*


 




*

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

Vai diễn cuộc đời

Mình có ý nghĩ rất kỳ quặc là có hai dạng bà mẹ, một bẩm sinh đã tràn đầy bản năng làm mẹ, một chỉ đóng vai… mẹ. Mình dạng thứ hai. Bạn bè vài lần buột miệng, “con nhỏ này mà làm mẹ gì trời ?”, mình thú nhận, mình là bà mẹ nửa mùa.
Những khi bên võng con nằm, mình cố không cầm cuốn sách, tờ báo, không mở máy tính, không gõ những con chữ trên bàn phím đã chớm sờn. Mình chỉ muốn ngồi đó, và ngắm giấc ngủ của con, với trọn tấm lòng, giống những bà mẹ mà mình ngưỡng mộ. Họ không bao giờ rời bỏ con mình để đi tới một thế giới khác, của những trang sách, của những câu chuyện xa xôi, dù là một chút thôi. Bên nôi, họ sẽ ngồi đan những cái áo len, sẽ khâu lại nút áo vừa sút chỉ, họ luôn nhìn thấy giấc mơ của con qua cái nhoẻn cười hay tiếng khóc ré thảng thốt trong giấc ngủ.
Những bà mẹ đó có cuộc đời hết sức bình thường, quẩn quanh dưới mái nhà, sống giản dị và ước mơ giản dị, trọn lòng với chồng, con. Ngay cả khi đôi chân đưa họ rời đi, đến chợ, đến cửa hàng bách hóa, đến tiệm cắt tóc… thì tâm trí họ cũng để lại nhà, bên con đau đáu. Họ nhận biết ngay khi trên má con mình vừa xuất hiện thêm vài mạch máu li ti, móng tay con dài, gót chân có vết xước nhỏ… Chưa bao giờ mình thôi ngưỡng vọng, học hỏi họ. Học cái cách ôm con vào lòng và chỉ nghĩ về con thôi, về những sợi lông măng trên trán, về mùi sữa thoảng trên da thịt, bước chân chập chững đầu đời… Con chỉ mới mọc mấy cây răng sữa, họ đã mơ mộng đến đám cưới con mình, cô gái nó yêu, ngôi trường nó học…
Mình muốn trở thành một bà mẹ như vậy, rồi bỗng dưng trong đầu mình chập chờn những tiếng nói lạ. Bỗng dưng xuất hiện những con người, họ nói cười, họ yêu và oán hận nhau. Những câu chuyện miên man bất tận. Bỗng dưng tờ báo sáng lật từng trang từng trang trong đầu mình như thể có một cơn gió vô tình, những đứa trẻ bị bắt cóc bán bên kia biên giới,  biểu tình bạo loạn ở một nước châu Âu xa xôi,  một nghệ sỹ qua đời, ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới thành công... Hay vụ tai nạn ô tô thương tâm trên đèo, ở khúc đường mình đã từng qua, nên cái hồi ức mưa phùn hiu hắt dài ba phút. Ba phút lãng đãng là tối thiểu cho mỗi sự kiện, bởi tính mình lẩn thẩn trời đã trót cho. Những lần tâm mình đi lạc, da thịt con vẫn nóng hổi trên tay mình, mùi phấn rôm lẫn trong mùi sữa phảng phất lên mũi mình, mình cười và gọi này cưng của mẹ ơi, nhưng trong đầu mình co một mình tình vừa giãy chết ở trang 247 của cuốn sách nằm trên giá.
Con vẫn đang nhìn mình mỉm cười, ánh nhìn làm mình ứa nước mắt. Lớn lên, khi con có yêu đơn phương một cô gái nào thì cũng gần giống con với mẹ phút giây này, phút giây xao lãng.
Có điều gì hình như là tội lỗi, khi mình đeo mang quá nhiều mối quan tâm, khiến bà-mẹ-mình bị cắt làm năm ba mảnh. Chúng không chịu buông mình ra như đôi giày nằm lại sau bậc cửa. Và mình yêu con trong khi chung quanh vẫn lao xao kẻ đứng người ngồi, kẻ cười người khóc, kẻ săm soi người châm chọc, đâu đó tiếng nhắc tuồng rất mỏng. Hãy nói, mẹ nhớ con quá. Hãy nói, mẹ thương con lắm, sẽ hy sinh cho con cả đời này.
Nhưng bà mẹ ngang nhà, cách một con đường – bà mẹ mà mình vẫn thường ngưỡng vọng – chị ấy hình như không nói những câu đơn điệu đó, đơn giản là chị chưa bao giờ rời đi. Sáng nào bên thềm chị cũng lắc lư hát một bài hát trẻ con trong lúc chải tóc cho đứa con gái nhỏ xíu. Xung quanh chị mọi thứ cứ trong veo, bất cứ gì cũng không tồn tại, chỉ còn lọn tóc mềm thoảng mùi dầu gội dịu dàng, còn tiếng hát theo ngọng ngịu, còn tiếng cười trong trẻo của con. Đã tan biến hết, chỉ chị với con trong những buổi sáng ngọt lành. Mình hơi ngớ ngẩn, nhưng thật sự cảnh tượng đó làm mình nghĩ tới thiền.
Cảnh tượng đó đôi lúc làm mình hơi tuyệt vọng, sao tâm mình cứ chộn rộn không yên, ra đời nhớ con, ở bên con lại nhớ đời. Có thể sẽ không bao giờ mình có được niềm vui buông bỏ, và vai bà mẹ mình sẽ đóng đến tàn hơi.
Nhưng vai diễn đó mình đã hăm hở, hân hoan nhận rồi, mình sẽ diễn hết lòng, vắt máu tim ra mà diễn, để không gợn chút ân hận và xấu hổ nào, khi gọi con ơi… Đó là chuyện của mai này, còn nằm trong cái gọi là hy vọng, giờ thì mình cắn môi, toát mồ hôi, tập trung hết sức lực để… cắt móng tay cho con, bởi sợ đám người nào đó lại chộn rộn trong đầu, mình sẽ làm con chảy máu…
Nguyễn Ngọc Tư.
Nguồn
Note: Bài này, tuyệt, làm Gấu nhớ tới ý của Akhmatova, nói về lũ viết văn khốn kiếp, trong khi người ta đau khổ, có cả lũ chúng nó ở trong nỗi đau khổ đó, làm sao không ?, nhưng bằng mọi cách, chúng cũng vẫn cố né qua một bên, để mà nhìn, như những kẻ ngoại cuộc!
Để mà đóng vai “vai diễn cuộc đời”! (1)
(1)
Brodsky: Với tôi, tính kinh điển, thực tại thực, the main thing, của Kinh Cầu [thơ Akhmatova], là đề tài về sự xẻ đôi, về sự bất lực của nhà thơ không có được một phản ứng toàn vẹn [trước thực tại]. Akhmatova mô tả những kinh hồn thất đảm, những ghê rợn của Đại Khủng Bố của Stalin. Nhưng cùng một lúc, bà nói hoài hoài về cái tâm trạng mấp mé biến thành khùng của mình....
Brodsky. No, the text of Requiem is anything but straightforward.
Volkov. Sure, there are two levels here: real biography—Akhmatova and the fate of her arrested son; and the symbolic—Mary and her son Jesus.
Brodsky. For me the main thing in Requiem is the theme of splitting, the theme of the authors inability to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly talking about how close she is to madness. Do you remember?
   Already madness dips its wing
   And casts a shade across my heart,
   And pours for me a fiery wine

   Luring me to the valley dark.

   I realize that to this madness
   The victory I must yield,
   Listening closely to my own
   Delirium, however strange.
Khổ thơ sau có lẽ là tuyệt vời nhất của tất cả Kinh Cầu. Hai dòng chót nói sự thực lớn lao nhất. Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho bà, như thể, bà đứng qua một bên, Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Anh là thằng điên khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như thế diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mới gì tới mi?
Volkov: Chuyện trò với Brodsky
Tưởng niệm TTT
*
Bài này cũng quá tuyệt.

Nỗi mất và quên
Nguyễn Ngọc Tư

Mười năm trước, bạn không bao giờ gặp một nỗi mất mát mang tên “hư ổ cứng”.
Những năm đó, thỉnh thoảng bạn cũng buồn, mớ ảnh gia đình bị ố vàng đã làm lem luốc vài gương mặt người thân mà bạn không bao giờ còn gặp lại họ nữa, cuộn phim chụp ảnh đám cưới bạn bị cái nóng ẩm nhiệt đới làm cho mốc meo, quyển nhật ký bị chuột gặm nham nhở, hay những bài hát, bộ phim bạn yêu thích chảy nhão, trầy xước theo mớ băng dĩa cũ.
Hồi đó bạn biết trước sau gì chúng cũng mất, dù chậm hay nhanh, bằng cách này hay cách khác. Giống như bạn biết rồi mình sẽ già đi, nên thêm một tuổi bạn có buồn một tí hay nhiều tí nhưng cũng chấp nhận nó. Còn “thằng ổ cứng” (bạn xấu tính lắm, nghĩ cái gì liên quan tới cứng thì thuộc về… thằng), bạn tin rằng nó sẽ cất giữ kỷ niệm của bạn, hồi ức của bạn, phần đời của bạn, vài thứ bạn yêu thích… bền vững, lâu dài. Máy tính nhiều lần không thể khởi động, hệ điều hành nhiều lần bị lỗi phải cài đặt lại, nhưng ổ cứng có hề gì đâu.
Bỗng một ngày nó chết ngắt, cái chết như nụ cười mỉa vào những lời xưng tụng muôn năm muôn năm. Muôn năm là bao lâu, mãi mãi là bao lâu? Cái chết của nó mang theo bao nhiêu là hình ảnh, bài hát, ghi chép… Những tuồng cải lương hương xưa. Những bài thơ với giọng ngâm ngọt ngào, nức nở của Hoàng Oanh, Hồ Điệp… Bạn te tái xách ổ cứng đi tìm những anh chàng được mệnh danh là phù thủy phục hồi, khắc khoải giống như người yêu ôm người yêu đi tìm thầy thuốc. Và khi mấy phù thủy trong thành phố thở hắt lắc đầu, bạn mới tràn ngập cảm giác mất mát.
Những chuyến đi không còn dấu vết, khi không còn gương mặt người đã từng gặp, cảnh vật đã từng qua. Bạn nhận ra lâu nay, bạn nhờ máy ảnh nhìn, nhờ máy tính nhớ. Đi đến đâu lăng xăng chụp ảnh đến đó, về tuôn vào máy tính, lâu lâu giở ra coi lại, ờ bạn đã tới chỗ này chỗ này. Nó đẹp như vầy như vầy. Người ta lem luốc hồn nhiên vậy đó vậy đó. Chúng tồn tại để sẵn sàng khơi gợi lại cho bạn một ký ức. Bạn tưởng thời gian đã ngưng đọng trong những tấm ảnh đó, và bạn muốn quay lại những khoảnh khắc đã qua lúc nào cũng được. Không vội vàng, thiết tha chi cho lắm. Nhưng giờ bạn không còn manh mối, chỉ còn nhớ mơ hồ, ví dụ cỏ trên những ngọn đồi, nhưng bạn không biết chúng mượt và xanh như thế nào; những đứa trẻ chơi trên cát, bạn không nhớ nụ cười chúng ra sao, có bao nhiêu cái răng bị sún…
Hôm đó, bạn gọi mấy đứa nhỏ đó chỉ để chúng cười cho bạn chụp ảnh. Bạn không trực tiếp nhận nụ cười của chúng. Nếu bạn đừng bận bịu, chỉ chạy chơi với bầy trẻ thôi bạn được sống lại buổi chiều thiên đường ấy, bất cứ khi nào gió cũng lại thổi trên những triền cát nóng.
Giống như cách bạn nhớ chuyến đi Đà Lạt năm bạn mười hai tuổi. Hồi ấy bạn nghĩ, quá xa xôi để tới đây, và sau này không biết có thêm lần nữa. Bạn tận hưởng Đà Lạt bằng tất cả giác quan trẻ nít của mình, hít thở và ôm ngấu cảnh vật trong lòng. Hai mươi năm sau, bạn vẫn còn nhớ mùi nước đái ngựa trên cỏ, khói sóng vương vất dưới chân thác nước, tiếng những trái thông khô rơi, cái lạnh buốt của bàn tay người đàn ông lạ mà bạn nắm lấy giữa chợ vì tưởng tay ba bạn.
Không có tấm ảnh nào còn lại sau chuyến đi đó, bạn toàn tự nhớ thôi. Cả bài hát trên xe. Giọng nói của người tài xế. Chúng rồi cũng phai trước khi mất đi, lúc bạn đã già, nhưng nó kịp làm bạn rung cảm và xao xuyến cả một thời gian dài nên  không gây hụt hẫng và tiếc nuối.
Nó không đột ngột biến mất như ‘thằng” ổ cứng vừa mang theo một vùng ký ức ra đi. Những bài hát bạn sẽ tìm lại ở tiệm bán băng đĩa, hay trên mạng, nhưng sẽ mất một thời gian để bạn nhớ ra, mình đã từng thích bài hát nào, giọng hát nào, tại sao. Đôi lúc bài hát cũng gợi nhớ một người nào đó, một đoạn đời nào đó. Chúng ít nhiều miêu tả cuộc đời bạn. Tại sao những bài ca ngô nghê, ngớ ngẩn đó năm mười lăm tuổi bạn lại thích mê mẩn? Tại sao có những bản nhạc hồi hai mươi bạn không thể nghe nổi, thì năm năm sau, bạn không dứt ra được những “một ngày như mọi ngày / em trả lại tình tôi / một ngày như mọi ngày / ta nhận lời tình cuối / một ngày như mọi ngày/đời nhẹ như mây khói…”? Tại sao một bài sến chảy nước “Đừng nói xa nhau, cho tâm hồn đau khổ…” bạn lại giữ gìn cẩn thận, không phải vì một người dưng nào đó rưng rưng hát hôm hội tan bạn ra về? Giờ người đã xa, chuyến đi quá vãng, bài hát bị mất. Giờ ngang qua quán cà phê, hay xe kẹo kéo, bạn chắt chiu nhặt lại từng chút một, cho cái hồi ức đã bị rơi đi để trả giá cho sự làm biếng.
Làm biếng cảm thụ cuộc sống, làm biếng thương, thậm chí làm biếng nhớ. Nên cứ bắt máy móc nhắc nhớ giùm. Nên máy móc một hôm trăn trối, sẽ không giữ được gì nếu bạn không tha thiết.
Tình yêu cũng vậy. Cuộc sống cũng vậy. Bạn sực nhớ tới những thứ lớn lao này…
[Cùng nguồn trên].
*
Đọc cái câu gạch đít ở trên, là Gấu rùng mình vì lạnh, và bèn nhớ ra cái cảnh Gấu nắm tay BHD, giữa những bạt ngàn rừng thông một cõi Lost Domain Đà Lạt, và cái cảm giác lạnh đó, theo về tận Sài Gòn, sau đó:
Khi đứng dậy sửa soạn đi ra, đột nhiên chàng nói, "Tay em đến bây giờ vẫn còn lạnh". Lạnh, lạnh, chợt tôi rùng mình, có phải chàng định nói... Chàng nói đùa như để tôi quên, khỏi nghĩ ngợi, "Cô giáo chắc sẽ bắt em chép phạt một ngàn lần câu: "Em yêu anh, và cố gắng đi học đúng giờ". Đối với chàng, tôi vẫn chỉ là một cô bé con, chàng vẫn muốn sự vật đừng thay đổi, đời sống đừng thay đổi, chàng muốn tất cả vẫn như xưa, như cũ... "Em biết không, Ngọc chỉ chê anh một điều là anh hay cười." Ngọc là em trai một người bạn gái của tôi. Ngọc khoảng tuổi tôi, nghĩa là kém chàng khoảng chín, mười tuổi.... "Không hiểu Ngọc có nhìn thấy như anh không? Không hiểu Ngọc định tìm gì ở nơi em?"; tìm gì, tìm gì, tôi chỉ là một món đồ kỳ lạ, khác thường, nên mọi người muốn tìm tòi, khám phá, một món đồ làm gợi lại trí nhớ, làm sống lại tuổi thơ của chàng, hay là tôi là một cái cớ để giải thích tại sao chàng sống, tại sao chàng sẽ chết, anh, Ngọc, Quang, và cả Tuấn nữa, tại sao nhiều người yêu tôi vậy?... "Không phải đâu, em mang dáng điệu của một người đàn bà ngay khi còn bé con, và suốt đời em sẽ phải tập làm một đứa trẻ...".
Tứ Tấu Khúc

Nhưng tuyệt nhất, là cái cảm giác sến, của những bản nhạc sến, cái hồn của văn chương Miền Nam, được NNT lôi ra, "chắt chiu nhặt lại từng chút một, cho cái hồi ức đã bị rơi đi để trả giá cho sự làm biếng."


100 năm ngày sinh của Simone Weil
L'autre Simone
Trang Simone Weil
Bad Friday
Đọc & Dịch Weil
Thánh Simone - Simone Weil

Ngày xưa, nước tiểu
Thảo Trường

Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA
Greene viết Người Mỹ Trầm Lặng, là cũng từ nguồn này, qua lần gặp gỡ một anh Xịa, khi đi thăm Le Roy, trên đường trở về Sài Gòn. (1)
(1)
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam.
Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS."
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of escape
*
The Quiet American by Graham Greene
Ostensibly it is about the eponymous quiet American – a naive and idealistic CIA agent in Saigon during the French colonial war of the 50s. But what lingers is the relationship between the world-weary newspaper correspondent, Fowler, and his beautiful girl Phuong. Greene perfectly skewers the superfluity of western notions of love that invariably inform such situations. Undermining the idyll is the mercenary elder sister, painfully aware of the need to use Phuong's beauty to secure a provider for the family while her beauty still has currency.
Cuốn Người Mỹ trầm lặng được một tay trên tờ Guardian coi là Top Ten, trong số 10 câu chuyện xa xứ, trong có cả cuốn Hãy nói lên hồi ức của Nabokov.
Cái cách đọc Người Mỹ Trầm Lặng của tay này mới thật là đểu: Undermining the idyll is the mercenary elder sister, painfully aware of the need to use Phuong's beauty to secure a provider for the family while her beauty still has currency. [Bên dưới cuộc tình thơ mộng là sự tính toán của bà chị, lợi dụng nhan sắc cô em để đảm bảo cuộc sống gia đình].
Nhưng mà đúng y chang!

5/1/09

Họ bắn vào hòa bình, chúng tôi bắn vào hòa bình

Về Bảo Ninh, nếu muốn phản đối việc người ta cứ nói là cả đời ông ấy chỉ có mỗi Nỗi buồn chiến tranh, thì có thể nêu tên truyện ngắn "Gió dại". Nhưng nếu bảo ngoài hai cái đó nữa còn có gì, thì thực sự là khó. Bảo Ninh còn cả loạt truyện ngắn đặc sắc, nhiều truyện rất hay, như truyện về Hà Nội hồi những năm trước 1975 có "Người anh hùng thời đại" để ria theo lối chất nghệ (tên Vinh hay sao?), hay gần đây hơn là "Bội phản". Thỉnh thoảng viết bút ký cũng rất giỏi, chẳng hạn như gần đây nhất là "Đêm cuối cùng ngày đầu tiên". Nhưng cái hay của những cái ấy là cái hay bình thường. Đặc biệt thì chỉ có Nỗi buồn chiến tranh và "Gió dại".
"Gió dại" trên Internet: đọc tại đây, bản dịch tiếng Anh của Phan Huy Đường và Nina McPherson ở đây.
Thời gian của truyện là giai đoạn ngay trước 30/4/1975. Ẩn dụ "gió dại" ngay lập tức cho thấy tính chất vô nghĩa, nhỏ nhoi, thảm hại của con người, và của cái chết, trong một cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh Việt Nam. Cái nhìn của người kể chuyện đặt ở bên phía bộ đội, lúc đó đóng quân tại một vùng vừa chiếm được, một vùng theo đạo có ông cha cố, và nhất là có một cô ca sĩ vì loạn lạc mà bị kẹt lại và sống luôn ở đây, đêm đến vẫn thường tiếp khách đàn ông, đều là bộ đội.
Chuyện tình duyên giữa Diệu Nương cô ca sĩ và anh lính phụ tá anh nuôi nhanh chóng trở thành một thảm kịch. Thảm kịch này giống như là một tiếng thở dài, rất dài - sở trường của văn Bảo Ninh. Văn của Bảo Ninh phải đi theo từng hơi một, cay đắng, buồn bã, không thể vui được, và những trường hợp tác phẩm khác không được thành công lắm có lẽ là bởi vì cái hơi này không đủ dài.
Và đặc biệt là "Gió dại" có một câu kết không thể nào quên: "Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến." Nghe nói câu văn này một thời đã gây sóng gió (truyện này hình như được viết cuối những năm 1990), thậm chí một thời gian đã bị cắt khỏi truyện, như một hình thức kiểm duyệt. "Những người báo trước hòa bình" là cô ca sĩ Diệu Nương và người tình bộ đội của mình trên đường chạy trốn, khi bị bắt gặp họ xin được tha mạng vì "chẳng làm hại gì cả", "không chống lại ai", nhưng các đồng đội của anh lính (trong đó có "tôi", người cũng đã từng nhiều lần ngủ với Diệu Nương) đã xả súng qua đám cây. Sau khi bắn xong rồi họ mới nhìn thấy xác hai con người kia, quấn chặt vào nhau.
Bây giờ cứ mỗi dịp 30/4 xem người ta kỷ niệm hào hùng mà thấy mệt. Phần lớn khăng khăng tô màu đỏ màu hồng rộn ràng cho một cuộc chiến đáng tởm. Một số khác tìm cách chứng minh rằng tất cả đều rất tởm, nhưng chúng tôi ít tởm hơn, và một số khác nữa: tất cả đều rất tởm, nhưng chúng nó tởm hơn chúng tôi.
Blog Nhị Linh.


Bảo Ninh by Việt Chiến

Có lẽ phải đến hơn 3 tháng sau khi được trả lại tự do, tôi mới gặp lại nhà văn Bảo Ninh, bạn đồng niên 1952 thân thuộc và đã cùng nhau một thời quân ngũ gian lao. Hẹn gặp nhau ở quán “cũ” cuối phố Phan Đình Phùng (Hà Nội), Bảo Ninh nhắn “Tôi mang một chai rượu chivas ngon đến, các ông chờ tôi…”. Tôi cùng 2 nhà thơ Nguyễn Bình Phương và Trần Anh Thái ngồi chờ. Một lúc sau, Bảo Ninh đi taxi đến, tay ôm khư khư chai rượu ngoại. Tóc anh bạc hết cả rồi mà cuốn tiểu thuyết mới vẫn chưa viết xong (sau “Nỗi buồn chiến tranh” không hiểu anh viết về “nỗi buồn” gì đây?).
Có người nói như đinh đóng cột, dạo này Bảo Ninh “kiêng rượu để viết chuyện” nên không hay la cà với bạn bè. Hôm nay, anh lại cho phép mình uống rượu chắc vì sự có mặt của tôi chăng? Hình như thế mà không phải thế. Vì nhìn cách Bảo Ninh nhấm nháp rượu mạnh một cách sành sỏi như một người Tây uống rượu Scot (cứ phải “lim dim” nhẩn nha ngửi ngắm khá kỹ trước khi nhấp môi) là đủ hiểu anh ngày nào cũng phải uống cũng như ngày nào cũng phải viết chục trang tiểu thuyết, phải không Bảo Ninh?
Đọc, nhớ lần gặp thứ nhì Bảo Ninh, khi về Hà Nội lần thứ hai. Cũng có chai rượu ngoại, cũng lời giới thiệu, “Tôi có chai Chiva này…”, đại khái như vậy, nhưng Gấu, dân nhà nghề, vừa ngó chai, nói liền, vẫn chai lần gặp trước, năm trước, chắc là hết mùi rượu rồi, khiến NVH vừa cầm lên, hoảng quá, bèn đặt chai trở lại chỗ cũ.
NVH mới là tay uống rượu cừ, theo lời giới thiệu của NHT. Gấu chưa từng uống lần nào với anh, nhưng đụng trận với NTS thì khá nhiều.
Nghe nói “Em của Gấu”, nữ thi sĩ, cũng thuộc loại có hạng, Gấu cũng chưa có hân hạnh hầu rượu, và ba thứ linh tinh khác!
Gấu biết NVH tay hảo hán trong làng rượu, là do NHT, lần Gấu mời ông, nhưng ông lắc đầu, và hẹn sẽ đưa thằng em ra để thay mặt ông anh, chấp nhận cuộc thách đấu.
Kỷ niệm trận rượu thần sầu quỉ khốc của Gấu, với tay NTS, là ở một cái hầm, nơi có đủ thứ ăn chơi của Hà Nội, chắc thế, nhưng Gấu, do chỉ lo nốc, thành ra chẳng để ý gì đến những mặt khác.
Gần như bò ra khỏi hầm, và khi sắp lên xe, tay chủ quán chạy ra, gửi lại ông anh cái hộp đựng thuốc lào mặt hổ phù Vang Bóng Một Thời, ấy chết xin lỗi, ba thứ lẩm cẩm Gấu bỏ quên, trong có cái camera, cây gậy thần, như ông cậu Toàn của Gấu đặt tên cho nó, trong lần trở về thăm lại làng Vân Xa, thăm lại dinh cơ của ông Bá Quán, tức ông ngoại của Gấu.


&

“Dieu partage avec l'homme la faute de la Création, car Dieu s'est absenté du monde, ce qui fut la cause de la Chute commune de Dieu et des hommes"
[Thượng Đế chia sẻ với con người lầm lẫn Sáng Tạo, bởi vì Thượng Đế tự ý chuồn, thành thử mới xẩy ra Sa Đọa chung, của  Xừ Luỷ và con người].

LES LIVRES DU MOIS
HISTOIRE LITTÉRAIRE
retour aux classiques
par Linda Lê
UN MONDE SANS DIEU
La Célestine, un classique vieux de cinq siècles

Italo Calvino disait qu'un classique est un livre qui n'a jamais fini de dire ce qu'il a à dire. La Célestine de Fernando de Rojas, dans la belle traduction d'Aline Schulman, est de ces œuvres-là. Elle se présente comme une tragi-comédie en vingt et un actes. Mais elle relève aussi bien du théâtre que de l'art romanesque. Par sa forme même, elle est unique. Publiée pour la première fois à Burgos en 1499, elle sera réimprimée dès 1500 à Tolède et à Salamanque. Dans une lettre qui introduit le livre, l'auteur confie à un ami sa découverte du manuscrit du premier acte: pour se distraire de ses études de droit, il a eu l'idée d'en écrire la suite, ce qu'il fait en quinze jours. Le résultat est un joyau noir de la littérature universelle, car le divertissement que s'est proposé Fernando de Rojas, jeune homme de 23 ans, est à la fois satirique et poignant, touchant au mythe de l'amour tragique. En attribuant la paternité du premier acte à un anonyme qui a lancé le filet grâce auquel il a rapporté sa pêche miraculeuse, Fernando de Rojas, note Juan Goytisolo dans sa préface, cherche à dissimuler la charge subversive de son texte. Juif converti, il a vu son père, accusé de pratiques judaïsantes, brûlé vif sur le bûcher en 1488. Cette blessure reste dissi mulée dans la pièce, mais la vision du monde de son auteur s'en trouve altérée: La Célestine témoigne d'un pessimisme et d'une lucidité amère qui, même dans les moments de coméédie, laissent le lecteur confondu devant une si grande connaissance du cœur humain. « À travers le vaste palimpseste hispano-hébraïque qu'est La Tragi-comédie de Calixte et Mélibée (donc La Célestine), on lit les paroles du Zohar juif: Dieu partage avec l'homme la faute de la Création, car Dieu s'est absenté du monde, ce qui fut la cause de la Chute commune de Dieu et des hommes", dit Carlos Fuentes dans une conférence sur le livre de Fernando de Rojas.
Calixte et Mélibée sont, comme Pyrame et Thisbé, deux jeunes gens qui se sont épris l'un de l'autre et doivent franchir des obstacles. La pièce commence par leur première rencontre. Calixte déclare sa flamme à Mélibée, mais celle-ci le repousse. Plongé dans le désespoir, l'amoureux transi s'en va s'épancher auprès de son valet, qui le presse de demander l'aide d'une vieille entremetteuse, Célestine, capable, dit-on, de « provoquer les pierres à la luxure ». Célestine, pour son malheur, parviendra à ses fins et sa tâche est facilitée car Mélibée, en vérité, brûle d'amour pour le jeune noble rencontré. La comédie, où l'amour idéalisé ne s'acquiert pas sans les artifices d'une femme qui a la réputation de refaire leur virginité à celles qu'elle mène à la débauche, et dont Juan Goytisolo note qu'elle est un véritable personnage goyesque, s'achève en tragédie. Dans un monde sans Dieu, c'est l'argent qui fait tourner la roue des destinées .•


Llosa vs Steiner

Cassandra's Prophecies

Những tiên tri của Cassandra

Kể từ khi Ngôn ngữ và Câm lặng rớt vào tay tôi, ba mươi năm trước đây, tôi coi Giáo sư George Steiner là một trong những cái đầu tạo hứng, gây những cú hích tranh luận, phê bình số 1 của thời chúng ta. Tôi tiếp tục đọc, cuốn này tới cuốn khác, những gì ông viết, và thấy đúng như vậy, ngay cả khi không đồng ý với những kết luận của ông. Nhưng, bây giờ, tôi ngờ ông đang bị cám dỗ, thứ cám dỗ mà những tài năng lớn thường vướng phải, nghĩa là bắt đầu tỏ ra dễ dãi, buông thả, tệ hơn, muốn chứng tỏ cái gì ta cũng biết, cái gì ta cũng đúng, bằng một thứ văn phong lịch sự, phong nhã, và bằng sự uyên bác của ông.

Tại sao chúng ta nên hủy bỏ giải Nobel Văn học?

Cái sự kiện Mít cũng chê Nobel và đề nghị (?) huỷ bỏ, Gấu không sao hiểu được, chỉ đến khi nhớ ra trường hợp Thích Quảng Độ, cũng đã nhiều lần được đề nghị Nobel hòa bình, thì  mới ngã ngửa ra mà ui chao sao Gấu này ngu thế!
Bởi là vì, giả như Mít được Nobel, và DTH được, thì thật khốn lạn!


Chim thiêng

La musique peut rendre fou et peut aider à guérir l'esprit brisé. Si elle peut être 1'« aliment de l'amour », elle peut aussi déclencher des festins de haine.
Beyond true and false, beyond good and evil. The two dichotomies are closely, though complexly, intermeshed. Music can be abused when it is composed and executed in glorification of political tyranny, of commercial kitsch. It can be, indeed it has been, played loud enough to cover the cries of the tortured. Such abuse, of which exploitations of Wagner's music, but even of Beethoven's Ninth (we recall Adorno's jotting) are emblematic, is wholly contingent. It does not arise from, it does not negate the ontological and formal extraterritoriality of music to good and evil. In fear of Wagner, Lukacs asked whether even a single bar of Mozart can be politically abused, can be made expressive of inherent evil. To which, when I reported the challenge, Roger Sesssions, that most thoughtful of composers, replied by sitting down at his piano and playing the menace-aria of the Queen of the Night in The Magic Flute. Adding at once, however, 'No, Lukacs is right.'
G. Steiner: ERRATA
Liệu, trong cái sự thù ghét nhạc Trịnh, có nỗi đau lòng của những kẻ đã từng mê nhạc Trịnh, và, coi đó là nguyên nhân khiến cho họ “lơ là cảnh giác”, và “làm mất Miền Nam”? Đây là cái mặc cảm “giận 'dao' nên chém thớt cho bõ tức” ? [Giận cá chém thớt].
Những gì gì mà Steiner lèm bèm: “La musique peut rendre fou et peut aider à guérir l'esprit brisé. Si elle peut être 1'« aliment de l'amour », elle peut aussi déclencher des festins de haine: Âm nhạc có thể làm khùng, và có thể hàn gắn một tinh anh bể nát. Nếu nó có thể là “thức ăn của tình yêu”, nó cũng có thể làm nổ tung ra những cuộc bữa tiệc của hận thù.
Vượt quá thực và giả, tốt và xấu, thánh thiện và quỉ ma. Hai cõi đối nghịch tưởng như cách biệt hẳn nhau, nhưng thật gần gụi đến trộn lẫn vào nhau một cách thật là nhiêu khê, rắc rối.
Âm nhạc có thể bị lợi dụng, khi nó được soạn ra để tấu lên nhằm vinh danh độc tài, bạo chúa, nhằm mục đích thương mại hạ cấp, rẻ tiền, sến! Nó còn được tấu lên một cách thật là ồn ào, nhằm che lấp tiếng khóc than của những kẻ bị hành hạ, tra tấn.


NMG vs Lịch Sử

Sao bac ghet talawas...?

Không nên để Talawas Blog biến thành cái chợ
Ui chao, trễ quá rùi! NQT
Ngay khi talawas vừa xuất hiện, muôn cặp mắt nhìn về vị nữ thủ lĩnh trên lưới ảo, ngay cả Gấu này cũng hăm hở xin được đóng góp bài, vậy mà một thi sĩ ở trong nước đã phán, cái chợ cá.
Giỏi thực, hay thực, nhưng bằng cách nào mà thi sĩ ngửi ra mùi tanh nhanh như thế, quả là khó hiểu!


Kỷ niệm, kỷ niệm

Cú sút thần sầu của Andres Iniesta vào phút cuối của thời gian bù giờ làm tan biến giấc mơ của Chelsea dự chung kết cup Champions League lần thứ hai.
BBC
Nham nhap tu do khi gap lai Bao Ninh và cuon tieu thuyet sap "ra lò"
Câu kết của bác Bảo Ninh, thật là tuyệt cú mèo!
Bảo Ninh by Việt Chiến
Có vẻ như ngôn ngữ "anh Hai" (1) của Gấu đang xâm nhập thoải mái nhiều trang net!
Nào là tuyệt cú mèo, thần sầu, thần cú, phán, đại gia…. Toàn là chữ của Gấu!
Lẽ dĩ nhiên, trước đó, đã từng có người dùng rồi, nhưng trên giấy, thí dụ như Duyên Anh [từ ‘tuyệt cú mèo’ hình như là của ông], nhưng trên net, Gấu là người đầu tiên!
Trang Tin Văn có mặt trên net trên 10 năm rồi, kể cả thời gian tá túc tại VHNT của PCL.
Tuy nhiên, có một từ, đếch anh nào chị nào dám đụng tới.
Đó là từ.... YMT.
(1)
1.12.2004
Vũ Tuấn Hoàng
Về bản dịch J. Brodski
Tôi dịch theo bản gốc là tiếng Nga và có tham khảo cả bản tiếng Anh trên trang web của Uỷ ban giải thưởng Nobel. Phải nói rằng, câu đầu tiên là câu khó nhất trong toàn bài. Khi đối chiếu bản tiếng Nga và bản tiếng Anh, tôi đã thấy có độ sai nhất định, thí dụ như trong tiếng Nga, tác giả dùng cụm từ “Kẻ không gặp may cuối cùng” thì bản tiếng Anh là “Total failure”… từ đó dẫn đến việc, những người chỉ biết tiếng Anh sẽ hiểu xa bản gốc đi một chút.
Còn về việc “đảo lộn tứ lung tung” như anh Nguyễn Quốc Trụ nói thì tôi cũng xin được giải thích như sau: Các dịch giả khác nhau sẽ có những bản dịch khác nhau. Theo tôi, dịch là một quá trình đi tìm sự thoả hiệp giữa hai ngôn ngữ, giữa hai nền văn hoá. Tôi hoàn toàn có thể dịch đúng theo trật tự như bản tiếng Nga, nhưng vấn đề là làm sao cho không bị Tây hoá mới là cái quan trọng. Một đặc thù của tiếng Nga là: Trong một câu, nếu tác giả muốn nhấn mạnh vào từ nào, cụm từ nào, thì thường đặt chúng ở cuối câu chứ không đưa lên đầu như tiếng Việt. Bởi vậy tôi đã chọn phương án dịch chủ ngữ trước.
Tôi đã xem kỹ phương án dịch của anh Trụ: “Làm một kẻ cà chớn trong chế độ dân chủ là số dách, không được vậy, thì làm kẻ tuẫn đạo, hoặc khốn nạn hơn, làm kẻ ngồi trên đầu nhân dân”. Tôi không thích ngôn ngữ kiểu “anh Hai” như vậy. Chính Brodski đã phản đối đưa ngôn ngữ đường phố vào văn chương, và ngược lại.
[talawas]
Về cà rem của cà rem