|
Happy Birthday to U, K. said.
Xuống Cá Bé, ra Cá Lớn!
William Golding tried to
rape
teenager, private papers show
William
Golding,
Nobel văn chương, tính làm thịt một em nhí,
ông viết trong hồi ký.
Note. To CTC: Đã nhận tập
thơ, qua NKL.
Hemingway's
last words
The
wild young years of the
Lost Generation in Paris
"Hemingway at his best
... savagely written, full of love and bitterness."
The New York Times
Những
năm tháng trẻ trung hoang dại của Thế hệ Bỏ đi ở Paris.
"Hemingway ở vào lúc bảnh nhất của chàng... [Paris là một ngày hội] được
viết một cách tàn bạo, đầy tình yêu và cay đắng". Gấu dịch.
“Hemingway ở đỉnh cao nhất…
lối viết hoang dại tràn ngập tình yêu và sự cay đắng […]. Nhã Nam dịch.
*
Những từ như savagely, love, bitterness... là để nói về tình bạn thắm
thiết của Hemingway với các đấng bạn quí của ông.
Ui chao, lại thèm viết về những ngày ở Sài Gòn, và cuộc hành trình "đi
tìm một cái mũ đã mất" của cả một trào lưu tiểu thuyết mới ở Việt Nam!
*
Scott Fitzgerald
His talent was as natural as
the pattern that was made by the dust on a butterfly's wings. At one
time he
understood it no more than the butterfly did and he did not know when
it was
brushed or marred. Later he became conscious of his damaged wings and
of their
construction and he learned to think and could not fly any more because
the
love of flight was gone and he could only remember when it had been
effortless.
Tài năng của bạn quí của ta thì cũng vô
tư hồn nhiên, và tự nhiên, như những nét hoa văn được làm bằng bụi ở
trên cánh
bướm. Có một thời, chàng hiểu điều này, cũng vô tư hồn nhiên, và tự
nhiên, như bướm
hiểu, và chàng đếch thèm phân biệt, khi nào thì tài năng của chàng là
vàng, khi
nào thì là cứt. Sau đó, khi chàng bắt đầu băn khoăn đến những cánh bướm
bị đời
gọi không biết bao nhiêu lần của mình, và muốn tìm hiểu cấu trúc của
bướm, và
chàng học suy tư, và thế là chàng đếch làm sao bay bổng lên được nữa,
ấy là vì
tình yêu mong được bay bổng mãi lên trên cao thì đã bỏ chàng, và chàng
chỉ
có thể nhớ
lại, khi nào bướm hết còn là bướm.
[Note: Cái này là Gấu dịch phóng,
dịch ẩu, cho dzui. Muốn có bản dịch chính xác, xin liên lạc Nhã Nam.
Ui chao, quảng cáo free cho bạn văn-nhà thương gia đấy nhá! NQT]
Hemingway viết về Fitzgerald mà
không... đểu ư?
Đâu thua gì Gấu viết về các đấng bạn quí của Gấu?
*
Ui chao, lại nói chuyện bạn quí, những cái xác trôi lều bều trên con
sông thời gian, lịch sử những ngày ở Sài Gòn.
Gấu có cả một lô kỷ niệm, nhớ đến đâu đau đến đó, về những đấng bạn
quí. Sau lần đi gặp Con K nhân sinh nhật vừa qua, nó biểu Gấu, tao
chẳng có gì mà cho mày hết, chỉ có vài lời nhắn nhủ như thế này này:
Quãng đời còn lại của mày bây giờ là 'bonus' rồi. Suy Nghĩ Lớn, về Cái
Đại Ác Bắc Kít, thì cũng viết ra rồi. Hoang Vu Lớn thì cũng tàn lụi
theo BHD từ giã mày mà đi trước mày rồi, bi giờ ta cho phép mi tha hồ
mà viết, muốn viết cái đéo gì thì viết!
Hà, hà!
Coetzee
đọc Garcia
Marquez: Nhớ Bướm Buồn
Bướm buồn
của Gấu!
Mác Két ở Việt Nam
Nabokov:
Bạo Miệng
Dino
Buzzati: Sa mạc Tác Ta
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Drogo biết thời gian sẽ không
ngừng, và
thời gian ở nơi Đồn Xa gồm những khoảnh khắc hiện tại tiếp nhau, và
anh, ở
mỗi khoảnh khắc là mỗi con người khác nhau. Trong một khoảnh khắc, anh
ao ước,
giá mà mình đừng tới đây, trong một khoảnh khắc khác,
anh chấp nhận phần số của mình, tuy nhiên,
trong khoảnh khắc thứ ba, anh hi vọng mình sẽ là một chiến sĩ ngoài
trận tiền, một anh hùng Núp, thí dụ, trong khoảnh khắc thứ tư, anh ngộ
ra là chẳng có khoảnh khắc hiện tại nào sẽ
tiếp tục là “bây giờ, lúc này”. Anh diễn tả cái mánh của bà mẹ anh, để
cố “giữ
cho bằng được thời gian của thời thơ ấu của anh”, bằng cách đóng chặt
cửa phòng
của đứa con, và, nói thêm, “Bà lầm khi tin rằng, bà có thể giữ cho
nguyên
vẹn, không suy suyển, một trạng thái nào đó của hạnh phúc, để cho nó
đừng biến
mất vĩnh viễn, rằng bà có thể níu kéo được chuyến bay của thời gian,
rằng, khi đứa con trở về, và lại mở ra những cánh cửa lớn,
cửa sổ căn phòng, thì
mọi chuyện y chang như
trước đó”
Cảm quan đầu tiên của tôi, [Manguel] về thời gian qua đi, là
khi tôi 6 hoặc 7
tuổi, trở về nhà sau khi đi nghỉ hè, và nhận ra mọi chuyện chẳng y
chang như
khi đi.
*
Je voudrais que mon
amour
meure
qu' il
pleuve sur le
cimetière
et les
ruelles où je
vais
pleuvant
celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản tiếng Anh của
chính tác
giả:
I would like my love
to die
and the
rain to be
raining on
the graveyard
and on
me walking the
streets
mourning
her who
thought that
she loved me
Bản của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu
chết,
Và mưa
rơi trên nghĩa
địa,
trên
đường phố [Sài
Gòn] Gấu
đã từng
vừa đi
vừa khóc
người
tưởng
người
yêu Gấu
*
Trên tờ Điểm Sách
London, số
6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who
to Be, Colm Tolbin đọc “Thư
Beckett,
1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng
Tây, và “tình
tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn
thân nhất
của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi.
Bài thơ Lưu
vong của McGreevy có câu:
I knew if
you had died that I should grieve
Yet I
found my heart wishing you were dead.
Tôi
biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy
mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.
Bài thơ không đề
của Beckett,
là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu
Gấu đọc,
là ở trong Thơ ở đâu xa của
TTT.
Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của
bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm
của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những
năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live,
what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông
[Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành
tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách
đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm
được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm
sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack
Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.
Cô Hồng Con của Gấu
Trong bài viết về Don
Quixote, của Manguel, mà Gấu tính sẽ lèm bèm về nó, trong những
ngày tới, tác
giả [Manguel] có trích dẫn một câu của Gide, nói về cú Gandhi bị ám
sát:
“Như thể
Thượng Đế bị đánh bại” [“It is as if God had been defeated”].
Manguel cho biết,
không bao
giờ ông dám coi phim bạo lực, nhưng chỉ đọc những miêu tả có tính giả
tưởng về
bạo lực, và theo ông Don Quixote
là một trong những cuốn sách hung bạo nhất mà ông
biết.
Nhưng những miêu tả
bạo lực
khủng khiếp như thế nào, khiến Manguel trích dẫn câu của Gide?
[Xin chờ Gấu một tị!]
*
"Như thể Ông Trời bị
đánh bại."
Gấu đã từng có cảm giác như thế, lần về lại làng cũ, và nghe bà chị kể
về cái
chết của Cô Hồng Con, người yêu đầu đời của Gấu.
Cô đáng tuổi chị Gấu.
Đúng
ra, trong trí tưởng tượng của Gấu, cô là mẹ của Gấu, thì mới đúng.
The Thinker as Poet
Heidegger
Tư tưởng gia như Nhà thơ
Được scan và sắp xếp, chấm, phết, xuống dòng
như trong bản in.
Note: Đúng là thơ của triết gia!
In
thinking all things
become solitary and slow.
[Trong suy tư mọi vật
trở thành cô đơn và lừ đừ.]
Pain gives of its healing
power
where we least expect it.
[Đau thương đem đến sức mạnh
chữa trị của nó
Vào đúng lúc chúng ta ít mong
chờ nhất]
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
Đơn Dương ngây ngô quận.
Entry dành tặng riêng cho 1
người.
Ui chao Gấu Cái quá mê bài
viết này.
Hỏi ai đấy.
Bạn Gấu đấy.
Note: Post lại, theo yêu cầu của một độc giả Tin Văn.
Simenon trả lời The Paris
Review
Cái
"tiểu chú" mà Nguyễn Quốc Trụ nhắc nằm trong phần "Tài liệu tham
khảo về Võ Phiến" trong cuốn Võ Phiến được Văn Nghệ xuất bản vào năm
1996
của tôi. Trong phần đó, có đoạn tôi điểm qua tạp chí Văn số đặc biệt về
Võ Phiến
phát hành tại Sài Gòn vào tháng 8 năm 1974. Sau khi liệt kê các bài
viết chính
trong số Văn ấy, tôi viết thêm: "Ngoài ra, còn mục 'Ðọc Võ Phiến', gồm
những
trích đoạn từ bài viết của các nhà văn: Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ
Tấn, cô
Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình
Toàn về
một tác phẩm nào đó của Võ Phiến. Tất cả các bài viết này đều đã được
đăng báo,
đâu đó." (tr. 205)
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi
không
xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử
liệu gì
quan trọng…
Có
mấy Nguyễn Quốc Trụ?
*
Trưa lang thang đại lộ
Hàm
Nghi - Cầu Calmette
Văn
Tế
Cái vụ tại làm
sao Gấu không nhớ đã từng viết về ông tiên chỉ Võ Phiến, hoàn toàn là
lỗi của
ông bạn quí của Gấu, khi đó, là tổng thư ký tờ Văn, đã lôi một bài viết
từ
trong ‘thùng rác lịch sử’, đăng trên Văn, và chẳng thèm hỏi ý kiến của
Gấu, ấy
là vì ông biết, kiếm nó cũng không thể nào thấy, và giả như biết nó ở
đâu, thì
cũng đành chịu không dám mò ra khu Chợ Cũ, đại lộ Hàm Nghi, hay chân
cầu Calmette.
Bài viết về Võ Phiến, là từ phụ trang văn học cuối tuần của nhật báo
Tiền
Tuyến, và lúc đó, Gấu phụ trách, có thể, do cần bài trám vô một khoảng
còn
trống, nên đã viết về truyện ngắn Võ Phiến.
Gấu tin là bài viết phải có một cái gì đó nên ông bạn quí mới lôi ra
lau lau
chùi chùi cho bớt bụi thời gian rồi đăng trên Văn. Bởi vì, trong những
gì của
Võ Phiến, nào tùy bút, nào thơ, nào tin văn học dưới tên Tràng
Thiên.... Gấu
chỉ đọc được có truyện ngắn của ông, và, chúng thật là tuyệt vời, nhất
là, nếu
bạn đọc nó vào cái thuở mới lớn, thân thể của bạn lúc nào cũng rậm rật,
chỉ muốn, chỉ thèm “làm bậy”, đúng như trường hợp ông nhà văn Nobel
Golding vừa mới
cho biết,
vào lúc 18 tuổi, ông đã tính hiếp dâm một cô bé 15 tuổi.
Nhân tiện, nhắc chuyện lần tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác ra số đặc
biệt về Võ
Phiến, và anh order Gấu viết một bài, khi sắp sửa từ giã Cali về lại
Canada,
trong chuyến viếng thăm Tiểu Sài Gòn của hai vợ chồng Gấu, vào năm
1998, tá túc
nhà anh, khi cuốn sách Lần Cuối Sài Gòn vừa ra lò.
Sau này, Gấu có nhận được vài cái mail của vài độc giả, hầu hết đều có
viết
văn, có nổi tiếng, và đều quá thích bài viết, thí dụ như một mẩu sau
đây (1)
Trong số đó, còn một cái mail, cho biết, bài của
Gấu "trùm" cả số báo,
đúng ra là
phải để ngay ở những trang đầu, thật trang trọng, chứ tại sao lại
để ở
mục Tạp Ghi.
Sai, theo Gấu. Để ở mục Tạp Ghi là đúng, và đây là sự tôn trọng của NMG
đối với
tất cả những bạn văn cộng tác với Văn Học. Hơn hẳn Sến Cô Nương, khi
chê bài
của NVL, cộng tác viên, không đủ tiêu chuẩn.
(1) Thư độc giả [nhân đọc bài
viết về
Võ Phiến, trên báo Văn Học,1998].
......
Trước khi đọc NQT, vẫn có những bài phê bình sắc sảo tài hoa. Nhưng vẫn
theo
thể thức chết: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (một cách áp đặt). Phê
bình
(thật) đòi hỏi cung cấp một cách giải quyết vấn đề, nghĩa là phải có
thông tin.
Theo V: hình như giờ chỉ có một NQT thực sự nắm được thời sự văn nghệ
thế giới.
N thì đặc biệt yếu kém khoản đó do ngoại ngữ kém. (Không biết tiếng
Anh). Do
vậy cảm giác như chú Trụ rất trẻ. Như chỉ hơn VN mấy tuổi.
Một tác phẩm hay là một tác phẩm gợi được một cảm giác 'đẹp' cho người
đọc.
Người ta có thể quên tất cả câu chuyện, nhưng nhớ một cảm giác. Và cái
đó sẽ
đưa người ta tìm về với tác phẩm trong những tâm trạng nhất định, không
phải
một lần.
Thế một tác phẩm lớn? Không phải là một tác phẩm mà trong nó lịch sử
được mô
phỏng theo một tỷ lệ nào đó, dù đậm đặc. Nó phải soi sáng được tinh
thần lịch
sử, không phải của một giai đoạn, không dừng ở những biến cố, mà là,
phải là
những chuyển dịch sẽ sàng nhất của hồn người (phi thời gian và không
gian, đôi
khi)
Lấy lịch sử soi vào một tác phẩm là một thao tác cần thiết. Nhưng lấy
một tác
phẩm soi vào lịch sử mới quan trọng. Nhưng như thế là đòi hỏi rất nhiều
ở người
viết tác phẩm và người viết về tác phẩm.
Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. N cũng nghĩ
thế.
Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra
thường hấp
dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác'
và khi sự
tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao qúy hơn: nhu cầu phát huy
trí
thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên
giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N
tưởng
bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất
thích.
N rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay
tùy tạp
của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì
đúng là
truyện ngắn. Hồi đầu đọc N nể quá.
Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam
và miền Bắc hay quá.
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong
một thể
loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời
đi tìm
tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
Hàng tháng N đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm V
buồn
cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ ngủ. Như vẫn thường khi
nghe
đọc thơ.
Kính.
10.10.98
Còn cái mail này, Gấu mạn phép vờ người gửi, lần Gấu gửi bài cho
một "diễn
đàn nào đó"!
Anh
NQT kinh,
Toi da doc lai,
ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai viet va cung
thich cach
dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong nhu doc van sang
tac.
Ban dich ay chac
chan se gop phan lam cho [...] phong phu hon.
Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong
cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui cho som de toi
bat dau
lay-out.
Xin cam on anh va
kinh chuc anh va gia dinh an manh.
*
Bạn
văn thế giới ngày nay dễ
dàng đến với nhau nhờ…
Ðào Trung Ðạo 18/08/2009
Có thể vì Gấu phán ‘ẩu’, những bài đọc sách của Đào tiên sinh, sở dĩ
quá ẹ, ấy là
vì, ông tin rằng, đếch có ai thèm đọc, cho nên họ Đào bèn đi một đường
phản
biện, như trong bài mới đăng trên blog NXH và bạn hữu, chăng?
Đọc bài viết, thấy ớn quá. Ông bàn toàn chuyện đao to búa lớn, nhưng,
theo Gấu,
cũng chỉ để tự bịp chính ông mà thôi.
Ấy là vì, ông chẳng có lấy một tí văn bản nào để chứng minh cho suốt
một đời
đam mê viết, đam mê triết, đam mê làm thầy thiên hạ.
Trường hợp của ông làm Gấu nhớ đến ông bạn NTV. Một quái nhân trong
giới giang
hồ. Cái gì cũng biết, mà có biết thật. Có đọc thật. Nhưng không bao giờ
viết gì
cả. Mới đây, ông trả lời báo trong nước, rất nhã nhặn, suốt đời tôi mê
đọc,
nhưng không dám viết, vì thà như vậy, còn hơn viết bậy.
Sự thực không phải vậy.
NTV là một con người tham vọng viết trùm thiên hạ. Khi anh còn ở hải
ngoại, Gấu
này nhiều lần đụng trận với anh, và khi say, anh nói thật, tao là kẻ
suy nghĩ
lớn. Nếu viết ra, đúng không sao, sai một cái là bỏ mẹ thiên hạ!
Đây cũng là tư tưởng của Heidegger. Ông có câu thơ, viết đúng tình hình
trên.
Để Gấu kiếm tập Thơ của ông, trong đống sách bề bộn, (1) rồi chúng ta
bàn
tiếp về
những quái nhân trong giới giang hồ, bụng thì đầy chữ, mà cứ viết ra là
thiên
hạ muốn thoi cho một cái!
(1)
He
who thinks greatly must err greatly (1)
(1): The
Thinker as Poet (trong
Poetry, Language, Thought, bản tiếng Anh của Albert Hofstadter, nhà xb
Harper
& Row).
Tiếng Tây, erreur [lẫm lỗi], cùng âm với errer [lang thang].
Câu
thơ của Heidegger, nghe cứ như: Kẻ nào suy tư nhiều lang thang nhiều.
Như vậy, ở
nhà là khỏi suy tư, khỏi lang thang!
Nguồn
Chỉ đến khi nghe Gấu
kể về ba
búa Trình Giảo Kim, mà nhà thơ TTT thay mặt Hỗn Thế Ma Vương [nick của
TGK
trong Thuyết Đường]
truyền lại cho Gấu, thì NTV mới ngớ người, ngửa cổ than, giá
mà hồi trẻ, tao gặp một ông như ông TTT, thì cũng có vài tác phẩm lận
lưng rồi!
Một trong ba búa TGK mà TTT
truyền lại cho Gấu, là, sai kệ mẹ sai, cứ viết tưới, cứ dịch tưới. Từ
từ nó sẽ đúng
thôi. Học tới đâu viết tới đó, dịch tới đâu, viết tới đó, cứ thế là
tiến.
Lần đó, thấy Gấu ngẩn người, ông bèn kể chuyện Nguyễn Đình Thi viết Triết học nhập môn, đọc
tới đâu viết tới đó.
Kinh nghiệm này, ai học ngoại
ngữ, phần đối thoại, là biết liền. Bụng thì đầy chữ ngoại, gặp người
ngoại, là đực
ra, không dám mở miệng, vì chỉ sợ sai!
Sartre cũng có một câu thật bảnh,
về chuyện này, Gấu nhớ đại khái, muốn cho một câu chuyện trở thành một
cuộc phiêu
lưu, thì cứ ngồi vào bàn, và viết nó ra.
Me-xừ họ Đào này, viết câu nào,
bài nào, cũng trật trìa, ấy là vì có bao giờ viết đâu.
Nhưng phán thì kinh
hồn bạt viá:
Có lẽ
câu hỏi chung cuộc
đặt
ra cho người viết văn là câu hỏi muôn thưở: Tại sao viết?
Ông có viết bao giờ đâu mà chung cuộc, mà "Tại sao viết"?
Đây là do bị huyễn, tự bịp mình.
Một thằng viết lách, nó bỏ lại những câu hỏi như vậy, ngay sau bài
viết đầu tiên.
Ui chao, rồi trận đồ văn chương, trận đồ tư tưởng, nghe ghê bỏ mẹ! NQT
*
Ðã
đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết
hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng…
Câu văn phách lối, [xổ toẹt mọi bài viết về VP của hầu như toàn thể
những nhà văn Miền Nam
cùng thời với ông] ứng vào đúng tác phẩm viết về chính ngài tiên chỉ Võ
Phiến của
nhà đại phê bình!
Đó là sự thực.
Cả một cuốn sách viết về VP chẳng đưa ra một “chủ kiến” nào ngoài câu
phán vô bằng chứng, không làm sao kiểm chứng, vì
đâu có gì để
mà kiểm chứng: Nếu cần phải
tìm cho Võ Phiến một nhãn hiệu, chúng ta có thể gọi ông là nhà văn của
thế kỷ, thế kỷ XX.
Thảo nào, sang thế kỷ 21, VP tuy còn sống, nhưng đành không dám viết
gì hết, bởi vì nếu viết, lời phán hết linh!
Đừng có nghĩ là Gấu này cay cú gì nhà phê bình, nhưng hầu như toàn
thể những gì nhà phê bình viết ra, cho đến ngày giờ này, đều là… chẳng
là gì!
Phán rất nổ, nhưng vô bằng chứng. Ngay trong bài viết về “phân
trong ‘văn’ NHT”, ngài lôi ra đủ thứ phân, nhưng khi phải đặt vấn đề,
tại sao
NHT mê phân đến như thế, ngài đẩy qua độc giả:
Tại sao
một nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp lại bị ám ảnh
nhiều về chuyện đi cầu, đi tiêu và phân người như vậy? Tại sao Trương
Chi cứ
chửi “cứt” mãi? Trương Chi trong truyện cổ tích đâu có như vậy? Tiếng
“cứt”
vang lên sang sảng từ đầu truyện đến cuối truyện có làm tăng thêm chút
giá trị
thẩm mỹ hay nhân văn nào trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp?
Cuối cùng, đọc xong các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp với những
“phân”",
“cứt” nhiều như vậy, chúng ta có thể thấy thô và tục không? Tại sao?
Chúng có
góp phần tạo nên nét gì riêng trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp hay
không?
Xin nhường các câu trả lời lại cho quý bạn đọc.
Nguồn Blog NHQ,
VOA.
Đúng là khôn tổ cha!
*
V/v cứt
trong văn
NHT. Gấu này đã từng giải thích, tại làm sao NHT để cho Gia Long ra Bắc
nhét
kít vô miệng sĩ phu Bắc Hà.
Nhân “cứt” còn đang nóng hổi, xin trình bầy thêm, về Con Quỉ Bắc Hà
NHT, nhân
đọc một bài viết trên Le Magazine Littéraire, [số đặc biệt về
“sự độc
ác”], về nhân vật Kurtz trong Trái tim của Bóng đen, của Conrad.
*
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình,
ngay cả trong một
thể loại đầy tính cãi cọ.
Tuyệt!
Khen như thế thì Gấu này sướng mê tơi.
Mong độc giả Tin Văn đọc mục "Dọn Kít" trong tinh thần của câu trên,
của một độc giả Tin Văn.
*
To both of U, and family: Tks. Take care.
NQT [and Thảo Trần].
Tờ Le Magazine Littéraire có
tới hai số về Zweig. Bài viết Võ
Phiến, nhà văn Bình Định của Gấu, dựa trên số báo cũ hơn, không
nhớ số.
Kiếm
thấy rồi. Số Tháng Hai
1997, một trong những số báo đầu tiên của Gấu, ở hải ngoại, thời gian
viết cho
Văn Học của NMG.
Cái tít nhà văn Bình Định,
dành cho VP, là từ cái tít Zweig, nhà văn Âu Châu.
Gấu nhìn ra quan hệ thầy trò
giữa hai ông nhà văn. Zweig, là từ địa linh nhân kiệt, ông thần đất Âu
Châu, mà
ra. Còn VP, từ Bình Định, và tất cả những địa linh nhân kiệt của nó, và
cùng
với họ, là những giấc mơ "hoang đường": Viết lại căn cước, lịch sử,
và con người Mít qua những chiến công của Nguyễn Huệ: Vượt sông Bến
Hải, ra
Bắc, làm cỏ Mãn Thanh, dọn sạch Kít Bắc!
*
Trong những lần đụng trận với
NTV, Gấu có kể, về cái cú mặc khải Cái Ác Bắc Kít, vào một buổi tối,
[hình như
vậy, một buổi tối], ở một thư viện Toronto, cầm lên cuốn Ngôn ngữ và
Câm
lặng... thì anh lắc đầu, cái mày thấy
đó, là ở trong mày. Steiner chỉ như chất xúc tác, làm bật nó ra. Chứng
cớ là,
tao đã từng đọc cuốn đó, ở Sài Gòn, vào những năm 1960, mà đâu có ‘mặc
khải’
như mày!
Tất cả những "mặt
dầy" đi xin làm bồi, viết không công cho Chợ Cá, cho diễn đàn xứ khỉ ho
cò
gáy Kông Gô Ru… là đều do gợi ý của NTV, những ngày sau đó. Anh biểu
Gấu, mày phải viết cho tất cả các “mặt trận”, để “hoành dương”, ‘thông
tri” về
Cái Ác Bắc Kít đến cho đám Mít hải ngoại, và trong nước. Một khi nhìn
rõ kẻ
thù, thì mới mong có ánh sáng ở cuối đường hầm!
*
Truyện ngắn “Lạc thú ẩm thực”
dưới đây của Hoàng Ngọc-Tuấn, theo tôi, là một truyện ngắn đặc sắc. Về
phương
diện kỹ thuật, nó có một số đặc điểm nổi bật:
1. Cách trình bày: Giống cách viết trong các cuốn sách dạy
nấu ăn và
không giống bất cứ một truyện ngắn nào bằng tiếng Việt từ trước đến nay.
2. Ngôn ngữ: Từ đầu đến cuối không có chủ ngữ. Cũng không
có các hình
dung từ mô tả cảm xúc. Giọng văn hoàn toàn lạnh.
3. Tính truyện: Không có nhân vật chính; không có đời sống
nội tâm,
không có diễn tiến hay kịch tính, vốn là những yếu tố làm nên “truyện”
theo
nghĩa thông thường.
4. Cấu trúc: “Người” cũng được sắp ngang hàng với “gà” và
“vịt”,
cũng được mô tả từ hai góc độ: “Vật liệu” và “Cách dùng”.
5. Hiệu quả nghệ thuật:
a. Với các đặc điểm 1,2 và 3 nêu trên, có thể xem truyện
ngắn “Lạc
thú ẩm thực” là một thứ truyện phản-truyện. Hơn nữa, nếu tôi không
nhầm, đó là truyện
phản-truyện tiêu biểu nhất trong tiếng Việt cho tới nay.
b. Với đặc điểm về cấu trúc nêu ở điểm 4, chúng ta có thể
nhận diện
được chủ đề của truyện ngắn này: “người” biến thành một trong những món
ăn.
Cũng như thịt gà và thịt vịt. Cũng mang lại “lạc thú”, một thứ “lạc thú
ẩm
thực” cho ai đó. “Ai đó” là ai? Không biết. Trong văn bản, từ đầu đến
cuối,
hoàn toàn không có chủ ngữ. Kẻ bị giết cũng không có tên tuổi gì cả.
Chỉ là
“con người”. “Con người” có thể là một cá nhân nhưng cũng có thể là
nhân loại
hay nhân tính nói chung. Câu chuyện, do đó, không phải chỉ là quá trình
thi
hành một bản án tử hình đâu đó. Nó mở ra một tầm nhìn rộng lớn hơn
nhiều, về
những hiện tượng “ăn thịt người” trong lịch sử - theo cách nói của lời
Lỗ Tấn
-, chẳng hạn.
Bạn đọc thử truyện ngắn “Lạc thú ẩm thực” dưới đây và xem nó có thực
hay như
tôi nghĩ không nhé.
Xin đọc thực chậm và so sánh với các truyện ngắn bằng tiếng Việt khác
mà bạn đã
đọc từ trước đến nay.
Và cũng so sánh với cả những kinh nghiệm sống mà bạn đã có. Blog NHQ.
VOA
*
Đây là trò copy & paste,
cắt, dán, dàn, dựng, từ những thông tin khác nhau. Không phải là một
sáng tác,
bởi thế chẳng cần tác giả. Người và vật ngang nhau, như là những thông
tin. Đoạn đầu chôm từ một cuốn sách nấu ăn, những đoạn sau, từ những
mẩu tin trên báo chí. Chẳng có tí nào sáng tác tối tác ở đây.
Coi đây là một phản truyện,
thì đành phải nhắc lại lời Sarraute chửi Sartre, thằng chả đếch hiểu
cái chó
gì về truyện của tôi!
Cái truyện phản truyện này,
như cho thấy, là đã được nhà biên khảo “trước tác” từ những năm 2008.
Có ai thèm
đọc đâu, bây giờ, nhân có blog VOA nhiều độc giả, bèn lôi ra, thổi lấy
thổi để,
lôi cả Lỗ Tấn ra nhờ thổi, nhờ thêm sạp cá thổi tiếp.
Chao ôi, sao mà khốn nạn đến
như vậy.
Cái trò bầy đàn chỉ làm độc
giả thêm tởm. NQT
*
Trong bài viết Ngợi ca nỗi quan hoài,
Éloge du pessimisme, trên số báo
Le Magazine Littéraire, Avril
2005, Olivier Postel-Vinay đọc hai cuốn của Steiner, Dix raisons (possibles) à la tristesse de
pensée [Mười lý do (có thể) đưa đến nỗi buồn tư duy], Một ý
nghĩa nào đó về Âu Châu, Une certaine
idée de l'Europe, có nhắc đến một câu của Steiner, nói với tờ Le
magazine Littéraire, vào năm 2004:
Văn hóa của chúng ta sao mà buồn quá. Nó tầm phào, [superficielle:
phiến diện], nó giả đò,
[faux-semblant]. Steiner buồn bã than. Ông truy nguyên nỗi buồn
tầm phào, giả đò của đương thời có nguồn gốc từ nỗi buồn ngàn xưa, thổi
về từ
một vùng đất u tối, và là nền tảng của tri thức nhân loại. và ông
đặt câu hỏi: Ở đâu ra cái nỗi buồn nền tảng của tư tưởng nhân loại,
d'où vient la tristesse foncière de la pensée humaine?
Trong cuốn Một ý nghĩ nào đó về Âu
Châu,
Steiner cho rằng, cái gọi là Suy Nghĩ Lớn, thật ra là sản phẩm của Âu
Châu! [La "grande pensée" est une invention de l'Europe]. Nó là di sản
kép của Athens và Jérusalem. Ánh sáng đâu có đến từ đâu đâu, mà là từ
hai cái nguồn kép đó. Bởi vậy cơn hăm dọa về một cái chết của Âu Châu,
cưu mang trong nó một nỗi buồn nguyên thủy.
Zweig được vinh danh là nhà văn Âu Châu, và cái chết của ông gây chấn
động giang hồ, là còn theo cái ý nghĩa ghê rợn, khủng khiếp như thế đó!
Thà nô lệ
anh Yankee mũi lõ,
còn hơn anh Yankee mũi tẹt
Trong Tẩu Vi Thượng Sách. Greene
có kể về mối tình của ông đối với Miền Nam Việt Nam,
và từ đó, đưa
đến chuyện ông viết Người Mỹ Trầm
Lặng…
Tin Văn post lại ở đây, như là
một dữ
kiện, cho thấy, Mẽo thực sự không có ý ‘giầy xéo’ Miền Nam.
Và cái cú đầu
độc tù Phú Lợi,
hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng.
Cái chuyện MB phải thống
nhất
đất nước, là đúng theo qui luật lịch sử xứ Mít, nhưng, do dùng phương
pháp bá đạo
mà hậu quả khủng khiếp 'nhãn tiền’ như ngày nay!
Ui chao, lại nhớ cái đoạn
trong Tam Quốc, khi Lưu Bị thỉnh thị quân sư Khổng Minh, làm cách nào
lấy được xứ...
Nam Kỳ, Khổng Minh bèn phán, có ba cách, vương đạo, trung đạo, và bá
đạo
[Gấu nhớ
đại khái].
Sau khi nghe trình bầy, Lê Duẩn than, vương đạo khó quá,
bụng mình đầy cứt, làm sao nói chuyện vương đạo, thôi, bá đạo
đi!
Cú Phú Lợi đúng là như thế!
Và
cái giá của mấy anh tù VC Phú Lợi, giả như có, là cả cuộc chiến khốn
kiếp!
Dấn thân
hay không dấn thân
|