|
On God
Krishnamurti
Note:
Bài dịch này, còn trong dạng nháp.
Đây là một tác phẩm khó nhai nhất của K.
Post lên, từ từ sửa, biết đâu bạn đọc TV có cao kiến gì đóng góp.
Tks QTN, dịch giả.
Hoàng
Hưng – Thư ngỏ gửi các
vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị
khủng bố
Tribute
to PCL & VHNT
VHNT là nơi đăng thư ngỏ gửi
Gunter Grass,
yêu cầu ông lên tiếng về trường hợp hai nhà văn Việt Nam xin định cư
tại Đức.
(1) Toàn bộ ban biên tập cùng tham gia, góp ý kiến về bản tiếng Anh của
lá thư.
Gấu, khi đó, tiếng Anh cũng đồ dởm, đọc, dịch thì OK, nhưng viết bằng
tiếng Anh
thì coi bộ còn tệ hơn cái thời ở trại tị nạn, mù tịt không còn biết
động từ nào
đi với giới từ nào!
Một việc làm hoàn toàn mang tính nhân đạo như vậy, chưa nói đến chính
trị chính
em, giao lưu hòa giải, vậy mà Gấu nhờ cậy vài ba nơi khác, đều lắc đầu,
trong
số đó, có tờ Báo Mít Của Mẽo do ông bạn quí làm tổng thư ký, có cả nhà
biên
khảo số 1 hải ngoại, có một ông bạn thân của Gấu, chủ nhà sách VK, ông
này thì
lo cho Gấu nhiều hơn, khuyên Gấu mày làm nhà văn đủ rồi, đừng dính tới
chính
trị. Có cả ông SM, trùm một tờ báo bằng tiếng Anh trên net.
Vụ này chấn động cả ở trong nước, như Gấu được biết, khi trở về lại
thăm Đất
Bắc.
Đây có lẽ là cử chỉ thân ái đầu tiên giữa hai miền, giữa trong và ngoài
nước,
giữa những nhà văn nhà thơ, được thể hiện.
(1) Thư gửi Mr. G, đã được đăng trên một số báo trên lưới, như Việt Báo
online,
Thông Luận online, và sau đó trên VHNT online, của PCL. Báo giấy độc
nhất đăng
lá thư là một tờ ở Washington D.C, của me-xừ Nữu (?), báo Tân Phong
(?),
download từ trên net (?). Thay mặt những người trong cuộc, xin được gửi
những
lời tri ân tới tất cả. NQT
Tháng
Mấy
Trang
thơ Đài Sử
The emergence of
memory
Trò chuyện với W.G. Sebald: Bài
này trên The New Yorker online, Tin Văn có trích dịch, trong bài Tưởng niệm
Sebald
-Trước khi kết
thúc cuộc nói chuyện, còn hai điều này: Trong "The Rings of Saturn",
đoạn Thomas Browne nói làm tôi nhớ tới lời giảng của Cha Zosima, trong
"Anh
em nhà Karamazov", và cả hai đều chỉ ra mối quan tâm của ông, rằng cái
kinh nghiệm có được bằng cách mầy mò sờ xoạng, một cách nào đó, lại móc
nối
được cái thế giới vượt quá lên trên những gì có thể mầy mò sờ xoạng.
Đoạn này
còn làm cho tôi nhớ tới tác phẩm của những thi sĩ, như Czeslaw Milosz,
Adam
Zagajewski và Joseph Brodsky. Ông có nghĩ, những gì ông viết ra là cùng
một
dòng với họ?
Tôi nghĩ họ đều có một điểm chung, là niềm quan hoài siêu hình, điều
này thật
hiển nhiên với Dostoevsky. Những đoạn tuyệt vời nhất của Dostoevsky là
về siêu
hình, chứ không phải về tôn giáo, theo tôi. Và siêu hình là một điều
luôn luôn
ám ảnh tôi, theo nghĩa này: rằng một con người có quyền giả dụ về những
địa hạt
vượt ra ngoài cái hữu hạn là đời người. Thật đáng tiếc, có thể nói,
thật điên
khùng, khi những triết gia của thế kỷ 19 đã vứt bỏ siêu hình, coi là
không
đáng, và giản trừ họ, như là những nhà hậu cần, thống kê.
Theo tôi, siêu hình là một nỗi quan hoài chính đáng. Và những nhà văn
như
Kafka, thí dụ vậy, đều quan tâm tới siêu hình. Nếu bạn đọc một câu
chuyện như
"Điều tra của một con chó" (Investigations of a Dog), chủ đề của nó
thật thấp, nếu nói về mặt tri thức luận. Chỉ loay hoay ở dưới đầu gối,
nghĩa là
không quá mấy ngón chân. Nhưng con chó đã làm những trò quỉ thuật như
thế nào
để cho bánh mì lọt vào trong cái thế giới thấp hèn đó, nghĩa là từ trên
bàn ăn
rớt xuống. Làm sao nó rớt xuống, con chó không hiểu được. Nhưng nó
biết, nếu nó
trình diễn một thứ nghi lễ nào đó, biến động sẽ tiếp theo. Thế là con
chó đã trải
qua những giả dụ rất ư kỳ quặc về thực tại, hoàn toàn khác hẳn với của
chúng
ta. Khả năng hiểu biết của con chó thì hạn hẹp, của chúng ta cũng vậy.
Giống
như trò chơi đố chữ, thật hết sức hữu lý, nếu chúng ta hỏi, như những
triết gia
đã từng hỏi: "Liệu có chắc chúng ta đang thực sự ngồi ở đây không?"
Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho
biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm
luật xuất bản".
Trước đây chúng tôi hoạt động
cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần
chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin
thít, gần như không phản ứng gì.
DH
Cái gọi là quần chúng
trước đây, thì đều là công an bây giờ. Toàn là đồng chí của đồng chí
Đào Hiếu cả. Hay ông anh ruột thịt của ông.
*
Tình cờ vớ được bài
viết He Roared, của Hilary Mantel, trên tờ Điểm Sách London,
số 6 Tháng Tám, 2009, điểm cuốn Danton:
The Gentle Giant of Terror,
của David Lawday.
Mantel nhắc tới một câu của Archimedes: Hãy cho tôi một điểm
tựa, là tôi sẽ bẩy cả trái đất [Give me a place to stand, and I will
move the
earth], và, phán tiếp: Vào Mùa Xuân 1789, cái điểm tựa của bạn đó,
chính là
những con phố ở khu tả ngạn của Paris.
Chỉ cần thò đầu ra khỏi cửa sổ quán cà phê Procope, hầu như tất cả mọi
người
mà bạn cần để lật đổ nhà nước, thì đều ở trong tầm tay của bạn.
Ui chao, đọc câu đó, là Gấu
nhớ ra liền ông VC nằm vùng Đào Hiếu, các đồng bào, và những cuộc
biểu tình của quần chúng của ông, để lật đổ chính quyền Miền Nam.
Gấu thời gian đó, làm một anh
chuyên viên vô tuyến viễn ảnh cho hãng tin UPI, thành ra cứ hơi bị gửi
hình
biểu tình hoài. Nhớ nhất, cái lần tay Horst Faas trùm phòng hình ảnh AP
lên Đài
mang cho ông Hưng, nhân viên AP, những tấm hình biểu tình, trong số đó,
có hình
tay Huỳnh Tấn Mẫm. Fass nói được tiếng Tây, thế là Gấu bèn lèm bèm về
những
cuộc biểu tình... Faas chỉ HTM nằm trên cáng, sau khi bị công an cho ăn
no đòn,
nói, tay này là VC, như tất cả những người biểu tình, hoặc VC, hoặc có
cảm tình
với VC.
Gấu hiện có hai bài viết của Mantel, một về Danton, và một về
Robespierre, đều tuyệt cả. Rảnh rang, post hầu quí độc giả Tin Văn,
và chúng ta sẽ lai rai ba sợi về Cách Mạng Pháp.
Unrecounted
Họa: Mỗi bức là một đôi mắt,
với sự chính xác, của hình chụp:
Proust, Rembrandt, Beckett, Borges...
Chủ đề của họa: Miệng thì tốt, để nói dối, trong khi mắt, khó nói dối.
Bất cứ
mắt đang mơ mộng, hay suy tư, chúng đều vọng một tí ti sự thực, nào đó.
Dưới
mỗi đôi mắt, là một bài thơ mini.
Thơ của ông thực sự cũng khó mà gọi là thơ. Như nhà phê bình Andrea
Kohler chỉ
ra, đó không phải là ngụ ngôn, mà cũng chẳng phải thơ. Chỉ là những cú
xổng
chuồng, thoáng chốc, của tư tưởng, của hồi nhớ, những khoảnh khắc loé
sáng, ở
mép bờ của cảm nhận.
Jasper Johns
Trang giấy viết này ngửi như
mùi gỗ bào trong quan tài
*
Borges
My eye
begins to be obscured Joshua Reynolds remarked
on the eve of the
storming of the Bastille
Rembrand
Trí Tuệ và
Những
Bông Hồng
Trong Tản
Mạn về Phim và Những ngày
ở Sài Gòn,
nhân thiên hạ
đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi
có “liều
lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư
đã đặt ra
cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi
chiều ba.
*
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà
thơ
Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín
2004,
Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai
đoạn, có thể
coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra.
Cái tay Adam Zagajewski vinh danh Milosz, khi
ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái
chất tôn
giáo ở nơi ông, những không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ
ở nơi
ông, có liên can tới chất tôn giáo. Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại
làm sao
dòng thơ TTT không có hậu duệ: Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá
thiếu chất
trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo.
(1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.
*
Cả ba
ông Czeslaw Milosz, Adam Zagajewski và Joseph Brodsky, mà Sebald nhắc
tới, trong bài phỏng vấn, ở trên, đều đang được
Tin Văn lèm bèm, nhân nói về dòng thơ trí tuệ.
Dòng thơ tôn giáo của Mít, ngoài Hàn Mặc Tử, còn một tay thật hách,
thật bảnh và còn là bạn thân của Gấu [bạn thân khác bạn quí], đó là thi
sĩ Joseph Huỳnh Văn.
*
HÒA
ÂM BÊN KHỔ TU VIỆN XITÔ
trầm cỏ xanh
Chiều
khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm cỏ xanh
Rũ bóng mực sơ xưa
Hận Mùa
Sau lòng mưa cũ mịt
mờ
Trăng ấp ủ vùng mơ đáy mộ
Chiều đi mãi
Thương nắng vàng nuối lại
Chút hồng rơi bi thiết cuối
chân ngày
Chiều khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm ngàn mây
Khép tím một Dòng Thơ
Lòng phương cảo ngậm ngùi
chôn Bóng Đạo
Hồn
gọi hồn
Máu gọi ngực khuya sau
Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong
cổ nguyệt
Vì đêm mai….
thổ huyết đọc Lời Sầu
trầm như đạo
Trầm
như Đạo
Nghiêng nghiêng
Chiều tím mộ
Bướm chập chờn khép cánh mặt
hồ sương
Chiều
tím đạo dâng hương
Hồn dương thế trên đường về
Xanh cỏ
Ôi trầm chân như mây
Thưở Sầu Cúc một đảo
Trầm
vang
Thu Vàng giữa chiều Vàng
Vĩnh quyết
Hương đàn xưa
Lặng lẽ phai tàn
Nghiêng
Nghiêng Ai chết
Xanh Ngắt Mộng
Nghiêng Nghiêng Ai chết nồng
nàn
Hoa…
Ai chết
ngập ngừng như lệ ứa
Nghiêng Nghiêng tượng đá
Sầu Không Rơi
Mi xanh trầm ẩn Sầu Muôn Đời
Ôi
hoàng hoa lạc loài Nơi Cổ
Đạo
Sao vỡ đầy rừng dương
Chiều thánh nhạc tan mơ màng
hồ sương
Cúc Vàng giữa Chiều Vàng
Hương vĩnh quyết
Trầm
như đạo, Nghiêng Nghiêng
Trang
thơ Joseph
Huỳnh Văn
Joseph Huỳnh Văn
Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.
Khúc trên, là
ở
cuối bài thơ
Tình
cờ, lật tuyển tập tiểu
luận To Begin Where I Am, của Czeslaw
Milosz, trong có bài viết về Oscar Milosz.
Ông Cezlaw cho biết, vào năm
1924, một cuốn sách nhỏ của Oscar Milosz được
xb ở Paris
dưới cái tít bằng tiếng La tinh, Ars Magna. Cuốn sách
gồm 5 chương, hay,
như tác giả gọi chúng, ‘những bài thơ siêu hình’, bài thứ nhất, được
viết năm
1916. Tác phẩm Les Arcanes, viết năm
1926, xb năm 1927, là một tiếp nối, và còn là một khai triển, cuốn sách
nhỏ
nói trên. Cuốn sau, có độc nhất một bài thơ siêu hình, nhưng phần tiểu
chú [phần
‘còm’, như thuật ngữ hiện đại], thì thật là đồ sộ.
Cezlaw cho biết, vào năm ông
hai mươi tuổi, ông sở hữu cả hai cuốn, và ông thú thực, ông chẳng có
“lại đâm bực”
một tí nào [without exasperation], cả hai cuốn đã quyết định "nghiệp
trí thức" của
ông [both decided my intellectual career].
Thơ Cezlaw Milosz thuộc dòng
thơ trí tuệ. Câu viết trên, đúng là lời tri ân ông thi sĩ, và còn là bà
con của
ông, Oscar Milosz.
Tuyệt Cú
Đọc
lại V[I]P
Don Quixote
Don Quixote tự
trình bầy chính nó, như là một bộ của những ‘truyện trong truyện’ thật
kỳ kỳ. Chỉ
sau ba chương, tác giả Ceravantes biểu độc giả, ông bị sa đà, đi quá
xa, và không
còn biết đường đâu mà lần. May quá, ông vớ được một cục giấy lộn [một
mớ giấy cũ,
chắc là thoát kiếp phần thư 30 Tháng Tư 1975], và vốn là một tay cuồng
chữ, không
bao giờ tha, dù chỉ một mẩu báo, hay mẩu giấy có chữ, trên mặt đường
phố, thế là
ông chúi mắt chúi mũi vô, và nhận ra, chúng được viết bằng chữ Thiên
Triều. Tò
mò muốn biết ý nghĩa đồi truỵ của mớ giấy lộn, Cervantes bèn viện tới
một tay
chuyên dịch thuật Đông B nào đó [tiếng Thiên Triều thì cũng có nhiều
người biết,
vì Mít Ta vốn đã từng một ngàn năm nô lệ thằng Tẫu]. Hoá ra đây là ký
sự những
cuộc phiêu lưu của DQ được viết bởi một ông Kim Dung nào đó, một sử
gia, kiêm
viết tiểu thuyết chưởng, và ông đưa tên Cervantes vào trong số những
tác giả
trong thư viện của vị hiệp sĩ. Và thế là mọi chuyện lộn tùng phèo,
Cervantes
thay vì là cha đẻ, thì biến thành bố già, và cuốn tiểu thuyết chúng ta
đọc, thì
được mô phỏng từ cuốn bằng tiếng Thiên Triều, y hệt ông cụ ND chôm Cô
Kiều, từ
một ông Tẫu!
Hà, hà!
Sau đó, tới
Phần II, những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, do đã đọc
Phần I, bèn sửa chữa những lầm lạc về sự kiện.
Tới đây thì
độc giả cũng chịu thua, và tự hỏi: ai phịa ra ai?
*
Hầu hết những
nhà
văn sở hữu một đời thường, một hiện diện lịch sử.
Cervantes
không có
cái may mắn, hay bất hạnh đó.
Trong ký ức
của tôi
[Manguel], tôi có thể ngửi được mùi máu, thịt, mồ hôi của những tác giả
như
Goethe, Melville, Dickens….
Cervantes,
thua.
Với tôi, hình
như
ông ta được phịa ra, từ chính cuốn sách của ông!
Hiệp Sĩ Mặt
Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ
Tẩu vi
thượng sách!
... thành ngữ
"tuyệt cú mèo" nhiều khả năng cũng đi theo con đường tương tự, nhằm
diễn
tả ý "chouette"…
Blog NL
Tuyệt cú, thần cú… là
từ anh
Tẫu mà ra.
Nhưng cú, còn là con cú, còn
có con cú mèo, cũng như có giống gấu chó nữa!
Hà, hà!
Người đầu tiên sử dụng “thành
ngữ” ‘tuyệt cú mèo’, hình như là Duyên Anh, nếu Gấu nhớ không lầm!
Cheers
NQT
cu bu said...
Nghe các bán bàn tiếng Tây
"đối mặt", hôm nay vào Gió O đọc truyện của Hồ Đình Nghiêm thấy ông
ta mô tả "cu nhỏ chỉ bằng cái van xe đạp". Hỏi các bác "cái van
xe đạp" là bộ phận nào trong xe đạp, các bác chỉ giáo mấy
http://www.gio-o.com/HoDinhNghiemMeoCai.htm
Blog NL
Truyện này, của HDN,
OK,
nhưng bực nhất, là cái sự sai chính tả.
Gió O rất tệ về cái khoản sai
chính tả.
Cái van xe đạp là cái chỗ bạn cắm cái bơm vô, để bơm cái bánh xe.
Nhân tiện đố tiếp:
Sự khác biệt giữa cái xe đạp và người đàn bà?
NQT
Trả lời: Đàn bà thì bạn lên rồi mới bơm, còn xe đạp thì phải bơm vô cái
van, rồi, mới lên.
Dọn
Tiếng
Việt: Cọp và Chó
NHQ VOA
"Suốt
mấy tuần nay cứ
nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi, tôi sực nhớ chuyện ở
nông thôn
ngày trước."
Với một câu mở đầu được ném ra một cách vu vơ như vậy
trong 1
bài được đăng trong blog NHQ sau một loạt những phê bình của độc giả
cho những
bài viết trước làm tôi không thể không nghĩ rằng bài này NHQ dành cho
những
người 'dám' chê NHQ đây. Có thể có ai đó đánh giá cao về anh. Còn tôi
thì thấy
anh có tài viết bẩn, và viết tục. Bài này đem lại cho anh một cái tài
nữa:
'tài' hỗn với độc giả.
Người gởi: ledung (Vietnam)
09-30-2009 - 06:42:40
Note:
Bài viết của NHQ là nhắm
vào Gấu, vì Gấu này đã từng được một nhà thơ trong nước gọi là Gấu Chó.
Cám ơn cái còm của một bạn đọc
VOA.
NQT
Vị độc giả VOA này, không biết
tới trang Tin Văn, không biết cái vụ Gấu đang ‘gâu gâu’ [chữ của NHQ]
với ông đại
phê bình, lại nghĩ, ông ta chửi độc giả của chính ông ta, thành ra, mới
ban cho
NHQ một từ nữa, ngoài bẩn và tục: hỗn.
Y hệt trường hợp Gấu bị một độc
giả Tin Văn mắng mỏ, vì nghĩ Gấu nói cạnh nói khoé một người nào đó. Vì
vậy, Gấu đành phải sử dụng lối viết “trực
tiếp”, một điều, thưa ngài NHQ, hai điều, thưa ngài đại phê bình!
*
Vị độc giả Tin Văn (1) chắc là
rất bực, vì bấy lâu nay, chưa hề thấy thằng cha Gấu viết thứ văn chương
bẩn,
tục, và hỗn, lại còn xỏ xiên ai đó.
Ông không biết nguyên uỷ của
sự kiện, từ mãi tít năm 2002, khi Gấu bị bề hội đồng, bởi "hơn một"
băng đảng mafia văn học!
Mail của ông, cảnh tỉnh Gấu,
hãy coi chừng. Già rồi, tu thân là vừa rồi.
Quả đúng như thế. Nhưng biết
làm sao được. Đây là cái cú mà Thuỵ Vũ đã từng viết về nó.
Gấu chọn uống muỗng
nước mắm! (2)
(1)Thư tín
Càng già càng thảm hại
Wednesday, September 2, 2009 5:57 AM
From:
To:
Ông Nguyễn Quốc Trụ,
Tôi lên google tìm tin tức văn học, tình cờ tôi ghé nhằm vào trang web
của ông. Đọc thử, thấy chán quá.
Hồi xưa ông đâu có như thế này. Sao càng già càng tệ vậy?
Sao thấy toàn là những lời cay đắng nói xỏ nói xiên mập mờ người kia kẻ
nọ vậy ông?
Lớn tuổi rồi thì sống làm sao cho thanh thản, chứ sao mà cứ quằn quại
vì những chuyện thị phi hơn thiệt?
Già rồi thì yên nghỉ, thảnh thơi đầu óc trí lự, chứ sao lại đâm ra tị
hiềm, mặc cảm chi cho nhọc lòng.
Chẳng lẽ sắp xuống lỗ rồi mà còn muốn vác theo đầu tôm xương cá hay sao
ông?
Tu tâm đi ông.
(2)
Trong
số những truyện ngắn của Thụy Vũ, có một, ít được nhắc tới, nhưng có lẽ
đây là
truyện ngắn hay nhất của bà, cho thấy cái mạch ngầm của ‘dòng văn học
miền
nam’: thiên về tâm linh, và nó ‘nhập thế’ qua hình ảnh của một đạo gia
hơn là của
một nhà văn. Đây là điểm thật khác biệt giữa hai dòng văn chương, một
mang
"chiến đấu tính", và một tuân theo sức mạnh vô hình, của điều được gọi
là "thiên tài của nơi chốn", hay của Thần Đất (genius loci, the
spirit or guardian deity of the place).
Đó là câu chuyện về một
người đàn
bà, hình như một ‘Chị Hai’ trong một gia đình miền nam. Chị Hai nhiều
khi không
hẳn là một ruột thịt trong gia đình, mà chỉ là một người làm công lâu
đời, người
viết không khỏi liên tưởng tới người vú da đen, trong Âm Thanh và Cuồng
Nộ của
William Faulkner: những con người gìn giữ lương tâm của cả một miền
đất.
Malcolm Cowley viết về những nhân vật của Faulkner: dù anh hùng, hay
tiểu nhân,
họ có một cảm quan kỳ cục: nhẫn nhục với số mệnh của mình (They… carry,
whether
heroes or vilains, a curious sense of submission to their fate).
Bà Chị
Hai của
Thụy Vũ, suốt đời ăn chay niệm Phật, tới phút hấp hối, bỗng muốn được
hưởng mùi
trần: hãy cho tôi nếm thử một muỗng nước mắm! Thế là có người giẫy
nẩy, đây
là Quỉ ám, cản trở không cho bước vào cõi Phật. Họ viện dẫn, ngay cả
Đức Phật
trước khi đắc đạo, trước nhìn ra ý nghĩa đau khổ của cõi đời sinh tử
lão bịnh,
và tìm ra được giải thoát ra khỏi vòng luân hồi, cũng đã từng bị Quỉ ám
ảnh. Có
người gật gù, phải thực hiện ao ước cuối cùng của một linh hồn trước
khi lìa đời….
Tôi
không nhớ Thụy Vũ đã ‘quyết định" ra sao, về nhân vật của mình, "chấp
nhận luân hồi, anh bước vô", hay là…
Theo tôi, câu chuyện muỗng nước
mắm của
Thụy Vũ nằm trong dòng văn chương "tâm linh", như một "Con Thằn
Lằn Chọn Nghiệp" của Hồ Hữu Tường. Hay một Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, của
Nhất
Hạnh.
Ở hải ngoại, chúng ta thấy không khí tâm linh này thấp thoáng
ở một số
tác giả như Miêng, Phạm Hải Anh…
Muỗng nước mắm
*
Đọc mấy vụ lộn xộn về
bài vở đăng
trên diễn đàn net như đang xẩy ra giữa một số tác giả, mới thấy bản
lãnh của
PCL: VHNT có mặt lâu như thế mà chưa hề xẩy ra một điều gì bất nhã,
hoặc quá nữa, cạn tầu ráo máng giữa hai bên.
Lý do theo tôi, là, PCL chưa từng
bao giờ
coi cá nhân của chị là trọng, so với sự đóng góp của những tác giả cộng
tác, chưa
bao giờ hiệu đính bất cứ một bài nào…
Còn nhiều cái “chưa” nữa lắm.
Gấu này, hơn nửa đời người viết lách, cộng tác với không biết bao nhiêu
toà báo,
diễn đàn, chưa bao giờ lại cộng tác được lâu, như với VHNT.
Bây giờ nghĩ lại, mới hiểu
ra, không có thời gian cộng tác với VHNT là không thể nào có cơ hội làm
trang
Tin Văn.
Khi VHNT gặp khó khăn về server, Gấu ra ở riêng, một phần vì nghĩ,
không thể nào có một diễn đàn nào bảnh hơn VHNT để mà cộng tác, một
phần, vì bắt
buộc phải có diễn đàn riêng, để tránh trường hợp rắc rối như đang xẩy
ra giữa một
số tác giả, và một diễn đàn.
Đây là kinh nghiệm xương máu Gấu đã từng trải qua, thời kỳ viết cho tờ Văn của ông Nguyễn Đình
Vượng, do
Trần Phong Giao là tổng thư ký, và Gấu đụng với nhà thơ NS. Lần đó, Gấu
biết rất
rõ, nếu trả lời, là thể nào cũng bị bịt miệng!
Bởi thế giá của NS
lớn quá. Báo Văn không thể
nào
bênh vực Gấu được.
Chứng cớ, Trần Phong Giao nóng
mũi, lên tiếng,
chỉ một bài ngắn, Bông Hồng hay Bông
Cứt Lợn, là bị ông Vượng cấm tiệt.
Khi xẩy ra vụ Hoặc Ngữ sử dụng
diễn đàn talawas hỏi thăm sức khoẻ của Gấu, rồi sau đó, NHQ hỏi
thăm thân
thế của Gấu, "có mấy NQT?", Gấu đã tính trả lời, lúc đó cũng đã
có diễn đàn
riêng, nhưng lại nghĩ, không đáng, vì còn nhiều chuyện phải làm quá!
Chỉ đến bây giờ, quá cái tuổi
của năm tuổi rồi [Gấu sinh năm Đinh Sửu], thời gian còn lại bây giờ là
bonus rồi,
Trời cho thêm rồi, thành ra mới sử dụng nó vào việc riêng tư, tuy cũng
làm bực đến
một số độc giả Tin Văn, hẳn nhiên, nhưng đành thôi.
Nếu không, khi đi
rồi, chưa chắc lũ hủi đã buông tha!
Nói,
còn nhiều việc phải làm
quá, thực sự cũng không đúng. Phải nói là, Gấu không hề nghĩ tới chuyện
đó. Từ
cái buổi đụng đầu “nghiên cứu sinh” Steiner ở một thư viện Toronto, Gấu
lạc vào
một thế giới chưa từng bao giờ biết tới, và cứ thế, mải mê đọc, mải mê
viết, dịch,
giới thiệu tới độc giả Việt Nam. Gấu còn nhớ, trong một buổi tọa đàm
cuối tuần của
VHNT, mà PCL có nhã ý gửi cho Gấu đọc, một thành viên trong BBT sửng
sốt la lên,
làm sao mà ông này đọc khủng khiếp như thế, và dịch khủng khiếp như
thế, thì giờ
ở đâu mà ông ta làm được!
Một độc giả Tin Văn, rồi một văn hữu quen thuộc, cũng mail, dịch ào ào
viết ào
ào như thế, tôi không thể nào làm như vậy được!
Chỉ đến bây giờ, Gấu nghĩ rằng, như vậy cũng đã phần nào, giới thiệu
được cái phần cốt yếu của
thế kỷ tàn
nhẫn, hung bạo, độc ác, và sẽ có những người tiếp tục…Có thể lo vài
việc riêng được rồi!
Y thể
như có người ra lệnh, thôi cho mày nghỉ, sắp xếp hậu sự đi là vừa!
Ui chao, giá mà mượn được ý này, của thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, để diễn
tả tâm trạng của Gấu, những năm vừa qua, thì thật là tuyệt vời:
Khép tím
một Dòng Thơ
Vì đêm mai…
thổ huyết
đọc Lời Sầu
Kun
Ở Xứ Mít
Milozs ở đây là ai nhỉ? Ông
được giải Nobel hay ông anh em bà con Oskar?
Blog NL
Milosz hay được nhắc tới
trên
Tin Văn, là ông được Nobel văn chương, Czeslaw Milosz, tác giả cuốn Cầm
Tưởng, The
Captive Mind, nổi tiếng, nhưng bản thân ông, thì lại quá chán cuốn này,
như có
lần than thở, khi viết nó, giống như ở trong thế đụng chân tường, ‘cùng
tắc thông’,
viết cho xong, để còn làm việc khác. Ông rất bực, vì đa số chỉ biết
ông, qua cuốn
đó, như trong bài viết về Koestler, thằng cha tưởng mình bảnh, chỉ biết
tôi qua
tác phẩm Cầm Tưởng! (1)
V/v Oskar Milosz, trên Tin
Văn
có bài viết về ông, của Kundera, trong cuốn hiện đang lèm bèm, “Une
rencontre”.
Czeslaw cũng có một bài về
Oskar thi sĩ, On Oscar Milosz,
cũng tới lắm, in trong To Begin
Where I Am,
Selected Essays [“Bắt đầu nơi tôi là”, tuyển tập tiểu luận].
Tin Văn sẽ post bài
này, trong những kỳ tới.
(1)
Với
ông, tôi chỉ
là tác giả của một cuốn sách, đó là cuốn Cái Đầu Bị Cùm, hay Cầm Tưởng,
The
Captive Mind, mà ông đã đọc và nghĩ là "được". Tuy nhiên, với riêng
tôi, thành thực mà nói, tôi bảnh hơn thế, hoặc khiêm nhường hơn, tôi
khác thế,
không hẳn chỉ có thế: Tôi là tác giả của những bài thơ mà ông ta chẳng
biết một
tí gì về chúng.
Milosz on Koestler
|