|
Where is
that street,
called lonely street,
where broken dreams
and memories
meet?
Cầm Dương Xanh
Obama
[Nobel]
vs
Putin [contre les Droits de l'Homme]
Nobel
văn chương 2009
Hugh Eakin: Khá nhiều tác
phẩm của Muller hình như chỉ nhắm vào chế độ độc tài
Ceauşescu đã qua.
Norman Manea: Có thể nói,
toàn thể. Ám ảnh của bà. Ám ảnh độc nhất.
H.E: Tập truyện ngắn đầu tay,
Nadirs (1982), đã gây phiền cho bà rồi.
NM: Một miêu tả, rất hiện
thực, sắc bén, và tàn nhẫn, về cuộc sống tại vùng quê Romania.
Một
vùng đất tiêu điều, tang thương, trần trụi, và lạc hậu. Lẽ tất nhiên,
chính
quyền làm sao chịu nổi, bà cho xb tại Tây Đức. Một cú sốc lớn, đám
Chống Cộng ở
đó thú quá. Đúng là một cái tát vào mặt chế độ Romania và Đảng CS. Và
họ khởi
động một chiến dịch tại Romania, và ở ngoài nước, giữa những cộng đồng
di dân
tại Tây Đức, chụp cho bà cái nón gián điệp của Tây phương. Mật vụ thì
đâu đâu
cũng có, tất nhiên, đám này len lỏi vào tất cả những cộng đồng thiểu
số, những
định chế.
HE: Ông lớn lên ở Romania.
Theo ông
vị thế của cộng đồng thiểu số Đức tại đó ra sao?
NM: Kính nhi viễn chi. Do hiệu
quả, do cái gọi là sự chân thực, và do sự tận tụy làm việc của họ.
Một nhà phê bình văn
học Rommania cùng thế hệ Muller hy vọng, cái sự được Nobel của bà sẽ mở
ra những
cuộc hội thảo, bàn bạc, về sự bách hại những cộng đồng thiểu số, và vị
thế của
họ. Ông ta nói thêm, điều này dễ, vì bà là một người Đức Romania.
Khó, là
với một người Hung Romania, hay Do Thái Romania. Ở Romania vẫn tồn tại cái nhìn sắc tộc,
mê cái gọi
là quốc gia dân tộc ái quốc, và tỏ ra nghi ngờ những người ngoại quớc,
ngay cả
những người này đã sống hàng trăm năm ở Romania.
HE: Một trong những đề tài
lớn
của Muller là con mắt của nhân dân chẳng bao giờ nhắm, tôi muốn nói,
mật vụ
thường xuyên, và tiếp tục rình mò dân chúng.
NM: Bà cực kỳ lớn tiếng về
chuyện này, kể từ sau năm 1989. Sự chuyển dịch qua xã hội dân sự tại Romania
xem ra
cũng rất ư là mơ hồ. Ba triệu đảng viên Đảng CS, bị giết sau khi nhà
độc tài bị
làm thịt, bởi đám Chống Cộng điên cuồng. Tất cả đều kêu oan, chúng tôi
chỉ là nạn
nhân. Quả có một số trong họ thực sự là như vậy. Nhưng rất nhiều người
đã từng
là cớm, hoặc điểm chỉ viên cho Công An, bây giờ trở thành những tên nhà
giầu mới,
và họ có một thứ quyền lực mới cùng với họ. Bà Muller chĩa thẳng mũi
dùi vào chuyện
này, và chuyện này quả là thật khó nuốt, ngay cả vào thời kỳ hậu CS.
Sinh năm
1936, tại Bukovina, Romania,
Norman Manea bị đầy tới trại tập trung ở Ukrainia khi mới năm tuổi.
Những tác phẩm giả tưởng của ông, bận bịu với nỗi đau Lò Thiêu
và cuộc sống thường nhật trong một thể chế độc tài toàn trị,
đã được dịch ra trên muời ngôn ngữ.
Ông hiện là giáo sư văn chương tại Bard College.
*
Manea cũng là một tên tuổi thường xuyên xuất hiện trong danh sách
Nobel,
những năm gần đây.
Nếu chính
trị là quyền lực, và nghệ thuật là tự do, nếu vậy thì, trong một nhà
nước toàn trị, nghệ thuật không chỉ ở vào vị thế thách đố, đối
đầu - như
nó thường làm như vậy, với mọi thứ quyền thế - mà nó đích thị là kẻ
thù, của
chế độ.
Norman Manea: Romania
Norman
Manea là một trong những "di dân"
(émigrés) cuối cùng, từ xứ sở Romania
của Ceausescu. Quá nửa đời người, ông mới ngần ngại quyết định số phận
‘trâu
chậm uống nước đục’: ở lại Tây phương nhân một chuyến du lịch.
Tới năm 1974 ông vẫn tiếp tục công việc của một kỹ sư. Nhưng dần dà,
ông nổi
tiếng, như là một tác giả, và gia nhập hội nhà văn Romania; nồi cơm
được bảo
đảm hơn, nhưng như vậy cũng có nghĩa là được mật vụ nhà nước chăm lo kỹ
càng
hơn. Tuyển tập những truyện ngắn The Night on the Long Side (1969) và
The First
Gates (1975) được cả hai giới độc giả cũng như phê bình ca ngợi. Tiểu
thuyết,
trong số đó là Captives, Atrium và The Book of the Son, mang tính ám
dụ, tạo
sốc, không dễ ‘nắm bắt’, nhưng lạ thay, lại được nhiều người đọc. Người
ta nhận
ra ở ông, một tay kể chuyện, thứ chuyện mới mang tính xã hội-tâm lý.
Ông được
so sánh với những Robert Musil, Bruno Schulz và Ernesto Sabato. Thế giá
của ông
lại càng lên cao, khi nhà văn Nobel người Đức, Heinrich Boll đọc bản
thảo, khen
hết lời bản dịch tiếng Đức một tác phẩm của ông.
Tới đây thì nhà nước hết chịu nổi. Nhân ông chỉ trích một bài viết trên
báo
đảng, Manea bị tới ba mũi giáp công: có khuynh hướng chống đảng
(anti-party),
người ở đâu đâu (cosmopolitan), ‘thiếu tính bản địa’. Riêng bản thân
ông thì đã
có sẵn ba tội: thành phần ly khai, đầu óc cởi mở, và ‘một tên Do Thái’.
Tuy được
giới phê bình ủng hộ hết mình, những cuốn sách mới của ông bắt đầu bị
hành hạ.
Tác giả phải chiến đấu giữa những gì nhà nước đòi hỏi qua những viên
chức kiểm
duyệt, và những gì ông nghĩ là một nhà văn phải biện minh, về vai trò
đạo đức
của chính mình.
Một nhà văn Cộng sản bỏ chạy ra nước ngoài như thế, sau 5 năm lưu vong,
trở
thành một thế giá văn chương Romania nổi tiếng nhất, và sau 10 năm, nhà
văn
Romania có sách bán chạy nhất, của thời đại của mình, tại Tây phương.
Giới phê
bình, trước tiên ở Đức, rồi tới ở Mỹ, và Âu Châu, coi đây là người đại
diện
quan trọng nhất cho văn chương quốc gia, ngang tầm Pasternak,
Solzhenitsyn,
Joseph Brodsky, ngang hàng với Milan Kundera, Tadeusz Konwicki, Uwe
Johnson.
Tại quê hương của ông, vị trí của Manea, khi ông đưa ra những câu hỏi
nhức nhối
về quá khứ gần đây, đã được coi như những soi sáng cần thiết, không có
không
được. Nhè ngay thần tượng quốc gia, là Mircea Eliade, mà tấn công, cộng
thêm
những lời ‘báng bổ’, chống lại cánh cực hữu khiến ông bị coi là một kẻ
‘phản
bội’, một ‘tên Mẽo mới’, cũng chẳng thua những tấn công của đảng nhắm
vào ông ở
thập niên 1980.
Tác phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử
học người
Ý, Marco Cugno:
"Khi bạn khám phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5
tuổi, như vậy là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa
xưa bám
dính lấy bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là
một dẫn
nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ
nghĩa toàn trị
có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi già, lưu vong
đem trả
cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và theo tôi, để vượt được
nó, phải
bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh đất tôi sinh ra."
On
Clowns
Về những tên hề
Một người đương thời miêu tả
ông [HCM]: "Trong con người này có chất
[hề] Charlot - vừa tếu lại vừa buồn"
Trích tạp chí Lịch Sử, L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt
về Việt
Nam, thuộc địa, chiến tranh, và Cộng Sản [Indochine Vietnam,
colonisation,
guerres et communisme].
Gấu này lấy làm lạ, là, tại sao
trong số những nhà văn VC 'đào
thoát', không có một tay nào có tí tầm như một Milosz, như một Manea,
tệ hơn một
tí cũng được, mà chỉ tới cỡ me-xừ Bùi Tín, là đỉnh cao nhất nhất, xin
lỗi ông cựu
đại tá.
Gấu nghĩ, ở đây, đúng như Manea nói, cái cần là đạo đức, chứ không phải
tài
năng. Mấy ông VC thoát ra ngoài, nhưng cái đầu vẫn bị cùm, thì làm sao
mà
dám... văng tục như Gấu?
Có
những ý kiến cho rằng
dùng tiêu đề “Thư Thỉnh nguyện” là bất xứng, là yếu ớt và
cho rằng
chính vi sự yếu ớt ấy mà không ít người không muốn ký vào
Thư, trong
khi hoàn toàn đồng ý với nội dung của nó.
Hoàng Hưng
Không phải như vậy.
Ở đây, là vấn đề chính danh.
Một khi sử dụng nó, thỉnh nguyện thư, là đồng ý
coi nhà nước VC ngang hàng với đấng Thiên Tử, thời còn vua chúa.
Là kính cẩn coi chúng, là Bố Mẹ của
'nhân dân'.
Là ngầm chấp nhận, để cho chúng ngồi lên đầu lên cổ nhân dân.
Là tự làm nhục, nhân dân rồi!
Hiệu
quả của một lá thư, như
thế, là con số không, ai cũng biết như thế, khi để tên của mình vô.
Và nếu như thế, thì tại sao lại
‘thỉnh nguyện’?
Phải gọi nó là tối hậu thư.
Hoặc, bình thường, mà thật bảnh: Thư ngỏ.
Nếu không, là coi thường, một
từ khác, của chính ông Hoàng Hưng: Bốn trăm quả chuông Bát Nhã.
Bốn trăm cái chuông cảnh tỉnh
đám Quỉ Đỏ.
NQT
Xì căng
đan văn học:
Có phải Tran Huy Minh đã viết Cuộc đời
kép của Anna Song?
Viết blog vs Viết văn
Blog,
theo Gấu, khủng khiếp ở
cái phần râu ria của nó, chứ không phải nội dung, hay tác giả
[blogger].
Tức là
phần còm, và tất cả những đường link liên quan tới blog.
Một cái còm, vừa xuất hiện, liền
lập tức, tất cả đều cùng đọc, cùng còm tiếp, tiếp, và cứ thế, cứ thế!
Cái ông họ Đào coi Phan Khôi
cũng đã từng viết blog, là quá nhảm. [Coi blog NXH trên VOA]
Trang
Tin Văn thực sự không
phải là một blog, vì cái phần link, và còm của nó.
Và vì nó tốn tiền của trang chủ, khác blog!
Những độc giả Tin
Văn ít khi
phải sử dụng tới còm, trừ khi "tối" cần thiết!
Họ tôn trọng người đọc, khác, cũng đang đọc Tin Văn, và không muốn bất
cứ ai, bị chi phối bởi còm, của bất cứ ai.
Theo Gấu nghĩ.
Bởi vì, khi xẩy ra sự cố, thí dụ vụ Tin
Văn vs Talawas, Gấu nhận được rất nhiều mail, bầy tỏ ý kiến, thái
độ.
Con số
độc giả Tin Văn, như server cho biết hiện tăng khá ngoạn mục, thường
xuyên ở cái mức 250-300 visitors mỗi ngày.
Một visitor thường xuyên vô hai lần trong một ngày, và như thế, số
khách
viếng thăm mỗi ngày là 150 visitors.
Thua những trang khác, thí dụ Chợ Cá!
Thực sự mà nói, Gấu rất mừng vì chuyện này, và cứ thử tưởng tượng, một
ngày nào đó, theo cái đà tăng trưởng như hiện nay, Tin Văn cũng đông
khách như Chợ Cá?
Tin
Văn, khác một số blog, như
của NL, hay NQL, thí dụ, là do chính cái tên của nó: Tin Văn.
Khi sử dụng cái tên này, Gấu ngầm
“vinh danh và tưởng nhớ”, một tập san văn học của bạn bè một thời,
trước 1975:
Tập
San Văn Chương.
Bởi vì Tập san
Văn chương quả có những nét riêng: nó cách mạng, lật đổ theo tinh thần
bất bạo
động, hoặc theo hiểu hiền lành của nhà văn Nga, Chekhov. Bây giờ, sau
hơn ba
mươi năm, trong số ít ỏi những cá nhân thực sự quan tâm và gắn bó với
một nền
văn
chương Miền Nam trước 75, có người đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng
lớn, do
Sáng Tạo hô hào, có một cách mạng nhỏ, thầm lặng của Tập san Văn
chương.
Ngay trong
lời phi lộ số ra mắt, khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri
đầy đủ
(những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng
một điều:
hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng
đang ảnh
hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo
khẩu vị
của họ.
Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết
ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị,
saveur,
trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).
Tập san văn chương là gì?
Một độc giả của Tin Văn, khi
đọc, họ không
coi đây là một diễn đàn, một chiếu rượu, hay bất cứ một nơi chốn để họ
có tiếng
nói, có cái còm... mà để đọc, để được 'thông tri', về một điều gì đó,
liên quan tới văn học.
*
“Còm” ở Tin Văn, ít,
thật ít,
và có thể vì thế, mỗi cái còm là một kỷ niệm thật đẹp, thật khó mà quên
được.
Trong số đó, có một cái, thật
bất ngờ, và sau đó cố tìm cách liên lạc lại, không thể, và lúc nào cũng
lo lo, áy
náy, không biết có chuyện gì xẩy ra. (1)
(1)
kiwinbanana
Chu Tru. dda~ nghe Le^. Thu ha't Thu Ha't Cho
Ngu*o*`i
va` Le^. Dda' Xanh?
Tuye^.t vo*`i !!!
kiwinbanana
09:19 04-09-2007.
Chu' Tru.:
Re. Mr. Bean: Mo*'i xem ho^m
qua. Va` cho*.t nha^.n ra ra(`ng, khi Mr. Bean kho^ng cu*o*`i, kha'
gio^'ng
chu' Tru. (qua hi`nh tre^n trang nha`). Kho^ng chu*`ng, khi chu' Tru.
cu*o*`i,
la.i gio^'ng Mr. Bean :-)
*
Hồi tháng Tư, qua Cali,
có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy
"ông già”, trông quen quen, mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì
mới nhớ ra là đã thấy hình của ổng trên www.tanvien.net.
Đó là chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.
Đa tạ.
Tin Văn/NLV
Về
thôi, nước nhà độc lập thống nhất rồi
*
Bởi thế, không thể vừa xoa đầu NL, NQL, vừa nhân tiện, chửi
Gấu được, như nhà đại phê bình đã từng làm. (1)
Chúng, ba cái blog, hoàn toàn khác nhau.
Nếu có gì mắc mớ, liên quan, thì là, Tin Văn nói, viết, đọc, thông tri,
'giùm',
cho cả hai blog kia, ở cái phần mà chủ nhân của chúng không thể....
(1) Blog: Hoa, cỏ và
rác
LE ROMAN ET LA PROCRÉATION
(Gabriel Garcia Marquez: Cent ans de solitude)
Tiểu thuyết và sự sinh đẻ
(Garcia Marquez: Trăm năm cô đơn)
Trong khi đọc lại Trăm năm
cô đơn, một
ý nghĩ kỳ dị bật ra ở nơi tôi: những nhân vật kếch xù ở trong những
cuốn tiểu
thuyết kếch xù đếch có con cái nối dõi tông đường!
Chưa tới 1% cư dân trong đó không có con, và ít ra là 50% những nhân
vật lớn
trong tiểu thuyết từ giã tiểu thuyết, không được tái sản xuất, tái chế
biến.
Pantagruel, Panurge, don Quichote, đếch ông nào có thằng cu con, cái
hĩm con.
Cũng rứa, là, Valmont, nữ công tước Merteuil, nữ chủ soái đạo hạnh
trong Những
mối quen biết nguy hiểm.
Tom Jones, nhân vật nổi tiếng cùa Fielding cũng tịt ngòi. Chàng Werther
nổi
tiếng "hình như" không có súng, hay súng tắc tị, không chịu nhả đạn!
Tất cả những nhân vật của Stendhal không có con, cũng vậy, là rất nhiều
nhân
vật của Balzac. Của Dos.. và kể như không đẻ đái, cả thế kỷ vừa
mới
qua…..
Những nhân vật của Kafka thì cũng vậy, ngoài trừ anh chàng trai trẻ
Karl
Rossmann, sau khi làm một cô tớ gái có bầu, và chính vì sự kiện này, để
xóa bỏ
dấu vết đứa con của mình, anh chàng quất ngựa truy phong, chạy qua Mẽo,
nhờ vậy
mà tiểu thuyết có thể sinh ra tại tân thế giới.
Cái vụ súng tịt ngòi, bướm không chịu ‘vượt cạn’ này, không phải là một
"chủ ý", "cố tình muốn như vậy", của tiểu thuyết gia,
mà nó chính là tinh thần của nghệ thuật tiểu thuyết (hay tiềm ý thức
của nghệ
thuật này), vốn tởm chuyện sinh đẻ.
Tiểu thuyết sinh ra cùng với Thời hiện đại, để làm cho con người, nói
theo
Heidegger, là một “subjectum thực sự, độc nhất”, là “nền tảng của tất
cả”. Con
người, nhờ tiểu thuyết, một phần lớn, mà ngồi chễm trệ, bảnh tỏng, giữa
sàn diễn
Âu Châu, như là một cá nhân.
Kundera:
Une Rencontre
Vượt quá
tội ác và hình phạt
Tôi nhập vào một nhân vật của
một cuốn tiểu thuyết dành cho đám trí thức.
Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết
về tay "Đào Hiếu" của Nga, kẻ sống sót cuối cùng,
và, nhờ bám vào chiếc quan tài của Cách Mạng Nga, mà không biến thành
ruồi!
DQ
Hai mươi bẩy
chương sau đó, vị hiệp sĩ gặp lại thằng bé. Nó năn nỉ ông, đừng bao giờ
can
thiệp, nếu chẳng may, lại thấy nó bị đòn.
Anh hầu đưa cho thằng bé một mẩu bánh và một cục phó mát để ăn đường,
và nói,
hãy cầm lấy, bởi vì, chúng ta, tất cả, đều bị ảnh hưởng bởi những cú
đòn của
ông chủ của mi. Thằng bé ngạc nhiên hỏi, anh đâu có bị đánh mà kêu đau,
anh hầu
lắc đầu nói, cái phần hai thầy trò tao đau, là nằm ở trong mẩu bánh mì
và cục
phó mát đưa cho mày đó.
Câu trả lời của anh hầu Sancho, chỉ có một phần sự thực. Hay chỉ là một
trong
nhiều ấn bản về sự thực.
Nỗi bất hạnh của đứa bé, như Sancho ngộ ra được, thì ảnh hưởng đến tất
cả chúng
ta, không phải vì nỗi đau bị quất roi vào lưng, cũng không phải bởi cái
bụng
đói, và cái làn da hằn roi, nhưng mà là, chúng ta đều nhận ra, sự bất
công thì
tràn lan, mà chúng ta thì bất lực, không làm sao thay đổi được.
Andre Gide, phán, về vụ Gandhi bị ám sát:
Như thể Thượng Đế bị đánh bại.
Chương sách chấm dứt với lời nguyền rủa kẻ cứu mình, và tất cả những vì
hiệp sĩ
lang thang, của thằng bé, trong khi thầy tớ hiệp sĩ buồn hiu, nhục nhã,
xấu hổ,
và những bạn đường của họ thì cố nín cười khi chứng kiến màn kịch.
Tôi [Manguel] không thể nào coi những xen hung bạo trên TV, hay phim,
nhưng tôi
chỉ có thể đọc những miêu tả có tính giả tưởng.
Don Quixote là một trong những cuốn sách hung bạo
nhất mà tôi biết.
Như thể Thượng Đế
bị đánh bại!
Mít chúng ta, cũng
có thể nói như thế, và, thê lương mà nói như thế, về cái cú 30 Tháng Tư
1975:
Như thể Thượng Đế
bị đánh bại!
*
Gấu đi tù sau
1975 cũng khá sớm, đúng vào lúc có chính sách Kinh Tế Mới, và lần đầu
tiên nghe
bản nhạc Con Kinh Ta Đào, như một tên tù, trên nông trường cải tạo Phạm
Văn
Cội, Củ Chi, và sững sờ đến nghẹt thở, sao nó đẹp như thế, đúng với
tình trạng
của Gấu như thế, và đúng với cả Miền Nam như thế, trong khí thế bừng
bừng Thanh
Niên Xung Phong như thế, thế, thế, thế!
Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…
Ui chao cái lũ Yankee mũi tẹt đã lấy đi của dân Mít
chúng ta giấc mơ đẹp
nhất, kể từ khi có giống dân Mít, khi đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, Con Quỉ
Chuồng
Lợn (1), khi gục ngã trước Phồn Vinh Giả Tạo, tức cứt của Mẽo, khi lũ
Yankee
mũi lõ phải bỏ của chạy lấy người, và bây giờ tiếp tục ăn cứt của Mẽo,
và của
Tẫu, khi nhường biển, nhường núi cho chúng.
Như thể Thượng Đế bị đánh bại!
Call For The Dead
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Viên
Linh & NQT
Tao
[VL] đã phải nhờ thằng Nguyễn
Thuỵ Long
đi lùng khắp mấy tiệm bán sách báo cũ mới có được mấy số này đấy!
Ngô
Vương Toại & Gấu
& Đặng Phú Phong & Dương văn Hùng
@ DPP's Tiểu Sài Gòn
Dọn
Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA
NHQ,
thường vẫn vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, chưa
từng viết văn bao giờ, theo nghĩa sáng tác, [làm thơ, viết truyện ngắn,
truyện dài], thành thử ông khó, có thể nói, "vô phương", hiểu được cái
sự ảnh hưởng giữa các nhà văn, giữa
viết và lách.
Viết
văn là phải có thầy, không có thầy là không thể nào viết văn được. Đây
là
một trong ba búa TGK mà nhà thơ TTT truyền lại cho Gấu.
Muốn “lách”, cũng khó lắm, chứ không dễ đâu, và đây là hạnh phúc, niềm
tự hào, lòng biết ơn
của một nhà văn, khi tìm ra được vị thầy của mình. Không phải như ông
viết:
Mới thoát khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông
Tolstoi, lại
đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải
ông Kafka;
thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông Marquez; thoát khỏi ông
Marquez, (1) lại
đụng phải ông Borges.
Viết phê bình cũng thế.
Mới thoát khỏi ảnh hưởng
của ông Hoài Thanh đã mừng húm, tưởng mình sẽ được tự
do phơi phới một đời, ai ngờ lại đụng phải ông Roland Barthes; mới né
ông
Roland Barthes thì lại đụng ngay chân của ông Michel Foucault; đang lúc
tưởng
tượng thoát khỏi cả ông Barthes lẫn ông Foucault thì lại đụng cái móng
của ông
Jacques Derrida và ông Jacques Lacan. Ở đâu cũng đầy đại thụ phủ bóng
rợp cả một
góc trời.
Không có nhiều ảo tưởng,
nhưng cũng không thể bỏ cuộc. Bỏ cuộc là tự sát. Còn
viết là còn phải lách. Lách được chút nào là mừng chút ấy.
Bởi vì ông không sáng tác, nên mới dám viết ẩu, theo
kiểu "xóa sạch
truyền thống": Thoát khỏi ông
Marquez (1) lại đụng phải ông Borges!
(1)
Tên của ông này là Garcia Marquez, tên kép, gồm hai chữ. Như Văn Cao,
Hồng Nhung, Bích Khê... thí dụ.
Gọi Cao không, thì bố ai biết Cao nào! [Văn Cao & Nam Cao]
Ấy là vì, “lách”, mượn chữ của NHQ, chính là
“viết bậc hai”, nhờ “viết bậc một”
mà có được.
Trên Tin Văn có vài bài viết, liên quan tới vấn đề này.
Kafka và những người
đi trước ông
Borges
Nước Cờ Hư Trúc
NQT
Ảnh
hưởng
Rushdie
Viết & lách,
trong chính trị, và trong văn chương, khác
hẳn nhau. NHQ "đọc lộn", "misreading", thành ra mới ghép thành một!
Viết & lách trong chính trị liên quan tới kiểm duyệt, và, nếu
kiểm duyệt có ảnh hưởng gì tới văn chương, là theo nghĩa của Borges:
Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ.
["Censorship is the mother of metaphor."]
Nhờ nó mà văn chương đẹp thêm lên!
Nhà văn nói được điều mình muốn nói, mà không sợ bị VC đem ra làm thịt,
thí dụ!
Còn chuyện nhà văn "lách" ông thầy, là phải hiểu theo nghĩa, vượt
thầy, làm thịt ông thầy của mình!
Phùng Phật Sát Phật, là vậy!
Trong văn chương, không hề có chuyện, "Mới thoát
khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi". Bởi vì, một
nhà văn đệ tử, nếu nhận Nam Cao là thầy, [theo nghĩa, cái mình viết
ra, có
mùi Nam Cao], thì anh ta, chị ả phải cố mà vượt Nam Cao, tìm ra, trong
Nam Cao, những cái mỏ, những vùng đất mà Nam Cao chưa từng để
mắt tới,
chưa từng khai phá...
Bởi vậy mới có câu, "Những tuyệt tác văn chương mà người đời chưa biết
tới, đếch có."
Ông đại phê bình, viết kiểu này, chỉ bịp được dân nghiệp dư, tài tử!
Gặp dân nhà nghề, là họ biết tỏng, bụng ông lỏng chữ! NQT
*
Có lẽ
bởi vì ‘văn chương hạng nhì’ là thứ
thường rất dễ bị xào, luộc, đánh cắp nhãn, và bởi vì có rất nhiều tác
phẩm chỉ
vươn tới đỉnh cao của chúng, là ‘hạng nhì’, thành thử người đời thường
dùng nó
- ý tưởng về ảnh hưởng - để buộc tội, hoặc chê bai tác phẩm của nhà
văn. Vả
chăng, biên giới giữa ảnh hưởng và bắt chước, mô phỏng [imitation], và
ngay cả
giữa ảnh hưởng và đạo văn, càng về những ngày sau này càng trở nên mờ
nhạt.
Cách đây hai năm, nhà văn nổi tiếng người Anh, Graham Swift đã bị một
nhà khoa
bảng hắc ám [obcure] người Úc ban cho cái tội rất gần với tội đạo
văn,
rằng cấu trúc đa giọng trong cuốn được giải Booker của ông là “The
Last
Orders” [nghĩa đen: những mệnh lệnh chót; “order” thường được sử
dụng khi
gọi món ăn, bản tiếng Pháp dịch là Chầu Đãi Chót, La Dernière Tournée,
Gấu tôi
chưa đọc cuốn sách nên không dám dịch ẩu cái tựa], “chủ yếu mà nói, là
đã vay
mượn” từ “Khi tôi hấp hối”, “As I Lay Dying”, của William
Faulkner. Báo
chí Anh bèn mượn gió bẻ măng, biến câu chuyện thành một xì-căng-đan văn
học,
biến Swift thành một tay đạo văn chính hiệu con nai vàng, biến những
người
chống đỡ bảo vệ ông thành những kẻ đã tỏ ra “nhân nhượng” đối với
ông,
mặc dù, và có lẽ, chính Swift đã nói ra, ông ảnh hưởng Faulkner, luôn
cả
chuyện, giọng kể ở trong hai cuốn, tuy không hoàn toàn giống nhau y
chang, nhưng
đọc cuốn này là gợi nhớ tới cuốn kia. Sau cùng, những sự thực đơn giản
như thế
khiến vụ xì-căng-đan xì hơi, nhưng cũng chỉ sau khi Swift đã phải chịu
đựng những
cú đòn hội chợ của đám báo chí.
Thú vị là, khi cho xuất bản cuốn Khi tôi hấp
hối, Faulkner, chính ông, cũng bị buộc tội vay mượn cấu trúc từ một
cuốn
tiểu thuyết xuất hiện trước đó, The Scarlet Letter, [Lá Thư Đỏ]
của Nathaniel
Hawthorne.
Cú quật ngược lại của ông, đúng là một câu trả lời đẹp nhất mà người ta
có thể nghĩ ra được, vào trường hợp này: rằng, khi tớ đang ở trong tình
trạng
thật dễ dàng bị tẩu hỏa nhập ma, cố nặn ra cho được, đứa con mang nặng
đẻ đau,
tớ vớ bất cứ thứ gì tớ cần, từ bất cứ xó xỉnh nào mà tớ có thể kiếm
thấy, và tớ
tin rằng, một hành động vay mượn như vậy là hoàn toàn được phép đối với
bất cứ
một nhà văn nào.
Rushdie: Ảnh hưởng
*
Trường hợp trò vượt thầy, rõ
nhất, là giữa Trăm
Năm
Cô Đơn của Garcia Marquez, và Absalon,
Absalon! của Faulkner
Cuốn của trò, hiện đang được ca ngợi, ‘tạo vóc dáng thế
giới’, với
hàng triệu triệu độc giả, còn cuốn của Thầy, mấy ai đọc, và nếu có, thì
cũng chỉ
giữa đám nhà văn.
Trong đám này, và trong số độc giả của Faulkner, thể nào cũng
lại có tay, chôm nữa, tạo ra những tác phẩm của riêng mình!
Giới phê bình gọi Faulkner là
nhà văn của nhà văn, là vậy.
*
Trường hợp ảnh hưởng, hay
dùng ‘thuật ngữ’ của NHQ, "viết và lách", ở cõi văn Mít, Miền Nam,
ít người
nhận ra, là giữa ba tác giả Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, và
Nguyễn Đình
Toàn. Võ Phiến, tuy Trùm đấy, nhưng rõ ràng không nhận ra liên hệ thầy
trò giữa
ba ông nhà văn trên, nên đã coi DNM thuộc môn phái "tiểu thuyết mới"!
Nói một cách khác,
không có
vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ
"chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định,
để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền
đất. Nói
rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá
trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt
trời, một
bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau.
Dương
Nghiễm Mậu: Thật chững chạc, thật cảm
động..
Nhìn từ quan điểm đó,
chúng
ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà
văn tiểu
thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý
thức sáng
suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang
manh nha
tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố
tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo
đức
thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy
"tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với
những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa
mưa nắng
ở Miền Nam,
trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu
Thuyết Mới ở Việt Nam
|