*


 





*

On God
Krishnamurti

Note: Bài dịch này, còn trong dạng nháp.
Đây là một tác phẩm khó nhai nhất của K.
Post lên, từ từ sửa, biết đâu bạn đọc TV có cao kiến gì đóng góp.
Tks.
 QTN, dịch giả.

The Trial
Fight for Kafka's Papers Winds through Israeli Courts
By Christoph Schult
Before his death in 1924, Franz Kafka left his papers to Max Brod who rushed them out of Czechoslovakia ahead of the advancing Nazis. Now, the daughter of Brod's late secretary wants to sell them to a German institute. But the legal battle in Israel has become Kafka-esque
.


3 Americans share 2009 Nobel medicine prize


Fight for Kafka's Papers Winds through Israeli Courts

By Christoph Schult
Before his death in 1924, Franz Kafka left his papers to Max Brod who rushed them out of Czechoslovakia ahead of the advancing Nazis. Now, the daughter of Brod's late secretary wants to sell them to a German institute. But the legal battle in Israel has become Kafka-esque.

"I escaped the Holocaust," the old woman says. She worked for the Israeli airline El Al for 30 years, but she never felt like visiting Germany. "I couldn't forgive".

Giá mà đốt hết, là xong.
Vụ Án mới, hiện đang xẩy ra, liên quan tới "kho tàng bí ẩn" mà Kafka để lại, là những trang viết của ông, giữa cô con gái của thư ký của Brod - người đã không nghe theo di chúc của bạn mình, là Kafka, đốt hết, đốt hết, và, thay vì vậy, ôm kho tàng ra khỏi
Czechoslovakia, trước khi [VC vô được Sài Gòn] Nazi xâm lăng đất nước này - và nhà nước Israel. Cô con gái, nay là một bà già, phán:
"Tôi đã từng chạy thoát Lò Thiêu. Tôi không thể tha thứ".

Ôi Chúa thương yêu và nhân từ. Xin Người đừng tha thứ cho tụi nó. Cái lũ khốn kiếp VC nằm vùng, cái lũ bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC, cái lũ Cớm chìm cho VC, đã làm mất Miền Nam, gây ra Lò Cải Tạo, gây họa tầy trời, là đẩy đất nước vào cơn băng hoại vô phương thoát ra khỏi.



Nhà cái cược Amos Oz đoạt giải Nobel

Un étranger dans une ville étrangère
Tôi không như Steiner, cái giá để trả cho một cuộc sống không tổ quốc, tôi sẽ không chịu trả.

Oz trả lời phỏng vấn 2

Oz trả lời tờ Tin Nhanh

-Trong cuộc xung đột Israel-Palestine, vấn đề không phải là học yêu thương, hòa giải hòa hợp, mà là, tách rời. "Hãy giúp chúng tôi ly dị nhau!", ông lập lại câu này nhiều lần trong những cuốn sách của ông. Như thế nghĩa là thế nào?
Câu trả lời chỉ nằm trong một từ: Chia. Chia căn nhà ra làm hai phòng nhỏ. Chẳng có một hy vọng, một cơ may nào, ở cái chuyện, chúng tôi nhảy vào lòng nhau, ôm hôn thắm thiết, và la lớn lên:
"Ôi người anh em Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam của chúng mình ơi, hãy yêu nhau đi, chiều hôm tối rồi!"
*
Đây là Gấu cương đại: Il n'y a aucune chance pour que nous nous jetions dans les bras les uns des autres en criant: O mon frère, qu'importe la terre, aimons-nous!: Chẳng có cơ may nào về cái chuyện chúng tôi ôm lấy nhau, và la lên: Đất cát mà nhằm nhò gì, chúng ta hãy thương yêu nhau!
Sẽ có người chửi, Ả Rập, Do Thái làm sao so sánh với người Việt được. Bắc, Trung, Nam, là do hoàn cảnh địa lý, lỗi là tại cái chữ S, chứ vưỡn là người Việt, máu đỏ da vàng!
Nhưng, Gấu đã từng đọc, đâu đó, hình như từ ông Dickens thì phải, ông này phán, mấy người cùng máu, thịt lẫn nhau còn 'máu' hơn là thịt, mấy thằng cha khác máu.
Đâu cần gì đến ông Dickens!
Hãy nhớ lại cảnh Việt Gian bị Việt Minh làm thịt, cảnh, làm thịt cả một miền đất, ngay sau 30 Tháng Tư, cảnh Việt Kiều yêu nước, khi còn ở trại tị nạn, hình như là Hồng Kông thì phải, một đám thì hoan hô ngày 30 Tháng Tư thống nhất đất nước, đám kia thì không hoan hô, thế là 'máu' lẫn nhau!

Amos Oz

Gấu đọc Oz lần đầu tiên, trên tờ The Partisan Review, đúng bài viết về Y sĩ đồng quê của Kafka, nhờ vậy ngộ ra liền, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, Cái Ác Bắc Kít, con quỉ nơi chuồng heo hoang vắng trong căn nhà của ông y sĩ đồng quê, tiếng gọi cấp cứu của con bệnh Miền Nam, và ông y sĩ vội vã lên đường, xẻ dọc Trường Sơn, và để đền ơn con quỉ ban cho cặp ngựa, đã hy sinh một cô Phương, cho đám bộ đội Cụ Hồ, trong một trận dội bom ga Thanh Hoá, và sau này nhà văn Bảo Ninh đã kể lại trong Nỗi Buồn Chiến Tranh....
Đọc bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết dưới bóng tối Lò Thiêu, [khi đó chưa xẩy ra], Gấu đọc ông, dưới bóng tối Lò Cải Tạo.
Đừng nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê, rồi tưởng tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu, anh cu Sài, thí dụ, trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay nữ văn công kiêm nhà văn DTH, mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê của Kafka, nghe báo động hoảng, có bệnh nhân thập tử nhất sinh, vượt mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên giường bệnh, thì mới biết là mình bị bịp.
Đâu có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
Anh Sài của Lê Lựu làm gì có cái bát dành cho Miền Nam!
Chỉ có vài cái ba lô mang sẵn từ Miền Bắc, để nhét chiến lợi phẩm!
Nhật Ký Tin Văn

Nghe bài hát đầu “Xuân”

Bài này, nếu lời chỉ giản dị như vậy, làm sao bị cấm hát, và Mùa Xuân đầu tiên chỉ tìm ra được tiếng hát của nó, lần đầu tiên trên đài Mút Cu Va?
Qua một ông bạn, cũng quen biết Lý Đợi, bài ca chết, vì tiên tri cái chết của Đỉnh Cao Chói Lọi, qua câu hát:
Từ đây người biết quên Người.

Như tinh thần bài viết cho thấy, quả có một thời kỳ huy hoàng thật ngắn ngủi, ngay sau 30 Tháng Tư 1975, trước khi đất nước bước vào cơn Đại Suy Thoái, Cơn Băng Hoại, Trận Đại Hồng Thuỷ, Cả Nước Đua Nhau Chạy Ra Biển, Trận Đại Dịch biến đổi gien, khiến VC biến thành ruồi, thành bọ.
Koestler đã từng gọi thời kỳ này, The Heroic Age, của lịch sử nhân loại, trước khi bước vào Dark Interlude, tức thời kỳ hơi bị được chúc dữ bởi cái vòng tròn, (1) y hệt sau này, nhân loại lại đắm chìm vào chủ nghĩa CS không tưởng.

(1) Huyền thoại về cái vòng tròn tuyệt hảo có cội nguồn thật xa xưa, và có quyền năng phù thuỷ. Vả chăng, nói cho cùng, vòng tròn là một trong những ký hiệu cổ xưa nhất. Cái nghi lễ vẽ một cái vòng tròn chung quanh một con người, là để ngăn chặn mọi quỷ ma muốn ám hại anh ta, và đánh dấu một thánh địa, mà con người là trung tâm của nó.

Người đầu tiên phát triển một vũ trụ hình e líp, là Apollonius of Perga. Hai ngàn năm sau, Johannes Kepler, vẫn bị ám ảnh bởi vòng tròn tuyệt hảo, đã ngần ngại chấp nhận quỹ đạo bầu dục của của các hành tình, như ông viết, "bởi vì nếu mọi chuyện giản dị như thế, thì vấn đề này đã được Archimedes và Apollinus giải quyết từ khuya rồi."
Arthur Koestler. The Sleepwalkers: A History of Man’s Changing Vision of the Universe. Những kẻ mộng du
*
Gấu đi tù sau 1975 cũng khá sớm, đúng vào lúc có chính sách Kinh Tế Mới, và lần đầu tiên nghe bản nhạc Con Kinh Ta Đào, như một tên tù, trên nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi, và sững sờ đến nghẹt thở, sao nó đẹp như thế, đúng với tình trạng của Gấu như thế, và đúng với cả Miền Nam như thế, trong khí thế bừng bừng Thanh Niên Xung Phong như thế, thế, thế, thế!
Con kinh ta đào chưa có nước chảy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…
Ui chao cái lũ Yankee mũi tẹt đã lấy đi của dân Mít chúng ta giấc mơ đẹp nhất, kể từ khi có giống dân Mít, khi đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn (1), khi gục ngã trước Phồn Vinh Giả Tạo, tức cứt của Mẽo, khi lũ Yankee mũi lõ phải bỏ của chạy lấy người, và bây giờ tiếp tục ăn cứt của Mẽo, và của Tẫu, khi nhường biển, nhường núi cho chúng.


Lướt Tin Văn Cũ
Bản đồ dịch đói trùng với bản đồ những ý thức hệ dởm.
La carte de la famine coincide avec celle des idéologies fausses.
Phương thuốc thần hiệu chữa dịch đói, là tư hữu. (1)
Thế giới thứ ba là nạn nhân của những khẩu hiệu và của lòng từ thiện thiếu tổ chức.
Dịch đói không phải tự nhiên, mà là chính trị.
La famine n’est pas naturelle mais elle est politique
[Đón đọc phỏng vấn kỹ sư nông học Ấn, Dr. Swaminathan]
Tin Văn ngày 3.8.2003
*

(1) Minh Triết, Hoàng Ngọc Hiến:
Tôi có đọc một công trình lý luận tác giả viết những trang rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được tác giả, trích dẫn: “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”. Câu của Balzac là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu.
Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.
(2) Bị bỏ đói lâu ngày mới ra tình trạng của ngày hôm nay, nó dễ sợ lắm, tất cả các tệ nạn: hoa hậu, xuất cảng cô dâu, tham nhũng vơ vét tột cùng, mua bằng, mua quan… tất tất phần lớn từ đói lâu ngày… không biết các nước Liên Xô, Đông Âu, Bắc Hàn có vướng vào cảnh này không… Bởi vì như nhà con đông, một cha một mẹ, một gène mà có người tính này người tính kia… Chỉ có đói lâu ngày mới giải thích được hiện trạng này.
Vì thế các tổ chức xin con nuôi đêu khuyên nên nhận con nuôi trước khi các cháu lên 6 tháng, để chúng đói tình thương lâu ngày quá sẽ gây rất nhiều tai hại cho đời sống tâm lý sau này.
Note: From TV mail.
Tks. NQT
V/v cái vụ bị bỏ đói lâu ngày, Gấu này rành lắm! Chỉ đến khi vô Nam, thì mới hết sợ đói! Cái cú ăn cướp là cũng do bị bỏ đói lâu quá mà ra. Hồi học trung học, làm luận tiếng Tây, cứ phải học thưộc lòng, còn nhớ một câu, "Cái bụng đói thì không có tai" [Ventre affamé n’a point d’oreilles]. Chí lý!
Có ai nói cái gì mà VC nghe đâu, dù chí lý đến đâu!
Hà, hà!
Đọc lại Tin Văn, lòi ra mấy dòng trên, nhưng tờ báo thì mất rồi, chán thế.
Cứ lo chuyển nhà mãi, ba lần thì bằng cú phần thư 30 Tháng Tư 1975!
Nhờ trang net này, Gấu nhớ ra, bài phỏng vấn nằm trong cuốn "Les vrais penseurs de notre temps", "Những tư tưởng gia thứ thiệt của thời đại chúng ta", của Guy Sorman, Fayard © 1989. Cuốn này, Tin Văn đã giới thiệu mấy ông ở trong đó. (3)
Bữa nào rảnh, kiếm nó, rồi scan, rồi post, rồi dịch hầu quí độc giả. NQT

(3) Phỏng vấn Ilya Prigorine
*
Nhân lèm bèm về tư tưởng gia thứ thiệt, bonus bài này:
Người của thế kỷ & Nhà văn của Thế kỷ
Peter D. Smith dự triển lãm Albert Einstein, Người Của Thế Kỷ, Viện Bảo Tàng Do Thái, Camden Town [TLS 11 Tháng Một 2005].
Tuyệt vời nhất, là bức hình, nhỏ hơn tấm postcard, rõ ràng để dùng cho một album gia đình. Chụp khi ông đi thăm Thượng Hải vào năm 1922-3.
Một Einstein không giống như những Einstein mà mọi người từng nhìn thấy, hay tưởng tượng ra: nhỏ thó, lanh lẹn, trong bộ đồ thể tháo, với một cái mũ đen kiểu cọ. Vào những năm đầu của tuổi bốn mươi, nhà khoa học trông thật tự hào, giữa bức hình, chung quanh ông là cộng đồng Do Thái địa phương. Ông vừa được Nobel, và đang băng băng đi trên con đường trở thành "một người Do Thái vĩ đại nhất trên quả đất", như  David Ben-Gourion gọi ông sau đó. Hay như ông khôi hài về mình, một "ông thánh Do Thái".
Tài liệu trưng bầy trong cuộc triển lãm là từ Thư Khố Albert Einstein tại Đại Học Hebrew ở Jerusalem. Mặc dù thiếu những vật dụng hoàn toàn cá nhân, cuộc triển lãm quả là đã cho người coi một cái nhìn tuyệt vời vào cuộc đời của một thánh tượng khoa học.
Có một cái thư của một anh chàng Ăng lê, xin ông trấn an anh ta, về tác động, và ảnh hưởng của trọng lực lên con người trong lúc trái đất quay. Anh ta viết, 'trong khi một cá nhân chổng đầu xuống đất, tức là lộn tùng phèo, liệu có phải, chính vào lúc đó, anh ta mê gái, và có thể còn làm nhiều trò khùng điên khác?", Einstein lịch sự trả lời, "Mê gái mê trai, nói cho cùng, không phải là điều ngu xuẩn nhất con người làm, nhưng trọng lực [sức hút của trái đất] không có trách nhiệm gì về chuyện này".
Nhìn thấy hình của ông trên nhật báo, một em bé sáu tuổi, Ann G. Kocin, đã viết thư, "Ông nên đi cắt tóc, như vậy trông ông sẽ còn đẹp hơn".
Những bức thư của trẻ em như thế chứng tỏ ông ngày càng nổi tiếng, trở thành một bậc hiền giả, nửa tiên tri, nửa phù thuỷ.
Theo huyền thoại thời hậu chiến, ông là một Prometheus, ăn cắp lửa của Thần Mặt Trời cho nhân loại, nhưng nhân loại ngu quá, hay ác quá, thay vì dùng để nấu nướng, lại dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử!

Có trưng bầy thư ông viết cho tổng thống Mỹ, đưa đến thành lập dự án Manhattan Project và sau đó, bom nguyên tử ra đời, và hai trái bom được thả xuống đất Nhật. Ông nhìn nhận, ký tên vào thư là "sai lầm lớn nhất trong đời tôi". Sự thực, do ông quá sợ trước viễn tượng Nazi sẽ có bom nguyên tử.
Thư ông từ chối tranh cử tổng thống nước Israel, khi được mời, mới thú vị, tuyệt vời làm sao. Đúng là một cái thư khó viết! Khi nhận được thư, me-xừ Thủ Tướng Do Thái Ben-Gourion mừng quá, nói với đệ tử ruột: "Mày biểu tao, tao phải làm gì, nếu ông ta nói, ừ, tớ sẽ ra tranh cử tổng thống?"
Tuần báo Time đã chọn nhà bác học Einstein là Người của Thế kỷ. Bên cạnh ông, là thánh Cam Địa (Gandhi). Thật ra, bất cứ một lựa chọn nào cũng không hoàn toàn. Có người cho rằng, Einstein chỉ có thể coi là "Người của nửa đầu thế kỷ", do ông đã không hiểu một số lý thuyết khoa học sau ông. Câu nói nổi tiếng của Einstein: Thượng Đế không chơi xí ngầu (I am convinced that He [God] does not play dice), là do Einstein tin vào định mệnh thuyết, trong khi một số khoa học gia tin rằng thuyết xác xuất, hay nói nôm na, chính là do cơ may, mà có loài người, và những chủng loại. Chúng ta tin tưởng có một Thượng Đế, nhưng trong khoa học, một định mệnh thuyết như vậy, đã tỏ ra không đúng. Trong cuốn "Những tư tưởng gia đích thực của thời đại chúng ta" (Les vrais penseurs de notre temps), tác giả Guy Sorman đã phỏng vấn Mooto Kimura, một khoa học gia người Nhật. Ông này tin rằng Darwin (cha đẻ của thuyết tiến hoá đưa tới chủ nghĩa Cộng Sản) đã sai lầm. Chính cơ may mới là chìa khóa của tiến hóa. Cũng theo ông, Einstein là nhà bác học cuối cùng còn tin rằng Thượng Đế không chơi xí ngầu và Thiên Nhiên tuân theo những định luật mang tính định mệnh. (Tiến hoá không có tận cùng mang tính đạo đức: L'évolution n'a pas de finalité morale, Stephen Jay Gould). Theo Kimura, cũng như theo Ilya Prigorine (nhà tư tưởng này cho rằng trật tự phát sinh từ hỗn mang: L'ordre est né du chaos): Thượng Đế chơi xí ngầu, mà chơi rất hay!
Nhìn lại những ngày cuối thế kỷ, và cơn hoang mang, nỗi sợ hãi về một tận thế vào năm 2000, về con bọ Y2K, mọi người đều thở phào, khi ngồi trước máy truyền hình, chứng kiến từng nơi trên mặt địa cầu đón thiên niên kỷ, theo vòng quay của trái đất. Có thể, trước đó, hầu hết mọi người đều lo lắng, hoang mang, nhưng thâm tâm, họ vẫn tin rằng sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra hết. Đây không phải là lần đầu, lẽ dĩ  nhiên. Nhược điểm, biết đâu, đây chính là hạnh phúc của con người, đó là trí nhớ của nó ngắn ngủi lắm! Vào những ngày nhân loại sắp tiến đến điểm zero (countdown), có mấy ai nhớ gì, về cuối thế kỷ trước đó? Đa số đều nghĩ, "rồi cũng rứa", cho dù cũng sửa soạn rối rít, cũng ra nhà băng rút mớ tiền mua thức ăn dự trữ, hy vọng sống dôi ra vài ngày, sau... tận thế!
Nhưng sự thực, thế kỷ chấm dứt không như nhau. Nhà khoa học Stephen Jay Gould, trong cuốn Tra Hỏi Thiên Niên Kỷ (Questioning the Millennium: A Rationalist's Guide to a Precisely Arbitrary Countdown, nhà xb Harmony Books, 1998), ghi nhận rằng, vào những ngày tháng cuối năm 1799, người Mỹ đã cùng nhau than khóc cái chết của George Washington. Nhưng thay vì âu lo về "chấm dứt chế độ cũ" (the fading of an ancien regime), ngược lại, cái chết của một con người đã mở ra một điều gì thật sự mới mẻ: đây là một xứ sở trẻ trung tưởng niệm một người hùng của đất nước. Thời kỳ Cách mạng Pháp, Robespierre và những bạn bè của ông đã coi những năm 1790 không phải là thập niên cuối cùng của một thế kỷ, nhưng mà là đầu tiên. Ngày cả từ "chấm dứt thế kỷ" (fin du siècle), trước năm 1890 chưa có trong tự điển tiếng Anh. Nó cũng chẳng già nua gì lắm, ngay cả đối với chính tiếng Pháp. Điều mà Gould thích thú nhất, khi tra hỏi thiên niên kỷ, đó là văn hóa đại chúng (pop culture) đang thắng thế văn hóa cao (high culture).
Về đề tài văn hóa đại chúng thắng thế văn hóa cao, chữ điện tử (như các bạn đọc trên máy điện toán, trong "trang nhà" trên lưới internet) thắng thế chữ in ra giấy, có mùi thơm của mực, người viết xin hẹn một dịp khác. Ở đây, chỉ xin đưa ra câu hỏi: ai là nhà văn của thế kỷ vừa qua?
Đa số đều cho rằng, ba nhà văn đại diện cho thế kỷ 20 là James Joyce, Marcel Proust, và Franz Kafka. Trong ba nhà văn này, người viết xin được chọn Kafka là nhà văn của thế kỷ 20.
Thế kỷ 20 như chúng ta biết, là thế kỷ của hung bạo. Những biểu tượng của nó, là Hitler với Lò Thiêu Người, và Stalin với trại tập trung cải tạo. Điều lạ lùng ở đây là: Kafka mất năm 1924, Hitler nắm quyền vào năm 1933; với Stalin,  ngôi sao của ông Thần Đỏ này chỉ sáng rực lên sau Cuộc Chiến Lớn II (1945), và thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bằng cách nào Kafka nhìn thấy trước hai bóng đen khủng khiếp, là chủ nghĩa Nazi, và chủ nghĩa toàn trị?
Gần hai chục năm sau khi ông mất, nhà thơ người Anh Auden có thể viết, không cố tình nói ngược ngạo, hay tạo sốc: "Nếu phải nêu một tác giả của thời đại chúng ta, sánh được với Dante, Shakespeare, Goethe, và thời đại của họ, Kafka sẽ là người đầu tiên mà người ta nghĩ tới." G. Steiner cho rằng:  "(ngoài Kafka ra) không có thể có tiếng nói chứng nhân nào thật hơn, về bóng đen của thời đại chúng ta." Khi Kafka mất, chỉ có vài truyện ngắn, mẩu văn được xuất bản. Những tác phẩm quan trọng của ông đều được xuất bản sau khi ông mất, do người bạn thân đã không theo di chúc yêu cầu huỷ bỏ. Tại sao thế giới-ác mộng riêng tư của một nhà văn lại trở thành biểu tượng của cả một thế kỷ?
Theo Steiner, sự kiện-chìa khoá về Kafka là như thế này: ông bị chế ngự (possessed), bởi một linh cảm đáng sợ, rằng ông nhìn thấy, từng li từng tí, cơn kinh hoàng đang tích tụ lại... Kể từ khi Kafka viết, tiếng đập cửa ban đêm cứ thế tới muôn nhà, những con người bị lôi ra, chết "như một con chó", cứ thế nhân lên mãi. Huyễn tưởng biến thành sự kiện cụ thể: Thân quyến gần gụi nhất của Kafka chết trong phòng hơi ngạt. (Người yêu) Milena, và Miss Grete B (người có thể đã có với Kafka một cháu nhỏ), chết trong trại tập trung. Chúng ta tự hỏi: Làm sao ông có thể tiên tri như vậy?
Tóm ngay lấy một câu nói bóng gió trong "Ghi Chú Dưới Hầm" của nhà văn Nga Dostoevsky, Kafka mô tả con người bị giản trừ thành một con bọ quằn quại. Cuộc hóa thân của nhân vật Gregor Samsa này, thoạt đầu được một số người hiểu như là câu chuyện về một giấc mơ ghê rợn, là số phận "theo nghĩa đen", của hàng triệu con người. Từ "con bọ", Ungeziefer, tiếng Đức, chính nó là một tiên tri bi đát, bởi vì đám Nazi đã dùng để chỉ những con người chúng đẩy vô phòng hơi ngạt. Tác phẩm "Xứ Trừng Giới" của Kafka thông báo, không chỉ một kỹ thuật học về lò sản xuất cái chết (Lò Thiêu), mà luôn cả nghịch lý lạ lùng của chế độ toàn trị hiện đại: sự hợp tác thật chi ly, thật tục tằn giữa nạn nhân và kẻ tra tấn. Như Vaclav Havel chỉ ra, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn chế độ phong kiến, hay bạo chúa truyền thống, ở đây không có chuyện một thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy, đều trở thành một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Ngay cả mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống, phần kia tôi điều khiển nó.
Nhà phê bình Mác-xít G. Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những dấu vết  đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân hành của cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo chúa, hay kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu tượng định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ diệt), ông còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc lột người.
Chọn Kafka là tiếng nói chứng nhân đích thực, nhà văn của thế kỷ hung bạo, là chỉ có "một nửa vấn đề". Kafka, theo tôi, còn là người mở ra thiên niên kỷ mới, qua ẩn dụ "người đàn bà ngoại tình".
Thế nào là "người đàn bà ngoại tình"? Người viết xin đưa ra một vài thí dụ: một người ở nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, nhưng không thể nào quên được tiếng mẹ đẻ. Một người di dân phải viết văn bằng tiếng Anh, nhưng đề tài hoàn toàn là "quốc tịch gốc, quê hương gốc" của mình. Một người đàn bà lấy chồng ngoại quốc, nhưng vẫn không thể quên tiếng Việt, quê hương Việt. Một người Ả Rập muốn "giao lưu văn hóa" với người Do Thái...
Văn chương Việt hải ngoại, hiện cũng đang ở trong cái nhìn "tiên tri" của Kafka: đâu là quê nhà, đâu là lưu đầy? Đi /Về: cùng một nghĩa như nhau?
Tin Văn Vắn

mercredi 10 décembre 2008
Le Clézio au Viêtnam
Après un aperçu sur les réactions coréennes, puis chinoises, à l'obtention par Jean-Marie Gustave Le Clézio du Prix Nobel de littérature 2008, Nguyen P. Ngoc nous fournit ci-dessous des échos en provenance du Viêtnam.
Note: Nhờ Server cho biết, website này có link một trang Tin Văn, rồi lần ra trang trên, có nhắc tới ông bạn quí HPA, và NL!
Ui chao, cái
website này link rất nhiều trang Tin Văn, tếu quá! Chắc là của Mít ta.


Bát Nhã

*
*
*
*

Lửa Thiêng

Ông Diệm đổ vì đụng vô Phật giáo, và vì những bức hình như trên đây.
Liệu kỳ tích trên lại xuất hiện?


Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
Nhưng lại lên tiếng với tư cách Nguyễn Lang, tác giả "Việt Nam Phật giáo sử luận". Một đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh, yêu cầu không nêu tên, nhận định rằng bút hiệu Nguyễn Lang rất nổi tiếng đối với người Việt Nam, đặc biệt giới trí thức và Phật tử. Và hành động dùng bút hiệu này thay vì danh xưng “Thiền Sư Nhất Hạnh” nổi tiếng quốc tế là cách mà vị thiền sư hơn 80 tuổi “muốn giới hạn hoàn cảnh giải quyết vấn đề Bát Nhã.” “Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nói với chính quyền Việt Nam, là hãy giải quyết vụ Bát Nhã giữa những người Việt Nam với nhau.” Khi Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng chính thức bằng danh xưng Nhất Hạnh, “vấn đề sẽ trở thành quốc tế, không thể che giấu.” Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào. Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con. Điều quan trọng, là không thể chấp nhận thái độ của chính quyền, và đòi chính quyền phải tôn trọng quyền tự do tu hành của 400 nam nữ tu sinh.
Nguồn

Bình thường ra, dân làm báo sẽ viết, thí dụ, như thế này:
Dưới bút hiệu
Nguyễn Lang, tác giả "Việt Nam Phật giáo sử luận", thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên chính thức lên tiếng về vụ Bát Nhã.

Từ “nhưng” quá khốn nạn.
Đừng nghĩ người viết vạch lá tìm sâu, bởi vì dưới đó, tụi khốn viết:
Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào.Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con.

Nguyễn Lang, tác giả một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam: Dùng một cái bút hiệu như thế, thật quá đúng, đối với vấn đề hiện đang xẩy ra.
Còn xứng đáng hơn cả cái tên Nhất Hạnh, nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo song song với lịch sử dân tộc.
Thượng Tọa Nhất Hạnh đâu có tự đánh giá cao, khi, thay vì dùng tên Nhất Hạnh, mà lại dùng bút hiệu Nguyễn Lang (1): Ông lên tiếng, trước nhà nước VC, về một chuyện liên quan đến Phật giáo Việt Nam và nhà nước VC, đâu phải với quốc tế?
Đã coi là chuyện trẻ con thì đừng có “nhưng” nhéo!
Đúng là chuyên nghề làm cớm chìm cho VC, viết một câu văn cũng không nên thân!
Vả chăng tâm cớm thì viết cái gì cũng có mùi cớm!

Thôi bỏ qua chuyện trẻ con!
Đúng.
Nói với lũ khốn nạn này làm gì!

(1) Đoạn này làm nhớ đến Kim Dung. Trong Lục Mạch Thần Kiếm, sau trận đánh long trời lở đất trên núi Thiếu Thất, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn sau thời gian bị nhốt dưới hầm, ngày ngày nghe đọc kinh, sám hối, ngộ đạo, quỳ trước Phương Trượng Thiếu Lâm, xin qui y, mấy ông chữ Độ, thầy của Phương Trượng, bèn vẫy vẫy, qua đây, tụi ta cạo đầu cho. Tạ Tốn thưa, con đâu có phúc phần như thế.
Ấy là vì, nếu như thế, thì ông ngang hàng với Phương Trượng.
Mấy ông chữ Độ cáu, phán, sao ngu thế, chữ gì thì cũng là Kít hết, hiểu chưa!
*
V/v Bút hiệu Nguyễn Lang. Trên talawas, có một tay giải thích khá rõ ràng.

Hoà Nguyễn nói:
04/10/2009 lúc 11:40 chiều

Ông Lê Quốc Trinh viết: “Tôi vẫn chưa hiểu vì lý do gì Thầy Nhất Hạnh phải dùng bút danh Nguyễn Lang để viết thư cho ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Có thể Nguyễn Lang là tên thật của Thầy?”
Ông Thiện Giao của NV giải thích chuyện tại sao dùng bút hiệu GS Nguyễn Lang, tác giả bộ VNPGSL mà không dùng đúng danh xưng Thiền sư Nhất Hạnh được nhiều người biết hơn, và trong góp ý trước tôi đã chép lại theo nguyên văn đoạn đó.
Thật ra bộ VNPGSL tuy giá trị, nhưng có bao nhiêu người quan tâm đến Phật giáo biết đến?
Chính ký giả Thiện Giao cũng viết không đúng khi cho “tác phẩm đồ sộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” xuất bản trong nước hồi đầu thập niên 1960s, trước khi ông ra đi, sống lưu vong tại nước ngoài”.
Thật ra, tác phẩm này do nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu tại Sài Gòn năm 1973, và phải dùng tên Nguyễn Lang làm bút hiệu, vì lúc đó Thượng Tọa Nhất Hạnh ở nước ngoài và bị cấm về nước (cấm từ thời chính phủ Nguyễn Cao Kỳ). Cũng có một tác phẩm của TT Nhất Hạnh in trong nước phải lấy bút hiệu khác, mà là tên người Thượng, tôi không nhớ chắc là “Nẻo về của Ý”, “Nói với tuổi 20″, hay cuốn nào khác. Chuyện phải đổi tên này, chắc chắn gây bất lợi cho việc phổ biến các sách của Nhất Hạnh mà danh tiếng tác giả đã được nhiều người biết và chờ đợi đọc tác phẩm mới. Thí dụ tôi không hề biết bộ VNPGSL của Nguyễn Lang in năm 1973 là của Nhất Hạnh, nên đã không mua lúc còn ở Sài Gòn. Mãi vào khoảng năm 1987, tình cờ tôi thấy bộ sử luận đó ở một tiệm sách tại Bolsa (Cali, Mỹ), giở đọc vài đoạn thấy hay nên mua, mà không hề biết tác giả thực sự là TT Nhất Hạnh. Tôi nghĩ nhiều người cũng giống như vậy, và thắc mắc sao tới bây giờ tác giả cuốn sách lại không sửa lại bằng tên thật.
Nguyễn Lang chắc chắn không phải là tên thế tục của TT Nhất Hạnh. Vì tôi còn nhớ có lần Tú Gàn của báo Saigon Nhỏ đưa tên ghi trong căn cước của TT NH ra để “bôi xấu”, và đó là việc làm rất bất nhã, vì người VN thường kiêng nói đến tên thế tục của các vị xuất gia, huống chi là dùng để nói xấu.
Nguồn
*
Nếu như thế, thì cái việc sử dụng lại cái tên Nguyễn Lang, là cũng liên quan tới Phật giáo và Pháp nạn của nó, hồi còn ông Diệm.
Và, nếu như thế, thì đây là một lời cảnh báo đối với VC:
Này, có nhớ ông Diệm không ? Có nhớ những ngày VC nằm vùng được Cửa Phật cho tá túc không?
*
Sư cô Chân Không: Không phải thầy muốn giấu tên. Sở dĩ Thầy ký tên là Nguyễn Lang chứ không phải Thích Nhất Hạnh là vì tên Nguyễn Lang đã được các học giả trong nước từ thời chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho tới chính phủ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều rất quý vì cuốn ‘Việt Nam phật giáo sử luận’ (do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh biên soạn) đã giải thích rất thâm sâu những bài dạy của các thiền sư trong 20 thế kỷ qua
Việc ký tên với tư cách sử gia, và học giả để muốn nhắc Chủ tịch nước nhớ rằng nước Việt Nam ở giai đoạn này đang nằm trên mốc của lịch sử. Mình có hai nghìn năm trước rất rõ chi tiết. Và thế hệ về sau sẽ noi gương và ghi dấu chính phủ ông Nguyễn Minh Triết đã đối xử với nhà chùa như thế nào.
VOA
Đúng y chang Gấu ngu này phán, về cái việc Thầy Nhất Hạnh sử dụng bút hiệu Nguyễn Lang để nói chuyện phải quấy với nhà nước VC:

Nguyễn Lang, tác giả một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam: Dùng một cái bút hiệu như thế, thật quá đúng, đối với vấn đề hiện đang xẩy ra.
Còn xứng đáng hơn cả cái tên Nhất Hạnh, nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo song song với lịch sử dân tộc.

Đám Cớm chìm làm chó săn cho VC có thấy nhục không, khi viết:
Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào. Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con.


Tribute to PCL & VHNT

http://vanhocnghethuat.org
Số báo chót, chưa kịp lên lưới thì PCL ngã bịnh

Tin Văn VHNT 5.5.04
Kỳ Tin Văn chót, trong số VHNT chót.

Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, văn chương thế giới, đúng ra là văn chương Tây Phương, giầu có hẳn lên, do đóng góp của những nhà văn, trí thức đã từng sống dưới chế độ Cộng Sản, như Czeslaw Milosz, Milan Kundera, Joseph Brodsky.
Trường hợp văn học hải ngoại Việt Nam có hơi khác. Trước tiên nó bắt đầu bằng một biến cố không thể ngờ: cuộc bỏ nước ra đi sau khi đất nước được thống nhất. Và đây là một dòng văn chương có khá nhiều bắt đầu, như thể nó cứ phải bắt buộc tiến về phía trước.
Bắt đầu đầu tiên: Khi biến cố 30 tháng Tư 1975 xẩy ra, có một số người Miền Nam không phải chứng kiến nó. Họ đã ở hải ngoại từ trước, hoặc may mắn thoát ra được ngay giờ phút chót. Trong đó có nhà văn. Thoạt đầu, họ có thể đã nghĩ rằng, dòng văn chương Miền Nam chấm dứt, như một Miền Nam đã mất để chỉ còn một Việt Nam.
Theo tôi, cuốn Văn Học Tổng Quan và Văn Học Miền Nam của Võ Phiến đã được viết ra theo ý nghĩa đó: cố gắng bảo tồn một nền văn chương đã bị bức tử. Thành công, và thất bại của nó ở do thời điểm quyết định này, và quan điểm của người viết (về thời điểm đó).
Nhưng cùng với sự bỏ nước ra đi, một nền văn chương hải ngoại có một khởi đầu thứ nhì. Khởi đầu thứ nhì này là một khẳng định: văn chương Miền Nam không thể bị bức tử, hay nói theo nhà văn và triết gia Pháp, Jean-Paul Sartre: nó bắt đầu cùng với 'cuộc nhân sinh bắt đầu từ phía bên kia của tuyệt vọng' (La vie humaine commence de l'autre côté du désespoir). Nó bắt đầu từ phút xuống cá bé, ra cá lớn, đối đầu với biển cả, bão tố, hải tặc, và nếu may mắn, tới được trại tị nạn, và sau cùng tại một đệ tam quốc gia, tức quê hương thứ nhì của người Việt hải ngoại.
Khởi đầu thứ ba, và đây chính là khởi đầu thứ nhất, của một nền văn chương thực sự của hai miền đất nước, tại hải ngoại, có thể nói đây mới thực sự được gọi là Văn Học Việt Nam Hải Ngoại: sự gia nhập của những người viết ra đi từ Miền Bắc.
Khởi đầu thứ tư: sự gia nhập của một nền văn học hải ngoại trên không gian ảo, đa số là những người viết còn trẻ, cố gắng vượt thoát để không còn bị vướng mắc vào những 'lỗi lầm', hoặc những 'băn khoăn' không liên quan gì tới văn chương, hoặc Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, Miền Nam Cộng Hòa, Cuộc Chiến Không Kẻ Thắng Người Bại.

Nghệ sĩ nào cũng muốn tóm bắt chuyển động, nghĩa là cuộc sống, bằng những thủ thuật, và nắm cứng nó, sao cho hàng trăm năm sau, khi một người lạ nhìn vô, nó lại chuyển động, lại là cuộc sống.
Faulkner
Trả lời phỏng vấn do Jean Stein thực hiện, in trong 'Sư tử ở trong vườn', trang 253.)

Hiểu theo cách đó, 'sống lùi thời đại', ở đây, có nghĩa là: làm cho một Miền Nam đã bị nắm cứng bởi biến cố 1975, lại chuyển động.

Between grief and nothing I will take grief.
Giữa khổ đau và vô thường, tôi sẽ chọn khổ đau.
Faulkner, Những cây sồi dại

Trên báo Partisan Review số Mùa Hạ 2000, Adam Michnik, khi viết về Jan Kott, một nhà văn Ba lan đào thoát qua Tây phương, đã nhắc tới bài 'Về Nọc Độc' (On Venom, 1982), qua đó, Kott ghi nhận:
'Rắn cắn làm hư cái đầu. Bên trong cái vòng tròn huyền hoặc, cái đầu luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân biệt thực với ảo.'
(A snake bite disables the mind. Inside a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies, and cannot distinguish reality from illusion).
Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏ trong chán chường và vỡ mộng: 'thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất' ('the moment of disullusion is perhaps the most important').
Adam Michnik, tác giả bài viết đôi lúc nghĩ rằng, những người 'đòi cái đầu' của Jan Kott có lý của họ: Jan Kott là Không nghi ngờ chi, ông là một người Cộng Sản. Và là một tay Cộng Sản thông minh. Và cái nọc độc làm hư cái đầu của những người như ông, là từ Hegel mà ra (Hegelian venom).
Bài viết của Kott, là để tưởng niệm Adam Wazyk, nhưng Wazyk không hề nhắc tới Hegel. Ông dùng từ 'bệnh viện tâm thần' (a lunatic asylum).
Trong Cầm Tưởng (hay Cái Đầu Bị Tù, Bị Đeo Vòng Kim Cô, The Captive Mind ), nhà thơ Ba lan, Nobel văn chương, Czelaw Milosz đã từng tự hỏi: Liệu có thể kiếm thấy sự thực, trong những tư tưởng về 'nọc độc Hegelian'?

Người viết tự hỏi, trong cuộc trốn chạy đất bắc vào năm 1954 của gần một triệu đồng bào, trong số đó, có những nhà văn nhà thơ: Liệu gần triệu con người, trong đó có một dúm nhà văn, là do bị 'dị ứng' với chủ nghĩa Cộng sản?
Dúm nhà văn sau quây quần thành từng nhóm xoay quanh một tờ báo như là chủ trương, tiếng nói của họ, như nhật báo Tự Do, tạp chí Sáng Tạo, tạp chí Bách Khoa, nhóm Quan Điểm, 'lò' Nguyễn Đức Quỳnh, họ đều dị ứng với chủ nghĩa Cộng Sản, hay là đã nhận ra hiểm họa, về một nọc độc Hegelian, hay bóng ma của một bệnh viện tâm thần?
Sở dĩ đặt vấn đề dị ứng, là nhân một bài viết của Đặng Tiến, [đăng trên Việt Mercury] về bộ sách Tổng Quan Văn Học của Võ Phiến, tác giả đã cho rằng một số nhà văn như Doãn Quốc Sĩ, thuộc nhóm Sáng Tạo, chống Cộng là do "dị ứng".
Cũng trong bài viết, ông cho rằng Võ Phiến mới là nhà văn chống Cộng, bởi vì chính Cộng Sản cũng đã coi Võ Phiến như vậy.
Đặt vấn đề chống Cộng hay không chống Cộng, khi phải nhận định một nhà văn, theo tôi, một cách nào đó, là 'miệt thị' văn chương của chính người đó, và văn chương nói chung....
 


The emergence of memory
Unrecounted

*
Rembrandt

*

Thơ của ông thực sự cũng khó mà gọi là thơ. Như nhà phê bình Andrea Kohler chỉ ra, đó không phải là ngụ ngôn, mà cũng chẳng phải thơ. Chỉ là những cú xổng chuồng, thoáng chốc, của tư tưởng, của hồi nhớ, những khoảnh khắc loé sáng, ở mép bờ của cảm nhận.
Nguyên tác cái tít tiếng Đức là một từ bất bình thường, the unusual word ‘unerzahlt, cả hai
Sebald và Tripp cùng chọn. Khi dịch sang tiếng Anh, Michael Hamburger không chọn từ bình thường, là ‘untold’, mà lại dùng từ ‘unrecounted, bởi vì theo dịch giả, ‘untold’ [chưa nói, chưa kể], không chỉ hàm hồ, ambiguous, mà còn có nghĩa đầu tiên là ‘không thể đếm được’, hay ‘không thể đo được’, countless or measureless. Dịch giả cũng cho biết, nguồn của những bài thơ mini này là thơ haiku của Nhật. [“Trong một lá thư viết cho tôi, Tess Jaray nhắc tới chuyện Max có mang theo cùng với ông một cuốn thơ haiku Nhật, khi đem những bản văn đầu tiên này tới”.]
Hình như Barthes thì phải, trong cuốn viết về thơ haiku, [
L'EMPIRE DES SIGNES (1970), cái này để check lại, vì mớ sách của Gấu đang gặp đại họa chuyển nhà liên tục] có nhắc tới ‘tiếng vỗ của một bàn tay’.
Bài thơ haiku nào cũng làm chúng ta liên tưởng tới điều này, hay, một điều gì đó, vượt ra khỏi bài thơ.
Một bài haiku là một "viễn ảnh không cần còm". "Tiếng vỗ của một bàn tay", "rút lui ra khỏi từ" [chữ của Steiner]
, thì làm sao mà...  lèm bèm?
L'EMPIRE DES SIGNES (1970) was written after Barthes's visit to Japan, and dealt with the country's myths. In this great introduction to the art of definitions, Japanese cooking was for him "the twilight of the raw", a haiku a "vision without commentary", and sex "is everywhere, except in sexuality."
"Đế quốc ký hiệu" được viết sau khi Barthes thăm viếng Nhật Bản, và đề cập tới những huyền thoại của xứ sở này. Đây là một lời dẫn lớn lao, về  nghệ thuật của những định nghĩa, việc nấu nướng của Nhật đối với ông, là "chạng vạng của cái sống, cái còn nguyên", một bài hai ku là một "viễn ảnh không cần lèm bèm về nó", và sex thì "ở khắp nơi, trừ ở dục tính".
Wikipedia
Bài thơ con cóc, dở, chứ không thể hay được, là vậy. Nó trần trụi, trơ ra, con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó… Khó mà tưởng tượng ra được tiếng vỗ của hai bàn tay, chứ đừng nói một!
Đừng có nghĩ Gấu nhắm 'gâu gâu' nhà đại phê bình, mà đây là chuyện đàng hoàng, nghiêm túc!
Ngay cả khi ông đại phê bình gọi Gấu bằng chó, thì chắc là ông không bao giờ tưởng tượng ra được, Milosz đã vinh danh chó như thế nào trong cuốn Chó Bên Đường của ông, (1) và Sebald, ở đây, với những dòng haiku 'phụ đề' cho đôi mắt Rembrandt:
'Like a dog / Cezanne says / that's how a painter / must see, the eye / fixed & almost / averted.' Jan Peter Tripp has juxtaposed these lines with the shaded eyes of Rembrandt. The lines allude to a little text by Tripp about Things, but the dog runs into this book straight out of earlier pictures by Jan Peter Tripp. As a 'bearer of the secret' who, as Sebald writes in his essay on the painter, 'runs with ease over the abysses of time', a dog, he writes, knows 'many things more accurately than we do. His left (domesticated) eye is attentively fixed on us; the right (wild) one has a little less light, strikes us as averted and alien. And yet we sense that it is the overshadowed eye that sees through us.'
Mấy dòng haiku “Like a dog…“, nếu không dẫn giải, thật khó mà hiểu được, nhưng khi dẫn giải ra được, thì hình như là nói cạnh nói khoé Gấu, thằng mắt lác, "mắt nọ chửi bố mắt kia", hay, "một mắt nhìn cô dâu, một mắt nhìn cô phù dâu", như Gấu Cái sau này vẫn thường nhớ lại bữa rước dâu từ Cai Lậy về Sài Gòn.
“Như một con chó/ Czéanne nói/một họa sĩ phải nhìn như thế, một mắt/chăm chú & hầu như/lảng tránh”. Tripp trộn những dòng thơ với đôi mắt u tối của Rembrandt. Những dòng thơ này muốn nhắc tới một bài viết nho nhỏ của Tripp về Những Sự Vật, nhưng con chó thì chạy thẳng vào trong cuốn sách, từ những bức vẽ trước đó của Tripp. Như là ‘một người mang niềm bí ẩn’, Sebald đã từng, trong một tiểu luận, viết về họa sĩ, người ‘chạy dễ dàng bên trên vực thẳm’, một con chó, ông viết, ‘biết rất nhiều điều chính xác hơn chúng ta’. Mắt trái [thuần hoá] của nó thì chăm chú nhìn chúng ta, mắt phải [hoang dại] thì không sáng bằng mắt trái, hầm hè nhìn chúng ta, như muốn lảng tránh, và xa lạ. Tuy nhiên, chúng ta cảm nhận ra, đây là con mắt u tối nhìn thấu suốt chúng ta”
(1)
Chó Bên Đường
Tôi làm một chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi, trên một chiếc xe hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống cho ngựa, ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây thông, con đường dẫn tới một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau lùm cây, và từ mái rạ, những tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn nhà đang cháy. Tôi đi qua những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi như thế, mặc tình cho ngựa rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và lại nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay một công viên, với một điểm trắng của một trang viện ở trong nó. Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng ta cũng nghe tiếng chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm vụ của nó. Đó là khởi đầu của thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ nghĩ đến những con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao nhiêu thế hệ chó, đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái cuộc đời một ngày như mọi ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại ngủ trở lại, tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường.
*

Trong Empire of Signs, Barthes có vài bài về thơ haiku. Tin Văn sẽ post và lèm bèm về haiku, và về bài thơ dởm Con Cóc mà nhà đại phê bình khen hay thật là hay!

*

"If Japan did not exist, Barthes would have had to invent it - not that Japan does exist in Empire of Signs, for Barthes is careful to point out that he is not analyzing the real Japan but rather one of his own devising. In this fictive Japan, there is no terrible innerness as in the West, no soul, no God, no fate, no ego, no grandeur, no metaphysics, no 'promotional fever' and finally no meaning ... For Barthes Japan is a test, a challenge to think the unthinkable, a place where meaning is finally banished. Paradise, indeed, for the great student of signs."
-Edmund White
The New York Times Book Review

Nếu không có Nhật Bản, thì Barthes sẽ phịa ra nó. Nhưng nước Nhật ở trong Đế Quốc Ký Hiệu cũng không thực, như Barthes cẩn trọng nói với chúng ta là, ông không nghiên cứu nước Nhật thực, mà là một nước Nhựt của riêng ông, do ông ‘chế’ ra. Trong cái nước Nhựt giả tưởng này, thì không hề có cái "bên trong" khủng khiếp như là ở Tây phương. Không linh hồn, tâm hồn, không Thượng Đế, không số mệnh, không cái tôi, không vinh quang, không đỉnh cao, không siêu hình, không “cơn sốt lên lương, lên chức, vô Đảng, vô BCT” và sau cùng, không có cái gọi là ý nghĩa.
Với Barthes, Nhật Bản là một thí nghiệm, một thách đố để suy nghĩ về cái không thể suy nghĩ, một nơi chốn mà ý nghĩa thì sau cùng bị loại trừ. Thiên đường, thực sự là vậy, cho một tay sinh viên lớn, về ký hiệu.



Tuyệt Cú




Kỷ niệm, kỷ niệm

*
*

Rừng & Nguyễn Đình Thuần & NQT & Đặng Phú Phong
@ DPP's, Little Saigon

Cải chính: Có tới hai ông Phong.
Cái ông Phạm Phú Phong, viết về Thái Ngọc San, là một ông trong nước, khác ông Đặng Phú Phong trên đây.
Xin lỗi bạn ta, về những dòng sau đây. NQT
*
Tôi thuộc thế hệ đàn em, đã quen thân Thái Ngọc San hơn ba mươi năm nay. Nhưng đến khi anh đột ngột ra đi, qua bạn bè anh, tôi mới biết thêm rằng, trước khi anh có một tuổi trẻ không yên ổn dễ dàng với ba lần bị bắt đi lính, ba lần đào ngũ vẫn kiên trì chọn con đường dấn thân đến với phong trào đấu tranh chống Mỹ của lực lượng trí thức ở miền Nam, anh đã có một tuổi thơ đầy gian truân bất trắc. Điều đó phần nào giải thích vì sao sinh ra ở Lệ Thủy, Quảng Bình, chưa đầy mười tuổi anh đã vào Huế để rồi suốt đời gắn bó với Huế, trở thành dân Huế rin; giải thích vì sao anh đã từng lang thang trên hầu khắp các đô thị lớn ở miền Nam và đã từng trốn khỏi dòng tu… Tất cả những khó khăn cay cực đó không thể ngăn cản mà góp phần tạo nên những cảm xúc cường tráng, đầy nhiệt huyết của hồn thơ tranh đấu: Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)
Phạm Phú Phong
Nguồn
Nhà thơ Maia sau cùng đã tự sát bằng súng lục vì những dòng thơ xúi tuổi trẻ lao vào chỗ chết. Không hiểu thi sĩ Thái Ngọc San, sau 30 Tháng Tư, số phận ra sao, có biến thành ruồi, như những bạn bè của Đào Hiếu, hay có tự sát bằng súng lục như Maia?

Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây
Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ
Đường Trường Sơn là đường chân lý

Thật khó hiểu quá. Bao nhiêu con người đã chết vì những dòng thơ như vậy, để có được một đất nước khốn khổ như bây giờ. Bản thân tác giả bài viết này, thì bây giờ cũng lưu vong xứ người.
Vậy mà vẫn viết những dòng đầy cảm khái như trên, ca ngợi bạn mình, một tên VC nằm vùng ngày nào ư?
Bỏi vì Gấu sợ, chính TNS cũng không muốn ai nhắc tới những dòng thơ trên, nếu còn chút lương tri.
*

*

Nguyên Mẫu

Nguyên mẫu là một mục của tờ văn học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Giêng 2009, có một bài viết về cặp Don Quichotte & Pancho Panca, thật tuyệt, của Benoit Duteurtre. Tin Văn scan để hy vọng lèm bèm về nó, khi nào hưỡn hưỡn, rảnh rảnh.
Thú nhất, là tác giả tìm ra sự liên hệ giữa cặp Don & Pancho với những cặp, thí dụ, hai nhân vật trong Của Chuột và Người, và, từ Của Chuột và Người, móc vào cơn suy thoái kinh tế hiện đại, rồi móc vào cơn suy thoái tâm linh qua hai nhân vật trong Trong khi chờ Godot của Beckett. Tuyệt!
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng: Đây cũng chính là cách viết Tạp Ghi của Gấu!
Cái nọ xọ cái kia, chẳng biết đường nào mà lần! [Gấu Cái ghét thậm tệ, chửi, chẳng khi nào đọc được trọn bài viết của mi!]. Một ông phê bình gia hải ngoại cho rằng, cách viết của Gấu là từ tuyệt chiêu Lăng Ba Vi Bộ mà ra!
Nhưng, Lăng Ba Vi Bộ là một “diệu pháp” để tránh đòn. Đoàn Dự chẳng muốn đánh nhau với ai, học được phép này, thú quá, vậy là khỏi lo thằng nào đánh mình!
Còn mi?
Thì cũng nói thẳng: Để đánh người! NQT
*

Bác gái nói đúng đó – bác chịu khó viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với.

Phúc đáp: Tks. Nhưng Tin Văn bây giờ hết còn có thể viết một bài riêng rẽ ra như vậy được nữa rồi. Tự nó cuốn lấy nó, chằng chịt như mạng nhện, Gấu này cũng chịu thua. Chỉ có cách là từ bỏ nó. Terminate nó! Nhưng làm sao terminate? Bài viết nào thì cũng như một phần tử trong một bản đại hoà tấu diệt trừ Cái Ác Bắc Kít, trong khi chưa có một Newton xuất hiện.
Nhưng nhờ Gấu Cái không đọc mà Gấu tha hồ viết!
Tks again. NQT



Gánh Nặng Tuổi Thơ

Dickens by Slater

Tuổi thơ bất hạnh của Dickens khủng khiếp đến độ ông không dám xì ra, ngay với cả với vợ con. Vào năm 1824, vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 12 được hai ngày, chú được ông bố bà mẹ, trường kỳ bất lực không làm sao nuôi nổi con cái, gửi tới một nhà máy chuyên làm công chuyện đánh bóng giầy bốt, một dẫy nhà đầy chuột bọ nhìn xuống sông Thames, mỗi ngày cầy 10 tiếng. Cùng thời gian, ông bố bị chủ nợ tống vô tù. Người ta thường vẫn nghĩ, thời gian chú trải qua tại nhà máy chỉ chừng vài tuần, nhưng Slater người viết cuốn tiểu sử mới nhất của Dickens cho biết, chú ở đó từ 13 tới 14 tháng, một vĩnh cửu, a eternity, đối với một đứa bé. Trước đó, một đứa bé thông minh, sáng sủa, lanh lợi, “cháu ngoan Bác Hồ”, thầy cô ai cũng mến. Từ đó, [tim tôi bừng nắng hạ], chú bị bỏ quên bởi tất cả mọi người với số phận của chú, là kéo dài chuỗi ngày của mình, như là một “thằng cu thợ”.
Cơn ác mộng nhà máy đánh giầy chỉ ra không phải thứ giả tưởng nào ông sẽ viết, mà lý do ông viết.
Ông muốn được yêu mến bởi những độc giả của mình, muốn làm cho họ cười, khóc, và đi vô trái tim của họ, ấy là vì, ông cảm thấy, những người nào yêu ông như là một đứa trẻ, thì họ sẽ làm bật nó ra, sẽ khu trục nó. Nỗi đau không được yêu càng buốt nhói ở thuở mới lớn, bởi một em nhà giầu, bố làm chủ nhà băng, lương anh cu thợ với sao tới. Cô gái vờ vĩnh với cậu trai, rồi đá cho một cú, nhưng cậu trai không một chút tủi hờn, bởi vì ‘mọi điều gì gọi là yêu đương, đam mê, mong ước, quyết tâm… tất cả đều thuộc về anh”, chàng sau đó nói với nàng, “Anh sẽ chẳng bao giờ bị tách rời, hoặc [tự mình] tách rời ra khỏi người đàn bà nho nhỏ có trái tim cứng rắn, là em”. Ông lấy vợ, “thế là xong” [Nếu biết rằng em đã có chồng anh đành lấy vợ, thế là xong], và những lá thư của ông cho thấy, ông không hề thực sự yêu vợ.
*

Câu vinh danh Dickens, tuyệt vời nhất, theo Gấu, là câu này, của phê bình gia tổ sư Mác Xít:
Nhà phê bình Mác-xít G. Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những dấu vết đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân hành của cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo chúa, hay kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu tượng định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ diệt), ông còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc lột người.

Tuyệt!

Chính Kafka cũng thừa nhận, ông là đệ tử của Dickens, theo như Kundera viết:

America, m¶t cuÓn ti‹u thuy‰t kÿ kÿ (curious): Tåi sao Kafka, khi Çó m§i 29 tu°i, låi "Ç¥t Ç‹" cuÓn ti‹u thuy‰t ÇÀu tiên cûa ông tåi m¶t Çåi løc ông chÜa tØng Ç¥t chân t§i?  M¶t ch†n l¿a có chû Çích rõ rŒt: Không làm hiŒn th¿c chû nghïa. Ông cÛng ch£ng thèm tra cÙu, tìm tòi, Ç‹ che giÃu s¿ "ngu dÓt". Ông bÎa Ç¥t š nghï cûa ông, vŠ America, tØ nh»ng thÙ phÄm, ba ÇÒ ph° thông. Hình änh America ª trong truyŒn là tØ nh»ng clichés. HÙng khªi chính cho nhân vÆt và tình ti‰t câu chuyŒn: mÜ®n Ç« Dickens, nhÃt là tØ David Copperfield (ông thØa nhÆn ÇiŠu này, trong nhÆt kš), V§i ông, theo Kundera, nghŒ thuÆt hiŒn Çåi: M¶t s¿ phän kháng, chÓng låi s¿ b¡t chܧc th¿c tåi. ñây có lë là lš do tåi sao Ƕc giä "chÎu không n°i" nh»ng tác phÄm cÓ vë låi nh»ng nhà giam, nh»ng ngày tù ÇÀy, cäi tåo. Kundera coi Çây là s¿ khác biŒt gi»a "thi ca Kafka", trong Vø Án, v§i 1984, cûa Orwell, cÛng nói vŠ b¡t b§, tù ÇÀy, và vÓn ÇÜ®c coi nhÜ m¶t tác phÄm chÓng c¶ng cûa m¶t bÆc thÀy. 1984 là tÜ tܪng chính trÎ nguœ trang dܧi hình thÙc ti‹u thuy‰t, trong Çó thi‰u nh»ng cºa s° mª sang khu vÜ©n Thuš, thi‰u windows.

"Không ai có th‹ Çi xa hÖn Kafka, trong Vø Án. Ông tåo m¶t hình änh "c¿c kÿ thÖ", vŠ m¶t "th‰ gi§i c¿c kÿ không thÖ". B¢ng th‰ gi§i c¿c kÿ không thÖ, tôi muÓn nói, m¶t th‰ gi§i trong Çó không có ch‡ cho t¿ do cá nhân, không có s¿ Ƕc nhÃt vô nhÎ: là m¶t cá nhân. NÖi con ngÜ©i chÌ là døng cø cûa nh»ng sÙc månh phi nhân: ThÜ låi, KÏ thuÆt, LÎch sº. B¢ng hình änh c¿c kÿ thÖ, tôi muÓn nói, không thay Ç°i y‰u tính, cÛng nhÜ bŠ ngoài không thÖ, Kafka Çã "n¡n låi" th‰ gi§i Çó, b¢ng sÙc tܪng tÜ®ng bao la, ÇÀy thi tính cûa ông."(Kundera, sÇd).
Mùa Thu, những di dân


Đọc ở đâu ?
Trên tờ TLS, Robert Irwin điểm cuốn “Đọc ‘Lolita’ ở Teheran”, của Azar Nafisi, một câu chuyện về tình yêu, về những cuốn sách và về cách mạng, đã đưa ra một nhận xét thú vị. Theo ông, những nhà phê bình văn học chú ý ai đọc sách, đọc sách gì, nhưng lại ít chú ý đến nơi chốn mà những cuốn sách được đọc.

Nhìn lại một đời đọc, nơi đọc, hoặc chỉ thấy mà chưa có hân hạnh đọc, lần đầu tiên trong đời, quả là ghê gớm thật. Mà có khi còn liên quan đến cái gọi là cơ may, vận mệnh của một đời văn, đời người.
Một cách nào đó, có thể nói, Mai Thảo đọc truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu, Cũng Đành, từ sọt rác tòa soạn báo Văn, tại đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, khi Trần Phong Giao làm tổng thư ký, như ông kể lại trong một bài viết về họ Dương. Bởi vì ông đã lôi nó từ đó ra và đem lên Sáng Tạo. (1)
Nguyên Ngọc đọc Nguyễn Huy Thiệp từ trong đống bụi của tờ Văn Nghệ, như ông kể lại với Nguyễn Xuân Hoàng trên tờ Văn số tháng 6 & 7, 2003.
Như thể, trong khi chờ đợi người đọc, chúng - những cuốn sách – có khi phải rúc sâu vào lớp bụi, nơm nớp sợ, một thằng cha cà chớn, một con mắt phàm phu tục tử nhìn thấy!

Giả sử như chẳng gặp được một Nguyên Ngọc, thì đành biến thành bụi...

Tôi, đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền ngay trên hè đường Sài Gòn, khi cuốn sách được đem bán xôn. Sau này, tôi vẫn cám ơn ông Nguyễn Đình Vượng, người xuất bản, đã làm một hành động vô cùng ngoạn mục, là cho Bếp Lửa biến thành bụi đường, để rồi tái sinh, như truyền thuyết về một loài phượng hoàng.
Giả sử như ông không làm như vậy, một thằng học sinh nghèo như tôi, sức mấy mà có tiền, hoặc dám bỏ tiền ra mua, một cuốn Bếp Lửa, nằm trên giá sách?
Tay
nghệ sĩ chơi nhạc, và soạn nhạc nổi tiếng Yanni, kể lại, vào năm 9 tuổi, ông bố đem cầm cố căn nhà của gia đình, lấy tiền mua cây đàn dương cầm cho thằng con con nít. Sau này ông con kể lại, ông không phục ai trên đời bằng phục chính ông bố của mình! Bởi vì, theo ông, mua cây đàn chậm hơn một tí là... hỏng! Ông bố biết, phải có cây đàn, và phải có ngay lập tức, không là cái thiên tài ẩn náu ở trong thằng con nít, sẽ bỏ đi ngao du, bởi vì nó không thể đợi đuợc!
Tôi cứ tuởng tượng ra một ông Nguyễn Đình Vượng, một buổi sáng đẹp trời tại Sài Gòn, bê chồng sách cũ, bán không được, là những cuốn Bếp Lửa, cho xuống lề đường, để nó gặp được những độc giả... đích thực của nó, thí dụ như... tui, chẳng hạn!
Bởi vì hành động bệ những cuốn Bếp Lửa mà tôi còn nhớ rõ, bìa vàng vàng đó, ra lề đường, đối thằng con nít nhà nghèo là tôi đó, nó giống như hành động cầm cố nhà mua cây đàn. Có chút khác, là ông Vượng làm sao biết có một thằng con nít, đúng vào thời điểm đó, cần đọc... cọp, cuốn Bếp Lửa?
Ôi chao, khi đã kiếm ra đồng tiền, cày hai jobs, một cho nhà nước, một cho báo Mẽo, thằng con nít ngày xưa ‘đăng ký’ mua  báo Tây dài hạn [hồi đó gọi là ‘abonner’, thay vì ‘subscribe’], nhưng làm sao quên được cái thú đọc báo cọp, đọc sách cọp, ngay ở vỉa hè?
Thanh Tâm Tuyền đọc Đêm Giã Từ Hà Nội, cho cả băng bằng hữu Sáng Tạo nghe, và sau khi đăng, mời Mai Thảo đến tòa soạn, cả hai kéo nhau đi uống "cà phe". Mai Thảo tâm sự, nếu anh mà không lôi nó ra đọc, rồi đăng, tôi đã kiếm nghề buôn, thay vì viết, giữa những chuyến ngồi ngất ngưởng trên xe xích lô, từ tòa soạn báo này tới báo khác, tại Sài Gòn.
Theo tôi, Thanh Tâm Tuyền  phải đợi tới khi Mai Thảo mất mới cho đăng những chi tiết trên, không phải là để đính chính một vài điều về nhóm Sáng Tạo, thí dụ như “Ai là người cầm đầu nhóm, ai là người khám phá ra Mai Thảo”... nhưng là để cho thấy, cái gọi là nghiệp văn của Mai Thảo, sẽ biến thành nghiệp buôn, nếu không có một độc giả là Thanh Tâm Tuyền.
Và khi Thanh Tâm Tuyền cho rằng Mai Thảo “đã trốn thơ cho tới khi không thể trốn được nữa”, thì chúng ta, những độc giả của cả hai, sẽ tự hỏi, phải chăng, thi sĩ cho rằng, giả sử như Sáng Tạo không đăng truyện ngắn_tùy bút_ thơ Đêm Giã Từ Hà Nội,  biết đâu đấy, Mai Thảo sẽ “bằng lòng” làm nhà thơ, thay vì... “bằng lòng làm nhà văn” [chữ của Thanh Tâm Tuyền, trong bài viết về Mai Thảo khi ông mất, trên tạp chí Thơ], tác giả của những cuốn tiểu thuyết đăng báo, viết giữa những chuyến xe xích lô ngất ngưởng trên đường phố Sài Gòn....
còn tiếp
(1): Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn, không nói rõ tên tờ báo, nơi ông nhặt được bản thảo truyện ngắn của DNM. Không phải truyện Cũng Đành, mà là Rượu Chưa Đủ.
Chắc chắn không phải báo Văn, vì khi ST còn sống, chưa có Văn. Báo Văn số 1, số ra mắt, là số Tết, Xuân 1964, theo NCK. Cám ơn bạn đã nhắc nhở về sai sót trên.
NQT


Đọc lại V[I]P

Don Quixote
Hiệp Sĩ Mặt Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ

Kun Ở Xứ Mít

Milozs ở đây là ai nhỉ? Ông được giải Nobel hay ông anh em bà con Oskar?
Blog NL

Milosz hay được nhắc tới trên Tin Văn, là ông được Nobel văn chương, Czeslaw Milosz, tác giả cuốn Cầm Tưởng, The Captive Mind, nổi tiếng, nhưng bản thân ông, thì lại quá chán cuốn này, như có lần than thở, khi viết nó, giống như ở trong thế đụng chân tường, ‘cùng tắc thông’, viết cho xong, để còn làm việc khác. Ông rất bực, vì đa số chỉ biết ông, qua cuốn đó, như trong bài viết về Koestler, thằng cha tưởng mình bảnh, chỉ biết tôi qua tác phẩm Cầm Tưởng! (1)
V/v Oskar Milosz, trên Tin Văn có bài viết về ông, của Kundera, trong cuốn hiện đang lèm bèm, “Une rencontre”.
Czeslaw cũng có một bài về Oskar thi sĩ, On Oscar Milosz, cũng tới lắm, in trong To Begin Where I Am, Selected Essays [“Bắt đầu nơi tôi là”, tuyển tập tiểu luận]. Tin Văn sẽ post bài này, trong những kỳ tới.
(1)
Với ông, tôi chỉ là tác giả của một cuốn sách, đó là cuốn Cái Đầu Bị Cùm, hay Cầm Tưởng, The Captive Mind, mà ông đã đọc và nghĩ là "được". Tuy nhiên, với riêng tôi, thành thực mà nói, tôi bảnh hơn thế, hoặc khiêm nhường hơn, tôi khác thế, không hẳn chỉ có thế: Tôi là tác giả của những bài thơ mà ông ta chẳng biết một tí gì về chúng.
Koestler

Kundera: L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)

Mimi said...

Tớ cũng hay đọc TV của chiến sĩ Trụ. Nói chung vui là chính, vì chửi nhau đấm đá nhau là mình thú. Trụ đọc nhiều, chửi cũng hay, cũng ác. Nhưng với tư cách nhà văn thì các tác phẩm của Trụ đều phò, đọc chả có mẹ gì hay ho.

September 9, 2009 7:12 PM

Lời phán của Bạn, ngược hẳn lại của một ông "bạn cũ" của Gấu, vẫn còn ở Sài Gòn.
Nhà thơ Vương Tân, còn viết dưới cái tên Hồ Nam.
*
Còn đây là tài liệu về ông Káp, dành riêng cho Thái Linh:
Famed Polish writer outed as 'spy' in anti-communist purge


 Dọn

Dọn
Trường hợp Võ Phiến và cuốn Văn Học Tổng Quan.
Trước 1975, bài viết, có thể độc nhất của tôi, về Võ Phiến, là bài đăng trên trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do tôi phụ trách. Vì là một trang báo VHNT cuối tuần, của một tờ nhật báo, cho nên sau đó, tôi quên luôn, và không hề biết, bài sau được tờ Văn moi ra đăng lại. (1)
(1) Có mấy NQT
VP là một trong nhà văn của thời mới lớn của tôi. Cho đến khi tôi tập tễnh làm nhà văn nhà điểm sách, nhà phê bình... thì ông đã ở đằng sau lưng tôi, cùng với thời mới lớn đó rồi.
Ra tới hải ngoại, ông lại trở thành một vấn đề lớn, đối với tôi, khi phải nhìn lại những ngày tháng cũ, người cũ, cuộc chiến chẳng bao giờ cũ.
Trong bài viết Nhà văn Bình Định, tôi đã nêu ra một phần của vấn đề.
Nay xin viết rõ ràng hơn.
Bài viết này sẽ cùng nằm trong mạch viết về Mai Thảo..
Hồng 3
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là nhờ ông anh rể, Nguyễn Hoạt.
*
Trước 1975, tôi chưa viết về Mai Thảo, điều này chắc chắn, và tôi tin rằng MT cũng biết như vậy. Có thời gian tôi thường xuyên phải gặp ông, ít ra mỗi tháng một lần, khi phụ trách mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Nhưng, như có một mật ước giữa ông và tôi, đừng nói chuyện văn chương khi gặp và, nhất là, đừng bao giờ viết về Mai Thảo!
Bài viết đầu tiên về Mai Thảo ở hải ngoại, trên mục Tạp Ghi của NMG, được viết, khi tôi nghe tin ông nằm nhà thương, chờ chuyến đi xa, và tôi nghĩ, bây giờ viết về MT được rồi.
NMG đã đem bài viết vô nhà thương, cho ông đọc, và ông gửi lời cám ơn tôi, qua NMG, kèm nhận xét, bây giờ NQT viết khác hẳn ngày trước. Khác, theo nghĩa đọc được. Trước 1975, tôi nghe qua người khác, ông không chịu nổi thứ văn làm mới văn chương của tôi.
Sau khi ông mất, tôi viết thêm một bài tưởng niệm về ông, nhân biết được, ông còn làm thơ, và ký bút hiệu Nhị.
Chắc là từ Nhị Hà.
Nhị
*
Hận thù gì cũng có thể xóa bỏ, trừ hận thù đám chống cộng điên cuồng hải ngoại, chân lý 'sông có thể cạn' của đám Miền Nam bỏ chạy làm Gấu nhớ tới lời cầu nguyện của Wiesel, sống sót Lò Thiêu, Nobel hòa bình, khi ông trở lại nơi chốn cũ, lần tưởng niệm thứ 50: Thượng Đế đầy yêu thương và nhân từ, xin Ngài đừng tha thứ cho những kẻ đã gây tội ác ở đây. (1)
(1) Chi tiết này Gấu đọc trên tờ Time, tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu.
Hai trường hợp chẳng mắc mớ gì đến nhau, không hiểu sao lại quàng lấy nhau, Gấu cứ tự hỏi mãi, và sau cùng ngộ ra rằng thì là, có vẻ như Gấu này cũng muốn cầu xin Thượng Đế một điều, xin Ngài đừng bao giờ  mở lòng nhân từ, và 'cho phép' cái đám bỏ chạy khốn kiếp đó, xóa đi lòng hận thù của chúng, đối với đám Ngụy, và chế độ VNCH!

Nhật Ký Tin Văn