*


 




Thu 2009

*

Jennifer's Jenny


Berlin Wall


Sáu mươi năm sau khi được giải phóng, Simone Viel đưa mấy đứa cháu tới Lò Thiêu:
"Ở đó, tôi chưa bao giờ khóc. Nó vượt quá những giọt nước mắt."


Thư Nhà: Trong Căn Phòng Rưỡi
5
Nghe tiếng rắm ở trong nhà cầu, là bạn biết ngay, ai đang ở trong đó. Bạn còn biết, ông/bà láng giềng đó đã xơi món gì, trong bữa cơm chiều, hoặc bữa điểm tâm. Bạn nghe ra những tiếng động, của người nào nguời nào, khi cọ quậy trên giường, và biết, khi nào những người đàn bà có tháng...

Với chúng tôi, một căn phòng, là cho suốt đời, thành phố, là cho cả đời, xứ sở, là cho mọi đời. Những quan niệm về sự trường tồn, về điều hoài hoài, do đó, cũng mạnh hơn nhiều, so với những sắc dân khác. Và, lẽ tất nhiên, nỗi đau mất mát, đau hơn nhiều. Đau như hoạn. Tuy nhiên, một quốc gia đã từng mất, trong một nửa thế kỷ, gần sáu chục triệu con người, cho cái nhà nước ăn thịt người đó (gồm cả hai chục triệu bị giết trong chiến tranh), một quốc gia như thế chắc chắn là thừa sức để “cập nhật hoá” cái cảm quan về sự bền bỉ của nó.
TV Archives



Viết như không viết

Lưng trần là khoảng thân đẹp nhất của phụ nữ. Còn lưng đàn ông? Lưng đàn ông thường mang vết chém của người khác. Đôi khi do tự mình chém lấy. Lưng đàn ông Huế mang đầy thương tích của nội chiến. Còn lưng tôi? Viết ký, là trục xuất linh hồn. Nhưng tôi chỉ dám trục xuất dè sẻn. Giống vén áo, phơi một khoảng lưng và viết trên da lưng này. Lưng trần là vậy. Trần Vũ, Hợp Lưu

What If… ?

Đọc cái ký mới toanh của Mr. TV, tình cờ, cùng lúc, vớ một số báo NYRB cũ, 19 July 2007, trong có bài của Anita Desai đọc A Tranquil Star: Unpublished Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý.

Anita Desai tự hỏi, liệu có thể dùng từ "playful" để nói về những tác phẩm của Primo Levi, như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ? Về cuộc đời mà ông đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, đúng là cái tính từ "ấn tượng", "chót", playful, mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, nhưng oái oăm thay, đọc tập truyện, quả là bà chỉ nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười cợt!
Ấn tượng thật!
Liệu, nếu, giả như, chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu, nếu, giả như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?

*

Đọc còm của độc giả Chợ Cá, về bài ký của Trần Vũ, Gấu ngộ ra một sự thực, về cái đọc của độc giả quyết định “số phận” cái diễn đàn của họ.
[Chợ Cá đâu phải bản chất là Chợ Cá, nhưng mà do những người hội họp ở một nơi, và nơi này từ đó có tên là Chợ Cá!]

Mr. TV dùng hình ảnh khoảng lưng trần đẹp ơi là đẹp của phụ nữ, để làm bật lên tấm lưng trần đầy sẹo của một người đàn ông, và nhân đó, nói về cái lưng trần "da beo" của chính TV.

Còn chuyện cái bụng đàn bà Mít đẻ ra cả một lũ ngu Mít, trong có Gấu, tất nhiên, lại là chuyện khác!

Cái tay thi sĩ ở trong nước, nhìn ra hình ảnh Chợ Cá, khi nó chưa là Chợ Cá, quả là thần sầu!
NQT
*
Cái đoạn mở ra bài ký mới tuyệt làm sao. Thú thực, Gấu không ưa có người thấy mình vãi linh hồn. Vậy mà đọc đoạn này, Gấu thật muốn mọi người chứng kiến cảnh Gấu bị một em mắng, "già rồi khóc hoài con nít nó cười cho", cũng chỉ mới đây thôi!


Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình. Âm vang như tiếng ngâm của Võ Đình. Giữa đêm khuya, tiếng ngâm của người họa sĩ già trên 60 tuổi, cất cao, khỏe, mà buồn bã. «Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay», chữ «thiu» buồn tênh. «Hoa bắp lay», tức là cảnh vật còn, còn gọi, còn nhắc, mà sao anh không về?
Võ Đình không ngâm cho tôi. Ông ngâm cho kiếp lưu dân hiu quạnh. Đêm thâu, tiếng ngâm của Võ Đình vang xa như tiếng hò khuya của người Huế xưa, trên sông Hương. Chúng tôi nhớ Huế. Đọc Một món Tết thật mặn mà của Võ Đình mới biết ông nhớ Huế chừng nào. Ông lấy pâte d’anchois, một thứ cá muối dầu thật mặn của Tây đánh nhuyễn ra làm mắm, rồi luộc thật chín mì ống làm bún, rồi chan, rồi chấm, để có chút chất quê trong mình. Tết ở Tây, cuối tháng Giêng, lạnh cứng người. Võ Đình sinh ở Huế, nhớ Huế đã đành, nhưng tôi cũng nhớ Huế, dù chưa từng đến, mà vẫn nhớ hàng rầm thượng, bức mành vàng chanh, hàng dậu dâm bụt, với những hồn âm đi qua cầu Tràng Tiền về phía thành Nội, trong truyện Võ Đình.
Ra, tôi nhớ Huế của người khác.
Nhiều khi, tôi nhớ sự kinh dị của Huế. Các thước phim đen trắng chiếu cảnh khóc than của người Huế đi tìm xác, rồi đào xác thân nhân mang về hàng đống xương, đầu lâu, ba sườn… Mậu Thân kinh dị. May là Huế còn những trận mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca, còn những mùa ngô cũ của Trần Dạ Từ. «Đuổi bắt trên đồi cao, trượt chân bàng hoàng mãi.»
Người Bắc di cư không có quê, vì chiến tranh, không thể về. Nên tôi si quê của người khác. Si quê của Phan Nhật Nam. Si quê của Túy Hồng. Si quê của Bình Nguyên Lộc. Si quê của Nguyễn Thị Hoàng. Tháng 5-1975, Vòng tay ôm của Nguyễn Thị Hoàng giúp quên nhà có tang. Tang vì bại trận.
Rồi tôi về Huế.

Gấu chỉ có mỗi một kỷ niệm về Huế. Đẹp làm sao, thê lương làm sao. Viết ra mới xấu hổ làm sao!
Viết ra, nhé? NQT
Người Bắc di cư không có quê, vì "không" có chiến tranh, không thể về!
*

Áp dụng câu sau đây - của một tay nhà văn Mexico, Juan Villoro, viết về bạn của ông ta, Roberto Bolano, nhà văn Chile, tác giả Những tay thám tử man rợ, The Savage Detectives – vào bài ký của TV, mới tuyệt làm sao:
From a great distance, he had constructed a country of memory, of spectral exactitude.
Từ một khoảng cách lớn, anh ta xây dựng lên một xứ sở của hồi nhớ, của sự chính xác ma quái.

TV: Nhà văn Bắc Kít
VD: Nhà văn Trung Kít
HPNT: Nhà văn Trung Kít, Vi Xít

Cái xứ sở của hồi nhớ, của sự chính xác ma quái: Huế

Bài ký của TV là một toan tính làm sống lại một Huế ma quái của một Mậu Thân đầy những thây người.
Thiếu HPNT làm sao được?
Không có ông ta, làm sao có Huế ma quái, và như thế, làm sao có bài ký ma quái, làm sao TV có dịp trục xuất linh hồn của anh?
*
Câu này, Bolano thường bị hỏi, cũng có thể áp dụng cho một nhà văn Bắc Kít di cư, như Mr. TV [Tin Văn & Trần Vũ]:
Ông coi ông là nhà văn Chile [Bolano sinh tại Santiago vào năm 1953), hay là nhà văn Tây Ban Nha [ông sống ở TBN hai thập niên sau cùng của đời mình, tới khi mất vào năm 2003], hay là nhà văn Mexico [ông sống ở Mexixo City chừng 10 năm theo cái kiểu đi đi về về]?

Và, một lần Bolano trả lời: Tôi là một tay Mỹ Châu La Tinh [Latin American]. Những lần khác, ngôn ngữ Tây Ban Nha là xứ sở của tôi.
Quả thế: Tiếng Mít là xứ sở của Mr TV!

Đúng như The Great Bolano, [nhà văn Gấu vĩ đại!] đã từng tuyên bố, trong dịp nhận giải thưởng Romulo Gallegos Prize, vào năm 1999:
“Có một người nào đó nói, xứ sở của nhà văn là ngôn ngữ của anh ta. Nghe thì thật là bất cần địa lý, nhưng tôi đồng ý với người này.”
Nhưng sau đó, nhà văn vĩ đại Bolano phán tiếp, rất ư là bảnh, và rất ư là ấn tượng, [và nhà đại phê bình có lẽ cũng nên ghé mắt đọc, để hiểu ra một kinh nghiệm viết văn, của một bậc thầy]:
that it's true that a writer's country isn't his language or isn't only his language. . .. There can be many countries, it occurs to me now, but only one passport, and obviously that passport is the quality of the writing. Which doesn't mean just to write well, because anybody can do that, but to write marvelously well, though not even that, because anybody can do that too. Then what is writing of quality? Well, what it's always been: to know how to thrust your head into the darkness, know how to leap into the void, and to understand that literature is basically a dangerous calling.
Đúng, xứ sở của Gấu không là tiếng Mít, không chỉ là tiếng Mít… Có thể có nhiều xứ sở, như chuyện xẩy ra cho Gấu bây giờ, nào là nước Bắc Kít, nước Nam Kít, xứ Lèo, xứ Thái, xứ Ca na điền, nhưng chỉ có một cái giấy thông hành. Và cái thông hành này, hiển nhiên, là cái gọi là phẩm chất của cái viết ra. Điều này không có nghĩa là viết bảnh, [bất cứ ai mà chẳng làm được chuyện này], nhưng mà là viết thật là bảnh, thật là tuyệt vời, [vưỡn, bất cứ ai mà chẳng làm được, ngay cả chuyện này]. Vậy thì phẩm chất của viết là cái chó gì?
Nó luôn luôn là cái này này:
Là đâm đầu vào cái lỗ đen được gọi là Cái Ác Bắc Kít, là lao vào trống không, và hiểu ra điều, văn chương là một thiên hướng thật nguy hiểm: Gọi tên Cái Ác Bắc Kít!
Hà, hà!

[Dịch láo mà chơi, nghe láo chơi
Dây dưa giàn đậu phún mưa rơi
Chuyện đời chán ngấy người lên được
Vô net, đọc TV, thấy cũng dzui!  (1)

(1)
Đậu bằng qua giá vũ như ti
Cái duyên gặp gỡ giữa Bạn [DB] và Gấu, là ở câu trên

*

Tình cờ đọc lại số báo cũ, The Paris Review, Winter, 1995,  thấy bài viết về Samuel Beckett: Cũng một cao thủ về cờ [chess].
Bài ngắn, nhưng tuyệt, tuyệt. Để Gấu scan rồi dịch, hầu quí vị. Một bài viết của một người bạn của ông, theo kiểu hồi tưởng. Có những câu sau, chẳng bảnh sao?:
Rosset:
....Beckett là một vì quân tử, a gentle man. Tôi nghĩ, từ này được người đời phịa ra, ấy là bởi vì có ông. [I think they may have invented the word for him].... Ông là một người lắng nghe, a listener. Ông ta lắng nghe đến độ bạn cứ nghĩ mình là con người độc nhất trên cõi đời...
[Note: Gửi bạn mới quen, qua dòng thơ của VND: Đậu bằng qua giá vũ như ti. NQT]
*

V/v HPNT trong cái ký của Mr. TV
Nếu có một người nào chán HPNT, thì phải là… Gấu. Trong bài viết  Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân, Gấu đã 'ngầm' đưa banh cho ông, để nhân đó, ‘thắp một nén nhang tạ lỗi’ với Huế Mậu Thân.
Quả như thế, nhưng, thay vì thắp, thì ông tắt: Ông lên tiếng trên đài của em TK, phân bua, tui đâu có mặt ở Huế thời gian đó, mà nói tui giết người? (1)

Mr. TV khi chấp nhận Phan Nhật Nam thì khó có thể bắt cá hai tay, chấp nhận luôn cả HPNT.

Thành thử những dòng tuyệt đẹp về HPNT ở trong ký TV, là chỉ để làm bật ra cái mảng tối của nó. [PXA đã từng được một em ký giả Mẽo coi là vị thần hai mặt Janus. HPNT thì cũng rứa, nhưng biến cố Mậu Thân làm ông bị cháy, đành phải lên rừng].

Đây là kỹ thuật “tương phản”, hay nói nôm na, kiểu Miền Nam, “dzậy mà không phải dzậy”.
Ngay chính TV cũng để lộ ra kỹ thuật viết ‘đá giò lái’ của ông, thí dụ như những câu sau đây:

Tôi không biết Hoàng Phủ ngày xưa.
Khó hình dung một Mậu Thân của thi sĩ
Ông không giống chút nào những ngày oan nghiệt.

Câu này, thật khủng khiếp:
Tôi biết, chính văn chương giúp ông tìm sự bình thản.

Cách mô tả như vầy, làm Gấu nhớ đến một tay Đông B, và cái blog của ông ta, toàn nói chuyện hoa, chuyện thơ hai ku, nhưng bất thình lình, ông ta vung kiếm giấu ở trong bụng ra, để làm thịt Ky tô giáo, Phật tử.
Nó còn làm nhớ đến mấy tay tổ sư Nazi, tai nghe nhạc cổ điển, tay đẩy người vô Lò Thiêu.

(1)
Có bao giờ me xừ Tường tự hỏi, có bao nhiêu người đã chết, chỉ vì nội cái tên của ông? Có bao nhiêu đứa con trai, con gái lên rừng, chỉ vì đã có lần trong đời được vinh dự làm học trò của ông?
Thử hỏi, nếu cái tên của ông không là gì, thì làm gì có một nhân vật tên Tường trong Mùa Biển Động, và "bất tử" cùng với Mùa Biển Động?
[Nhưng cũng có thể nói ngược lại. Nhờ Tường, nhờ Ngữ, mà MBD bất tử]

Có bao giờ ông đẩy "công án" đến tận cùng, giả như không có Tường này, thì liệu vẫn xẩy ra cú Huế Mậu Thân?
"Công án Tường" có vẻ giông giống một ngụ ngôn của Kafka, nhưng ngược hẳn lại. Một thuận. Một đảo:
Có thể xây Babel, nếu không phải leo lên Babel! (2)
(2)
The Tower of Babel
If it had been possible to build the tower of Babel without ascending it, the work would have been permitted
Kafka
*
Monday, November 2, 2009 2:

Thưa bác Trụ
Bác rối rít ca tụng bài "Lưng trần" của Trần Vũ vậy là hớ rồi.
Trên talawas có người vừa nhận xét là Trần Vũ viết bài này để đi một đường hóa đồng giữa Hoàng Phủ Ngọc Tường và Phan Nhật Nam. Tức là huề cả làng, anh Cộng sản và anh chống Cộng cũng giống nhau, phe đồ tể và phe nạn nhân cũng như nhau.
Bác Trụ đọc lớt phớt theo cảm tính, thích câu này câu nọ, nhưng không nhìn ra ý đồ của tác giả nên cứ gân cổ lên mà ca là tuyệt tác.
Hôm nay bác Trụ cũng có thêm thắt đôi lời biện bạch về vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng cái kiểu rốí rít ca tụng của bác mấy hôm trước thì đã quá trớn, bây giờ có loay hoay gỡ gạc thì cũng là chắp vá thôi.
Thế mới biết cái đọc của bác Trụ không sâu, khá là nông nổi.
Đề nghị bác Trụ rút kinh nghiệm để bớt bồng bột về sau.

Phúc đáp:

Cám ơn đã đọc bài viết của tôi.
Tuy nhiên, cách đọc của độc giả talawas là của độc giả talawas, của tôi, là của tôi.
Phải có nhiều cách đọc khác nhau, đâu chỉ có một cách đọc.
Giả như có sự hoà đồng giữa hai ông nhà văn này, và đó là chủ ý của tác giả bài viết, thì cũng tốt quá.

Bạn tin là một nhà văn như HPNT có thể…  sám hối ư?
Bởi vì phải có sám hối mới có hoà đồng.
Chính tôi đã thử một lần rồi, với ông ta, đâu đợi đến TV, và bài ký mới này, khi viết bài Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân, và thua.
Như vậy, làm sao hòa đồng?
Không lẽ ý kiến của độc giả talawas là “chân lý” trong vụ này?

Viết ký, là trục xuất linh hồn. Nhưng tôi chỉ dám trục xuất dè sẻn. Giống vén áo, phơi một khoảng lưng và viết trên da lưng này. Lưng trần là vậy. TV

Bài ký của TV, thực sự, theo tôi, là viết về cái lưng trần của TV, và toan tính sử dụng văn chương như là một nghi lễ để khu trục linh hồn.
Cũng một thứ nghi lễ trừ tà của thế kỷ mà nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng. Watt, chẳng hạn.

Bác Trụ đọc lớt phớt theo cảm tính, thích câu này câu nọ, nhưng không nhìn ra ý đồ của tác giả nên cứ gân cổ lên mà ca là tuyệt tác.

Đúng như thế. Đây là cách đọc của tôi, trong gần như tất cả các bài viết, tác giả, trừ tác giả ruột.
Tôi ít để ý đến chủ ý, ý đồ của tác giả. Trừ tác giả ruột!
Thường là đọc lớt phớt, thấy một ý nào bắt mắt, là viết.
Bài viết của tôi, nhan đề "Viết như là không viết", là cũng muốn, nhân cách viết đầy "ấn tượng" của TV, viết về một lối viết "khu trục ấn tượng", và nhân đó, viết về lối "viết trắng", lối viết "không độ" của Camus.
Kính
NQT
*
Note:
Trong thư của độc giả Tin Văn, dùng chữ hoá đồng, không phải hoà đồng. Gấu già cả, mắt kém, đọc là hòa đồng, hiểu sái ý của người viết:
Sorry abt that. NQT.

HÓA ĐỒNG thì khác với HÒA ĐỒNG
Monday, November 2, 2009 5:07 AM
Thưa bác Trụ,
Bác lại đọc thư của tôi một cách bồng bột, vội vã nữa rồi.
HÓA ĐỒNG mà bác đọc thành HÒA ĐỒNG.
Theo phân tách của ông Vương Thế Lan thì Trần Vũ có ý đồ HÓA ĐỒNG Hoàng Phủ Ngọc Tường và Phan Nhật Nam.
HÓA ĐỒNG ở đây cũng giống như HÓA ĐỒNG MẪU SỐ trong toán học, tức là có ý đồ xem anh Việt Cộng và anh chống Cộng cũng giống như nhau, chung một mẫu số.
Chứ làm gì có sự hòa đồng?
Bác Trụ đọc vội vã rồi nói: "Giả như có sự hoà đồng giữa hai ông nhà văn này, và đó là chủ ý của tác giả bài viết, thì cũng tốt quá."
Hai ông này chả có sự hòa đồng nào cả. Chỉ có Trần Vũ muốn dùng phương pháp HÓA ĐỒNG MẪU SỐ để biến ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thành ông Phan Nhật Nam.
Làm vậy để cho ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành đáng thương y hệt như một sĩ quan VNCH bị giam cầm hành hạ trong trại cải tạo sau 1975.
Thật đúng là một thứ kỹ xảo mượn văn chương để đánh tráo chính trị.
Nếu bác Trụ đọc mà không thấy cái ý đồ đó thì thê thảm thật.


Tôi chưa đọc bài của Vương Thế Lan, thành thử không thấy cái ý đồ, kỹ xảo đó, điều này chứng tỏ cách đọc của tôi không liên quan gì tới cách đọc của độc giả talawas.
Mấy ý đồ đó, thấy thì mới thấy thê thảm, thật.
Không thấy, vậy mà may!
Như tôi đã viết, cách đọc của độc giả quyết địmh số phần của diễn đàn, là vậy.

Làm vậy để cho ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành đáng thương y hệt như một sĩ quan VNCH bị giam cầm hành hạ trong trại cải tạo sau 1975.

Cho đến bây giờ, bạn vẫn nghĩ là họ... đáng thương ư?
Giá mà HPNT có một tí "trở thành đáng thương" này, thì chẳng cần hóa đồng, đã có hòa đồng từ khuya rồi.
Cho phép tôi chấm dứt phúc đáp thư của bạn, vì sợ TV biến thành Chợ Cá mất! NQT


Dấu ấn Vũ Trọng Phụng

Dấu ấn Vũ Trọng Phụng: Làm Đĩ, Cơm Thầy Cơm Cô, Lục Xì, Kỹ Nghệ Lấy Tây, Số Đỏ....

Thật ấn tượng!
Ông viết về Cái Ác Bắc Kít, khi còn "được" Tây mũi lõ kiềm chế.
Đọc ông, là phải đọc song song với Cái Ác Bắc Kít, vào thời đại đỉnh cao chói lọi của nó: Thời VC.
Vũ Trọng Phụng đã tiên trí Cái Ác Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc khi Tây Mũi Lõ không còn nữa.
Đâu có phải tự nhiên mà đám Yankee mũi tẹt giáng cho ông cái... Án Oan?
Những Xuân Tóc Đỏ thời VC bây giờ đều bước ra từ tác phẩm của ông!


October 28, 2009
Salman Rushdie celebrates the Paris Review
What makes Hemingway a great writer? And Roth, Kerouac and Angelou? The answer lies in this treasure trove of literary wisdom


Thư viện Thổ của tôi


Tribute to Phạm Chi Lan


Kỷ niệm, kỷ niệm

Ui chao, lại nói chuyện bạn quí, những cái xác trôi lều bều trên con sông thời gian, lịch sử, những ngày ở Sài Gòn.
Gấu có cả một lô kỷ niệm, nhớ đến đâu đau đến đó, về những đấng bạn quí. Sau lần đi gặp Con K nhân sinh nhật vừa qua, nó biểu Gấu, tao chẳng có gì mà cho mày hết, chỉ có vài lời nhắn nhủ như thế này này:
Quãng đời còn lại của mày bây giờ là 'bonus' rồi. Suy Nghĩ Lớn, về Cái Đại Ác Bắc Kít, thì cũng viết ra rồi. Hoang Vu Lớn thì cũng tàn lụi theo BHD từ giã mày mà đi trước mày rồi, bi giờ ta cho phép mi tha hồ mà viết, muốn viết cái đéo gì thì viết!
Hà, hà!


Dọn

Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá.
Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại.
Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.
Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.
NHQ, Blog VOA

Bài viết này, xưa rồi Diễm ơi, nhà đại phê bình, bí đề tài, lại lôi ra, và hình như không có thêm thắt được ý tưởng nào mới mẻ.
Đúng ra, khi lôi ra, ông ta phải nhận ra một số ý kiến cần phải hoặc mở rộng, hoặc bổ túc, hoặc bỏ đi.
Gấu lấy thí dụ: Ngay câu phán mở ra bài viết, nghe thật kêu, nhưng vì không có một thí dụ, một minh họa, thành ra độc giả nghe thì khoái lỗ tai, nhưng vẫn thấy “lại đâm bực” thế nào ấy!
Lưu vong nào, hay là mọi lưu vong, thường mở đầu bằng bi kịch chính trị ?
Thế nào là bi kịch, như được sử dụng ở đây, theo ông? Bi kịch như bi kịch Hy lạp? Hay như là một tai ương, thảm họa có tính cá nhân, gia đình, hay chung cho một xứ sở?
Và thế nào là bi kịch chính trị?

Bi kịch chính trị với một nhà văn lưu vong, có, nhưng Mít ta không có. Có một vài trường hợp, có thể coi là nhà văn lưu vong, như của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, nhưng bi kịch của họ lại không phải là bi kịch, theo nghĩa mà nhà đại phê bình ngụ ý trong bài viết của ông.
Gấu không nghĩ, khi họ bỏ đi, là... bi kịch, mà là giải thoát, là hoan kịch, đúng hơn!

Trường hợp tiêu biểu trình ra ở đây, là của nhà thơ Nobel, Czeslaw Milosz, khi ông đang là một nhà ngoại giao của nhà nước CS Ba Lan, đào thoát, xin tị nạn tại Pháp, và bị tam tứ phương tấn công, tứ bề thọ địch.