*


 




Bếp Lửa Ottawa
Happy Birthday to U, Richie, 5.7.09

Jen @ London, Ont. Fishing with Mom & Dad

*


*
*

"Magnificent." -Publishers Weekly
Brilliant and illuminating, this astonishing debut novel by the award-winning writer Yiyun Li is set in China in the late 1970s, when Beijing was rocked by the Democratic Wall Movement, an anti Communist groundswell designed to move China beyond the dark shadow of the Cultural Revolution toward a more enlightened and open society. In this powerful and beautiful story, we follow a group of people in a small town during this dramatic and harrowing time, the era that was a forebear of the Tiananmen Square uprising.
Morning dawns on the provincial city of Muddy River. A young woman, Gu Shan, a bold spirit and a follower of Chairman Mao, has renounced her faith in Communism. Now a political prisoner, she is to be executed for her dissent. Her distraught mother, determined to follow the custom of burning her only child's clothing to ease her journey into the next world, is about to make another bold decision. Shan's father, Teacher Gu, who has already, in his heart and mind, buried his rebellious daughter, begins to retreat into memories. Neither of them imagines that their daughter's death will have profound and far-reaching effects, in Muddy River and beyond.
In luminous prose, Yiyun Li weaves together the lives of these and other unforgettable characters, including a serious seven-year-old boy, Tong; a crippled girl named Nini; the sinister idler Bashi; and Kai, a beautiful radio news announcer who is married to a man from a powerful family. Life in a world of oppression and pain is portrayed through stories of resilience, sacrifice, perversion, courage, and belief. We read of delicate moments and acts of violence by mothers, sons, husbands, neighbors, wives, lovers, and more, as Gu Shan's execution spurs a brutal government reaction.
Writing with profound emotion, and in the superb tradition of fiction by such writers as Orhan Pamuk and J. M. Coetzee, Yiyun Li gives us a stunning novel that is at once a picture of life in a special part of the world during a historic period, a universal portrait of human frailty and courage, and a mesmerizing work of art.
Yiyun Li is a recipient of the Frank O'Connor International Short Story Award, the Hemingway Foundation/PEN Award, the Guardian First Book Award, and a Whiting Writers' Award. She was also selected by Granta as one of the best young American novelists under thirty-five. She lives in Oakland, California, with her husband and their two sons.
www.yiyunli.com
To receive monthly updates on our new book releases, join the At Random e-newsletter at www.atrandom.com
Random House New York, NY
© 2009 by Random House, Inc.
Advance praise for The Vagrants
"Yiyun Li has written a book that is as important politically as it is artistically. The Vagrants is an enormous achievement."
-ANN PATCHETT, author of Run and Bel Canto
"Ezra Pound said that literature is news that stays news.
Nothing could be a more apt description of Yiyun Li's extraordinary new novel, The Vagrants. It is a book about a street, but a street that turns the corner into another street, then turns into a town, and soon becomes a whole country.
Li finds the music in the smaller lives and makes them symphonic. This is history and memory at their most raw and brilliant, reminiscent of Saramago, Aciman, and Coetzee. The Vagrants is a novel to be savored and discussed."
-COLUM MCCANN, author of Zoli
"Every once in a while a voice and a subject are so perfectly matched that it seems as if this writer must have been born to write this book. The China Yiyun Li shows us is one most Americans haven't seen, but her tender and devastating vision of the ways human beings love and betray one another would be recognizable to a citizen of any nation on earth."
-NELL FREUDENBERGER, author of The Dissident
"This is a book of loss and pain and fear that manages to include such unexpected tenderness and grace notes that, just as one can bear it no longer, one cannot put it down. This is not an easy read, only a necessary and deeply moving one."
-AMY BLOOM, author of Away
''A starkly moving portrayal of China in the wake of the Cultural Revolution, this book weaves together the stories of a vivid group of
characters all struggling to find a home in their own country. Yiyun Li writes with a quiet, steady force, at once stoic and heartbreaking."
-PETER HO DAVIES, author of The Welsh Girl
*
The Vagrants là một cuốn sách về một con phố, và con phố dẫn tới một góc phố, dẫn tới một con phố khác, dẫn tới một thành phố và chẳng mấy chốc, dẫn tới cả một xứ sở.


'I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China'.
[Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm]
Found in translation
Yiyun Li, tác giả cuốn A Thousand Years of Good Prayers, trả lời phỏng vấn khi cuốn sách của bà được giải [the] Guardian First Book Award.
Như thế đấy, là cái việc học tiếng Anh, và sau đó, viết văn bằng tiếng Anh.
Chẳng lẽ phải nhắc lại câu nói đó cho mấy ông mấy bà "da mầu", khi, cứ ị ra được một cục nào là dịch liền tù tì ra tiếng Anh tiếng U.
"Chúng tôi quả có ý định, thỏa mãn tính tò mò, của mọi người, về mùi lạ, của một cục kít Việt!"
Chúng tôi hô khẩu hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun Li:  A thousand years of good prayers
Đọc Ngàn năm kinh kệ
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!"
Nhật Ký Tin Văn
Her parents, who still live in China, took some persuading, too. "My mother said, 'Can you make money being a writer?' I said, 'No, you cannot make money.' Then I published my book, and they were very proud of me." They provide observations of contemporary China, have started suggesting what she should write about. "My father will say, 'I know you're busy - I can go out and talk to people and get interesting stories for you'."
- Con làm nhà văn có ra tiền không?
- Còn khuya má ơi.
Thế rồi họ in sách của tôi, và ba má tôi rất là hơi bị tự hào.
[Mất đi ở quê nhà, và] Tìm thấy lại, trong dịch thuật.
Ngàn năm kinh kệ [trích đoạn]
*
Có vẻ như những nhà văn Mít ở trong nước của chúng ta, ngoài khỏi nói, không tìm ra thứ tiếng nói của họ, bởi vì không phải cứ viết trong luồng, hay ngoài luồng, mà trở thành nhà văn. Sự khủng khoảng văn chương sau 1975, ở cả hai miền, theo Gấu, là do không kiếm ra đúng thứ ngôn ngữ của nó.
Cái thứ tiếng Việt bố mẹ đang nói không phải tiếng Việt.
... all struggling to find a home in their own country.... tất cả chiến đấu để kiếm ra một cái nhà trong xứ sở của chính họ: Đây cũng là vấn nạn của văn chương Mít?
*
"An outbreak of a counterrevolutionary epidemic has caught Muddy River unprepared," he said. "I want you all to understand that the situation is urgent, and if we don't watch out for ourselves, we may be the next ones infected by this virulent disease."
Some children shifted in their seats, a few coughing and others rubbing their noses.
"It is time that we cleanse our hearts and our souls with the harshest disinfectant," the principal said, banging on the podium to emphasize each of his words, the children's hearts pounding along with his fist.
You've all been born under the red flag of revolution and grown up in the honey-pot the party has provided," the principal continued. "Sometimes this privilege may be the exact reason that one forgets to appreciate one's happiness in this country. Now answer me, children, who has given you this happy life?"
It took a moment of hesitation before some upper-grade students answered, "The Communist Party." "I can't hear you," the principal said. "Say your answer louder if you have confidence in it." A few teachers stood up and signaled to the auditorium, and more voices joined the chorus. It took several rounds for the principal to be satisfied with the roaring answer. «Long live the greatest, the most glorious and the ever-correct Chinese Communist Parry”, he said again with a thump-thump of his fist. "Do you all understand these words?
The Vagrants
“Một trận dịch phản cách mạng đã bất ngờ bộc phát  tại vùng Sông Hồng mà không được sửa soạn. Tôi muốn tất cả các em hiểu rằng tình hình rất nghiêm trọng và nếu chúng ta không cảnh giác, chúng ta sẽ là đợt tới những người bị nhiễm dịch.”
Một số học sinh nhúc nhích, có vài tiếng ho, có những đứa đưa tay chùi mũi.
“Đây là lúc chúng ta dọn sạch trái tim và linh hồn của chúng ta bằng một thứ thuốc tẩy mạnh mẽ nhất”, ông hiệu trưởng nói, tay đập bàn rầm rầm nhấn mạnh, và trái tim của các em cũng nhộn nhạo theo.
“Các em tất cả đều sinh ra dưới ngọn cờ đỏ cách mạng, và trưởng thành trong bịch sữa mật mà Đảng ban cho”, vị hiệu trưởng tiếp tục. “Đôi khi vì được ưu đãi như vậy mà có em quên nhận ra hạnh phúc của mình ở trong đất nước. Bây giờ, các em hãy trả lời tôi, ai cho các em cuộc sống hạnh phúc?”
Phải một lúc ngần ngại, trong đám học sinh các lớp lớn mới có đứa trả lời:
“Đảng Cộng Sản”.
Thầy không nghe các em trả lời. Hãy nói lớn hơn nữa, nếu các em tin tưởng ở Đảng.
Một vài giáo viên giơ tay ra hiệu với bàn chủ tọa, và nhiều giọng nói họa theo. Phải qua mấy đợt trình diễn như vậy vị hiệu trưởng mới tỏ ra hài lờng, với tiếng tiếng hô vang dội:
“Đảng Cộng Sản Việt Nam vĩ đại nhất, vinh quang nhất nhất, và thiên thu đúng nhất, chẳng bao giờ sai, muốn lắm!, muốn lắm!”
Chỉ còn thiếu có mỗi màn Sến Cô Nương lên cắm cờ lên thành phố Bờ Lê Cu!


Coetzee đọc Garcia Marquez: Nhớ Bướm Buồn

Trong cuốn tự thuật 'Sống để kể chuyện', Garcia Marquez kể, lần đầu ông viết "Bão Lá", và đưa bản thảo cho một người bạn, anh bạn liếc qua, rồi trề cái môi, thuổng Antigone của Sophocles. Ngớ người, GM đọc lại bản thảo, vừa sướng như điên vì tự hào, vậy là ta đâu có thua gì Sophocles, vừa đau khổ vì cái chuyện thuổng mà không biết là mình thuổng đó, và trước khi đưa in, chàng o bế ‘tút tít’ lại nó, sao cho bớt mùi Sophocles, và đi thêm một đường đề từ, nhắc tới món nợ này.
Nhưng đâu phải chỉ có Sophocles. Những bản văn đầu tay của ông đầy mùi Faulkner, đến nỗi, có thể nói, ông là tên đệ tử y bát của Faulkner!
Trong trường hợp Nhớ Bướm Buồn, món nợ Kawabata thật dễ nhận. Vào năm 1882 Garcia Marquez viết Người đẹp ngủ trên máy bay, trong đó ông có nhắc tới Kawabata. Ngồi ghế hạng nhất trên chiếc phản lực jet bay qua Atlantic bế bên một em đẹp ơi là đẹp, ngủ suốt chuyến bay, “nàng ngủ đẹp đến nỗi có những lúc tôi nghĩ, nàng chơi mấy viên thuốc không phải để ngủ mà để chết”, [ J'ai toujours cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle. De sorte qu'il me fut impossible d'échapper même un instant à l'envoûtement de cette créature fabuleuse qui dormait à mon côté. C'était un sommeil si égal qu'à un certain moment je craignis que les pastilles qu'elle avait prises ne soient pas pour dormir, mais pour mourir]. Và trong lúc ngắm người đẹp ngủ, nhân vật kể chuyện của ông nhớ tới Những người đẹp ngủ của Kawabata, câu chuyện những anh già, giầu, mất nết, trả tiền cho một má mì, để được nhìn ngắm mấy em nhái bén khoả thân, bị thuốc, ngủ nằm phơi chim còn dzin, suốt đêm.
Chỉ là một phác thảo, và lần này, trong Nhớ Bướm Buồn, Kawabata cho phép nhân vật của mình nằm kế bên Hằng Nga ngủ trong nhà thổ của mắm mì Rosa.
Nhân vật chính trong Những người đẹp ngủ, một anh già chỉ rình dịp phá luật chơi, [chỉ được quyền ngắm mà không được quyền sờ hàng,] anh già muốn làm thịt một em, làm cho em có bầu, hoặc ngạt thở rồi ngất đi vì bị trấn lột cái nguyên sơ trinh trắng, hoặc chính mình được nằm chết trong vòng tay trinh nữ!
*
Nhớ Bướm Buồn được mặc khải từ Những Người Đẹp Ngủ của Kawabata. Nhưng trước khi viết nó, GM thử tay nghề của mình bằng truyện ngắn sau đây: Người đẹp ngủ trên phi cơ.
Câu này thật tuyệt: Tôi luôn luôn tin rằng, trong thiên nhiên chẳng gì đẹp bằng người đẹp.[ J'ai toujours cru qu'il n'y a rien de plus beau dans la nature qu'une femme belle].
Gấu đã trải qua cái thú y chang GM, nhưng tục hơn nhiều, và do đó, sướng hơn nhiều. Gấu đã kể chuyện này một lần rồi, để thủng thẳng kiếm, trình cho độc giả Tin Văn đọc chơi!
Khác với GM, người đẹp ngủ trên phi cơ, với Gấu thì là người đẹp ngủ trên xe đò suốt chặng đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn.
*
Chuyến đi từ Tiểu Sài Gòn lên San Jose thăm gia đình bạn C, năm ngoái, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới một chuyến đi, ngày nảo ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ phạm. Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích lô ra bến xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên khu Xóm Dệt Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay xuống bên dưới cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho Gấu dễ bề làm ăn!
Và trong suốt chuyến xe, cô nằm lim dim ngủ, mặc cho bàn tay thằng cha kế bên muốn làm gì thì làm, ở bên dưới cái nón lá.
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ tìm địa chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh đưa em lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi lấy cái xích lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về nhà, ở chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ mang cho em cái gì ăn nhé!
Chuyến đi San Jose, Gấu cũng gặp một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C. đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Khi Gấu phôn, tính gặp lại, kiếm tí cháo, số phôn dởm!
Cái cô gái đi cùng chuyến xe đò ở nhà Gấu đến cả chừng tuần lễ. Có vẻ như cô không vội rời Gấu, còn Gấu thì hoảng quá, nhất là những lần mang đồ ăn trưa về cho cô, mi một cái, rồi bye bye, khoá cửa, đi làm, nhìn quanh, cảm thấy hình như hàng xóm bắt đầu nghi Gấu có chuyện mờ ám gì đó!
Thế là một buổi sáng Thứ Bẩy đẹp trời, lấy Honda đưa nàng lên Hòa Hưng, Ngã Tư Bẩy Hiền, nơi em nói có cô bạn cùng quê đang làm nghề dệt vải, và trong khi em đang ngơ ngác tìm số nhà, Gấu phóng xe chạy như bay, chẳng hề nhìn ngoái lại!
Khốn nạn thật!

Trăm Năm Cô Đơn, lần đầu tiên xuất hiện, năm 1967, cuốn tiểu thuyết gây một cơn địa chấn tại Colombia. Và lịch sử văn học thế kỷ hai mươi từ đó, được chia ra làm hai, một nửa trước khi cuốn sách xuất hiện, và một nửa sau đó. Thường được đặt kế bên cuốn Don Quixote của Cervantes, nhưng càng ngày người ta càng nhận ra, đây là một cuốn Thánh Kinh, với Sáng Thế Ký, Di Dân, Đại Hồng Thủy, và Tận Thế (Apocalypse) của nó. Và José Arcadio có thể coi là Adam, người đầu tiên tạo dựng Macondo, và cũng có thể coi như Cain, sau khi giết Prudencio...
Một cuốn Thánh Kinh được viết bằng một giọng văn trữ tình, ướt đẫm dục tình (... và những con chữ, những trang sách nuốt sạch cái hơi nước nóng hổi đó, giống như những sợi võng đã không để sẩy một giọt nào, trong một xen làm tình trong Trăm Năm Cô Đơn). Chính vì vậy, khi được dịch và xuất bản ở trong nước, cuốn sách đã bị cắt bỏ nhiều đoạn.]
Note: Bài phỏng vấn này, mới được in lại trong The Paris Review Interviews vol. II, trong có Graham Greene, William Faulkner, Toni Morrison... và Stephen King.



[Ta là Bà Chúa Thơ]

03-08-2009
Viết Một Mình
Viết một mình, chỉ có một mình viết, và một mình làm!!!
1, Trang web Tanvien ( http://www.tanvien.net/) mà tôi biết chắc chắn ông viết một mình.
2, Viết một mình, viết “độc thân”, như bác MT vậy, viết đến cùng đến tận.
3, Viết blog cũng vậy, viết một mình, có thể viết như vậy được bao lâu?
Viết đến đây tôi chợt nghĩ ai mà không viết một mình.
Sự thúc đâỷ cho cái viết một mình ở (1) & (2) là người đọc, không có ở cái (3).
Viết nhiều mình, viết “lập gia đình”, đó là báo giấy , báo internet: damau, tienve, hopluu, …Tôi nghĩ vậy (vậy bác MT cũng ở đây luôn).
Viết một mình chắc buồn? Không nó có cái vui riêng của nó
Được đăng bởi QT vào lúc 03:56 0 nhận xét
Note: Tks NQT
 


Kỷ niệm, kỷ niệm

Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có BHD.
*
Gấu mua cuốn A Reading Diary Nhật Ký Đọc, cũng lâu rồi. Quăng vào một xó, rồi quên luôn, cho tới khi dọn nhà, nhặt nó lên…
Buzzati notes that, from the very beginning of his writing career, people heard Kafka's echoes in his work. As a consequence, he said, he felt not an inferiority complex but "an annoyance complex." And as a result, he lost any desire to read Kafka's work
Buzzati and Kafka: Perhaps it is not only impossible to achieve justice. Perhaps we have even made it impossible for a just man to persevere in seeking justice.
Buzzati cho biết, vào lúc khởi nghiệp, người ta nói, có mùi Kafka ở trong những gì ông viết ra. Nghe vậy, ông cảm thấy, không phải mặc cảm tự ti, mà là bực bội. Và sau cùng, ông mất cái thú đọc Kafka!
Buzzati và Kafka:
Có lẽ không phải chỉ là bất khả, cái chuyện đi tìm công lý.
Nhưng bất khả còn là vì: Chúng ta làm cho nó trở thành bất khả, để chỉ cho có một thằng cha, cố đấm ăn sôi, cứ đâm sầm vào cái chuyện tìm công lý!
"Không con, thì ai bi giờ hả mẹ?"
[Gửi NTT. NQT]
Gấu đọc Sa mạc Tác Ta [Tartar là một giống dân], bản tiếng Pháp, và không hiểu làm sao, bị nó ám ảnh hoài, câu chuyện một anh sĩ quan, ra trường, được phái tới một đồn biên xa lắc, phòng ngừa sự tấn công của dân Tác Ta từ phía sa mạc phía trước. Chờ hoài chờ huỷ, tới khi già khụ, ốm yếu, hom hem, sắp đi, thì nghe tin cuộc tấn công sắp sửa xẩy ra....
Đúng cái air Kafka!
Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của Buzatti. Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn giao viên ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của mày!
Doãn Quốc Sĩ, có chuyện Sợ Lửa, tương tự. Đây là câu chuyện một anh chàng sinh ra đời là bị thầy bói nguyền chớ có đến gần lửa. Thế rồi, một ngày đẹp trời, thèm lửa quá, bèn đến gần nó, và ngộ ra một điều, sao mà nó đẹp đến như thế.
Thế là về, và chết!
Gấu cũng thấy lửa rồi. Và đang sửa soạn về...
Sự thực, Gấu không gặp lửa, mà gặp… xác của Gấu, trôi lều bều trên dòng Mékong, lần tá túc chùa Long Vân, Parksé, chờ vuợt sông qua trại tị nạn Thái Lan. Gấu đã kể chuyện này nhiều lần rồi.


The Tartar Steppe

Như nhiều cuốn sách yêu thích, cuốn của Buzzati tôi đọc thuở mới lớn, câu chuyện của Drogo, một sĩ quan trẻ được phái đi trấn giữ“Đồn Xa”, ở tận mép bờ sa mạc Tác Ta, và năm này qua tháng nọ, anh bị ám ảnh bởi cái chuyện là, phải chứng tỏ mình là một tên lính xứng đáng trong cuộc chiến đấu chưa hề xẩy ra, với rợ Tác Ta.
Đồn Xa quả là một tiền đồn heo hắt. Và chẳng giống ai. Nó có một hệ thống rắc rối, của những mật ngữ dùng để kiểm tra, khi vô cũng như khi ra.
Tôi [Alberto Manguel] nhớ là đã từng cảm thấy khiếp sợ [và lúc này đang bị] đẩy vào trong một cơn ác mộng của Drogo, gồm đầy những bí mật của những bí mật, của những mật mã, được trao cho, chỉ một vị sĩ quan chỉ huy, và vị này có thể bị mất trí nhớ, hoặc quên mẹ mất đường. Một mạng nhện, của những luật lệ phi lý, sự đe dọa của một kẻ thù vô hình, chúng âm vang, vọng đi vọng lại, rền rền rĩ rĩ, tất cả những nguồn cơn ai oán, những bực bội không lối thoát, vô hy vọng, của một thời mới lớn, và bây giờ, của một người đàn ông đi quá nửa đời người.
*
Ui chao, đọc một cái là nhớ ra, đúng rồi, đúng rồi, đúng là tình cảnh của… Gấu, những ngày ở Sài Gòn!
Nào thử so sánh:
... Bao nhiêu năm, quãng đời vẫn bám cứng. Những giây phút tuy chết chóc, tuy kinh hoàng nhưng sao vẫn có vẻ chi quyến rũ, chi kỳ cục. Cảm giác của một người tuy biết rằng có thể chết bất cứ lúc nào nhưng vẫn loay hoay, cựa quậy: Gã chuyên viên trẻ lui cui chỉnh tín hiệu máy chuyển hình, như đây là tấm cuối cùng, đặc biệt nhất, chất lượng nhất. Gã phóng viên người Mẽo cao như cây sào, chẳng biết một chút gì về máy móc, kỹ thuật, nhưng cũng chăm chú theo dõi, như để nhắc nhở nếu có gì sai sót, và không quên lom khom, cố thu gọn cái thân xác kềnh càng sao cho bằng gã chuyên viên người Việt, ý như vậy là đồng đều nếu chẳng may có một viên đạn bất ngờ. Cả hai cùng lúc nhoài người xuống sàn nhà, có khi còn trước cả một tiếng nổ lớn ngay phía dưới chân building, hay ở Đài Phát Thanh liền bên. Những lúc tiếng súng tạm ngưng, trong khi chờ Tokyo xác nhận chất lượng buổi chuyển hình, và quyết định tấm nào cần lập lại, cả hai chăm chú theo dõi biến động trên bản tin AP, UPI qua máy viễn ký, có cảm giác vừa ở bên trong vừa bên ngoài những giây phút nóng bỏng, và chiến tranh cho đến lúc này, vẫn còn thuộc về những kẻ kém may mắn hơn mình.
... Đêm, vẫn đêm đêm, như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa. Những buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế, nếu không có Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở về nhà chở vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm, mi chạy xe dọc đường Tự Do, ngó con phố bắt đầu một ngày rồi ghé quán Cái Chùa làm người khách thứ nhất, chẳng cần ra dấu, người bồi bàn tự động mang tới ly cà phê sữa, chiếc bánh croissant, và mi ngồi trầm ngâm tưởng tượng cô bạn chắc giờ nầy đang ngó xuống trang sách, cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó đã chuyển về đường Cường Để, cũng gần nơi làm việc, tự nhủ thầm buổi trưa có nên giả đò ghé qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết Học Tây Phương nhưng gặp ông thầy quá hắc ám đành chẳng bao giờ tới Đại Học, nếu có chăng thì cũng chỉ lảng vảng ở khu chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh rỗi cũng dần dần tới đủ... Lại vẫn những lời châm chọc, khích bác lẫn nhau, đó cũng là một cách che giấu nỗi sợ, nếu đủ tay thì lại kéo tới nhà Nguyễn Đình Toàn làm canh xì.
…. Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
 
... Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Cõi Khác


Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

Nạn kiêu dân Công giáo đang là một vấn nạn trong xã hội Việt Nam và cần phải nghiêm trị?
Những bài viết của những tên điên như tên này, đúng ra là không nên ‘xì trum’, chúng sẽ nghĩ là quảng cáo cho chúng.
Nhưng, biết đâu đấy, điên chơi với khùng, vì điên hay khùng, chúng đều nghĩ, chúng ta mới điên khùng!