay cán bộ răn đe. “Anh đi
ngay ra
khỏi ga, túm đầu anh ấy về ngay cho tôi”. “Tôi không rành đường sá, nhỡ
lạc
không về kịp chuyến tàu thì bỏ bu”. “Ði. Tôi bảo đi là cứ đi. Ðừng nôi
thôi”.
“Hay là cán bộ cho anh Dư Văn Tâm cùng đi. Anh ấy là dân Hà Nội chính
cống”.
“Ðược. Nhớ tìm được thì về ngay nhé. Khẩn trương!”. “Vâng!”. Tôi chạy
đến chỗ
ông Thanh Tâm Tuyền. “Mình đi thăm Hà Nội ba sáu phố phường”. “Ði thế
nào được.
Chúng nó giam lỏng”. “Cứ theo tôi. Thế mới tài!”. Ông không tin. Tôi
cười kể
cho ông nghe. Ông vội vã khoác chiếc áo măng tô màu đen. Ðội nón công
nhân kiểu
Lenin. Nón này là bảo vật tôi để lại cho ông kỷ niệm chia tay. Không
ngờ hai
anh em cùng được tha. “Anh đem tôi đi tham quan Hà Nội”. “Ông Hùng thì
sao?”.
“Dẹp qua một bên. Lo bò trắng răng. Ðến giờ tàu chạy thì ông ấy mò về”.
Thanh Tâm Tuyền
hóa xác. Thường ngày thong thả chậm chạp, giờ đi như chạy. Ðường phố
dường như
quá quen thân cho dẫu bao tang thương biến đổi. Ông bươn bả đi trước,
tôi chạy
theo. Không nói với nhau nhưng tôi biết ông đang xúc động khi trở về
nơi chốn
cũ. Tấp vào một quán phở bên kia đường để thưởng thức tô phở Bắc chính
hiệu.
Gọi mỗi đứa một cốc cà phê. Thế là nhất. Mấy năm đói khát thèm ăn, tô
phở làm
chúng tôi thất vọng đã đành mà ông chủ quán, thuộc loại bộ đội giải
ngũ, trong
bộ đồ lính cũ, lại càng làm cho tôi phát ngấy. “Phở ở đây mới là phở.
Trong Nam
các anh nàm
sao sánh được”. Tô phở phất phơ hai lát thịt nhỏ, mỏng dính. Nước dùng
bột ngọt
đậm chát. “Phét. Chúng mày lấy đâu ra thịt. Bố khỉ!” Tôi chửi thầm.
“Ông đói
dài mấy năm còn chả thấy ngon huống hồ...!”. “Các bác được Đảng khoan
hồng nhớ
về lao động...” Tôi nói đểu: “Thôi nhờ ông anh tốp lại! Mấy năm nghe
chán rồi.
Biết rồi khổ lắm nói mãi! Vào đây đớp phở mì chính (bột ngọt) chứ không
phải
nghe ông lên lớp. Tính tiền!”.
Như vậy chỉ có Gấu
này, về, thật là huy hoàng!
Và đó cũng một phần
là nhờ NTS
De
Sartre à Abd AI Malik. Les
plus grands - Aragon,
Queneau, Sartre, Sagan - et les plus jeunes - Olivia Ruiz, Miossec, Abd
AI
Malik - ont écrit pour «Jujube ». Alors que sort son nouvel album, elle
se
souvient de tous.
Gréco
avec son meilleur souvenir
Đọc NHT, những ngày còn ở Việt
Nam, khi ông đang nổi như cồn, Gấu vẫn nghĩ, văn của tay này, độc thật,
bất nhân
thật, nhưng bắt buộc phải có cái cú ăn cướp Miền Nam, nó mới bật ra
được, khác
cái bất nhân tù túng trong ao tù Bắc Kít của văn Vũ Trọng Phụng. Nhờ
vậy, thế
giới đọc được ông, hoặc ông tới với họ được.
Tuy nhiên, vẫn có một cái gì
thiếu ở trong đó.
Thiếu một tiếng hát.
Miền Bắc, nói chung, không riêng
gì NHT, thiếu hẳn một tiếng hát.
Nhất là thứ như của Gréco.
Làm sao chủ nghĩa hiện sinh có
thể khả hữu, nếu thiếu Xóm Học, ga Lyon
đèn vàng,
Les Feuilles mortes... và, Gréco?
Đọc bài viết về Gréco trên tờ
Người Quan Sát Mới, số 16-22 Avril, 2009, nhân CD mới ra lò của bà, Gấu
bỗng nẩy ra mấy ý lạ
như trên!
Những kỷ niệm của Em, về Duras, về Sagan, như dưới đây, mà chẳng tuyệt
vời sao?
*
Marguerite Duras : “le Square”
« Nous étions ensemble aux
Jeunesses communistes. En sortant des réunions, comme je n'arrêtais
pas de râler, Marguerite me prenait
par le bras pour me sermonner sévèrement - je doutais autant qu'elle
était
convaincue - tandis que nous montions et descendions la rue Saint-
Benoît, bras
dessus, bras dessous. Ça pouvait durer des heures. En théorie, le
communisme est
plutôt mon idéal, Jésus étant pour moi le premier communiste. Mais je
n'ai
pas l'esprit de groupe. Mais bon, je participais malgré tout aux
réunions, il
m'arrivait même de mener la marche
lors des
séances de préparation militaire dans le bois de Vincennes. J'avais la grosse voix, je
criais:
"Une, deux. Une, deux." Pour revenir à Duras, j'adorais ses livres,
quand
elle m'a proposé « le Square» j'ai été immédiatement conquise. Je l'ai
remerciée et j'ai embarqué le texte. »
Françoise Sagan : “Sans vous aimer”
“Elle m'a donné "Sans
vous aimer", musique le Michel Magne. J'aime tellement Françoise que
j'ai
du mal à en parler. J'aime l'écrivain, a dramaturge, la femme, l'enfant
en
quête l'amour qu'elle n'a jamais cessé d'être. Elle réussi son
autodestruction,
ce qui ne me met pas de bonne humeur. Mais je ne l'ai jamais jugée,
c'était son
droit, sa liberté chérie. J'ai enregistré quatre chansons d'elle, dont
"Sans vous aimer", qui est de loin la plus forte.»
Propos recueillis par SOPHIE
DELASSEIN
CD: “Je me souviens de tout”
(Polydor). Sortie le 27 avril.
En concert: du 4 au 10 juin,
au Théâtre des Champs-Elysées.
Đà Lạt
Cũng
trong bữa sinh nhật, người bạn gái học cùng lớp, ở cùng phòng trọ với
Oanh suốt
ba năm kể với Oanh những chuyện về thành phố cao nguyên như nhắc lại
một mớ kỷ
niệm đáng nhớ cho Oanh mang theo. Chi nhắc Kiệt. Chi gặp Kiệt trong
buổi đi
chơi với chúng bạn ở một rừng thông xa thành phố. Ông ta đi với một
người đàn
bà chắc chắn không phải vợ, trông mùi mẫn du dương không tưởng. Ngay
tức thời,
Oanh không có phản ứng. Nàng lặp với Chi: Một cuộc tình tắt, tắt một
cuộc tình,
bởi Chi hiểu Oanh có cảm tình đặc biệt với Kiệt – nhưng không biết Oanh
đã gặp
Kiệt.
Đêm
ấy không biết Oanh khóc mấy trận. Nàng ngỡ đích thực mình đã trở thành
đàn bà
dù chưa ai đụng chạm. Nàng không còn tưởng đến chuyện gặp lại Kiệt nữa.
Một
Chủ Nhật Khác
... vào đúng dịp sinh nhật của
chàng, sinh
nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je
serai ta femme."
Thời
gian
Một buổi chiều mưa. Oanh và Chi ngồi trong quán kem sát bên phố đông
khu trung
tâm. Trong một giây phút mơ mộng, Oanh thấy Kiệt đi qua bên ngoài kính.
Không
kịp nghĩ ngợi, nàng xô ghế đứng dậy len ra cửa. Trời vẫn mưa, dọc theo
vỉa hè
có mái che người đứng trú chen chúc.
Một
Chủ Nhật Khác
Sau
này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ
Đại học Y
khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô
phương. Lũ bạn
nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh
vẫn chờ
(có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa
đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ
đích, mơ
hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm
tất cả những
kỷ niệm về một cô gái, Hà Nội, độc, và đẹp...
Độc,
là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái
tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé,
chúng thật
đẹp.
Hà
Nội, Lan Hương, và Gấu
10
Kiệt bỗng cất tiếng hát inh tai. Kiệt gào thì đúng hơn như muốn át
tiếng còi
hú, và tiếng động cơ.
Tiếng còi báo động.
Bông Hồng Đen, Tiếng Hát Của
Im Lặng.
… cette ‘’rose des
ténèbres’’. Cette "musicienne du silence"?
C’est grâce à elle, et pour
voir mes mots devenir pierres
précieuses, que j’ai écrit des chansons.
Nhờ nàng, và cũng để nhìn
thấy những từ ngữ của mình biến thành những viên ngọc quí mà tôi viết
những lời
ca
JEAN-PAUL SARTRE
Si vous entendez une voix
qui
est l’appel de l’ombre, c’est celle
de Gréco.
Nếu bạn nghe tiếng hát liêu
trai, tiếng hát gọi bóng tối, thì đó là của Gréco.
PIERRE MAC ORLAN
*
Me xừ Tướng Về Hưu của NHT,
sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa Ngục ở trên Trái Đất, trước khi
về hưu,
bèn ghé thăm Sài Gòn. Tâm trạng cô đơn, không còn việc gì để làm, miền
nam làm
thịt xong rồi, đói no thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào
việc nuôi heo bằng thai nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi
buồn", có cái "air" văn chương miền nam. Không phải tự nhiên mà
có người nhận xét, không làm thịt được miền nam, không có những ông như
NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những
mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả... của Nỗi Buồn Chiến Tranh khiến
độc giả
miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo Ninh đã từng ghé mắt đọc Tiếng Động của
Thanh
Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một tiếng
hát, thí dụ như của... Gréco, "sang nhất", hoặc "hèn hơn một
tị", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong NHT. Có thể, tiềm thức của
tác
giả nhận ra thiếu... một giọng hát, bèn
nhớ ra tiếng hát thuỷ thần, tiếng hát Trương Chi...
Thiếu là thiếu một thứ văn
chương không hề trông mong vào chính tác giả của nó, để giải thích, để
biện
minh cho nó.
Va, petit livre, et choisis
ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ
bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Không kiếm được, không chọn
được, thì... kệ cha mày, mặc mẹ mày, và đó là phần số của mày.
Làm gì có thứ văn chương
mẹ... mìn, vú em, hay.. bà chị, đi kèm?
Cuốn sách chưa viết xong, thì
đã lo giải thích, tôi viết thế này là thế... lào...
rồi!
Viết xong lại càng có lý do
để mà la làng: Con lày, thằng lày không đem con bỏ chợ! Thằng lào con
lào chê
bai... là chết với... bà!
Thiếu một thứ văn chương, mà
độc giả, đọc từng câu từng câu là từng từng hạnh phúc.
Những trang đẹp nhất của Kể
Chuyện Năm 2000, lạ thay, lại là những đoạn tả mấy anh tù sáng sáng đi
làm!
Nhật Ký Tin Văn
*
Lên xe tiễn
em đi , chưa bao
giờ buồn xế!
Gấu là
người đầu tiên hát,
như trên, chưa bao giờ buồn xế, những ngày bài hát Phạm Duy phổ nhạc
thơ Cung
Trầm Tưởng vừa mới ra lò và ngay lập tức, chinh phục cả Sài Gòn.
Cả nhà
bật cười.
Nhà ở
đây, là nhà bà cụ C.
Ông anh
cũng bật cười.
*
Thời
gian đó, cụ C cũng đã
mua phiá bên trên lầu, C. có phòng riêng. Ông anh có phòng riêng. Cụ
còn nuôi
thêm hai cô người làm. Hai chị em. Chắc cũng chẳng cần tới hai người,
nhưng
nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô em, đại khái vậy.
Hai cô
xẩm. Cứ mỗi lần, vào
buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và cô chị biết liền, và bèn lấy
cơm
nguội ra cho Gấu ăn.
Thế rồi
Gấu mê, cả cơm nguội,
lẫn người ban cho mình cơm nguội.
Cô
biết. Và có lẽ cũng thương
Gấu!
*
Cụ nuôi
cô chị trước, ít lâu
sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh thằng cu Gấu tới, cô chị
lăng xăng
săn sóc cái bụng đói, hai con mắt đói, chắc là hiểu. Thành thử cô em
đối với
Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là người trong gia đình, đây là anh Hai
của mình
mà! Có những lần Gấu tới, không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia
đình, thế là
cô em thay cô chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và
chẳng hề
có một tí mờ ám nào cả.
Gấu
cũng thế.
Cho tới
một bữa, Gấu, mắt lé,
nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay. Thế là xong.
*
Lần về
thăm cụ, vào năm 2000,
Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó
đi nước
ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá. Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn.
Hai đứa
nó vẫn còn ở Việt Nam.
|
|