*


 






*

Hugh Van Es


Bếp Lửa trong Văn Chương                            

SÁCH MỚI TRẦN MỘNG TÚ
Trân Trọng Giới Thiệu Hai Tác Phẩm Mới của Trần Mộng Tú
*
Trần Mộng Tú
Giọt Mưa Trời Khóc
*
Nến Muộn
1, 2


Đọc Cô Rơm


Bình Thuỷ 1969
Còn lại gì? Cái còn lại, với "Cô Tú", hay Cô Rơm ngày nào, có lẽ những giọt mắt của 1969, nhưng phải đợi đến 1998, mới có dịp đổ xuống: Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ.
Mộ Tuyết 1967
Gấu Em mất 1967, trước Mậu Thân một năm. Khi đó, chiến tranh chưa đến nỗi khốc liệt. Nó lại thuộc tiểu đoàn bảo vệ phi trường Sóc Trăng, nên việc đưa xác về Sài Gòn cũng dễ dàng hơn so với trường hợp Cô Tú.
Nhưng những giọt nước mắt của Gấu thì đổ xuống tại một trại tị nạn Thái Lan, khi biết chắc rằng, cuộc đời của gia đình Gấu đã sang một trang khác, chắc là tốt đẹp hơn, và không một thằng VC nào nhìn thấy Gấu khóc hết.
Bây giờ thì tha hồ mà khóc, hình như lúc đó Gấu đã nghĩ như vậy.

  Trang TMT
1, 2


Trường hợp Lê Công Định

Trên blog của Đông A, viết: Hôm nay đọc The New Yorker thấy bài thơ A dream của Jorge Luis Borges, qua bản dịch của Suzanne Jill Levine. Tôi thấy thích bài thơ này và thử dịch ra tiếng Việt. Công nhận, The New Yorker đưa bài thơ này rất hợp thời. Không rõ Borges sáng tác bài thơ này vào năm nào. Thẩm mỹ về chuỗi vô tận, A trong A trong A ... rất hợp với tư duy phương Đông, không có khởi đầu và không có kết thúc, và con người chỉ còn có thể bất lực mà thôi. Nhưng thực ra các chuỗi vô tận không hẳn đã là vô tận. Chúng có một giới hạn, giống như nghịch lý Achilles đuổi rùa của Hy Lạp cổ đại. Cái giới hạn đấy là lúc con người có thể đọc được những gì mà những người tù đã viết ra.

Khó hiểu, là cái mẩu Gấu gạch đít.
Hợp thời?
“Y’ muốn nói về cái vụ Gấu "áp dụng thông minh và thiên tài" bài thơ của Borges vào trường hợp LCD? (1)
*
(1) Tình cờ, vớ được bài thơ của Borges, đăng trên The New Yorker, July 6, 2009, cũng ứng vào LCD:
Poetry
A Dream
by Jorge Luis Borges
July 6, 2009
In a deserted place in Iran there is a not very tall stone tower that has neither door nor window. In the only room (with a dirt floor and shaped like a circle) there is a wooden table and a bench. In that circular cell, a man who looks like me is writing in letters I cannot understand a long poem about a man who in another circular cell is writing a poem about a man who in another circular cell . . . The process never ends and no one will be able to read what the prisoners write.
(Translated, from the Spanish, by Suzanne Jill Levine.)
No one will be able to read what the prisoners write....
Chẳng ai biết tù nhân LCD viết cái đéo gì. Còn cái mà ông đọc, ở trên một tấm bảng, ở bên ngoài camera của Cớm VC. Bên cạnh tấm bảng, một tay Cớm đang kề dao vô cổ vợ con ông!
*
Soi vầng trán cháu ngoan Bác Hồ thành phố mang tên Bác, thấy tương lai của đất nưóc.
Víp Va Ka đã từng tiên tri như vậy.
Khi LCD bị bắt, Gấu bỗng nhớ lời tiên tri của Víp, và bèn giơ cả hai tay lên trời, mà rằng, quẻ bói của Víp đã ứng nghiệm. Những đứa trẻ sinh cùng với “Cách Mạng 30 Tháng Tư”, quả đã nên người, và đều đi tù, thí dụ như LCD, và mới đây nhất, là Nguyễn Tiến Trung. 

NTT, do không mắc míu gia đình, nên không “sao vụt tắt” được. Bà mẹ phán mới bảnh, và chỉ chửi Cớm VC, chúng thính hơi quá: “Không quá bất ngờ, nhưng chúng tôi cũng không nghĩ là lại quá nhanh như vậy. Trung mới được loại ngũ từ chiều tối hôm trước, ở nhà có một đêm, chưa nói được chuyện gì với nhau nhiều.” BBC

Câu nói của bà mẹ, xem ra thật nhẹ nhàng, nhưng là lời thóa mạ nặng nề nhất, dành cho Cớm VC, và Nhà Nước VC.
Quái quỉ làm sao, Gấu lại nhớ đến anh chàng sĩ quan Đạo, trong một truyện dài bỏ dở của TTT. Đây có lẽ là chuyện thực, đã từng xẩy ra, bởi vì Đạo, là từ sĩ quan Vũ Đạo Ánh, bạn thời Hà Nội, của ông [nhân vật Thạch cũng là từ Vũ Đạo Ánh, tuy có phần của chính tác giả ở trong đó]. VDA sau tử trận tại BD, và, vì  là người được đề tặng cuốn BL, người nhà đã chôn một cuốn BL cùng với ông.
Đạo đã từng đóng quân tại một vùng bất an, và trong vùng có một tay biệt động chuyên làm thịt binh sĩ VNCH, và những người dân có cảm tình với chế độ. Hành vi của y xuất quỉ nhập thần, và Đạo thề sẽ làm thịt được tay serial killer này. Tay này có một cô bồ, hay vợ, và lâu lâu, nhớ quá, bò về.
Bữa đó, Đạo và đệ tử nằm ngoài, cho anh ta thoải mái một đêm bên người thân, tới sáng, khi anh ta ló đầu ra, mới nổ súng.
Có thể, để tránh cái cảnh nhìn thấy NNT xuất hiện trên youtube, cả bố mẹ lẫn người yêu của anh đều lên tiếng OK, chấp nhận thương đau, hành động quyết liệt này cũng là để ngăn chặn mọi toan tính làm nhục anh, của VC.


Sao chính phủ không cách chức nhân dân

Cái đề tài “thay đổi nhân dân” này, tưởng như mới, nhưng thật xưa cũ, đã từng thực sự xẩy ra, tại Liên Xô, vừa là thiên đường vừa là cái nôi của chủ nghĩa xã hội. Lê nin đã từng thực hiện cả một trận đói để làm cỏ cả một dân tộc, đúng như ao ước của Gorky (1)
Gấu cũng đã từng khốn khổ khốn nạn, với vấn nạn này, khi chứng kiến những vụ làm cỏ nhân dân, đúng như ý muốn của Gorky:
Đưa hết cái đám dân ngu cu đen Bắc Kít vô chiến trường Miền Nam.
Thực hiện cú Mậu Thân, làm cỏ hết đám VC miệt vườn.
Khi cướp được Miền Nam, làm liên tiếp mấy cú, đánh tư sản, đưa dân thành phố đi khu Kinh Tế Mới, tống vô tù mút mùa sĩ quan, công chức cao cấp VNCH….
Tuy nhiên, đằng sau, bên dưới những cái khốn kiếp đó, thì lại là giấc mơ đổi đời của cả một miền đất.
Giấc mơ tuyệt vời này bù trừ tất cả, nếu, Gấu lập lại, nếu, VC Miền Bắc thực tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Giấc mơ từ ngàn đời của dân Mít, đã bị cái lũ Yankee mũi tẹt làm nát tan, khi chúng lóa mắt trước của cải Miền Nam, và đầu hàng cứt Mẽo bỏ lại khi bỏ chạy, là cái mà chúng khinh bỉ gọi là phồn vinh giả tạo!
(1)

*
Gorky đi thăm tù Gulag

Maxim Gorky - bậc thày của nền văn học Nga Xô viết

Nếu bạn tò mò một chút, chắc là nhận ra, trong hầu hết những hồi ký của đám biệt động thành sống sót trong vụ Tết Mậu Thân, đều có chi tiết này: họ đều được dặn dò, hãy quyết tử, hãy bám trụ, đừng rút lui, đừng đầu hàng, sẽ có đại quân tiếp viện.
Nhưng, như "lịch sử" cho thấy, làm gì có đại quân tiếp viện.
Hai Lúa có đọc đâu đó, rằng thì là, vụ Tết Mậu Thân là một cú nướng người anh em giải phóng, của VC miền bắc. Có thể như vậy.
Nhưng, những nông dân miền bắc, những trai làng, liệu chính họ, cũng bị nướng? Và đó là lý do thực sự của cuộc chiến: Huỷ sạch, tẩy sạch đám nông dân ngu đần, để có giai cấp mới, con người mới?
Chuyện đã từng xẩy ra, tại Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản.
"Bởi vì đối với Stalin, như Khrushchev cho chúng ta biết, nông dân chỉ là cặn bã, và đám cặn bã này, là 90% dân chúng Nga."
"Nhà nhân bản [The humane] Maxime Gorky, vào năm 1922, đã diễn tả niềm ao ước của ông, 'đám dân chúng không văn hoá, ngu đần, huênh hoang, bốc phét, ở trong những làng mạc Nga, sẽ chết sạch, tất cả cái đám dân ngu cu đen đáng khiếp, đáng sợ này.... và một giống mới, có học, biết đường hơn thiệt, có nghị lực, sẽ thế chỗ.'"
"Ao ước của ông đã được Stalin ngó xuống, chấp thuận, và biến thành hiện thực."
D.M. Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ trong ta. Chương 9: Một Con Sói đối với Con Người. Sự ngu xuẩn của cuộc sống làng xã [The idiocy of village life... Karl Marx] 

D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova. Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến. Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

 (1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ, thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa.
Nơi Người Chết Mỉm Cười.
D.M. Thomas viết, ... đằng sau 12 Vệ Binh Đỏ là một con chó đói - hình ảnh cựu thế giới, trước khi có Cách Mạng Vô Sản. Đám vệ binh đỏ tính thọc cho con chó một mũi lê, nhưng quay qua chú ý tới lá cờ đỏ mờ mờ hiện ra trong màn tuyết dầy đặc. Người cầm lá cờ, dẫn đầu đám giết người, bước như bay trên mặt tuyết đó, là...  Chúa Giê Su.

*

Gorky và Trùm Mật Vụ Nga


Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn
Bức hình trên, từ cuốn Koba The Dread, của Martin Amis, nhà văn Tây phương đầu tiên viết về Gulag, theo Anne Applebaum. Đọc Solz, thì cũng nên đọc thêm Amis, nhất là cuốn Nhà Hội.
Một tuyệt tác viết về Gulag.Tay điểm sách trên tờ TLS, đọc Nhà Hội, mà ngửi ra được cái mùi của Gulag, thế mới thần sầu.
Amis nhận xét về sự khác biệt giữa Cái Ác Nazi với Cái Ác Đỏ:
Chủ nghĩa Nazi không huỷ diệt xã hội dân sự. Chủ nghĩa Bolshevism hủy diệt xã hội dân sự. Đó là một trong những lý do cho thấy "phép lạ" của sự hồi phục của nước Đức. Stalin không huỷ diệt xã hội dân sự. Lenin huỷ diệt xã hội dân sự.
*
Đọc, Gấu nhận ra, điều này quá đúng với Việt Nam sau 1975. Sự huỷ diệt xã hội dân sự bắt đầu cùng với chiến thắng của VC.
Chính vì lý do này, sẽ chẳng thể nào có sự hồi phục.
*
Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread


Chuyện ông nhà văn hải ngoại LC giơ tay đầu hàng, ngưng viết về tù cải tạo, vì không thể viết hay hơn BNT khiến Gấu hơi bị ngạc nhiên.
Hai ông đi tù khác nhau, một ông là sĩ quan Ngụy, một ông chắc đã từng là đảng viên, đi tù vì bị Đảng nghi ngờ lòng trung thành, hẳn thế?
V/v ông LC nói “không thể nào viết hay hơn” ông BNT.
Gấu cũng đồng ý, không có ai có thể viết hay hơn BNT, với tác phẩm để đời CKN2000. Đó là một cuốn tiểu thuyết "trác tuyệt."
Nhưng, cái khốn nạn nhục nhã của CKN2000, chính vì nó trác tuyệt, không thể có ai viết hay hơn!
Cuốn tiểu thuyết, một cách nào đó, đụng vô một vấn đề căng nhất, về sáng tạo. Vấn nạn này, Adorno đặt ra, qui về câu sau đây, mà Gấu đã từng nhắc tới, khi viết về CKN2000: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia [Cái Đại Ác, Cái Ác Bắc Kít, Na Zít…], có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner).
Đây cũng là vấn nạn mà Kinh Cầu của Akhmatova nêu lên, như Brodsky nhận định về nó...
Brodsky. For me the main thing in Requiem is the theme of splitting, the theme of the authors inability to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly talking about how close she is to madness. Do you remember?
   Already madness dips its wing
   And casts a shade across my heart,
   And pours for me a fiery wine
   Luring me to the valley dark.

   I realize that to this madness
   The victory I must yield,
   Listening closely to my own
   Delirium, however strange.
Với tôi, đề tài chính của Kinh Cầu, là về sự nứt nẻ, phân rẽ, [thân này ví xẻ làm đôi được], về sự không làm sao có được một phản ứng đầy đủ của những tác giả khi đứng trước hoàn cảnh. Akhmatova, trong Kinh Cầu, miêu tả tất cả những điều khủng khiếp, ghê rợn của ‘khủng bố lớn’, của Stalin, nhưng cùng lúc, bà hoài huỷ nói về tình trạng mấp mé bờ điên khùng, hoảng loạn. Bạn nhớ không?
   Already madness dips its wing
   And casts a shade across my heart,
   And pours for me a fiery wine
   Luring me to the valley dark.
Khùng điên dang rộng cánh
Trải dài bóng qua trái tim tôi
Đổ rượu nồng cho tôi
Lùa tôi xuống thung lũng tối
   I realize that to this madness
  
The victory I must yield,
   Listening closely to my own
   Delirium, however strange.
Tôi nhận ra, đối với điên khùng này,
là chiến thắng mà tôi phải trao nhường cho nó.
Trong khi lắng nghe, thật cận kề,
cơn hoảng loạn của chính mình
Mới lạ lùng làm sao!
(1) Trên talawas, có một đấng dịch:

Cơn điên dại đã dang cánh
Phủ bóng lên nửa trái tim tôi.
Cho tôi rượu nồng để uống,
Và kéo tôi xuống thung lũng tối đen.

Đó cũng là lúc tôi nhận ra,
Trong khi lắng nghe cơn mê sảng xa lạ của mình,
Rằng tôi phải trao chiến thắng
Cho nó.

Không hiểu nửa trái tim, là, sao?
Tại sao nửa?
Nửa nào, còn nửa... kia, đâu? (1)
Bạn văn VC, rành tiếng Nga, coi lại nguyên tác, khai cái ngu cho Gấu giùm. Đa tạ. NQT

(1) Ui chao lại "hoài nhớ", một nửa linh hồn chót đem bán rao tại... chợ cá eBay! NQT
*
 Brodsky phán,
khổ thơ sau có lẽ là tuyệt vời nhất của tất cả Kinh Cầu. Hai dòng chót [Listening closely to my own/Delirium, however strange] nói sự thực lớn lao nhất. Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho bà, như thể, bà đứng qua một bên. Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Mi là kẻ điên khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như thế diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mớ gì tới mi?
Volkov: Chuyện trò với Brodsky
Note: Nếu hiểu theo cách hiểu của Brodsky, thì bản dịch trên talawas, không đạt.


Czeslaw Milosz có một bài viết thật tuyệt về Simone Weil, in trong "To Begin Where I Am": Sự quan trọng của Simone Weil. Tin Văn sẽ post và cố gắng dịch bài này gửi tới độc giả.
Gấu biết đến Milosz, là qua tờ Partisan Review. Có thể nói, tất cả những tác giả từng ăn bả CS, Gấu biết, là nhờ tờ báo khuynh tả này. Cũng tiếc, đám Yankee mũi tẹt, chẳng hề biết gì về họ. Chúng, cho đến giờ này, vẫn còn tấm tắc, nắc nỏm, tâm đắc…  với những vần thơ của Mai a cốp ki, của Ê ren bua, trong khi , Mai a, có thể do xấu hổ nhục nhã, và ân hận, vì những vần thơ của mình, đã tự tử bằng súng lục, còn Ê ren bua thì than, ta đã sống đời ta như là một con chó!

THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL
Sự quan trọng của Simone Weil

Nước Pháp dâng tặng một món quà hiếm cho thế giới đương đại, ở nơi con người, là Simone Weil. Sự hiển hiện ra một nhà văn như thế, ở trong thế kỷ 20 đúng là ngược với tất cả những qui luật của xác xuất, tuy nhiên những điều không chắc, chưa chắc, vẫn xẩy ra.
*

The great mistake of the Marxists and of the whole of the nineteenth century was to think that by walking straight ahead one would rise into the air."
Simone Weil
"Lầm lẫn lớn nhất của những người Mác xít và trọn thế kỷ 20 là đã nghĩ rằng, cứ bước thẳng tới, là có thể bay lên trời!"
Mấy anh VC chẳng đã từng bốc phét, với sức người sỏi đá cũng thành cơm!
*
In 1938 Simone Weil, to use her words, was "captured by Christ." Nobody has the right to present her biography as a pious story of conversion. We know the pattern: the more violence the turn, the more complete the negation, the better for educational purposes. In her case, one should not use the term "conversion”. She says she had never believed before that such a personal contact with God, was possible. But she says through all her conscious life her attitude had been Christian " I quote: "One can be obedient to God only if one receives orders. How did it happen that I received orders in my early youth when I professed atheism?" I quote again: "Religion, in so far at, source of consolation, is a hindrance to true faith: in this sense atheism is a purification. I have to be atheistic with the part of myself which is not for God. Among those men in whom the supernatural part has not been awakened, the atheists are right and the believers wrong."
The unique place of Simone Weil in the modern world is due to the perfect continuity of her thought. Unlike those who have to reject their past when they become Christians, she developed her ideas from before 1938 even further, introducing more order into them, thanks to the new light. Those ideas concerned history, Marxism, science.

Violent in her judgments and uncompromising, Simone Weil was, at least by temperament, an Albigensian, a Cathar; this is the key to her thought. She drew extreme conclusions from the Platonic current in Christianity. Here we touch perhaps upon hidden ties between her and Albert Camus. The first work by Camus was his university dissertation on Saint Augustine. Camus, in my opinion, was also a Cathar, a pure one, and if he rejected God it was out of love for God because he was not able to justify Him. The last novel written by Camus, The Fall, is nothing else but a treatise on Grace - absent grace -though it is also a satire: the talkative hero, Jean-Baptiste Clamence, who reverses the words of Jesus and instead of "Judge not and ye shall not be judged" gives the advice "Judge, and ye shall not be judged," could be, I have reasons to suspect, Jean-Paul Sartre.

A few years ago I spent many afternoons in her family's apartment overlooking the Luxembourg Gardens-at her table covered with ink stains from her pen-talking to her mother, a wonderful woman in her eighties. Albert Camus took refuge in that apartment the day he received the Nobel Prize and was hunted by photographers and journalists.
Milosz

Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba. Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.
*
Trong Native Realm chúng ta thấy có những chương về lịch sử, và luôn cả, kinh tế, như thể Milosz muốn nói, tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy, là, thơ có thể được làm từ không-thơ [nonpoetry], là, tứ thơ mạnh là nhờ được nuôi dưỡng tẩm bổ bởi những thức ăn của trần gian, chứ không phải do chúi mãi vào vùng nội tại, cõi riêng tư. Không bay bổng, cũng không “bỏ chạy” như là Đảng buộc tội, nhưng thẩm thấu, đó là phương pháp của Milosz. Không thẩm thấu khô khan nghèo nàn [sterile], giống như người ta tiêm nước biển ở bệnh viện, không khách quan, không bắt chước – ngươi ta làm thì mình cũng làm như vậy. Nhưng đây là một phương pháp thẩm thấu cá nhân, và theo một nghĩa nào đó, nó mang tính đạo hạnh, tới mức có thể coi đây là một phương pháp tu thân, tu đạo, bởi vì thơ là nhắm tới hiểu cái không thể hiểu, một phương pháp tri hành mà tôi muốn gọi là “nhân văn, nhân bản” [humanistic], nhưng từ này đã bị người đời quá lạm dụng ở trong những sảnh đường đại học, nên nó đã bị tổn thương, hư hại.
*
Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những  ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà  Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.
Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.
Tôi không tin tưởng, rằng Milosz – như ông thường gọi mình như vậy – là một tay Manichaean. Về tất cả những chuyện này, tuy nhiên, tôi nhìn thấy ở trong thơ ông, một sự gần gụi rất đặc thù, mà cũng rất hứng khởi, giữa tư tưởng và hình ảnh, giữa tranh luận và nhiệt tình, giữa thiên nhiên vùng California và ý thức hệ của thế kỷ 20, giữa quan sát và giao giảng sự thực. Milosz cũng còn là một nhà thơ chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái, sẽ còn hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập dành cho sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những sinh viên đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948], giống như một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng, khi xẩy ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho báo chí Ba Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ ngữ trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, tả tơi sau thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng thô bỉ của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường. Và còn điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà văn thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà hoạt động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có một ý nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong tương lai.

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường


Quít làm, Cam chịu [Lịch sử]

V/v  Các nhà văn Tây phương thèm được bách hại, đi tù, để… viết văn.
CKN2000 là câu trả lời cho vấn nạn trên.
Nhưng đẩy đến tận cùng, lòi ra câu hỏi: Tại sao chế độ toàn trị rất sợ, và rất nể nhà văn?
Gấu đã từng nghe rất nhiều giai thoại, huyền thoại về cây ba tong của Bố Già Nhà Văn Nguyễn Tuân.
*
Một trong những khác biệt rõ rệt giữa chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng sản: Phát Xít không gợi hứng cho một nghệ phẩm vĩ đại nào. Nó chẳng lôi kéo được một nhà văn hạng nhất vào quĩ đạo của nó, ngoại lệ may ra có trường hợp Montherlant. (Erza Pound không phải là Phát Xít; ông sử dụng những cơ hội và cờ biển của nó cho chủ thuyết kinh tế kỳ quặc của mình.) Ngược lại, chủ nghĩa Cộng sản đã là một sức mạnh trung tâm trong rất nhiều tuyệt phẩm của văn học hiện đại; và kinh nghiệm riêng của từng người, khi tiếp cận chủ nghĩa Cộng sản, đã ảnh hưởng, về ý thức, cũng như là về nghiệp văn, ở nhiều nhà văn lớn của thời đại chúng ta.

Tại sao có sự khác biệt này? Chẳng nghi ngờ chi, chủ nghĩa Phát-xít quá đê hèn, chẳng thể tác động tới lòng nhân hậu, vị tha, của trí tưởng tượng, vốn rất cần cho nghệ thuật văn chương. Cộng sản ngay cả khi đã trở thành nọc độc, nó vẫn là một huyền thoại về tương lai, một viễn ảnh giầu có về nhân cách, đạo đức. Phát Xít là luật tối hậu của đám côn đồ; chủ nghĩa Cộng sản thất bại bởi vì nó muốn áp đặt lên cái đa dạng mong manh của nhân tính, và đưa ra một lý tưởng nhân tạo [đó là] từ chối cái con người, là mình, vì mục đích lịch sử. Phát xít khủng bố thông qua sự khinh miệt con người; Cộng sản khủng bố bằng cách đưa bổng tít con người khỏi cõi sai lầm riêng tư, tham vọng riêng tư, tình yêu riêng tư, mà chúng ta gọi là tự do.
Còn một khác biệt đặc thù hơn nữa. Hitler và Goebbels là những đại gia về ngôn từ, nhưng họ đều coi thường đời sống tinh thần. Những người Cộng sản, trái lại, ngay từ phút đầu tiên, đã có một ý thức về những giá trị của trí thức, nghệ thuật. Trong Marx và Engels, điều này thật hiển nhiên. Họ là những nhà trí thức đến tận xương tận tuỷ. Lênin coi nghệ thuật là món quà vô giá để chống lại nỗi sợ hãi. Ông run sợ, lẩn tránh nó, thừa nhận những quyền năng u tối, mê hoặc của những gì dễ nhào nặn, và hình thức âm nhạc, thay vì trí thức thuần lý. Trotsky là một tay văn nghệ (littérateur), theo một nghĩa rạng rỡ nhất của từ này. Ngay dưới thời Stalin, nhà văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến lược Cộng sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được coi là sức mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn chương được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển nhiên là do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò nhà văn trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn nạn. Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì một cuốn sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng hoảng lớn lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.
Do trực giác, hoặc do suy nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ Cộng sản. Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ. Từ đó, một lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và văn chương hiện đại, là lịch sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.
Steiner
Nhà văn và chủ nghĩa Cộng Sản
Tuy nhiên, Gấu có câu trả lời của Gấu, nhân nghe tiếng ba tong của Nguyễn Tuân, và nhân đọc CKN2000.
Chính chúng, tiếng ba tong của Nguyễn Tuân, và cái trác tuyệt của CKN2000, biện minh cho cái ác của chế độ.

Mi nói văn học Miền Nam của mi bảnh, có tay nào như Nguyễn Tuân không?
Văn học tù sau 1975, có tay nào như BNT không?
Thảo nào, LC giơ tay đầu hàng!
*
Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un etre humain que je suis devenu un être inhumain.
Finalement, la seule chose qui me distingue des gens parmi lesquels mes jours s' écoulent, c' est une inquiétude qui oscille, tantôt plus forte, tantôt moins forte. Mais en tout cas c'est une inquiétude sociale, et non métaphysique. Ce qui m' accable ce n' est pas I'Etre ou le Néant ou Dieu ou l' Absence de Dieu, c'est uniquement la société: car c'est elle, et elle seule, qui est cause de mon déséquilibre existentiel auquel je tente d' opposer ma marche droite. Elle et elle seule m' a dérobé ma confiance dans le monde. L' affliction métaphysique est un souci élegant, de très haut standing. Qu' elle reste l' affaire de ceux qui savent depuis toujours qui ils sont et ce qu'ils sont, pourquoi ils le sont et qu'ils peuvent le rester. Je la leur concède volontiers - et je ne m' en sens pas plus misérable devant eux.
Dans ma tentative opiniatre de sonder la condition profonde de la victime, dans le conflit qui m' oppose à la nécessité et à l'impossibilité d'être juif, je crois avoir appris que les prétentions et les exigences qui sont devenues les nôtres sont de nature physique et sociale. Qu'une telle expérience m'a rendu inapte à toute spéculation profonde et élevée, je le sais bien. Qu'elle m'ait offert plus d'atouts pour connaitre et reconnaitre la réaliée, tel est mon espoir.

Jean Améry, "Ông Thánh của Lò Thiêu" như ‘nick’ mà Kertesz ban cho ông, kết thúc cuốn "Vượt quá tội ác và hình phạt: Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được. Par-delà le crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable", Actes Sud, 1995, bằng những dòng trên đây. Lược dịch:
Không phải vì thật khó khăn cho tôi, để trở thành một con người, mà tôi trở thành một 'không phải con người', một tên vô nhân tính, bại hoại.
Cái điều độc nhất phân biệt tôi, với những người chung quanh, là một âu lo; nó chao đảo, lắc lư, nó lúc thật mạnh, lúc bớt mạnh. Nhưng, đây là một âu lo xã hội, không phải siêu hình, Điều hành hạ tôi, làm phiền tôi, thì không phải là Hữu Thể hay Hư Vô, Thượng Đế hay Vắng Bóng Thượng Đế, nhưng mà là xã hội, đúng nó. Chính nó, chỉ có nó, là nguồn cơn gây ra sự bất thăng bằng về cuộc sống của tôi. Nó tước đoạt của tôi niềm tin vào cái thế giới này.

Đọc những dòng trên, rồi đọc những lời trần tình của BNT, về sự cam chịu lịch sử của ông, và cái điều ông viết, là viết về những kẻ cam chịu lịch sử như ông, và điều ông cám ơn nhà nước đã đưa ông đi tù, đã pha lê hoá xã hội Miền Bắc, để có được chiến thắng... thành thực mà nói, Gấu tôi không làm sao hiểu được.

PAR-DELÀ LE CRIME ET LE CHÂTIMENT
ESSAI POUR SURMONTER L'INSURMONTABLE

Comment "penser" Auschwitz quand on en réchappa? Que faire du ressentiment ? L'esprit peut-il sortir indemne de la confrontation avec l'univers concentrationnaire? La foi est-elle indispensable à l'âme révoltée ?
    En 1943, Jean Amery fut torturé par la Gestapo pour son activité dans la Résistance beige, puis déporté à Auschwitz parce que juif. Au long des pages de cet Essai pour surmonter l'insurmontable, l'écrivain autrichien explore avec lucidité ce que l'univers concentrationnaire lui a enseigné sur la condition de tout homme meurtri par une réalité monstrueuse. Ce livre "sur les frontieres de l'esprit" est la manifestation éclatante d'un esprit sans frontieres, d'un humaniste rayonnant.

Né en 7972 a Vienne, Hanns Maier - qui prit en 7955 Ie nom de Jean Améry - étudia la littérature et la philosoophie. En 7938, il émigra en Belgique. Après la guerre et sa déportation, il retourna a Bruxelles et se consacra à une oeuvre critique et littéraire d'une véhémence et d'une élégance remarquables, couronnée par de nombreux prix. Il s'est donné la mort en 7978 a Salzbourg.