|
Happy Birthday to U, Grandpa
Orwell, hay là sự phát
minh ra cái thực
Từ chối thoả hiệp, khinh miệt
mọi thứ kỷ luật đảng, cảm thấy mình khó trở thành một con người hành
động, tất
cả những điều trên đã đưa Orwell tới một ngõ cụt chính trị, và ông tìm
cách thoát
ra bằng việc viết. Trại Loài Vật,
còn mang một cái tít nho nhỏ, “Một câu chuyện
thần tiên”, là thời điểm quyết định trong cuộc tiến hoá văn học của
ông. Bên cạnh
đề tài chính trị (giải hoặc cách mạng vô sản Liên Xô, xác nhận điều,
cách mạng
nào thì cũng chỉ là phản bội, và hiện tượng biến thành ròi thành bọ là
gần như
không thể tránh được), hình thành một ý hướng văn chương dưới vóc dáng
thật đáng
nể của nó: Dụ ngôn.
Kỷ niệm, kỷ niệm
je suis ce cours de sable qui
glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement
cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme
my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end
my peace is there in the
receding mist
when I may cease from treading these long shifting
thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.
Note: To K & O:
Dịch giùm.
Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi
Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!
Bài thơ trên, bạn phải đọc cùng với một bài viết cũ trên Tin Văn, mới
thú,
tuyệt thú.
Và luôn thể, với bài thơ, cũng của Beckett, sau đây.
Tôi muốn tình tôi....
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản tiếng Anh của chính tác giả:
I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me
Bản của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu
chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu
Tưởng
niệm Mai Thảo, và hai
ông Tây, bạn ông,
là J. Walker
và Martell.
Sơ
Dạ Hương
Mr.
Beckett đã chết. Vậy thì Paris,
cũng thế. Tôi nghe
người ta nói ông chết tối thứ Sáu tuần
rồi. Vậy thì là, tất cả những người hùng của tôi đã chết, kể từ tối thứ
Sáu
tuần rồi.
Tếu thật, cuộc đời bám dính
lấy ông, tới 83 và 3/4 năm lận. Khi ông nói với tôi, ông rụng răng, tôi
lớ ngớ
buông sảng một câu: "Vậy là mệt lắm đấy".
Ông quạt lại liền: "Có
cái gì tệ mà không biến thành hại? Đâu có giới hạn những điều xấu xa
trở thành
tồi tệ hơn". Thế là cả hai đứa
chúng tôi cười đến vãi đái ra.
Mr. Beckett biết chọc quê.
Lần đầu tiên gặp Gill, bà xã tôi, ông kêu một ly đúp. "Phải ly đúp mới
được. Lóng rày, không làm sao kiếm một ly cho ra hồn".
Vào khoảng đầu thập niên
1970, tôi ở Paris
với một người bạn là Jean-Paul Delamorte, một tiểu thuyết gia hụt, a
romacier
manqué. Lindon (bên tạp chí Nửa Đêm, Minuit) vừa mới cho ra lò những
bài viết
mới nhất của Beckett, bằng tiếng Pháp, nhan đề là Foirade, Foirade,
Foirade I,
Foirade II. Vì có hẹn khuya này uống một "tăng" với ông, tôi hỏi
Jean-Paul, foirade thực sự
nghĩa là gì.
Jean-Paul hèm lên hèm xuống,
chẳng giống một con giáp nào hết. "Foirade thực ra là...
ơ hơ... đúng rồi, disgusting"[1].
Khi tôi lập lại với Beckett,
ông đỏ mặt tía tai: "Disgusting?! Đúng là lố bịch!".
Nơi chốn: Chúng tôi đang ngồi
tại La Closerie des Lilas, một tiệm ăn vốn là nơi tụ tập đàn đúm của
đám viết
lách vào thập niên 1930. Mấy ngày trước khi giải phẫu cườm mắt, Beckett
đeo cặp
kính dầy như đít chai Coke. Tướng tá nhà
văn lớn Samuel Beckett chẳng cách nào giấu nổi. Vừa ló đầu vô, bị thiên
hạ
chiếu tướng liền. Cứ mỗi lần mở miệng, bằng ấy cái tay ngừng đớp hít,
bằng ấy
cái tai nhỏng lên. Beckett, như mù dở với hai cái đít chai Cô ca Cô la,
chẳng
hề hấn gì với ba trò hóng chuyện đó.
Ông giải thích, về phản ứng
của ông, với từ "disgusting"
của Jean-Paul, bằng cách chứng tỏ, ông
đã "chọn từ foirade một cách
hết sức là nghiêm túc", và ông đang
"động não" cố tìm ra một từ tiếng Anh hoàn toàn xứng hợp với nó.
"Foirade: disgusting? Thật
là hoàn toàn vô nghĩa!. Une Foirade là
một sự thất bại
thảm
thương... Một
điều gì người ta toan tính, nhưng toan tính này thật ra chỉ là một sự
thất bại,
tuy nhiên vẫn phải toan tính, bởi vì thật xứng đáng, không thể chối cãi
được...
vậy đó, một "thất bại mếu" (a
lamentable failure).
Tới đây, hình như mọi thực
khách trong tiệm ăn đều dướn người về phía chúng tôi, như muốn nuốt lấy
từng
lời vọt ra khỏi miệng Beckett. Và nhà văn của chúng ta thêm vô, kèm nụ
cười rất
ư là "bỏ đi": "Lẽ dĩ nhiên, foirade còn
có nghĩa là phát rắm
ướt [2]!
(Mấy tháng sau đó, trong một
tiệm sách ở New York,
tôi nhìn thấy ấn bản tiếng Anh của Foirades. Tên tiếng Anh: Fizzles).
*
Giữa đông, giữa năm 1973,
lạnh cứng người, cô đơn, túi thủng, tôi đành phải làm cái trò đọc thơ,
vào lúc
tám giờ tối, tại Trung Tâm Văn Hóa Mỹ ở con phố Dragon.... với cái giá
năm chục
đô. Tôi có cái uống với Beckett vào lúc bẩy giờ. Tôi đâu dám xì ra cái
chuyện
đọc thơ, bởi vì:
1. Tôi nghĩ ông
chẳng ưa cái chuyện đọc thơ
trước công chúng, cho dù phải cạp đất.
2. Ông gần như
chẳng bao giờ làm chuyện đó.
Trong lúc cà kê, ông có vẻ
đâu đâu. Dưng không, ông nói: "Bạn đọc thơ, phải không?" Tôi chới
với, làm sao ông biết? Rồi ông thêm: "Chắc mong bạn bè tới đông,
hẻ?". Hiển nhiên, tôi làm ông đau, khi không mời. Vậy là tôi đã làm ông
đau, bực thiệt! Ông nói, như cho tôi đỡ đau: "Không, cám ơn bạn, tôi
không
bao giờ tới với những chuyện đó".
Rồi thì ông yêu cầu tôi đọc
một bài thơ, của tôi, cho ông nghe. Nhột quá, tôi bảo ông, cái giá năm
mươi đô
là ổn, đối với tôi. Ông bật cười, tuy nhiên vẫn bắt tôi đọc thơ cho
bằng được.
Thơ đọc thầm lén mà! Thế là tôi ư ử, bài "Trên Đại Lộ Raspail":
How easily our only smile
smiles.
We will never agree or
disagree.
The pretty girl is
perfected
in her passing.
Our love lives within the
space of a quietly closing door [3].
Ông chăm chú nghe, mắt nhắm
tít. "Được! Được!", ông nói.
"Ồ, c...! " Tôi bật
lên. Ông mở choàng mắt, và tôi tự giải thích:
"Tớ ăn cắp của
bạn!"
"Không, không. Tôi chưa
hề nghe nó trong đời..."
"Không, không, của
bạn! Bài 'Dieppe'..., bạn chấm dứt với 'the
space of a
door that opens and shuts'
"Ô! Đúng thế thực." Nhưng rồi, bỗng nhiên,
ông thêm
vô: "Ô, c...!"
"Chuyện gì nữa,
hả?", tôi hỏi.
"Tôi chôm của Dante,
chính tôi! (me-self)."
(Theo bài viết của Israel
Horovitz, trong Tạp chí The Paris
Review, Mùa Xuân 1997).
[1] Ghê tởm.
[2] wet fart.
[3] Tạm dịch:
Nụ cười độc nhất của
chúng
ta, sao dễ dàng quá vậy
(Thôi đừng tè he ra
mà làm gì).
Người đẹp đẹp thật khi
thoáng
qua.
Tình mình đọng lại giữa
lần
cửa khép. (1)
Bạn đọc có thể liên
tưởng, từ
foirade, tới wet fart, tới bài thơ vịnh "bạch mã", trong chuyện tiếu
lâm Việt Nam.
Note: Bài này, đã
đăng
trên tạp chí
Văn, và trên VHNT của PCL. Một độc giả VHNT mail, chỉnh, ‘agree’, đồng
ý, và ‘disagree’, không đồng ý,
làm sao lại dịch là ‘tè he’?
Sự
thực, Gấu dịch ‘tếu’, vì
nghĩ đến cái cảnh ‘tình mình đọng lại giữa hai lần cửa khép’.
Có
thể, bài thơ còn nói ‘chuyện đó’
chăng? NQT
Một thời để yêu, để hát, và để chết
Ngày mai đi nhận xác chồng
Gánh Nặng Tuổi Thơ
Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz
Tôi
thuộc thế hệ đàn em, đã
quen thân Thái Ngọc San hơn ba mươi năm nay. Nhưng đến khi anh đột ngột
ra đi, qua bạn bè anh,
tôi mới biết thêm rằng, trước khi anh có một tuổi trẻ
không yên
ổn dễ dàng với ba lần bị bắt
đi lính, ba lần đào ngũ vẫn kiên trì chọn
con
đường dấn thân đến với phong trào đấu tranh chống Mỹ của lực lượng trí
thức ở
miền Nam, anh đã có một tuổi thơ đầy gian truân bất trắc. Điều
đó phần
nào giải
thích vì sao sinh ra ở Lệ Thủy, Quảng Bình, chưa đầy mười tuổi anh đã
vào Huế
để rồi suốt đời gắn bó với Huế, trở thành dân Huế rin; giải thích vì
sao anh đã
từng lang thang trên hầu khắp các đô thị lớn ở miền Nam và đã từng trốn
khỏi
dòng tu… Tất cả những khó khăn cay cực đó không thể ngăn cản mà góp
phần tạo
nên những cảm xúc cường tráng, đầy nhiệt huyết của hồn thơ tranh đấu:
Làng em
đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ
lại hiên
ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê
em kết
nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)
Phạm Phú Phong
Nguồn
Nhà thơ Maia sau cùng đã tự sát bằng súng lục vì những dòng thơ xúi
tuổi trẻ lao vào chỗ chết. Không hiểu thi sĩ Thái Ngọc San, sau 30
Tháng Tư, số phận ra sao, có biến thành ruồi, như những bạn bè của Đào
Hiếu, hay có tự sát bằng súng lục như Maia?
Xưa kia đã
hùng dũng
đánh Tây
Giờ
lại hiên
ngang xây thành chống Mỹ
Đường Trường Sơn là đường
chân lý
Thật khó hiểu quá. Bao nhiêu con người đã chết vì
những dòng thơ như
vậy, để có được một đất nước khốn khổ như bây giờ. Bản thân tác giả bài
viết này, thì bây giờ cũng lưu vong xứ người.
Vậy mà vẫn viết những dòng đầy cảm khái như trên, ca ngợi bạn mình, một
tên VC nằm vùng ngày nào ư?
Bỏi vì Gấu sợ, chính TNS cũng không muốn ai nhắc tới những dòng thơ
trên, nếu còn chút lương tri. (1)
(1) Ngay một ông Trùm
VC, mà cũng quá ớn anh hùng ca, như sau đây:
- Vậy tại sao ông
lại không tiếp tục viết về Tây Nguyên? Lẽ nào sau anh hùng Núp, lại là
sự...
"núp bút" của ông?
- Cũng đã cố thử đấy chứ, nhưng cứ được 2, 3 câu là lại trở lại giọng
điệu
"anh hùng ca". Tìm một giọng điệu mới để phản ánh hiện thực mới hình
như là điều tôi không làm nổi.
- Tại sao ông lại không thích giọng điệu ấy nữa?
- "Anh hùng ca" là giọng điệu của một thời mà chúng ta đã sống
một cách phi thường. Nhưng là con người, làm sao có thể mãi sống phi
thường? Đã
đành, cái phi thường là điều vĩ đại, nhưng biết đâu, cái bình thường
còn vĩ đại
hơn?
- Như một số cây bút thành danh khác, ông cũng thích phủ nhận và "xoá
sổ" quá khứ của chính mình sao?
- Không phải phủ nhận, nhưng đó là việc đã được làm xong. Giờ, thì phải
đi làm
việc khác.
- Ông từng dự báo: "Một trong những hiện tượng đáng chú ý nhất tới đây
của
văn học VN sẽ là thể loại hồi ký", tại sao?
- Cao nhất của văn học chính là tự vấn. Bởi nếu như không tự vấn mà chỉ
có phơi
bày hiện thực - việc đó, một cái chợ cũng có thể làm tốt hơn một
nền văn
học. Và hồi ký chính là mảnh đất tốt nhất để chúng ta tự vấn.
- Các nhà "hiện thực chủ nghĩa" sẽ "đập bàn" trước
ông cho mà xem!
- Dẫu vậy, trước sau, tôi vẫn cho rằng: phản ánh hiện thực không phải
là mục
đích mà chỉ là thuộc tính của văn học. "Chiến tranh và hoà bình" được
viết, đâu phải để nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà chính là
nỗi trăn
trở của hai con người trong hành trình đi tìm lẽ sống.
- Đã cầm bút qua hai cuộc chiến, giờ ông sợ gì?
- Tôi ư? Tôi sợ sự phi thường. Tốt nhất là không phải sống phi thường!
*
Ui chao "Chiến tranh và hoà bình" đâu phải để đẻ ra... Con Ruồi, Con Bọ?
Lý
thuyết về tội ác
Théorie du crime
Pierre
Bayard
Tác giả bài viết, còn là tác
giả tiểu luận nổi tiếng "Bằng cách nào để lèm bèm về những cuốn sách mà
người ta không đọc?".
Trong Lý thuyết về tội ác,
ông áp dụng điều mà chính Gấu này đã từng áp dụng, khi đọc Bếp Lửa của Thanh
Tâm Tuyền:
'Professeur de littérature à
l'université Paris-VIII, mais aussi psychanalyste, il échafaude une
théorie de
la littérature (et surtout de la lecture) «par l'absurde».
Thú thiệt!
« Le roman
noir c'est quand le réel trouve une parodie
qui lui est propre », affirmait aussi Deleuze.
Tìểu thuyết đen, là, khi cái thực kiếm ra được đồ dởm, và đồ dởm này,
là chính nó!
[Parodie: Nhạo, nhại, nhái...]
Hồ Hữu
Tường tháng 3 năm 1955
theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án
tử hình,
nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến nghị xin ân
xá; sau
khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.
Thụy Khuê. Hợp Lưu
Gấu tính đi một đường về Võ
Phiến, nhưng TK đã nhanh nhảu đi rồi. Chưa đọc kỹ bài viết. Có mấy chi
tiết, trên,
sai.
HHT theo Bình Xuyên làm quân
sư cho Bẩy Viễn, không phải Ba Cụt [Hòa Hảo]. Bị kết án tử, nhờ can
thiệp, đổi thành
chung thân. Khi ông Diệm bị làm thịt, được thả.
*
Về văn, như Bình Nguyên Lộc,
Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương
Nghiễm
Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn
Thị
Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã
Ca,
Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình
Toàn,
Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y
Uyên, Cung
Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang,
Nguyễn
Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo
Trường, Nguyễn
Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam
Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao,
Huỳnh Phan
Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến
có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về
ông.
Chán thế!
*
“Một mình” viết năm 1963,
không biết ở thời điểm ấy, Võ Phiến tiếp cận triết học hiện sinh như
thế nào,
nhưng Hữu là nhân vật tiểu thuyết đầu tiên của ông có cái nhìn hiện
sinh.
Nếu trong cuốn La nausée-Buồn Nôn, Sartre mô tả Roquentin như một nhân
vật
không ngừng ý thức thấy thân xác mình và ý thức ấy càng rõ, thì anh ta
càng cảm
thấy ghê tởm. Cảm giác buồn
nôn là trạng thái xẩy ra khi con người
ý thức
được sự hiện hữu của thân xác mình. Sartre thuật lại cái cảm tưởng
buồn
nôn đó,
trong đầu một gã đàn ông, mà sự cô đơn và nhàn rỗi, khiến hắn chú ý đến
những
dữ kiện sống sượng nhất của đời sống.
TK
Nhận xét về Buồn Nôn như vậy
rồi ghép với Một Mình của VP,
không đúng. Cảm giác buồn nôn, với
Sartre, là một
cảm giác siêu hình, do cảm nhận về sự thừa mứa của hiện sinh, chứ không
phải ý
thức thân xác mình rồi ghê tởm, buồn nôn. Nhân vật của VP rất tởm thân
xác của
họ, sau khi ‘thất bại’ nghĩa là chiều theo nó, để cho thân xác chế ngự.
Điều này
Gấu này đã nhận ra, và đưa ra đề nghị, VP theo VC, là để chế ngự cái
tôi đáng tởm
đó. Thất bại, trở về, ông lại đắm chìm vào, để tìm lối thoát ra!
Tất cả
những tác
phẩm quan trọng của VP là "thành công của một sự thất bại", sau khi hy
vọng
vào chủ nghĩa CS.
Đây là trường hợp xẩy ra cho rất nhiều nhà văn trên
thế giới, vào thời kỳ này. Thí dụ như Koestler, Silone, [hay Orwell,
trên].... Có thể đọc
bài viết của Steiner, Nhà văn và chủ nghĩa CS để có một
cái nhìn toàn cảnh
*
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một
phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương
tờ nhật
báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể
Trong Đêm
Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về
nhà mấy
tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát
hành đâu
từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật
của
ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau
đó, tôi
mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải
thích
tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn
khổ khốn
nạn đó...
Nhân vật của Võ Phiến rất
giống nhân vật của
Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra
những Người
Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau
Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc phiêu
lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái
thân
thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig
cũng y
hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết
người khủng
khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ
vẫn còn
là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng
biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới
nơi, lạy
lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai,
trở về
đời. Trong bữa ăn từ giã thiên thai, anh
chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng
tiền tính
dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ
chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời,
thần tiên
đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là
đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn,
không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại
Người Tình
Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn
tới mức
đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay
công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái
"libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không
thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ
không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền.
Lúc
rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm
Điêu
Thuyền, bố, Lã Bố...
*
Nhưng đọc VP như thế, thì cũng chỉ là viết về, chỉ một nhà văn VP!
Trong bài viết Võ
Phiến, nhà văn
Bình Định, dựa vào cách nhìn Zweig như là nhà văn Âu Châu,
Gấu
đã manh nha coi ông như là một nhà văn, của mảnh đất địa linh nhân kiệt
là mảnh đất Bình Định, với những biến động lịch sử long trời lở đất
của nó, qua nhân vật Nguyễn Huệ. Một Nguyễn Huệ bình Thanh tảo Bắc
Một Võ Phiến, từ mảnh đất Bình Định, đối diện với chao đảo của lịch sử,
vận mệnh của đất nước. (1)
Và thất bại.
Và, tại sao thất bại?
(1) Me
xừ người Đức, chỉ đọc
độc nhất một bài viết của Gấu trên talawas, mà đã nhìn ra, đây là câu
chuyện một
tên Bắc Kít muốn trả nợ cho cả một miền đất, và cái nền, và "hệ thống",
của
trang Tin Văn rồi!
Tuyệt!
Tks again. NQT
*
Cuối
cùng tôi xin nhắc Nguyễn Quốc Trụ rằng, đừng đưa mình lộn lại
cái thời Pháp tấn công Nam Kỳ thì hay hơn. Ông cũng đành bất lực như
đồng bào
ông mà nhìn quê hương mất dần từng mảnh vào tay kẻ xâm lược mà thôi.
Hay ông
tin là dấy lên được một phong trào phản kháng? Gần hai mươi năm trôi
qua, rồi
Trung Kỳ rơi hẳn vào tay Pháp. Hai mươi năm, vì rất nhiều lí do phức
hợp mà
hàng triệu người Việt không đủ sức ngăn nổi Pháp. Nhưng có lẽ Nguyễn
Quốc Trụ
không để xảy ra cái cảnh như người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu
được ‘địa
linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp lời NQT
"Thiên tài của
một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi
Kis.
Giá mà bệ được câu
trên, của Nadine
Gordimer, vào trường hợp nhà văn Bình Định thì thật là tuyệt!
Trong Một cuộc gặp gỡ Kundera viết về ông:
Trung thành với Rabelais và đám Siêu thực: Những kẻ lục lọi những giấc
mộng.
Tôi ngồi lật lật cuốn của Danilo Kis, cuốn sách cũ về suy tưởng, và có
cảm
tưởng đang ngồi với ông, trong một quán rượu gần Trocadéro, và ông đang
nói với
tôi bằng một giọng oang oang, gầm gừ, như muốn vặc vào mặt kẻ đối diện.
Trong tất những nhà văn lớn lao cùng thế hệ, Tây hay ngoại quốc, vào
những năm
1980 sống ở Paris, ông là kẻ vô hình nhất. Vị nữ thần có tên là Thời Sự
chẳng
có lý do gì để mà giọi đèn vào mặt ông. "Tôi không phải là một tên ly
khai", ông nói.
Ông cũng chẳng phải một tên
di dân.
Don Quixote
Ở cuối Phần I của Don
Quixote, khi Sancho bê về nhà vị
sư phụ thương tích đầy mình, chẳng có vẻ chi cuộc phiêu lưu thế là chấm
dứt, mà
lại như sắp sửa lên đường cho những chuyến đi mới. Khi vợ hỏi áo của
tôi đâu,
giầy của mấy đứa nhỏ đâu, anh hầu bèn trả lời, hy vọng chủ sẽ thưởng,
trong những
chuyến phiêu lưu sắp tới. Nghe có vẻ tham lam. Nhưng khi Don
Quixote nằm
mê man trên giường, và khi cô cháu gái và bà chủ nhà trù ẻo những cuốn
sách đã
khiến ông chủ điên khùng, thì chính anh hầu bèn hăm hở với lý tưởng của
chủ, và
nói với bà chủ, “Chẳng có gì bảnh hơn, là được làm kẻ hầu cho một vị
hiệp
sĩ trên đường
tìm phiêu lưu”.
Một nhận xét thật
sáng chói của Schelling, trong cuốn
Philosophie der Kunst, 1809, của ông: “Ý tưởng
chính trong Don Quixote, là cuộc chiến
đấu của một lý tưởng chống lại thực tại, thực tại này chế ngự toàn thể
cuốn sách,
trong hầu hết những thăng trầm rối rắm của nó. Thoạt đầu, có vẻ như vị
hiệp sĩ
và anh hầu bị đánh bại, nhưng đó chỉ là bề ngoài, bởi vì điều hiển hiện
nhất,
xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, thì chính là sự chiến thắng tuyệt đối của
lý tưởng
trên.”
Don
Quixote như Người Què Gánh Tội.
Đừng có sợ cải tổ triệt để hệ thống tài chính, dù có bị chụp mũ "xã
hội".
Tiền là động cơ của chúng tôi. Trong nghề trader này, phải lúc nào cũng
cảm thấy đói.
Kundera: Gặp gỡ
Kun Ở Xứ Mít
Nakajima
Atsushi – Đại cao
thủ
Nguyễn Đình Đăng dịch
Truyện này làm nhớ một câu
chuyện tiếu lâm, cũng về đại cao thủ.
Một ông bố tính đi mua một chú
khỉ cho đứa con trai. Vô thấy, con thứ nhất đề giá một ngàn đô. Hỏi,
người bán
nói, nó biết làm những chuyện đó, chuyện đó. Tới con thứ hai, hai ngàn
đô, biết
làm chuyện đó chuyện đó, thêm chuyện đó đó.
Con khỉ thứ ba, 10 ngàn đô.
Hỏi, không biết làm gì cả!
Người bán giải thích:
Nó là vị chủ tịch nước!
Đó là
đọc tiêu cực!
Tích cực, nó làm nhớ đến lý
thuyết võ học của Kim Dung, về vô chiêu thắng hữu chiêu, hậu phát chế
nhân, tĩnh
thắng động… vv và vv
|