|
Tribute to Phạm Chi Lan
VHNT tái xuất hiện
Tin Văn VHNT số
555:
NQT vs Đoàn cầm Thi
nhân bài viết về Nguyễn Huy Thiệp
Note:
Do dời đổi chỗ ở, có thể, Tin Văn sẽ ngưng update ít lâu.
Nay thông báo. NQT
Sách mới về điệp viên bậc
thầy
Hai cuốn về PXA, The Spy Who
Loved Us, và cuốn The Perfect
Spy, mỗi cuốn có một ‘ẩn dụ’ của riêng nó, chỉ ở
nội cái tên, chưa nói đến nội dung tác phẩm.
The Spy Who Loved Us phỏng
theo một cái tít của một trong những phim James Bond, và đây là câu
chuyện về
anh chàng 007 làm thịt một điệp viên KGB, và em KGB, người tình của tay
bị giết,
thề sẽ giết 007 để trả thù, sau cùng lại mê 007.
Us ở đây, vừa là Mẽo, vừa là
đô
la Mẽo, bởi vì PXA đã từng viết thư xin tiền cựu đồng nghiệp, tức đám
ký giả Mẽo
ngày xưa, để lo cho con trai đi du học Mẽo.
Còn cuốn kia, The Perfect
Spy, sử dụng đúng cái tít của một cuốn tiểu thuyết của Le Carré, và
cuốn này cũng
có vấn đề, anh chàng điệp viên tuyệt hảo, bậc thầy này rất thù ông bố,
người đã
đẩy anh vào cái nghề khốn nạn, ông bố ở đây cũng là một bố kép, chỉ
nước Anh, và chỉ ông bố ruột của Le Carré, một tay lường đảo bậc thầy.
Riêng cuốn The Spy Who Loved
Us, khi còn là một bài báo, đăng trên The New Yorker, vì Gấu
thường
xuyên đọc tờ
này, nên thấy nó trước tiên, và lôi về đăng trên Tin Văn, tính vừa
dịch, vừa kèm
vài chi tiết, kỷ niệm về PXA mà Gấu biết qua cái tên Cao Bồi, nhưng vì
là tin sốt
rẻo, báo chí đua nhau dịch, thế là Gấu chán, bỏ ngang.
Tuy nhiên, khi bài đăng trên
The New Yorker, số
báo liền sau đó, có phản ứng từ bạn cũ của PXA, và độc giả tờ
báo. Gấu có scan sau đây.
Bạn cũ và độc giả trách đám ký giả Mẽo đã góp tiền gửi cho
PXA, nhưng Gấu nghĩ khác!
Đó là cách tạ tội bảnh nhất,
một điệp viên bậc thầy mới nghĩ ra được!
Đừng nghĩ đến chuyện tiền
bạc
ở đây, dù mấy chục ngàn đô.
PXA lừa bè bạn, tháng tháng lãnh tiền Time,
tối tối
lén coi tài liệu mật chuyển cho VC, báo trước những chiến dịch di
chuyển lính Mẽo,
để VC làm thịt họ.
Vậy mà khi công thành danh toại, PXA lại nhục nhã viết thư
xin tiền bạn cũ, bởi vì ông nghĩ, chỉ còn mỗi cách đó, hạ nhục
mình để tạ
lỗi ngày nào.
Đám bạn hiểu ra, nên mới gom tiền cho PXA.
Gấu nghĩ ra điều trên là do
đọc
Le Carré.
Trong Gọi Người Đã Chết, bà
vợ của Smiley bỏ chồng theo trai, và khi trai bỏ, viết thư năn nỉ chồng
cho mình
trở về lại.
Smiley lắc đầu chịu thua.
PXA chính là cái bà vợ bỏ chồng theo trai,
[làm cho Mẽo, lãnh lương Mẽo, lừa Mẽo, đưa tin cho VC làm thịt Mẽo], và
cái đám bạn cũ của PXA, là Smiley, gật đầu tha thứ cho PXA.
Nhưng Smiley không thể nào chấp nhận được bà vợ, vì lý do sau đây:
Anh George yêu
quí của Em,
Em muốn cầu xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào
có thể
chấp nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich
tới cuối tháng.
Em trông tin Anh
Ann
Smiley cầm cái phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan
Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp nhận nổi
lời mời
mọc này.
Call For The
Dead
Thomas
A,
Bass's profile of Pham Xuan An, the Time journalist who also spied for North Vietnam, includes
an interview with Frank McCulloch, An's boss at Time's Saigon bureau (“The Spy Who Loved Us”,
May 23rd). Bass writes, "McCulloch remembers An with tremendous
fondness
and respect and he says it was a 'great pleasure,’ in 1990, to organize
a
subscription fund, which raised thirty-two thousand dollars, to send
An’s
eldest son. . . to journalism school at the University of North Carolina. The list
of subscribers to the fund reads like a Who's Who of Vietnam War
reporters.” It’s
easy to imagine the reaction this provokes among those of us who served
in Vietnam and lost
comrades there, friends whose families often faced serious financial
difficulties after their deaths. Anyone who wonders why active-duty
military
personnel and veterans distrust the mainstream media need only read
those two
sentences.
David Clayton Carrad
Augusta,Ga
Điệp viên Sài Gòn
Bài của Bass về con người chỉ hé một tí bộ mặt [profile], là Phạm Xuân
Ẩn, ký
giả báo Time, và còn là gián điệp cho Bắc Việt Nam, trong kèm cuộc
phỏng vấn sếp
của Ẩn khi đó, tại văn phòng Time tại Sài Gòn. Ông này "nhớ lại Ẩn với
rất
ư tự hào và kính trọng, và ông nói, thật là một 'niềm hạnh phúc
lớn lao',
vào năm 1990, tổ chức một cái quỹ xin tiền bạn bè, được 32 ngàn đô, để
gửi con
trai lớn của Ẩn đi học trường báo chí tại Đại học Mẽo. Danh sách những
Mạnh Thường
Quân này, đọc cứ như là những 'Who's Who of Vietnam War reporters'
[Những phóng
viên vẻ vang đã từng tham dự cuộc chiến Việt Nam]."
Thật dễ dàng đoán được phản ứng những dòng như trên gây ra, giữa những
người
trong số chúng ta, những người đã phục vụ tại Việt Nam, và đã mất bạn
bè tại
đó, những bạn bè mà gia đình thường xuyên gặp khó khăn nặng nề về tiền
bạc sau
những cái chết của họ. Bất cứ ai còn hoài nghi, tại sao nhân viên hiện
đang tại
ngũ và giới cựu quân nhân không tin cậy báo chí, chỉ cần đọc hai dòng
chữ trên.
David Clayton Carrad
Augusta,Ga
Còn đây, là thư của một đồng nghiệp thời chiến của Ẩn, cũng làm cho
Time:
I was a correspondent for Time in Vietnam, and I knew Pham
Xuan An
for nearly ten years. While spying for the North Vietnamese, An
transformed
Time's correspondents into an inadvertent worldwide network of spies
for Hanoi.
Time had
high-level sources who often provided classified information on the
condition
that it would be kept secret and used only as back-ground. The content
of these
confidential briefings was circulated internally in the weekly "Time
memo,” which was considered so sensitive that copies were numbered and
returned
after a reading by the editors. The memo contained much useless gossip,
but
also solid-gold insider reports from the White House, the State
Department and
the Pentagon. The memo was also circulated to Time bureaus around the
world,
which were supposed to take equal precautions; An, as a Time reporter,
had
access to it. I often saw him taking notes from the Saigon
bureau chief's confidential reports. These would have included
briefings by
Generals William Westmoreland and Creighton Abrams and Ambassadors
Henry Cabot
Lodge and Ellsworth Bunker which often covered operations and strategy
scheduled for weeks in the future. Then An would suddenly disappear
without a
word, presumably to brief his comrades in the tunnels of Cu Chi. I have
always
questioned the American journalists who insist on romanticizing An. It
is one
thing to have been against the Vietnam War—many of us were—but quite
another to
express unconditional admiration for a man who spent a large part of
his life
pretending to be a journalist while helping to kill Americans.
Zalin Grant
Paris, France
I often saw him taking notes from the Saigon
bureau chief's confidential reports:Tôi vẫn thường thấy anh ta chôm tài
liệu
mật...
Thế mà bi giờ mới khui báo, thế thì có bỏ mẹ không chứ! NQT
*
Nhân nhắc tới
PXA.
Cái tít Điệp Viên Tuyệt Hảo, Perfect Spy, của
một cuốn sách mới ra lò, ở Mẽo, về PXA, thực sự ra, là từ A Perfect Spy của John
Le Carré.
Độc giả nào đã đọc qua cuốn trên, thì chắc là hiểu ra cái ý nghĩa xỏ lá
của nó.
Tay điệp viên tuyệt hảo của Le Carré, suốt đời thù ông bố của mình, [là
Anh
Quốc, chúng ta có thể hiểu ngầm], vì ông này đã đẩy con vô cái nghề
khốn nạn đó
[ngoài đời, ông bố Le Carré còn là một tên lừa đảo, có lần mượn cả tên
con để
lường gạt người quen. Trên tờ Người Nữu Ước, Le Carré có viết
về chuyện
này, nếu Gấu nhớ không lầm].
Gấu sợ rằng, tay tác giả cuốn sách mới ra lò về PXA, cũng muốn nói thay
cho nhân
vật của mình, cái ý nghĩ thầm kín đó chăng?
Chắc chắn, ông này phải đọc Le Carré, và phải biết đến cái tít Một
Điệp Viên
Tuyệt Hảo.
*
Trang đầu cuốn A Perfect Spy của Le Carré, là
đề từ:
Một người đàn ông có hai người đàn bà thì mất linh hồn.
Nhưng một người đàn ông có hai cái nhà thì mất mẹ cái đầu của anh ta.
A man who has two women loses his soul.
But a man who has two houses loses hid head.
Proverb
*
He has been a perfect spy, but at the cost of his soul.
Anh ta là điệp viên tuyệt hảo, nhưng phải trả giá bằng linh hồn
của mình.
Wikipedia
Ẩn hả, nhớ chứ
Phạm Xuân Ẩn ra đi
Nên nhớ PXA cũng là một thứ Bắc
Kỳ di cư như Gấu, từ mấy đời, và biết
đâu, ông
cũng đau nỗi đau Yankee mũi tẹt thèm thuồng thiên đàng Miền Nam,
như Gấu?
Nên nhớ, [lại nên nhớ], những giấy phút sắp lìa đời của bạn hiền Cao
Bồì, của
Gấu.
*
Bà [PXA] quay
sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả
một
giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn
cũng không
được thanh thản.
Tin Văn và Gấu
thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc
linh hồn
bạn Cao Bồi sớm siêu thoát. NQT
PXA không ưa Greene, Gấu sợ
rằng, do kỵ dzơ, jeu, [mày với tao
cùng nghề, mày một mang, tao hai ba mang], nhưng còn do đố kỵ nữa, mày
còn viết
văn, như vậy là mày muốn chơi gác tao !
Không những viết văn, mà còn suýt ẵm Nobel văn chương nữa, PXA làm sao
mà không
tức cho được !
Trường hợp Greene hụt Nobel hơi giốngTolstoy.
Vào năm 1901, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát giải Nobel văn học đầu
tiên cho
nhà thơ Tây già Rene Sully-Prudhomme, thay vì tiểu thuyết gia Nga Leo
Tolstoy,
lý do, theo một nhận định của uỷ ban Nobel sau khi phát giải, ông Nga
này rao
giảng một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, mang tính lý thuyết và một Ky Tô
giáo thần
bí. Sau khi phát giải cho nhà thơ Tây già, 42 nhà văn Thụy Điển cho ra
một cái
thư ngỏ, tố cáo giải thưởng và an ủi ông nhà văn Nga xấu số ! Và như
một cái
"dớp", sau này, cứ phát giải là có phản đối.
Greene bị ông Hàn Arthur Lundkvist thù đến nỗi, không thèm giữ đúng
luật
omerta, và la làng, ông ta thề sống dai hơn Greene, chỉ để loại nhà văn
này ra
khỏi giải. Còn tay Per Wasberg thì cố hết sức tranh đấu cho Greene,
trước và
sau khi trở thành ông Hàn, nhưng sau cùng ông hiểu, chỉ uổng công.
*
Nhưng chỉ đến khi đọc "người của chúng ta ở Paris" so sánh PXA với Greene,
[Graham
Greene bắt đầu câu chuyện «A Quiet American » trong khung cảnh
Sài Gòn
tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời điệp viên của Phạm
Xuân Ẩn
(mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng bắt đầu từ địa
điểm và
thời điểm ấy], liên tưởng đến bài viết của Zadie Smith, Rợp Bóng
Greene, trên
Guardian, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, giống như một con phượng hoàng
tái sinh
từ tro than của nó, Gấu mới hiểu ra được là PXA thực sự đã cảm nhận ông
thua
Greene, thua tình yêu mà Greene dành cho Miền Nam, thua lòng nhân hậu
của
Greene, khi ông này đã nhìn ra được từng cái nón rơi xuống, và chẳng có
ai chạy
về phía những kẻ bị thua thiệt, bị làm nhục. PXA chưa hề nói ra được
một lời
nào, là chàng ân hận.
Nhưng cả đám đó, có ai làm được điều này?
V/v Romain Gary:
Ông này phịa ra cả một lô những
cái tôi dởm, trong đó, có một cái tôi “khủng” nhất: Ông tưởng tượng ông
là Chúa
Giê Su, và ngày ông ra đời, là Ngày Chúa Giáng Sinh lần thứ nhì!
Ông là người đầu tiên viết tiểu
thuyết sinh thái, trước khi có cái từ này, với cuốn Cội Rễ Nhà
Trời.
Bây giờ, giới văn học khám phá
ra một ông Gary
mới toanh: Một nhà văn viết dưới bóng Lò Thiêu
Cội rễ nhà trời
"Đây là
một con người mà trong nỗi cô đơn của mình, đã đi xa hơn những kẻ khác".
Romain Gary
Cuốn "Cửu Long cạn dòng biển
Đông dậy
sóng", của Ngô Thế Vinh, được một số nhà điểm sách coi là một báo động
sinh thái cho một vùng đất. "Cội rễ nhà trời" (Les Racines du ciel),
của nhà văn Pháp Romain Gary, có lẽ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên nói
tới hiểm
họa này. Người viết xin chuyển ngữ bài viết của chính tác giả, nhân lần
tái bản
năm 1980 cuốn sách của ông: cuộc hành trình vô vọng của một con người
giữa rừng
rậm Phi châu, chiến đấu nhằm bảo vệ loài voi thoát họa diệt chủng.
"Từ khi xuất hiện cuốn sách này cách đây 20 năm, người ta rất muốn viết
về
nó, như là cuốn tiểu thuyết ‘sinh thái’ đầu tiên (le premier roman
‘écologique’),
lần đầu tiên đưa ra lời cầu cứu, rằng trái đất sinh học của chúng ta
đang bị đe
dọa. Bản thân tôi, thật ra, vào lúc đó, cũng không thể ngờ được, sự
tình lại
đến nỗi quá bi đát như là bây giờ, và sự hủy diệt cứ thế tăng lên mãi.
Vào năm 1956, tôi ngồi cùng bàn với một ký giả nổi tiếng, Pierre
Lazareff. Một
người nào đó thốt lên từ ‘sinh thái’. Trong số trên hai chục người hiện
diện,
chỉ có bốn người hiểu ý nghĩa của nó…
Vào năm 1980, người ta cân nhắc con đường vạch ra. Trên khắp mặt đất,
những cơ
quan, hội đoàn, những lực lượng được thành lập, và đứng đầu là giới trẻ
đầy
quyết tâm chiến đấu. Rõ ràng là họ không biết đến cái tên Morel, kẻ
tiên phong
trong cuộc chiến đấu và là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của
tôi.
Chuyện đó đâu có gì là quan trọng. Trái tim đâu cần đến một tên khác,
để gọi.
Và nhân loại đã đề nghị những con người tuyệt hảo nhất của nó, nhằm bảo
vệ một
cái đẹp nào đó của cuộc đời. Một cái đẹp nào đó của thiên nhiên…
Tôi chọn lựa cho cuốn tiểu thuyết của tôi một nơi chốn mà vào năm 1956
người ta
vẫn còn gọi là "Phi châu nhiệt đới của Pháp", bởi vì tôi đã sống ở
đó, và có lẽ bởi vì tôi không thể quên, đây là xứ sở đầu tiên trước đây
đã đáp
ứng lời kêu gọi nổi tiếng: hãy chống lại sự buông xuôi bỏ mặc, và niềm
thất
vọng chán chường. Và sự từ chối của nhân vật của tôi, từ chối làm một
con người
bất lực, chịu thua luật đời sừng sỏ, chính sự từ chối này đã ở với tôi
trong
những giờ phút lạ thường khác nữa…
Thời gian chẳng thay đổi nhiều, kể từ khi cuốn sách này được xuất bản:
người ta
vẫn tiếp tục sử dụng một cách thật là dễ dàng thoải mái, những dân tộc,
nhân
danh quyền con người, quyền dân tộc, xúi họ sử dụng chính họ. Ýù thức
về ‘sinh
thái’ (la prise conscience ‘écologique’), chính nó, đã đụng phải cái mà
tôi gọi
là sự phi nhân của nhân loại (l’inhumanité de l’humain). Vào lúc tôi
đang viết
những dòng này, 1200 con voi đã bị tàn sát ở Zimbabwe… Đúng là một
nghịch lý cơ
bản [sự phi nhân của nhân loại] mà không một tư tưởng, tông giáo nào có
thể
giải đáp được.
Nếu nói về sắc thái tổng quát, phổ cập, của công cuộc bảo vệ thiên
nhiên, lẽ dĩ
nhiên nó không mang tính đặc biệt, như chỉ xẩy ra ở Phi Châu không
thôi: đã từ
lâu con người rú lên như bị lột da. Như thể, quyền con người, chính
chúng, cũng
trở nên những sống sót làm bực mình, gây khó chịu, của một thời đại
sinh thái
nào đó, đã qua rồi: thời được gọi là nhân bản. Những con voi ở trong
tiểu
thuyết của tôi tuyệt nhiên không phải là những ẩn dụ: chúng có thật,
bằng xương
bằng thịt, y hệt như quyền con người…
Một lần nữa, tôi xin được cám ơn những con người mà tình bạn của họ đã
giúp đỡ
tôi rất nhiều, khi viết cuốn tiểu thuyết này, trong những điều kiện khó
khăn:
Claude Hettier de Boislambert, giáo sư J. E. de Hoorn, René Agid, và
Jean de
Lipkowski, Leigh Goodman, Roger Saint-Aubyn và Henri Hoppenot, là những
người
mà cuốn sách này được đề tặng."
Romain Gary
*
"Đó là một cuộc sinh mới. Tôi tự làm mới chính tôi. Tôi được mọi
chuyện,
thêm một lần nữa."
Romain Gary viết, trong di cảo, Cuộc sống và cái chết của Émile Ajar
.
Ông tự huỷ mình, ngày 2 tháng Chạp, năm 1980. Chỉ vài tháng sau khi ông
mất, Cuộc
Sống và cái Chết xuất hiện, gây một cú sốc tại thủ đô nước Pháp;
trong đó,
tác giả thú nhận, ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết được nhiều
người biết
dưới bút hiệu Émile Ajar. Cuốn tiểu thuyết "Ajar" thứ nhất, Đại Ma
Đầu, Gros Câlin, là một best-seller 1974. Cuốn thứ nhì Cuộc
Đời Trước
Ta, La vie devant soi, trúng Goncourt 1975, nhưng Romain Gary đã
được giải
này rồi, vào năm 1956, với cuốn Cội Rễ Nhà Trời, Les Racines du
Ciel. Theo
điều lệ, mỗi nhà văn chỉ được một lần, cho nên ông phải từ chối.
Nhị
Go on, run away, but you'd be
far safer if
you stayed at home.
(John Fowles trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior
esse
domi.)
Trong
Tựa đề cho những bài thơ, Foreword to the Poems,
John
Fowles cho
rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện đại, là do bản chất của nó,
vốn bà
con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một thủ thuật; nhà văn chơi
trò hú tim
với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận những con người chẳng hề
hiện hữu,
những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu thuyết gia muốn, hoặc (một
chuyện) có
vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là con đường ngược lại, hình
thức bề
ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư không thực, nhưng nội
dung lại
cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là đối với nghệ thuật giả
tưởng
(tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều
gì; tiểu
thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể
cảm nhận
điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái
tôi thực
vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ. Go
on, run
away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà vẫn an toàn
hơn.
Khi trở về với thơ, vào cuối
đời, Mai Thảo
đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái ấm, của quê hương. Của Nhị.
Berlin
Wall
Viết blog vs Viết văn
Vượt quá
tội ác và hình phạt
Kỷ
niệm, kỷ niệm
N.
O. - C'est cicatrisé aujourd'hui?
V. Schlôndorff. - Le Mur a la vie dure dans les têtes. On peut dire que
pour
70% de la population la réunification a réussi. Mais un sondage récent
fait
apparaître que 47% des gens pensent qu'avant c'était mieux. C'est un
chiffre
alarmant. Au temps du socialisme, ils se considéraient comme les
meilleurs
élèves de l'Union soviétique, ils étaient les champions du socialisme
en termes
d'élite portive, de productivité. Ils cherchent encore aujourd'hui leur
honneur
perdu. C'est toujours la même histoire.
Propos recueillis par FRANÇOIS ARMANET et PASCAL MÉRIGEAU
Obs 22-28 OCTOBRE 2009
Nhà đạo
diễn phim Cái Trống [chuyển
thể truyện Cái
Trống của Gunter Grass] nói về Bức Tường.
Người
Quan sát Mới: Thành sẹo chưa?
Bức Tường sống dai lắm ở trong đầu
dân Đức. Có thể nói 70 % dân chúng sau khi thống nhất, khấm khá. Nhưng
con số
mới đây cho biết,
47 % dân chúng cho rằng, trước đây bảnh hơn. Đúng là một con số
đáng quan ngại. Vào thời XHCN, dân Đức coi mình là những học trò
bảnh nhất
của Liên Xô. Kẻ thù nào cũng đánh thắng, vô địch XHCN về thể thao, về
sản xuất. Bây giờ họ vẫn đang tìm kiếm những hào quang đã tắt ngấm.
Thì vẫn chuyện Vũ Như Cẩn, y chang Mít.
*
Prisonnier de guerre, le
philosophe lit Proust, Léon Bloy, et redécouvre sa judéité sous la
surveillance
des nazis.
Ces Carnets inédits sont un événement.
Levinas captif
Ouvres complètes, tome I.
Carnets
de captivité et autres inédits, par Emmanuel Levinas, sous la direction
de
Jean-Luc Marion, Grasset-lmec, 504 p., 25 euros.
"Jamais nous n'avons été plus
libres que sous l'occupation allemande”.
Levinas, triết gia Tây. Tù Nazi. Đọc Proust, Léon Bloy, và lại tìm ra
căn cước Do Thái của mình, dưới họng súng của Nazi
Nhật Ký Tù, chưa từng in ra, quả là một hiện tượng. Ông phán:
"Chưa bao giờ chúng tôi tự do bằng cái hồi bị Nazi chiếm đóng".
Ui chao, thấy người sang bắt quàng làm họ, quả như thế, ấy là bởi vì,
đúng là tình trạng của Gấu, những ngày ở tù VC, nhất là thời gian ở
nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
*
L'Europe, une passion turque
L'écrivain turc publie
«D'autres couleurs», un recueil d'essais, et parle des rapports
intenses et conflictuels entre son pays et l'Europe par Orhan Pamuk
prix Nobel de littérature 2006
Âu Châu, một Đam mê Thổ
Nhà văn Nobel Pamuk viết về
mối tình Âu Châu của ông, nhân dịp ra mắt Những Mầu Sắc Khác, bản tiếng
Tây
*
Nhà
văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn
mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra
trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì
không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi
giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về
mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!
Khi thằng cu Gấu lên
tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái
rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong
đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái
đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên
đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…
Bà giữ đủ cả, chẳng
thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết
Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương
của một miền đất ở nơi Gấu.
Ui chao, chỉ nội kể
về hai chuyến trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu
thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người hài lòng, nhất là "Bác Gái"!
Mais
les circonstances m'ont aidé. Pour corriger
une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et
du
soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil
et dans
l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer
la vie,
oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans
doute,
que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec
innocence
sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr
d'atteindre le
but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas
d'art
sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit.
Préface.
Nhưng
hoàn cảnh đã giúp tôi. Để
sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn
cùng và mặt
trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới
ánh mặt trời
và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là
tất cả.
Đúng
là tâm trạng của Gấu, Bắc
Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
Dọn
Ngư ông và Biển cả!
Gấu đi biển, kiếm con K của Gấu.
Nhưng
trên hết, ở trong Gấu,
luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương
thì đều
có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi
hoàn,
kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết
thương”.
Được, được! [Thuổng Mai Thảo]
*
C'est
votre
illusion
Sunday, October
25, 2009 6:51 AM
Ông Trụ ơi,
Càng ngày ông càng tự
huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông,
rồi ông
phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của
ông, ông
biến thành cái rốn của ông.
Huyễn
hoặc lớn nhất của Gấu, là, khi đám Yankee mũi tẹt xuất hiện trên văn
học hải ngoại, Gấu đã nghĩ rằng, đây
là lúc móc nối lại với cái Đất Bắc mà Gấu đã từng bỏ chạy.
Cái web
của Gấu xuất hiện đã trên 10 năm, nếu kể cả thời gian ăn nhờ ở
đậu trên VHNT do PCL chủ trương. Chuyện thị phi xẩy ra khi Gấu chưa có
trang web riêng. Mặc dù Gấu có thể trả lời trên VHNT, vì PCL cho Gấu
hẳn một account, tự mình post bài. Nhưng Gấu tự nhủ, nếu lúc
này mà vướng vào chuyện... thị phi, là hư hết.
Chỉ đến khi vượt quá cái
tuổi năm tuổi, 73, và trong khi đi câu cá, tại... Vũng Tầu, Gấu
có
gặp con K, và nó biểu Gấu, bây giờ mày muốn viết cái gì thì viết, thì
Gấu mới dám đụng tới nhà đại phê bình!
Nói
rõ hơn, mọi chuyện kể như xong với Gấu, thời gian còn lại, là của Ông
Trời ban
riêng cho Gấu.
Sau giấc mơ, thấy xác mình trôi lều
bều trên sông Mekong, thì Gấu ngộ ra là, phải thanh toán tất cả,
bằng cách, viết tất cả, không bỏ qua một chuyện thị phi nào hết,
nhưng phải viết không một chút thù hằn, giận dữ, thì mới OK!
"Bạn
già" đọc những gì Gấu viết về nhà đại phê bình, đâu có gì là nặng
nề, cũng chỉ là một cách "dậy dỗ" đàn em, của người đi trước mà thôi!
Xoa đầu đấy, tuy hơi mạnh tay một chút!
Thuốc đắng rã tật!
Vậy thôi!
Nhà đại phê bình đâu có vừa!
Ông ta đã từng xoa đầu không biết bao nhiêu là nhà văn, nhà thơ?
Mạnh tay hơn Gấu nhiều!
Không lẽ viết như... năn nỉ, kẻ muốn lôi cả đời tư của Gấu ra để
mà sỉ vả, chỉ vì cái lỗi, là dám đụng tới một cái "note" của ông ta, về
Võ Phiến?
NQT
Thành
thực mà nói, nhờ gặp con K, và được nó huỷ bỏ cái tên của Gấu ở trong
lịch sử văn học Mít, nói theo ông thầy Faulkner (1), hay nói theo
Nguyễn Du, "đoạn trường đã rút tên ra", bây giờ mày muốn
viết cái gì thì viết, những gì mày viết, kể từ lúc này, sẽ "ở
bên ngoài lịch sử", "ngoài thời", time-out, (2) [láo lếu thật!] nên
Gấu mới có thì giờ để mắt
tới
những gì nhà đại phê bình viết, và sự nghiệp "xoa đầu kẻ khác" của ông,
thì
mới hỡi ơi, sao mà ông này liều lĩnh vô cùng, viết "đại, đại" nhảm, về
đủ thứ vấn đề.
Chán thế!
Thế là tha hồ mà dọn!
(2) Thuật ngữ của
dân Cớm, bảnh hơn nhiều: Off-record: Tắt mẹ cái máy ghi âm đi
cho tao nhờ!
V/v Time-out:
Cuốn La Tregua xuất bản tại Mỹ có cái tên "lạc quan" Lại Tỉnh Thức
(The Reawakening), trong khi nhan đề tiếng Ý đề nghị hoặc từ Truce (Hưu
chiến),
hay Respite (Giải lao), cuốn sách chấm dứt rõ ràng như vậy, bởi vì
những ngày
tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một
"ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và
Auschwitz-như-hồi
nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô
buổi sáng
của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy!
(Wstawach!).
Đây có phải một
người
(1)
Thi sĩ
Joseph Brodsky, đứa
con của St. Petersburg, khi được hỏi, ông cảm thấy thế nào, khi biết
tin thành
phố trở lại với cái tên lịch sử của nó; ông trả lời: tôi hạnh phúc quá
chừng,
quá đỗi! Tôi nói điều này với tất cả hân hoan, và không cần một chút dè
dặt,
mặc dù hoàn cảnh trớ trêu, có một thành phố St.
Petersburg
ở trong một Leningrad
Region... Nhưng đừng nghĩ tới chúng ta, mà hãy nghĩ tới những cư dân
hiện thời,
tới những người sẽ sinh ra tại đó. Họ sống trong một thành phố mang tên
thánh,
như vậy chẳng hơn là với một cái tên của quỉ. (Better they live in a
city that
bears the name of a saint than a devil.)
Khi được tin nhà thơ Nguyên
Sa mất, tôi bỗng nhớ đến câu thơ trên:
Sài-gòn phóng solex như
bay.
Nhớ đến
J. Brodsky, và câu
thơ của ông:
Neither country nor
churchyard will I choose
I’ll come to Vasilevsky
Island
to die.
Xứ sở làm chi, phần mộ làm
gì,
Ta sẽ tới đảo kia để chết.
*
Nhớ đến thành phố mất tên.
Và tôi tự nhủ, câu thơ, và
tác giả của nó, đã nhập vào thiên tài của nơi chốn. Đã vĩnh viễn thuộc
về
Sài-gòn rồi.
Ở đây,
chúng ta hãy vượt lên
mọi oan khiên nhất thời, hoặc cuộc đối đầu quốc- cộng, và để ý đến một
điều:
cái tên gọi Sài-gòn, theo như người viết hiểu, không phải là một từ
tiếng Việt,
mà là gốc Miên, hoặc Chàm. Tổ tiên của chúng ta, những người mở nước,
đã biết
kính trọng điều gọi là thiên tài của nơi chốn, genius loci, và đã không
đặt tên
lại cho một vùng đất đã cưu mang họ, bằng một cái tên mang sẵn từ nhà,
từ một
vùng đất họ đã bắt buộc rời bỏ. Những Los Angeles, Mississauga,
Canada... những
địa danh ở Bắc Mỹ là một an ủi cho những người Âu châu, so với tất cả
những tội
ác đối với thổ dân da đỏ.
Tôi thích câu thơ trên, vì
Sài-gòn (lẽ dĩ nhiên). Và, vì còn là một Sài-gòn của riêng tôi. Sài-gòn
của tôi
chẳng bao giờ phóng solex như bay, nhưng mỗi lần nhớ đến, câu thơ của
Nguyên Sa
lại mới nguyên trong tôi, như một vài kỷ niệm còn sót lại, về cô bạn.
Về Nguyên Sa, còn một câu thơ nữa, mà tôi vẫn
rì rầm hát theo, cùng với nó, và mỗi lần như vậy, lại tự nhủ, nếu có
dịp gặp
ông, tôi sẽ hỏi, đâu là nguyên bản của nó. Câu thơ được phổ nhạc:
Trời chợt mưa, chợt nắng,
chẳng vì đâu.
Câu thơ nguyên bản, như sau
này tôi được biết:
Trời chợt mưa, chợt nắng,
bởi vì đâu.
Nhưng tôi cứ rì rầm như vầy:
Trời chợt mưa, chợt nắng,
chợt vì
đâu.
Và tôi cứ cố tình thích chữ “chợt” sau cùng.
Bởi vì, cứ khơi khơi, trời chợt mưa, chợt
nắng, cô bạn chợt phóng solex vào đời mình:
Chợt vì đâu, solex mãi
trong
tôi...
Hoặc:
Chợt vì đâu xô lệch mãi
đời
tôi...
*
Oan khiên nhất thời: so với
chiều dài lịch sử, cuộc chiến quả thật chỉ là oan khiên nhất thời. Giữa
thời
gian và những ký hiệu là những con chữ, hay như ở đây, một câu thơ, lại
là một
vấn đề lớn lao khác nữa:
Khi thành phố mà tôi vinh
danh, đã lụi tàn, mai một,
khi những con người bài thơ
tôi ca ngợi, đã chìm vào quên lãng,
những con chữ sẽ vẫn còn hoài
(Pindar)...
Câu thơ
cứ còn mãi, dù
Sài-gòn không còn phóng solex như bay....
*
Sài-gòn không còn phóng solex
như bay, thi sĩ càng biết rõ điều này hơn chúng ta.
Hãy đọc thơ ông, thay cho một
lời tưởng niệm:
Em gói câu thơ trong áo
bay,
Ba phần gió thổi, một
phần
mây,
Ngày sau hai đứa mình xa
cách,
Anh vẫn được nhìn mây
trắng
bay.
*
Thi sĩ biết rất rõ, sẽ có một
ngày, người mà câu thơ ca tụng, sẽ cách xa, nhưng không hề chi, câu thơ
sẽ vẫn
còn mãi:
Anh vẫn được nhìn mây
trắng
bay.
*
Không phải chỉ em, mà luôn cả
anh - nhà thơ, sẽ cách xa:
Nghệ sĩ
phải làm cho hậu thế
tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L’artiste doit faire
croire à la
postérité qu’il n’a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông
có
trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ
mặt của
ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy.
"Tôi ghét chuyện dí mũi
vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào
giọi
chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải
thích
thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của
mình!
Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử
gạch đi
(supprimé par l'histoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ
những
cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ
sách,
in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông,
để, với
những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu
thuyết của
ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật)
Joseph
K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.
*
Solomon Volkov, tác giả cuốn
Chuyện trò với J. Brodsky, có kể lại: một lần ông hỏi nhà thơ, về một
lời chỉ
trích ông, của một ký giả lưu vong. Ông này đã buộc tội nhà thơ leo lên
đỉnh
vinh quang, bằng cách đạp lên ngôn ngữ Nga (over the steps of the
Russian
language). J. Brodsky mặt đỏ bừng, tính xổ nho, nhưng đột nhiên ông bật
cười la
lên: Thú quá, Trời ơi! Làm gì có chuyện nào đẹp hơn, phải không? (Lord!
What
could be better, right?).
Trong quá khứ, đã có lần,
người viết gọi ông, nhà thơ Nguyên Sa, là một nhà văn dễ dãi, và sung
sướng.
Bây giờ chỉ xin đổi lại: Nguyên Sa là một con người dễ dãi, và hạnh
phúc.
Xin vĩnh biệt nhà thơ.
NQT
Note:
1998, Nguyên Sa mới mất,
và Gấu lần đầu ghé Tiểu Sài Gòn, đúng thất tuần của ông, và một văn
hữu, chẳng
hề biết chuyện đụng độ giữa NS và Gấu, đã 'nhân danh gia đình' ngỏ lời
mời Gấu
tới thắp một nén nhang cho nhà thơ, và NMG giật mình, nói, đâu có được!
Bài viết trên là nén nhang đó.
NQT
*
Sao
bac ghet talawas...?
Gấu thực sự quá tởm
mấy đấng
Yankee mũi tẹt thì đúng hơn. Khi diễn đàn này mới xuất hiện, Gấu là
người đầu
tiên viết, trong khi những người khác còn nghi ngại, ấy là vì Gấu nghĩ,
đây là
thời điểm để nối lại mối nối bị đứt với Đất Bắc của Gấu.
Liền
sau đó, là thất
vọng, nhưng
vẫn hy vọng, rồi hoàn toàn tuyệt vọng.
Một
khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận
về cái chuyện ăn cướp Miền Nam,
thì may ra mới có sự thay đổi.
Chính
cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên
tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không
biết đến
bao giờ mới thoát ra được.
Có
vẻ như sự kiện chúng chẳng
thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như
thế,
trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài
mớ văn học
Miền Nam
được họ sưu tầm?
Cả
một đám làm cho Bi Bi Xèo
như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt
nát, thì cũng
không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao
khá cho được?
Cái
sự băng hoại đạo đức, ở
đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.
Kính.
NQT
*
Nhà Phê Bình
Monday, October 26, 2009 1:50
PM
Kính chú Trụ,
Cháu lạc vào rừng Tản Viên
của chú mà mày mò hoài không ra nguyên nhân ban đầu tại sao chú ghét
nhà phê
bình. Cháu có thấy "Sao bác ghét
Talawas?". Tại sao chú ghét nhà phê
bình? Bắt đầu là như thế nào?
Chú có ghét mấy tay phản chiến như Đỗ KH.
không?
Cám ơn chú cái link
VHNT, nhờ
đó cháu mới biết tin tờ báo được để lên web trở lại.
Độc giả nhỏ tuổi,
Hàng xóm ông bác Hiếu
Chân.
Note: Xin lỗi
bạn Đỗ KH nhe!
NQT
Phúc đáp:
Đúng ra là do Gấu ghét cái
thằng cha Gấu phê bình ngày nào, trước 1975, gây ân oán giang hồ, ảnh
hưởng đến
cả gia đình [cái vụ này Gấu sẽ từ từ viết sau].
Nhưng phải đến khi đọc Steiner,
thì mới hiểu ra lý do 'tiềm ẩn':
Khi ngoái
lại, nhà phê bình
thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng. Ai chịu làm phê bình gia, nếu
có thể
làm nhà văn? Ai chịu gò vào Dostoevsky để có được trực giác tinh tế
nhất, nếu
có thể hàn một phân bộ tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov; hay tranh luận
về tư
thái của D. H. Lawrence, nếu có thể tạo ra luồng gió đời cuồn cuộn
trong cuốn
Cầu Vồng? Tất cả tác phẩm văn học lớn đều bật ra từ "le dur désir de
durer" (dục vọng cương cứng được trường tồn), bằng lao khổ tâm trí nhằm
chống lại cái chết, bằng hy vọng vượt lên thời gian với sức mạnh sáng
tạo.
"Brightness falls from the air": năm từ và một ngón thanh âm u tịch
(a trick of darkening sound). Vậy mà đã trường tồn cả ba thế kỷ. Ai còn
muốn
chọn làm phê bình gia, nếu có thể đặt bài ca, soạn nhạc, và từ cái con
người
sinh tử lão bịnh là chính mình, tạo ra được một giả tưởng bất tử, một
nhân vật
sống hoài hoài? Hầu hết đều sống sót, như là bụi bặm, trong những cuốn
điện
thoại niên giám cũ mèm (cám ơn Trời, cũng may còn lưu giữ tại Viện Bảo
Tàng Anh
quốc). Dấu vết để lại của họ, qua mớ chữ đó, thì cũng chẳng là bao, nếu
nói về
chân lý và mùa màng gặt hái từ cuộc sống, so với Falstaff hay Madame de
Guermantes. Phải chi mà tưởng tượng ra được những nhân vật như thế nhỉ!
Phê bình gia sống kiểu tầm
gửi. Anh ta viết về. Phải thí cho anh ta một bài thơ, một cuốn tiểu
thuyết hay
một vở kịch; phê bình gia sống, nhờ ân huệ thiên tài, của những kẻ
khác. Bằng
văn phong, phê bình, tự thân, có thể trở thành văn chương. Nhưng chuyện
này
thường chỉ xẩy ra, khi nhà văn xử sự như nhà phê bình, về tác phẩm của
chính
mình; hay như một kẻ dọn đường cho thi pháp của kẻ đó: phê bình ở
Coleridge là
tác phẩm đang tiến diễn; hay tuyên truyền của T. S. Eliot là giây phút
sáng
tạo. Ngoại trừ Sainte-Beuve, ai dám cho rằng, ta thuộc về văn chương,
thuần tuý
như một nhà phê bình? Ngôn ngữ sống, không phải nhờ phê bình.
Nhân
Văn
Gấu không 'ghét' nhà phê bình đại phê bình, nếu đó là ý bạn hỏi.
Cũng phải có người làm cái việc... xoa đầu thiên hạ chứ?
Ngay Steiner, coi phê bình gia là... hoạn quan, mà còn nhận ra vai trò
cần thiết của họ nữa là Gấu!
Kính NQT
|
|