NQL tả chân quá
siêu. Liên minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc
bản năng hướng dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục. * NQL
theo Gấu, cũng một thứ đệ tử Freud, coi libio là lực sáng tạo, thúc đẩy
bánh xe lịch sử. Tuy
nhiên, phải nhìn ở tầng cao hơn, và đọc NQL song song với "Ba thằng
lăng nhăng" của Tô Hoài, thí dụ, thì mới nhìn ra cái toàn thể. Đây là
cuộc chiến giữa vai rớt Mác Xít và vai rớt Libido! Và
đọc đối chiếu với Võ Phiến, chẳng hạn. Nhân
vật VP, sở dĩ theo CS, là muốn huỷ diệt virus libio bằng vai rớt Mác
Xít. Khi biết thất bại, ông về thành, từ bỏ con người tập thể, tìm lại
con người như một cá thể, viết những truyện ngắn, tìm cách đào sâu cái
phần libio như lực đẩy… Đọc
ông khi còn trẻ, Gấu lần ra Zweig, thầy của ông. VP
có những xen thật là khủng khiếp, thí dụ, hai cha con đóng vai Lã Bố,
Điều Thuyền, hay anh chàng cù lần ra đồng, đào miếng đất có bàn chân
của bà vợ bỏ đi theo trai, về thờ... Mailer,
mới đây thôi, cũng toan tính giải thích virus Nazi bằng... libido, khi
tưởng tượng ra một thời thơ ấu loạn luân của Hitler, trong Lâu Đài ở trong Rừng.
PENGUIN CLASSICS
OSCAR WILDE
DE PROFUNDIS
AND OTHER WRITINGS
WITH AN
INTRODUCTION BY HESKETH PEARSON
'I have
nothing to declare,' Wilde once told an American customs official,
'except my
genius.'
A good part
of that genius is evident in the essays and poems included in this
volume.
There is the intellectual genius of The Soul of Man under Socialism, in
which
he clearly foresaw the dangers of economic bureaucracy and
state-worship:
for Wilde socialism meant liberation and individuality,
not enslavement. Then there is the emotional genius of De Profundis,
the long,
introspective and often hostile letter he addressed to Lord Alfred
Douglas from
prison. And there is the poetical genius of The Ballad of Reading Gaol,
in
which Wilde's generous nature could movingly express for another's
misery the
sorrow he found it hard to express for his own.
This
collection contains, too, many examples of that humorous and
epigrammatic
genius which captured the London theatre and, by suddenly casting light
from an
unexpected angle, widened the bounds of truth.
The cover
shows a sketch of Oscar Wilde by S. P. Hall for the Parnell Commission
in the
National Portrait Callery (photo: Rodney Todd-White)
* Tôi
chẳng có gì để khai báo, ngoại trừ thiên tài của tôi
Mới
đọc bài
viết về Miền Bắc nuôi đưỡng thần đồng Yankee mũi tẹt TDK thì thấy bài
Nazi mở
xưởng sản xuất thần đồng Aryan!
L'Express số
đặc biệt về 1944, 28 Mai-3 Juin 2009: Mặt khuất của cuộc đổ bộ Normandie
*
Note: Nhân nhân vật NQT [không phải NQGấu!] đang nổi cộm, post lại mẩu
sau đây.
Tiếc, bài viết trên Tuổi Trẻ của anh đã bị lấy xuống!
Biết thế, bệ về Tin Văn!
NQT
Tôi
đọc truyện ngắn đầu tiên
của Nguyễn Huy Thiệp khi còn đang học ở Cuba. Đó là truyện ngắn Vầng lửa... Nguồn Note: Không hiểu tòa soạn đánh máy
sai, hay là người kể chuyện [Nguyễn Quang Thiều] đọc lộn!
Tên truyện ngắn của NHT là Vàng
Nửa! NQT
*
Bài viết về NHT của ‘theo’
[?] Nguyễn Quang Thiều này, là một bài viết hay, và làm Gấu nhớ đến một
bài viết
của Gấu; bài viết của Gấu, "tất nhiên là hay", nhưng
không hay bằng cái tít của bài viết, và
cái tít này, là của PTH:
Bạn văn VC của
Gấu: Nguyễn Quang Thiều
Hình chụp năm
2001, chuyến về Hà Nội lần thứ nhất, sau hơn nửa thế kỷ, trong túi chỉ
có địa chỉ, số phôn
NHT. (1)
Trước khi về, có phôn cho ông bạn quí HPA ở Sài Gòn, nói, giới
thiệu một
hai người bạn ở Hà Nội. Anh giới thiệu NQT.
NHT là người thứ
nhất Gấu gặp ở nhà ông cậu, cậu Toàn, tại phố cổ. Ngày thứ nhì. Ngày
thứ ba, gặp
NQT cùng một số bạn nữa. Cũng khá đông. DMT. PXN… Hình chụp tại một
quán ăn gần
nhà. Cái vụ đi ăn quán này
cũng có vấn đề.
Số là, bỏ ngày đầu về Hà Nội,
gặp ông cậu và họ hàng bà con. Ngày thứ nhì NHT tới thăm. Ngày thứ ba,
đám NQT tới
thăm. Mời Gấu đi ăn, Gấu nhận lời, nhưng vội nghĩ lại. Tật của Gấu là
rượu vào
lời ra. Thành thử sợ, bèn nói lại, thôi mấy ông tới nhà ông cậu Gấu,
tiện hơn.
Sau bữa ăn đó, biết lòng
nhau, mới dám ra quán!
* (1)
From:
Date: Saturday May 12, 2001
To:
Subject:
Dia chi NHTHiep:
Tel cua NHT:
Ong co ve cho... gui loi tham
anh ay. Tiec la anh ay khong co Email nen khong lien lac duoc truoc. Ha
noi mua
nay da nong lam. May nam nay cang nong. Ong ve giu suc khoe. Dung an
uong ngoai
hang, dac biet la dung uong, tru bia trong chai. Minh di xa lau, bung
da khong
quen nua, de om lam. *
Subject:
Date: Sun, 2 Apr 2000
14:56:33 +0200
From:
To:
Ong Tru oi,
Vua roi NHThiep co qua… va den tham nha…
Noi chuyen rat vui.
Ong nay dac biet kieu ngao, y
thuc rat ro ve danh tieng cua minh va ve cai nghiep minh da mang, ma
lai rat
gian di, khong mau me ti nao lam ….tu dung nho ong Hai Lua.
*
Cái tít
Vầng Lửa dễ nhận ra hơn,
so với Vàng Lửa.
Truyện
của NHT, cũng chông chênh
giữa hai nghĩa đó.
Có thể,
đây là điều hậu thế than tiếc
hùi hụi: Giá mà cái mũi của Cléopatre dài thêm một tị!
Đúng như một đấng độc giả viết:
Qua bài
của Bác Thiều, tôi
thực sự xúc động về cuộc sống của bác Thiệp. Là một độc giả thường
xuyên, tôi
đã mua, đã đọc nhiều tác phẩm của bác Thiệp và cứ nghĩ rằng mình nghèo
quá văn
chương bây giờ được xuất bản giá hơi bị "ngất " so với đồng lương còm
của tôi .Thế mà nghe bác Thiều thì bác Thiệp cũng vẫn khổ sao? Bác
Thiệp ơi, hôm
bác đi Italia về bác có ghé qua Kim Liên. Nếu tôi biết đời sống của bác
thực
như thế này tôi sẵn sàng mời bác ăn cơm bình dân, nghỉ ở phòng yên tĩnh
miễn
phí. Tôi đã nhận được một cuốn sách bác đề tặng. Tôi vô cùng cảm
ơn bác Thiệp
nhiều. Bác Thiều, bác Thiệp ơi! Tôi cho rằng các bác nhà văn ở vùng
miền nào
cũng thấm đẫm chất dân tộc, vì thế các bác mới rút ruột viết nên những
trang
chúng tôi đọc lúc khóc, lúc cười, lúc hơi điên điên chứ!
Ui
chao, 'nếu tôi biết...": Giả như đấng độc giả này, biết, thì thử hỏi,
sự tình sẽ như thế nào?
Chính
vì thế, mà không nên "biết", thì hơn!
Tại sao
lại có thứ độc giả coi thường tác giả mà mình yêu mến đến như thế?
Hay là Gấu hiểu lầm thiện ý của đấng độc giả này, theo nghĩa, câu chào
hỏi thực tình của dân Miền Bắc, là, "Ăn cơm chưa?", thay vì "Hi, How R
U?" NQT
Ui
chao, Gấu lại nhớ cảnh đồng chi Vũ Quí chờ con mồi của "Tổ Chức", là
Văn
Cao, ngay trước Ga Hàng Cỏ, ngay trước một cửa hàng bán cơm!
*
Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ
Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ
mấy năm
qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như
Đống Đa,
Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác
Chúng
tôi gặp nhau trước ga
Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới
của tôi.
Câu
chuyện giữa chúng tôi
thật hết sức đơn giản.
-Văn có
thể thoát ly hoạt
động đuợc chưa?
-Được.
-Ngày
mai Văn bắt đầu nhận
công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày
hôm sau anh đưa tôi lại
nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và
cho quyết
định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của
tôi. Tại sao tôi viết TQC
*
Trong bài viết có chi tiết về cháo làm Gấu giật mình, vì đã từng có
kinh nghiệm. Gấu đã kể rồi, nay kể lại.
Khi còn ở Đất Bắc, Gấu phải sống nhờ ông Bác. Một lần sốt, bà Bác
bắt ăn cháo. Hết sốt rồi, bà vẫn bắt ăn cháo, mày chưa hết sốt! Sau Gấu
đói quá, xỉu luôn. Thế là suốt đời, nghe nhắc đến "cháo" một cái là tóc
gáy dựng đứng lên!
Khủng khiếp thật!
* Trong truyện ngắn của
ông,
nhiều lúc tôi thấy cái nghèo đói làm rối loạn tâm trí của con người và
bắt con
người phải nhắm mắt đạp lên đức hạnh của mình.
Bài đã
dẫn
Gấu tin rằng, trong bất cứ một
người Bắc, đều tiềm ẩn nỗi sợ khủng khiếp của Gấu!
* Xa
Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
Quả là thế. Gấu về với một bài toán, đại khái như thế này: Trước cái sợ
đến dựng đứng tóc gáy lên đó, thì thằng Gấu ở lại, sẽ phản ứng như thế
nào, so với thằng Gấu tắm đẫm mưa nắng Miền Nam, mà vẫn không làm sao
quên được cái lạnh, cái đói của Miền Bắc? Nhật Ký
Tin Văn
Sunday, January 11, 2009
11:43 PM Re:
Cam on anh Tru . Sau
mấy năm rồi, cũng vẫn câu
hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói
chuyện với
bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa
xem lại
"The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay
nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi . * Tôi
chưa coi phim đó. Tks. Chỉ
có tình là vĩ đại thôi.
Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN
tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện
tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một
chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong
xóm, chuộc
em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái
buôn. Anh này
thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp,
phải bán
vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong
xóm tặng
ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi
thả mình
theo. Có
một lời bàn, đẹp thế, sao
ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo! Chuyện
hơi giống chuyện nàng
Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK
có hậu hơn, anh
chồng hối
hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng,
tất nhiên,
khuyên theo phò Lê Lợi. * Chuyện
tình Mít
kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc
sản
Miền Nam”,
là Một
Mối Tình.
Truyện ngắn mới nhất, Có con thuyền đã
buông bờ Lâu
rồi mới viết chuyện tình mà
chẳng hay ư? Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong
chuyện tình. Cái cô Bê phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi,
và mối
tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ
bỏ chạy
theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối
Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận]. nếu không, cô không để ý tới anh chàng
có đứa
con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết
như thế, thì Gấu này phải chịu là Thầy!
Đặc sản Miền Bắc
thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi
tẹt,
mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay…. Hay em trong Trăng Goá, do
sặc sụa
mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam
chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ
Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!
"Chẳng
còn đêm nào như đêm nay
đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự
nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó
trong
cuộc chiến này". Gấu
đọc WarSadness
Tại sao Bảo Ninh tịt
ngòi? Gấu
tin rằng, chỉ Gấu mới trả
lời nổi câu hỏi hắc búa của đám mũi lõ, về nhà văn nổi tiếng nhất xứ
Mít. * Why
Vietnam's
best-known author has stayed silent Fifteen
years after Bao
Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a
sequel Suzanne
Goldenberg in Hanoi Sunday November 19,
2006
Sến
cô nương
có một truyện ngắn, kể về những đấng Cu Sài chưa từng biết sex là gì,
và, đúng đêm
hôm sau lên đường vào Nam chiến đấu, thì được Đảng cho vào đền thờ để
nữ thuỷ thần ban phép lành.
Đó là lý do tại sao anh Cu Sài nào
cũng nhỏ máu đầu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam chống Mỹ cứu
nước!
Có thể trí
nhớn gặp nhau chăng, bởi vì thời cổ đại, con người đã chơi cái trò này
rồi, những nữ thần làm tình với đàn ông, như là một nghi lễ thiêng
liêng và một
phần việc tinh thần: There is nostalgia for the time when priestesses
made love
to men as a holy rite and spiritual service.
Điếm Thiêng, sacred prostitution, hay bán sex, hay mại dâm, để làm kinh
tế cho đền thiêng BBP, thường được tiến hành dưới hai dạng. Một, ngắn
hạn, bi giờ Mẽo gọi là phản ứng nhanh, vô, đánh xong, rút dù liền, như
được sử gia Herodotus mô tả, dành cho những khách ngoại quốc, chỉ mấy
tay này mới có tiền phá trinh gái nhà lành, y chang đại gia nước ngoài
bây giờ ghé nước Mít. Một, dài hạn, là kỹ nghệ mại dâm do đền thiêng
điều hành, và sử gia Herodotus coi đây là nỗi nhục nhã nhất, trong
những tục lệ của người dân Babylon:
The
influential account of Herodotus, writing in the fifth century BC,
describes
"the most shameful of the customs among Babylonians" in which every
local woman, once in her lifetime, was made to sit in the sanctuary of
Aphrodite in order to "mingle" with a foreign man. Each woman would
sit and wait for a foreigner to throw a silver coin in her lap and say
"I
summon you by the goddess Mylitta" (the Assyrian name for Aphrodite).
After the "mingling", the silver was dedicated to the goddess and the
woman could then go home. Pity the unattractive Babylonian girl: she
might end
up sitting in the sanctuary for three or four years, we are told,
before anyone
picked her.
Bài này hiện đang
hot nhất
trên net. Thiên hạ khen um lên, còm rối rít, loạn xà ngầu, nhân người
ngẫm đến
ta, rồi so sánh ta, với đủ thứ người ngượm trên thế giới. Ai cũng biết
xấu hổ,
trừ... VC. Sao
lạ thế, cà?
Hà Nội không bỏ một
chữ. Nhưng
giả như họ thiến vài chữ, liệu NMG có chịu không? Giả
như đám Hà Nội có tham chiếu bài viết của NMG, Nhìn lại những trang viết cũ, trong
đó, ông so sánh đám hàng thần lơ láo Miền Nam, những ngày sau 30 Tháng
Tư, với đám quan lại thời Tây Sơn, trước họa Bắc Phương, và từ đó, suy
ra "thâm ý" của NMG, cái cuộc giải phóng Miền Nam thì cũng cùng một dã
tâm ăn cướp như của Mãn Thanh ngày nào, và từ đó, bật ra cái sự hào
hùng của Nguyễn Huệ ra Bắc, thống nhất đất nước, lật ngược căn cước
lịch sử Mít?
*
Ui chao, liệu NMG thực sự có cái cao ngạo, có cái tham vọng ngất trời
như thế chăng? Và nếu như thế, cái sự nhục nhã để cho VC sờ chim thì
cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Tín ngày nào! Viết
đến đây, Gấu lại nhớ những ngày Trần Trường, Gấu may mắn làm sao có
mặt, và cũng túc trực, chen vai sát cánh cùng đám biểu tình, bằng cách
hàng ngày ngồi đánh cờ tướng ở một tiệm cà phê ngay kế bên tiệm
Hi-Tech. Và, đọc Thảo Trường viết về người tù binh nằm trong nôi. Bữa
ghé NMG, hỏi đã đọc chưa, NMG gật gù, bảnh, bảnh thật, cả một cuộc biểu
tình ghê gớm như thế, mà chỉ là “tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy” trước cặp
mắt ngây thơ của đứa con nít nằm trong nôi! [Đây là Gấu diễn ý của NMG,
chứ thực tình, không nhớ đúng nguyên văn câu phán của ông]. Mấy bữa sau
gặp TT, kể, bạn ta gật gù, ông NMG phán như thế, đến tai đám biểu tình,
là bỏ mẹ thằng này!
*
Note: V/v Hàng thần lơ láo Phần tường thuật cuộc họp
giới sĩ phu Bắc hà do Ngô Văn Sở tổ chức, những gì tôi tưởng tượng ra
đều dựa
trên kinh nghiệm trải qua trong mấy năm sống dưới chế độ cộng sản sau
tháng Tư
1975. Quang cảnh bên ngoài Bộ Lễ là quang cảnh bên ngoài những trung
tâm qui
định cho sĩ quan và công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa đến trình diện
đi học
tập cải tạo. Diễn tiến cuộc họp cũng có phần na ná như những cuộc “học
tập
chính trị” Ủy ban Quân quản Sài Gòn tổ chức cho giới trí thức văn nghệ
chế độ
cũ. Nhờ sống qua một cuộc đổi đời lớn lao, tôi chứng kiến được chẳng
những thế
thái nhân tình, mà còn cả ảnh hưởng sâu đậm của quyền lực lên phong
cách, dung
mạo, tính tình và cả khả năng của con người. Hình như quyền lực là kích
thích
tố mạnh khủng khiếp, đến nỗi có thể biến một người nhút nhát vụng về
thành
người tự tín, ăn nói đĩnh đạc, nét mặt rạng rỡ, cái uy có sẵn được bồi
đắp thêm
bằng cái uy tự phát qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói. Tôi đã chứng kiến
hiện tượng
đó trong thời kháng chiến ở Liên khu Năm, khi chính quyền loại bỏ tất
cả cán bộ
thuộc thành phần tiểu tư sản, địa chủ... và đưa thành phần bần cố nông
lên nắm
chính quyền. Sau 1975, tôi chứng kiến một lần nữa sức mạnh của quyền
lực. Trong
chương 90, tôi đưa kinh nghiệm này vào truyện qua uy lực của Ngô Văn Sở
trước đám
sĩ phu thất thế của Bắc hà.
Ngược
lại, mất quyền lực mang
theo nguy cơ mất nhân cách, và vì biết mình đang mất nhân cách nên dồn
hết sự
khinh mạn, giận dữ lên - không phải kẻ thù đang nắm quyền lực - mà lên
những
người cùng cảnh ngộ với mình. Thái độ ngoan ngoãn vâng phục của sĩ phu
Bắc hà
trước Ngô Văn Sở, và khung cảnh xô bồ mất trật tự của hội nghị khi Ngô
Văn Sở
trao quyền chủ toạ cho Ngô Thì Nhậm minh chứng tâm lý thông thường đó.
NMG: Nhìn lại những trang
viết cũ. [Tiền Vệ]
* Trong những buổi họp Tổ của
Tổ Thơ Văn, ông Nguyễn Mộng Giác, cũng là một Tổ Viên, một văn nghệ sĩ
Sài Gòn
Mặt Dzầy đến dự khóa học, nhưng ông làm Thư Ký của Tổ. Không ai bầu ông
làm Thư
Ký Tổ, ông xin với Vũ Hạnh cho ông làm Thư Ký, ông ngồi bên Vũ Hạnh,
tức ông
ngồi đối diện với bọn Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn Mặt Mo Hàng Thần Lơ Láo. Suốt
khóa
học 21 ngày, không một lần ông Nguyễn Mộng Giác ngồi chung với anh em,
ông
không nói chuyện với bất cứ anh em nào, ông luôn nép bóng, bám đít tên
Vũ Hạnh.
Ông tự nguyện làm tay sai cho chúng nó, ông làm những biên bản cuộc họp
với
những lời nịnh bợ, những lời nhận tội mà anh em văn nghệ sĩ không nói
để làm
vui lòng chúng nó. Ông làm thế để mong được Vũ Hạnh nó che chở. Vũ Hạnh
nó
không yêu cầu ông làm những việc ấy, ông tự nguyện làm tay sai cho nó.
Trong cái gọi là buổi học
cuối cùng của Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị II, Tháng 7 năm 1976, tôi được
anh chị
em trong Tổ Thơ Văn bầu làm đại diện để phát biểu trong lễ bế mạc. Vũ
Hạnh yêu
cầu bầu một đại diện dự khuyết, ông Nguyễn Mộng Giác được bầu.
Tổ Thơ Văn có An Khê Nguyễn
Bính Thinh, Ngọc Thứ Lang, Nguyễn Ước, Phù Hư, Phan Nghị, Nguyễn Đình
Toàn, Cao
Nguyên Lang, Lê Minh Ngọc, Mai Anh, Phan Kim Thịnh, bà Mộng Tuyết, chị
Kiều
Oanh, Nguyễn Thị Minh Ngọc ..vv.. và ông Nguyễn Mộng Giác. Tất cả
khoảng 30
người. Từ ngày đó đến nay các anh An Khê Nguyễn Bính Thinh, Ngọc Thứ
Lang, Phan
Nghị đã qua đời.
Trong một buổi họp Tổ ông
Nguyễn Mộng Giác nói về Kim Dung. Tôi ngồi đó mà chẳng nghe gì cả, hồn
trí để ở
đâu đâu. Ông NM Giác nói lên bổng, xuống trầm theo kiểu thầy giáo giảng
bài cho
các em học sinh tiểu học, nên tôi thấy khó chịu, không muốn nghe. Ông
nói xong,
đến phần anh em góp ý, thấy Cao Nguyên Lang hỏi Nguyễn Mộng Giác mấy
câu có vẻ
gay gắt. Khi tan về, trong lúc hai anh văn nghệ sĩ Sài Gòn te tua lui
cui mở
khoá xe đạp, tôi hỏi Cao Nguyên Lang:
- Sao ông có ác cảm với hắn
thế? Hắn nói gì thì nói, mặc hắn. Anh em cả..
Cao Nguyên Lang hậm hực:
- Trước kia nó viết trong số
những độc giả của Kim Dung có những người từng đi kháng chiến nhưng
thất vọng
với kháng chiến nên bỏ về thành, nay nó nói những người đó là bọn phản
bội
kháng chiến. Nó trở giọng. Mình không nói làm sao được.
Khi được bầu làm đại diện Tổ
tôi nghĩ đến chuyện tôi phải nói sao trước bọn cộng sản và trước anh
em. 500
người họp lại trong Nhà Hát Lớn đường Tự Do. Tất nhiên tôi không thể
nào nói
bướng, tôi cũng không thể mở miệng ca tụng cộng sản hay tự nhận mình là
tên ngu
si bao nhiêu năm sống mắt mù, tai điếc nay nhờ Đảng mới được sáng mắt,
sáng
lòng. Anh em chúng tôi không bảo nhau nhưng suy bụng tôi ra bụng anh
em, tôi
chắc anh em tôi cũng như tôi, chúng tôi cùng nghĩ “Bị bắt buộc phải nói
thì nói
làm sao cho đỡ nhục, cùng lắm thì nói gì cũng được nhưng đừng nói mình
sáng
mắt, sáng lòng. Nói mấy tiếng đó nhục lắm.” Tôi viết những lời tôi nói
ra một
trang giấy, định sẵn nếu bọn Vũ Hạnh hỏi tôi định nói gì tôi sẽ đưa bản
đó ra
cho chúng xem, nhưng khi nói được nửa chừng tôi sẽ nói vài câu không có
trong
bản viết. Nhưng ngày bế mạc đến, không thấy bọn trong cái gọi là Hội
Văn Nghệ
Giải Phóng hỏi gì đến tôi cả. Trước giờ các đại diện Tổ phát biểu, Ngọc
Thứ
Lang hỏi tôi:
- Mày có lên nói không?
Tôi trả lời:
- Tao không biết.
Tôi muốn nói “Tao không biết
chúng nó có cho tao lên nói không.” nhưng tôi nghẹn họng, tôi chỉ nói
được có
ba tiếng “Tao không biết!”
Thế rồi đại biểu Tổ Một Thơ
Văn lên phát biểu đầu tiên, người được gọi lên phát biểu là ông Nguyễn
Mộng
Giác.
Blog Hoàng Hải Thuỷ
Note: Gấu không tham dự
cái vụ trên. Chỉ học tập cải tạo tại chỗ, ba ngày, tại
hội trường Bưu Điện, số 11 Phan Đình Phùng, tức Trung Ương Cơ Xuởng VTD
ngày nào, rồi sau đó, đi làm tiếp.
V/v VH, qua NTV cho biết, chính tay VC nằm vùng này OK cho in SCML,
nhưng sau đó, NMG vượt biên, nên phải mãi sau này, khi NMG trở về, và
qua đầu nậu MQL, cuốn sách mới được xb ở trong nước.
NTV cho biết, đã dự bữa tiệc bia với NMG ăn mừng cuốn sách được VH gật
đầu.
Đây là những sự kiện có tính lịch sử, liên quan tới SCML: Đã từng được
VC OK cho in, sau được mang lén ra hải ngoại in, rồi lại trở về, và
được VC OK lần thứ nhì, cho xb ở trong nước.
NQT
Ba trăm năm sau, nhắc lại cuộc chiến đỉnh
cao, cái còn lại, chỉ là hai câu: -Tao chờ tụi bây để bàn giao. -Chúng ông lấy sạch rồi, mày
còn gì mà bàn giao?