|
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
Chàng là
rêu ôm đá mơ thiên đàng
The
poem has the quality of
an uneasy dream, in which you gain something extremely valuable, only
to lose
it the very next moment. Within the limitation of one's sleeping time,
and
perhaps precisely because of that, such dreams are excruciatingly
convincing in
their details; a poem is also limited, by definition. Both imply
compression,
except that a poem, being a conscious act, is not a paraphrase or a
metaphor
for reality but a reality itself.
For all the recent popularity
of the subconscious, our dependence on the conscious is still greater.
If
responsibilities begin in dreams, as Delmore Schwartz once put it,
poems are
where they ultimately articulated and fulfilled. For while it's silly
to
suggest a hierarchy among various realities, it can be argued that all
reality
aspires to the condition of a poem: if only for reasons of economy.
This economy is art's
ultimate "raison d'être", and all its history is the history of its
means of compression and condensation. In poetry, it is language,
itself a
highly condensed version of reality. In short, a poem generates rather
than
reflects. So if a poem addresses a mythological subject, this amounts
to a
reality scrutinizing its own history, or, if you will, to an effect
putting a
magnifying glass to its cause and getting blinded by it.
"Orpheus. Eurydice.
Hermes" is exactly that, as much as it is the author's self-portrait
with
that glass in hand, and one learns from this poem a lot more about him
than any
life of him will offer. What he is looking at is what made him, but he
who does
the looking is far more palpable, for you can look at something only
from
outside. That's the difference between a dream and a poem for you. Say,
the
reality was language's, the economy was his.
Joseph
Brodsky: Ninety Years Later
Bài thơ
đâu khác chi một
giấc mơ khắc khoải, trong đó bạn có được một cái chi cực kỳ quí giá:
chỉ để mất
tức thì. Trong giấc hoàng lương ngắn ngủi, hoặc có lẽ chính vì ngắn
ngủi, cho
nên những giấc mơ như thế có tính thuyết phục đến từng chi tiết. Một
bài thơ,
như định nghĩa, cũng giới hạn như vậy. Cả hai đều là dồn nén, chỉ khác,
bài
thơ, vốn là một hành vi ý thức, không phải sự phô diễn rông dài hoặc ẩn
dụ về
thực tại, nhưng nó chính là thực tại.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần
đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn.
Nếu trách
nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã
có lần
diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong
những bài
thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những
thực tại
phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới
điều kiện
của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý
do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ
thuật là
lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là
ngôn ngữ,
tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm
lại, bài
thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề
huyền
thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó
- hoặc
nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch
đại cạnh
nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus.
Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của
tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ
này,
biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể
cung
ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn
thì rõ
ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó
là sự
khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực
tại là
của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.
Ways of escape
Tại sao chúng ta nên hủy bỏ
giải Nobel Văn học?
Thông thường, Viện Hàn lâm đề
cao những nhà văn cánh tả như Sinclair Lewis, Gunter Grass, Jose
Saramago,
Pablo Neruda hoặc Jean-Paul Sartre. Những nhà văn Mỹ từng giành giật
được giải
thưởng này là một nhóm khá pha tạp như: tác giả chống tư bản John
Steinbeck,
nhà văn hạng xoàng Pearl S. Buck.
Note: Đề cao những nhà văn cánh
tả, vậy mà đề nghị nên huỷ bỏ ư?
Bài viết của báo Mẽo, quê,
vì bị coi là biệt lập thiển cận, vậy mà Mít "tả hơn cả tả lớ", cũng hò
theo. Tiếu lâm
thật!
30.4.2009
Nhân
ngày 30-4, trả lời phỏng
vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở
Pháp, 33
năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sàigòn, phát biểu như sau:
-Không, không có giải phóng,
thống nhất.
-Cuộc ăn cắp khổng lồ.
-Những ngộ nhận vô duyên.
-Chung vui cùng Lịch sử và
Thời đại.
33 năm đã qua, theo tôi, với
khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật
lịch
sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một
nhận
thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo Cộng sản áp đặt theo
kiểu
cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận
rằng việc
họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến
1975 là
chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là
ngày Toàn
thắng Vĩ đại.
Hôm nay tôi sẵn sàng nói to
cho mọi người nghe rõ : Đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không
hề được
giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng Cộng sản
thắng, toàn
dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.
Đảng Cộng sản đã thực hiện
chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng
triệu
người dân, tước đoạt của cải của dân, qua đổi tiền và cải tạo, thải
loại ngay
Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như
thế mà
là giải phóng, là thống nhất ư?
Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng
Cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra
báo,
không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ?
là tự do
ư ?
*
Note: -Bản tin trên, của một độc
giả Tin Văn.
-Ăn cướp xong, mới tới ăn
cắp. NQT
*
Lại Tháng Tư
Thú
thực, viết cái kiểu như
thế này, từ cái tít cho tới nội dung bài viết, là cố tình viết theo
kiểu huề vốn.
Hơn 30 năm qua, đất nước ngày càng băng hoại, và chính cái thực tại như
vậy làm
cho chúng ta cả ở hai phía, nhận ra một sự thực, cuộc chiến là một thảm
họa,
sau chiến thắng của Miền Bắc.
Cả nước đâu có được cái gì,
sau khi chiến tranh kết thúc trên ba muơi năm, điều đó mới đáng nói chứ
đâu phải
là chuyện trong khi chiến tranh đánh giết lẫn nhau?
Đâu còn chuyện hận thù ở đây
nữa?
*
Chính
trong thời kỳ "nửa
dơi nửa chuột" này mà giới văn nghệ mới có dịp làm quen với những tác
phẩm
nghệ thuật nổi tiếng của thế giới, kể cả những tác phẩm sau này bị lên
án là
xét lại, thậm chí là "phản động", qua con đường công khai nhập vào
Việt Nam bởi chính những đoàn nghệ thuật, những xuất bản phẩm, báo
chí, những
bộ phim, những tiểu thuyết của "các nước anh em" mà muốn phê phán,
cấm đoán cũng..."há miệng mắc quai".
Nguồn BBC.
“Nửa
dơi nửa chuột”. Tuyệt!
*
Chưa có gì là chắc chắn, cái
chuyện, Maya tự sát.
[There
is even uncertainty,
according to T. Krasavchenko, that the poet Mayakovsky, a Soviet icon
who had,
like Yesenin, begun to have doubts, shot himself in 1930. D.M. Thomas:
Cuộc đời Solz: Thế kỷ ở trong ta].
Chương 9, cuốn tiểu sử Solz, của D.M Thomas, có nhan là "To Be or Not
to Be", và, lấy ý thơ của Akhmatova, trong Kinh Cầu, làm đề từ:
... Lấy hết đèn đuốc đi. Đêm tối rồi. [...And take away the lanterns.
Night.]
Gấu này mỗi lần đọc câu thơ trên, là nhớ đến lần đầu đọc Đêm giữa Ngọ,
của Koestler, những ngày đầu di cư, năm 1954, và và bần thần tự hỏi,
chẳng lẽ, ngay những ngày đầu 1954, mà Koestler, và Akhmatova, đã nhìn
ra cái thảm cảnh nưóc Mít sau 30 Tháng Tư: Đêm giữa Ngọ. Dẹp hết đèn
đuốc. Đêm rồi. Giờ này là giờ của Quỉ ?
Ui chao, chẳng lẽ cái thảm cảnh băng hoại ở trong nước Mít chúng ta
hiện nay, là, Đêm giữa Ngọ và đã được chính phòng thông tin Mẽo tiên
đoán, khi biếu không những ấn bản tiếng Việt của cuốn Darkness At Noon,
của Koetsler, và nhà văn nhớn Bắc Kít VTH, vào những ngày đầu sau 30
Tháng Tư, vô Nam thu gom chiến lợi phẩm, vớ được một cuốn, và sau này
dùng làm nhan đề cuốn sách hách xì xằng nhất của Người ư?
La
Peau
Chim thiêng
Ba nhạc sĩ của một thời, thời
của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh
dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony
to true
patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả mạo".
Văn Cao với bản chúc thư liên quan tới trường hợp ra đời của bản quốc
ca.
Phạm Duy, với những đi và về cùng một nghĩa như nhau.
Còn Trịnh Công Sơn?
*
Có lẽ những bản
rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu
thế.. Thời
của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
Đúng như thế: Thời của chúng ta, sau cùng, chỉ còn lại, những bản nhạc
TCS!
Đây là ý của Steiner, khi phán về âm nhạc.
Không xấu, không tốt, cưu mang ở trong nó, niềm bí ẩn của cái nghĩa.
Ni bonne ni mauvaise,
elle
incarne le mystère même du sens.
La musique se déploie,
indifféremment semble-t-il, dans la sphère du divin comme dans celle de
l'infernal.
*
ĐTM: Những hoàn cảnh ra đời
của những bản nhạc, trong sách và báo chí nói đến nhiều lắm. Chị chỉ
nói giao
tình riêng, cá nhân. Trịnh Công Sơn hay nhiều lần, thích bắt tay chị vô
cùng,
khi bàn đến một lời ca nào của Trịnh Công Sơn, mà ca từ của Trịnh Công
Sơn
tuyệt vời. Chẳng hạn như trong bài Mưa Hồng, chị rất yêu câu, “Trời ươm
nắng
cho mây hồng.” Khi nói đến “ươm nắng,” mình thấy sự ẩm ướt, mưa gió, mà
tại sao
lại có nắng. Câu chuyện rất dài....
Chị xin nói là tại sao Trịnh Công Sơn đứng dậy bắt tay chị.
Trong câu, “Em đi về cầu mưa ướt áo.” Chị hỏi anh Trịnh Công Sơn là,
“Ai là
người cầu mưa ướt áo?” Có nguồn dư luận nói là, “Em đi qua cầu, rồi
trời mưa
ướt áo.” Có nhiều người khác lại nói rằng là, “Anh là người cầu mưa ướt
áo, vì
các em Đồng Khánh mặc áo trắng, mà trời mưa, tất nhiên là có good
view.” Chị
nói là, chị nghĩ người cầu mưa chính là người con gái đó. Tại vì người
con gái
Huế rất lãng mạn. Bây giờ, người phụ nữ được quyền ăn mặc hở hang để
khoe nét
đẹp. Nhưng ngày xưa, trong sự nghiêm khắc e dè của người Huế ngày xưa,
và của
đất nước ngày xưa, không cho phép người phụ nữ được phô bày. Thành ra,
“Em đi
về, em cầu cho mưa ướt áo, để em được chính thức khoe vẻ đẹp của mình.”
Chị
nghĩ chính người con gái cầu cho mưa ướt áo. Khi chị nói thế, Trịnh
Công Sơn vỗ
bàn và nhổm người lên bắt tay chị, thích vô cùng. Chị đã nhìn ra được.
Trong bài “Cát bụi tình xa,” có câu “vết mực nào xóa bỏ không hay.” Chị
hỏi tại
sao có câu đó. Trịnh Công Sơn nói rằng, ngày xưa ở những làng Huế rất
nhỏ, khi
trong gia đình có người chết, phải đi khai tử. Ông xã trưởng già nua mở
cuốn sổ
hộ tịch ra, ông đeo kiếng và tra tên, và chấm mực, xóa tên người chết.
Đó là
câu, “vết mực nào xóa bỏ không hay.”
Nguồn từ Da Mầu, trích lại từ
Việt Weekly.
Bà DTM này thật đúng là người
biết nghe nhạc.
Mấy hình ảnh bà lấy ra để ‘lèm
bèm’ mới tuyệt làm sao.
Hình ảnh chót làm Gấu nhớ đến Tolstaya, trong
một
bài tưởng
niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một
cổ tục của
người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những
tấm
gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn
thấy bóng
mình ở trong, và bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những
sông, những
núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên?
Gấu chôm hình ảnh này, để tưởng niệm Đỗ Long Vân.
*
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long
Vân, tác giả Truyện
Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương...
đã mất
tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua
mấy
dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba,
1998.
Ngay từ trước 1975, ông đã
sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi
đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng
cấp: được
đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện
như là
"lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?)
tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph
Huỳnh Văn,
Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn,
Nguyễn
Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa
là hầu
hết anh em trong nhóm Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ
báo, chỉ
có Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang
"cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm
na, những bài Cầm Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ
Lâm, để đổi lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất,
mức độ
ABC, của nó.
Tôi chỉ còn giữ được một kỷ
niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời
gian tôi
đang phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài
giới
thiệu.
Phải nói rõ một điều: Đỗ Long
Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có chung một số ông
thầy. Và
cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu
luận, với
những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn
Nước Ẩn,
trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn
chương,
thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng,
cover)
trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không
đọc tác
phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một
chiêu thức
kỳ tuyệt như thế.
Vẫn là câu chuyện Cửu Dương
Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ
Đang. Tuy
thoát thai từ Cửu Dương Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm...
là hoàn
toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương
thần công
chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong
mình tất
cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có
Trương Tam
Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh
Các, hay
mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn chương/võ
học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải
sáng tạo
ra những tiền thân của riêng người đó. Bản thân Borges ảnh hưởng nặng
nề Kafka,
nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời
vợi.
Buổi sáng đó, Đỗ quân rời
núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người
nào đó,
cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây là những lời
khen tác
giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà
là khen
Roland Barthes!
Tatyana Tolstaya, trong một
bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người
dân
Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương,
sợ
người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng
mình ở
trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những
núi...
nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá cách xa, những
con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân,
khi ông
còn cũng như khi ông đã mất.
Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau
1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần
lớn là
khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi
người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngaòi này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu:
Thôi để
cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi...
*
Car si
la musique en soi est étrangère au
bien et au le mal, elle se déploie, indifféremment semble-t-il, dans la
sphère
du divin comme dans celle
de l'infernal. Doktor Faustus, le grand roman musical dans
lequel Thomas
Mann interroge et dénonce le voisinage entre esthétisme et barbarie,
s'inscrit
sur le fond apocalyptique du nazisme et de la Seconde Guerre mondiale;
de
manière éminemment signifiante, Adrian Leverkühn a signé un pacte avec
le
diable, mais sa musique - exigeante, somptueuse et foudroyante- se
joue du
bien et du mal, elle se meut en sa propre sphère.
*
TCS đã ký bản hợp đồng với... Quỉ, nhưng âm nhạc của ông, như mọi âm
nhạc, vốn vượt khỏi ngưỡng xấu tốt, thiện ác, cho nên được miễn nhiễm?
Nhờ vậy đám Yankee mũi tẹt cũng thưởng thức "được", nhạc của ông, hay
là, với chúng, nhạc của ông cũng là một thứ "chiến lợi phẩm"?
Bởi vì âm
nhạc, tự thân, thì xa lạ với thiện và ác, cho nên có vẻ như nó hơi bị
vô tư, tha hồ nở rộ ở cả nơi thiên đàng lẫn hỏa ngục...
Ui chao, Gấu này, lại nhớ cái lần phê nhạc TCS ở nơi trại tù Đỗ Hòa. (1)
(1) Trong tù VC, có lần Gấu đã
được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa
nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá nhớ
nhà, nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào mà rống, đếch thèm để ý đến
lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài
đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói
như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ
Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể
nào cảm thấy "phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và
cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang
Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã
từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất
nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách
tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài hoa, nhiều đào, "chim thiêng, nhưng mệnh
bạc"! (1)
(1) Chim thiêng, ở đây, còn có nghĩa, chim được phong thánh, như chim
của Bác!
Dzui
thôi mà!
V/v “Chim phong Thánh” này, Gấu
nghe một bà dân Ky Tô ra câu đố: Đố mày biết Đức Giáo Hoàng có một món
không bao
giờ được sử dụng tới, món đó là món gì? Mày mà trả lời được là tao gả
con gái
cho.
Bà là mẹ của “Hà Cóc Khụ” nick
bà cụ TTT ban cho cô con gái thứ của bà. Cô gái ngồi cái đu, trong
truyện ngắn Những Con Dã Tràng. Cô còn xuất hiện
trong bài viết Một Người Anh của Gấu.
Gấu bèn nghĩ ngay đến con chim
của Ngài, bà mẹ vợ hụt bèn vả cho một cái, cấm lảng vảng nơi khu nhà
bà, ở đường
Cao Thắng, Sài Gòn, nơi có lần Gấu tính bệ bức tượng Đức Bà về đó, để
cho cô
con gái khỏi mất công mỗi chủ nhật ra Nhà Thờ Lớn dự Thánh Lễ.
Bà giải câu đố: Không phải
con chim, mà là cái tên cúng cơm của Đức Giáo Hoàng!
NQT
*
Trở lại chuyện cô Hà. Có lần
tôi viết cho cô một lá thư, đại để: Đây là lá thư thứ nhì, bởi vì lá
thư thứ
nhất kể như không có. Kể như là chuyện anh yêu em, em đã biết rồi, và
đã được
em chấp nhận. Sau bức thư, một buổi sáng tôi cuốc bộ đến trường Thánh
Mẫu ở khu
Hoà Hưng chờ đón cô tan học về. Ngày trọng đại, hút đâu cỡ chừng cũng
cả gói
thuốc lá. Khi tan trường ra, trông thấy tôi, chắc cô cũng có chút bối
rối,
nhưng thản nhiên kêu xích lô đi một mách, ra ý, ngay cả một bức thư tỏ
tình mà
anh cũng không viết nổi, nói chi đến chuyện yêu thương, khoan nói
chuyện ăn đời
ở kiếp.
Một
Người Anh
*
V/v nhạc Trịnh, chiến lợi phẩm.
Gấu có một thắc mắc rất ư là
tầm phào. Trước 1975, Mẽo ở Miền Nam ưa xài xe Falcon. Vào
ngày 30
Tháng Tư, cùng với cuộc bỏ chạy tán loạn, xe Falcon ngổn
ngang trên đường
phố Sài Gòn, nhất là khu Tòa Đại Sứ Mẽo.
Sau đó, chúng biến mất. Gấu
không hiểu chúng đi đâu, vì cũng không thấy chạy ở Hà Nội. Quái thế.
Còn cái chuyện nhạc TCS chiến
lợi phẩm, là Gấu được Brodsky gợi ý. Ông được coi những phim Tây phương
lần đầu tiên theo
kiểu đó, phim nào cũng có dòng chữ, chiến lợi phẩm.
Thành
thử nên đổi tên nhạc Trịnh,
trước 1975, là phản chiến, sau 30 Tháng Tư, chiến lợi phẩm.
Thế là hết cãi
nhau.
*
Nhưng, nói đến chim, mà quên
không nói đến lồn[g] thì thật là uổng!
Nhất bên trọng, nhất bên khinh!
Bác Hồ có một con chim
Hỏi thăm chị Định đi tìm cái
lông! [cái lồng]
Nhân
đây xin giới thiệu bài
viết về lồng nhốt chim, liên quan đến giai thoại Tạ Từ.
“Trong nhạc phẩm còn có câu
“Khi về son thắm lồng người, thu cánh tạ mây trời” . Câu này có nghĩa
là: việc
Ánh Hà cùng bố mẹ trở về Hà Nội dưới ách thực dân Pháp khác nào việc
chui vào
“lồng người” , chui vào “lồng son cóng sứ” (tức lồng đẹp nhốt chim quý
hoạ mi),
mất hết tự do, chỉ còn biết nhìn ra mây trời để mà nhớ thương, để mà tạ
từ mây
trời, tạ từ người bạn trai thân thiết Nguyễn Văn Huấn còn ở lại với
cuộc kháng
chiến.
Vì vậy, hai chữ “tạ từ” được tôi (tức Tô
Vũ) dùng để dặt tên
cho nhạc phẩm.
Nhiều ca sĩ không hiểu ý
nghĩa hai chữ “lồng người” cho nên đã hát lầm thành “lòng người”.
Nguồn
HERMANN
BROCH
Đây có
lẽ là bài viết tuyệt vời
nhất của Canetti, và càng tuyệt vời hơn nữa, khi áp dụng vào thực tế
Mít của chúng
ta. Đọc bài này, song song với bài của Sontag viết về Canetti, Mind as Passion,
mới lại càng tuyệt.
Tin Văn sẽ đi cả hai bài, trong khi, cùng lúc, tưởng niệm
TCS, và tất nhiên, thời của cả lũ chúng ta: Những ngày còn Miền Nam,
trước 30
Tháng Tư 1975.
Có thể, đây cũng là tưởng niệm
chót của Gấu, cũng nên!
Hơn bẩy bó rồi còn gì nữa!
“Hiền” đi, là vừa rồi!
NMG vs Lưu
Vong
Gấu này
cứ loay hoay, hì hục,
dằn vặt, làm tình làm tội chính mình, với câu hỏi, tại làm sao mà ngay
lần đầu đọc
NMG, đã dám phán, ông này không thể nào viết truyện dài, và, liệu,
những
Sông Côn Mùa Lũ, Mùa Biển Động, đã có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mặt
trời, chính
vì câu phán chết người đó ?
Bây
giờ, Gấu như mơ hồ nhận
ra, tại sao ngày đó đã phán “vừa sai, vừa đúng” như vậy.
NMG
thiếu sự tưởng tượng của
một nhà văn. Từ đó, không thể viết truyện dài.
NMG quá
mê mẩn với Dos, và thờ
Dos làm thầy, và viết trường thiên tiểu thuyết, viết sử thi… chỉ là là
vì muốn nối gót
Thầy!
NMG,
dân Bình Định, và còn
mang trong người giấc mơ Quang Trung Nguyễn Huệ, thống nhất giang sơn
về một cõi,
và, nếu dư dả thì giờ, đánh Tầu chơi, đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng!
Chính
là do thiếu tưởng tượng
nên NMG bệ ngay nhân vật ngoài đời vô trong tiểu thuyết của mình.
Gấu
mường tượng ra điều này, nhân
đọc Greene viết về Dickens trẻ.
THE
YOUNG DICKENS
…. It
is a mistake to think
of Oliver Twist as a realistic story: only late in his career did
Dickens learn
to write realistically of human beings; at the beginning he invented
life and
we no more believe in the temporal existence of Fagin or Bill Sykes
than we
believe in the existence of that Giant whom Jack slew as he bellowed
his Fee Fi
Fo Fum. There were real Fagins and Bill Sykes and real Bumbles in the England of his day, but he had not
drawn them,
as he was later to draw the convict Magwitch; these characters in
Oliver Twist
are simply parts of one huge invented scene, what Dickens in his own
preface called
“the cold wet shelter-less midnight streets of London”. How the phrase goes echoing
on
through the books of Dickens until we meet it again so many years later
in “the
weary western streets of London on a cold dusty spring night” which
were so melancholy
to Pip. But Pip was to be as real as the weary streets, while Oliver
was as
unrealistic as the cold wet midnight of which he formed a part.”
Thật
sai lầm khi coi Oliver
Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ đến cuối đời viết Dickens mới
chịu cắp sách
đi học cách diễn tả theo kiểu hiện thực [xạo hết chỗ nói] về lũ người
lũ ngợm; ở
vào thuở thoạt đầu, ông phịa ra cuộc đời… ; những nhân vật ở trong
Oliver Twist
giản dị chỉ là những phần của một sàn diễn rộng lớn được tác giả phịa
ra, điều
mà Dickens trong lời Tựa của chính ông cho cuốn sách của mình gọi là
“những con
phố khuya lạnh lẽo, ướt át, không nơi trú ẩn của London”. Ôi chao, câu
văn cứ rền
rĩ xuyên suốt những tác phẩm của ông, cho
tới khi chúng ta lại gặp lại nó, bao nhiêu năm sau, trong những “con
phố phía Tây
rã rượi của London, trong một đêm xuân lạnh lẽo, bụi bặm”, buồn ơi là
buồn với Pip. Nhưng Pip thì thực, y như cái đêm lạnh lẽo bụi bặm mà
anh ta đang
buồn bã cùng với nó, trong khi Oliver thì không thực như là nửa đêm
lạnh lẽo ướt
át mà thằng bé cũng đóng góp cái phần ‘mưa ở đâu về như vết thương’, của nó vào trong đó.
Thần
sầu!
Đọc, lại cám cảnh thằng cu Gấu
nhà quê, mồ côi, ngày nào trong Hà Nội.
*
Q đi lễ, và hỏi tôi có thể đi cùng, tôi lắc đầu, gọi mua một gói lạc
rang. Người đàn ông làm tôi nhớ tới người Tầu già bán lạc rang ở bờ hồ
Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm về thành phố nhỏ bé và cũ kỹ đó. Nhà tôi ở
Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường tinh nghịch để những
viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ chuyến xe chạy qua.
Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn vé xe, tôi
cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe
lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả
khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen,
một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy
đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm
ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc
nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng
nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ
lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy
nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập
vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và
thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé
đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe.
Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường.
Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn
vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi.
Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ
dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó,
tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu
đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn
tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Những con dã tràng
Hot
Đào Hiếu, từ “Lạc Đường” đi
vào “Mạt Lộ”
Gấu kính nể nhất, là cái giọng viết của Đỗ Văn Minh. Tuyệt. Không một
chút lên giọng. Thật lịch sự, thật "elegant" [chữ này Gấu thuổng của
PNH].
Viết như thế thì DH phải đi một đường, ông viết làm chi, chứ tại sao
lại, ông thắc mắc làm chi, cho mệt?
Tks DVM. NQT
Dọn Kít
“… chi
tiết rất quan trọng
trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức
một cách
chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công.
Thanh Sơn
cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc,
rất mệt để
đọc đến những dòng cuối cùng.”
Đây là lời phán nhà phê bình
NTS, trong buổi họp chi bộ tại nhà xb Nhã Nam, để lên đề án, ra nghị
quyết… đối
với tác phẩm Biển và Chim của Bùi Ngọc Tuấn. và nhà văn của chúng ta
bèn tự kiểm
điểm liền tù tì, đây cũng là một mối băn khoăn của chính tôi, trong khi
viết dưới
ánh sáng của Đảng!
Gấu, nhà văn, cũng đã băn khoăn
về vấn đề chi tiết, là Thượng Đế, và là Quỉ ở trong văn chương. Vấn nạn
nằm ở đây là, những chi tiết ở trong Biển và
Chim, là Quỉ hay là Thượng Đế?
[If not God, the devil lies in the detail. Câu này của Beardsley,
Steiner trích dẫn, trong Errata]
Đây
cũng là vấn đề làm nhức đầu
Steiner. Biện chứng về cái một/cái hơn một, the one/the many. Về cái
vẫn vậy, cái khác biệt, the same/the different....
Gấu
sẽ trích dẫn ông, ở hai tác phẩm liên quan tới buổi họp
chi bộ tại
trang Tin Văn, bữa nay!
Note: Gérard Genette có hai bài viết về đề tài này, thật thú vị, trong
Figures I. Vũ Trụ Đảo Điên [L'univers
Réversible], viết về Thơ, và Không tưởng văn chương, [L'utopie littéraire], viết Borges.
Nhẩn nha, Gấu chơi luôn cả hai!
Sao bac
ghet talawas...?
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ
ấu mãi?
Trăng
ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ
ấu mãi?
Đây cũng là một vấn
nạn mắc mớ đến Cái Ác.
NMG, khi đọc bài viết của Gấu,
dùng làm bài tựa cho tập truyện ngắn của NCK, đã chú ý đến một đoạn ở
trong đó,
liên quan đến tính tình của tác giả của nó, là NCK, và cùng với NCK, là
thứ văn
chương giống như vầng trăng thơ ấu mãi của con người.
*
Khi đọc sơ mấy truyện anh
đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề
nghị với
anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết
Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề
ngoài
chẳng có chi liên hệ.
Ở đây,
có quá nhiều liên hệ.
Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa
một
cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến
như thế.
Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ
không
nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua
những trại
tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học
trò này,
ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt
chước
Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh:
"Hãy
ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những
bước
chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho
cô giáo
của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo
nuôi
con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu,
như thế,
trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một
phép lạ của
những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu
không gặp
một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi
hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ
đó?
Trăng ơi thơ ấu mãi
Nhưng cái hồn của văn chương Miền Nam, mà Gấu có lần phán ẩu, nằm trong
nhạc sến, liệu nó còn nằm ở trong cái vầng trăng thơ ấu mãi?
*
"Đó là một điều cô dậy
em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em
trong
nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả
em về thế
gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên,
trong trắng
nhiệm mầu ở bên dưới .
"C'est une chose que tu
m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as
d'abord
enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout,
puis tu
m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est:
affreusement
noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."
(Christian Bobin, L'inespérée).
Đen một cách ghê rợn, phải chăng
là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là
vầng trăng thơ ấu mãi?
NQT
Christan Bobin, cũng là một
phát giác tuyệt vời của Gấu, tại một thư viện Toronto, ở cái khu dành
riêng cho
sách Tiếng Tây của nó. Văn chương của tay này, thật ứng vào cái câu văn
chương
bèn cứ thơ ấu mãi, mà câu trên là một ví dụ.
Gấu khám phá Christian Bobin, đúng là cái cuốn Cô Bạn Không Làm Sao Mà
Dám Ao Ước, và đúng cái câu trên.
Bèn bệ ngay cuốn sách về nhà!
Thú vị làm sao, là sau này, Gấu có một độc giả, rất quí trang Tin Văn,
và cũng rất mê Bobin.
Bà hất hàm hỏi, Gấu mà cũng đọc Bobin ư, tôi có đủ sách của ông ta,
muốn đọc thì tôi gửi cho mà đọc.
Tks again both of U. NQT
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Nếu bạn
chỉ đọc bài TTT viết
về MT, khi ông nằm xuống, thì mới chỉ biết một nửa tình cảm của ông,
dành cho Hà
Nội, khi ra khỏi tù VC. May sao, chúng
ta còn đọc được bài của Ninh Hạ, tả cái cảnh tác giả và nhà thơ tất tả
thăm Hà
Nội, nhân một cơ hội thật là hãn hữu, và tuyệt vời.
“Khi từ Phú Thọ
ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ,
trông
xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của
một ngày
cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực
thẳm...
dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân
như là một câu thơ…
TTT: Trong đất trời
“Thưa cán bộ
thiếu mất một anh”. “Bỏ mẹ! Anh kiểm lại xem. Lúc lên tàu tôi đếm đủ.
Không nhẽ
rớt xuống đường. Ðếm lại!”. “Thưa cán bộ đúng là thiếu một”. “Có biết
thiếu ai
không?” “Thưa biết”. Ai?” “Nguyễn Thiệu Hùng”. Tôi vọt miệng nói tiếp
“Tôi nghe
nói anh ấy có bà cô ở đối diện ga. Chắc anh ấy tranh thủ ghé thăm. Cán
bộ đừng
lo. Ðúng giờ tàu vào Nam
chắc chắn anh ấy sẽ có mặt thôi”. Tôi biết rõ vì trước khi lên tàu Mai
Trung
Tĩnh có nói với tôi. “Vô kỷ nuật. Ông nại cho vào tù ở thêm cho biết
thế nào là
nễ độ”. Tay cán bộ răn đe. “Anh đi
ngay ra
khỏi ga, túm đầu anh ấy về ngay cho tôi”. “Tôi không rành đường sá, nhỡ
lạc
không về kịp chuyến tàu thì bỏ bu”. “Ði. Tôi bảo đi là cứ đi. Ðừng nôi
thôi”.
“Hay là cán bộ cho anh Dư Văn Tâm cùng đi. Anh ấy là dân Hà Nội chính
cống”.
“Ðược. Nhớ tìm được thì về ngay nhé. Khẩn trương!”. “Vâng!”. Tôi chạy
đến chỗ
ông Thanh Tâm Tuyền. “Mình đi thăm Hà Nội ba sáu phố phường”. “Ði thế
nào được.
Chúng nó giam lỏng”. “Cứ theo tôi. Thế mới tài!”. Ông không tin. Tôi
cười kể
cho ông nghe. Ông vội vã khoác chiếc áo măng tô màu đen. Ðội nón công
nhân kiểu
Lenin. Nón này là bảo vật tôi để lại cho ông kỷ niệm chia tay. Không
ngờ hai
anh em cùng được tha. “Anh đem tôi đi tham quan Hà Nội”. “Ông Hùng thì
sao?”.
“Dẹp qua một bên. Lo bò trắng răng. Ðến giờ tàu chạy thì ông ấy mò về”.
Thanh Tâm Tuyền
hóa xác. Thường ngày thong thả chậm chạp, giờ đi như chạy. Ðường phố
dường như
quá quen thân cho dẫu bao tang thương biến đổi. Ông bươn bả đi trước,
tôi chạy
theo. Không nói với nhau nhưng tôi biết ông đang xúc động khi trở về
nơi chốn
cũ. Tấp vào một quán phở bên kia đường để thưởng thức tô phở Bắc chính
hiệu.
Gọi mỗi đứa một cốc cà phê. Thế là nhất. Mấy năm đói khát thèm ăn, tô
phở làm
chúng tôi thất vọng đã đành mà ông chủ quán, thuộc loại bộ đội giải
ngũ, trong
bộ đồ lính cũ, lại càng làm cho tôi phát ngấy. “Phở ở đây mới là phở.
Trong Nam
các anh nàm
sao sánh được”. Tô phở phất phơ hai lát thịt nhỏ, mỏng dính. Nước dùng
bột ngọt
đậm chát. “Phét. Chúng mày lấy đâu ra thịt. Bố khỉ!” Tôi chửi thầm.
“Ông đói
dài mấy năm còn chả thấy ngon huống hồ...!”. “Các bác được Đảng khoan
hồng nhớ
về lao động...” Tôi nói đểu: “Thôi nhờ ông anh tốp lại! Mấy năm nghe
chán rồi.
Biết rồi khổ lắm nói mãi! Vào đây đớp phở mì chính (bột ngọt) chứ không
phải
nghe ông lên lớp. Tính tiền!”.
Ninh Hạ
Như vậy chỉ có Gấu
này, về, thật là huy hoàng!
Và cũng một phần,
là nhờ NTS và đồng bọn.
Lên xe tiễn
em đi , chưa bao
giờ buồn xế!
Gấu là
người đầu tiên hát,
như trên, chưa bao giờ buồn xế, những ngày bài hát Phạm Duy phổ nhạc
thơ Cung
Trầm Tưởng vừa mới ra lò và ngay lập tức, chinh phục cả Sài Gòn.
Cả nhà
bật cười.
Nhà ở
đây, là nhà bà cụ C.
Ông anh
cũng bật cười.
*
Thời
gian đó, cụ C cũng đã
mua phiá bên trên lầu, C. có phòng riêng. Ông anh có phòng riêng. Cụ
còn nuôi
thêm hai cô người làm. Hai chị em. Chắc cũng chẳng cần tới hai người,
nhưng
nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô em, đại khái vậy.
Hai cô
xẩm. Cứ mỗi lần, vào
buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và cô chị biết liền, và bèn lấy
cơm
nguội ra cho Gấu ăn.
Thế rồi
Gấu mê, cả cơm nguội,
lẫn người ban cho mình cơm nguội.
Cô
biết. Và có lẽ cũng thương
Gấu!
*
Cụ nuôi
cô chị trước, ít lâu
sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh thằng cu Gấu tới, cô chị
lăng xăng
săn sóc cái bụng đói, hai con mắt đói, chắc là hiểu. Thành thử cô em
đối với
Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là người trong gia đình, đây là anh Hai
của mình
mà! Có những lần Gấu tới, không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia
đình, thế là
cô em thay cô chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và
chẳng hề
có một tí mờ ám nào cả.
Gấu
cũng thế.
Cho tới
một bữa, Gấu, mắt lé,
nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay. Thế là xong.
*
Lần về
thăm cụ, vào năm 2000,
Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó
đi nước
ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá. Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn.
Hai đứa
nó vẫn còn ở Việt Nam.
*
Khủng khiếp thay là trí
tưởng
tượng của Gấu! Vừa nghe đánh ầm một tiếng, quả pháo đầu tiên từ chi khu
bắn đi
làm mặt nước sông rung lên bần bật, là cái
đầu của Gấu cũng ngộ ra là, mình yêu cô bạn, phải như thế, đúng như
thế, nếu
không làm sao có chấn động khủng khiếp đến như thế, vào đúng lúc đó ?
Nhưng có thể, cảnh phiên chợ vội vàng thu vén, chờ đêm xuống, giao lại
cho VC,
đã khiến cho tình cảnh thê thảm thêm lên chăng?
Ui
chao, bao nhiêu năm trời,
vậy mà đọc Rừng Tràm một phát, là đồng loạt hiện về, phiên chợ
chiều Cai Lậy, cây
cầu gỗ, và cô bạn, cô bạn….
*
Tôi biết anh còn muốn kể lại,
lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận
lỵ, khi đi
ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên
tai. Đó là
lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh
tưởng
tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ
của thiên
nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự
thông
cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt
khác, một cuộc
đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự
Truyện
Cuộc đời mỗi
người là một cuốn
tiểu thuyết.
Simenon
trả lời tờ Le
Magazine Littéraire, vào năm 1975, được đăng lại trong số đặc biệt về
ông, Tháng
Hai 2003
Tất cả
cuộc hành trình ký giả,
văn sĩ.. của Simenon, là để truy tìm con người trần trụi, l’homme nu.
"Ngay từ
khi 14, 15 tuổi, tôi đã
tò mò về con người ta, và sự khác biệt giữa một người ăn mặc quần áo,
và một kẻ
trần trụi."
Do muốn trình ra con người trần trụi mà ông viết bài "Phi Châu nói. Đây
Phi Châu nói với bạn. Nó nói Đ.M. Cứt. Mẹc Xà Lù, Đồ Bú Dù".
[L'Afrique qui parle.
"L'Afrique vous parle, elle vous dit merde"]. Vì bài viết, ông
bị tịch thu thông hành, cấm không cho tới Phi Châu. Đối với Simenon,
chủ nghĩa thực dân thuộc địa đụng tới phẩm giá của con người.
*
Ông vào nghề quá trẻ.
Thiên hướng
ư?
Làm gì có chuyện đó. Tôi làm
nghề báo, chỉ là tình cờ. Đúng lúc bị mất job, tại một tiệm sách.
Tôi chẳng hề biết một tí gì về
báo chí. Vào thời kỳ đó, trong nhà, chỉ có ông bố tôi là đọc báo. Mẹ
tôi thì
chiếm giữ tầng trệt của tờ báo, tức là nơi đăng ba truyện dài từng kỳ,
le
feuilleton. Trẻ con chẳng để ý gì đến chuyện chính trị, chẳng để ý gì
đến bất cứ
chuyện gì, phải nói như vậy. Tôi chẳng bao giờ đọc báo, trừ cái tên tờ
báo hàng
ngày mua dài hạn của ông via, là hết.
Một bữa, trong lúc đi tìm việc
làm, tôi để ý tới cái bảng hiệu của tờ Le Gazette de Liège. Vô, xin gặp
chủ bút,
một ông rất thanh lịch, râu rậm, mũi đỏ, khá kỳ dị, ông ta nhìn tôi, có
vẻ thích
thú, hỏi:
Cậu là ai?
Tôi chẳng là ai. Chỉ là một
thằng chạy việc tại tiệm sách Gegorges, ở khu phố Nhà Thờ, và vừa bị đá
ra khỏi
tiệm.
Có ai quen biết để đảm
bảo
cho cậu không?
Ngoại trừ ông chủ tiệm sách
ra đâu có ai nữa?
Nhưng còn gia đình của
cậu, bà
con của cậu?
Tôi kể tên một số bà con tai
to mặt lớn… ông ta nói, tôi biết ông chú của cậu, và cùng trong ban
quản trị ngân
hàng với ông. Ông làm vài cú điện thoại, và sau cùng bảo tôi:
Bây giờ mình làm cú thử nghiệm.
Ngày mai, cậu làm như mình là người phụ trách mục tin “chó cán xe”
[chiens écrasés].
Hãy đọc mục tin địa phương, rồi viết theo như vậy.
*
Tại sao ông trở thành tiểu
thuyết gia?
Tôi luôn luôn muốn viết tiểu
thuyết. Đâu phải một mình tôi muốn như thế. Nhưng với tôi, đây đúng là
một cách
để tìm kiếm chính tôi. Điều mà tôi gọi là tìm kiếm con người thực sự
chỉ là tìm
kiếm chính tôi, bởi vì tôi cũng là một trong những con người. Trong khi
viết những
cuốn tiểu thuyết, tôi có cảm tưởng đến gần được với con người, đi vào
trong bộ
da của những nhân vật. Có những cuốn tiểu thuyết được viết bởi tiềm
thức, nói
theo đúng nghĩa đen của từ này. Người viết chui vô bộ da của nhân vật,
và chẳng
thể biết được, nhân vật sẽ đưa mình đi tới đâu. Người ta đi theo nhân
vật ngày
này qua ngày khác và
|
|