'Cảm tạ ông Gấu'
Wednesday,
June 10, 2009 12:27 PM
From:
To:
Kính gửi nhà
văn Nguyễn Quốc Trụ,
5, 7 năm
nay, có thể chỉ 1, 2 năm, không nhớ rõ bắt đầu đọc ông từ lúc nào, đọc
ở đâu,
nhưng cảm thấy nợ nặng, nặng nợ cùng ông từ lâu lắm nên kính gửi ông
vài lời cảm
ơn, ngộ nhỡ có thình lình đi tầu suốt, ai biết được, ngoài bẩy chục
sống nay chết
mai đâu chừng, xin ông vui lòng nhận cho lời cảm ơn của tấm lòng biết
ơn chân
thành này từ một độc giả lẽo đẽo vất vả theo ông trên giấy mực lem nhem
lẫn những
trang mạng chen chúc chằng chịt.
Học hỏi được
nhiều, cứ ung dung thuổng 5, 7% kiến thức rung cảm ông ghi đó là tôi
cũng đủ
tiêu xài đến cuối đời, lại nhận ra thấp thoáng đời cũ từ tản cư hồi cư
di cư rồi
di tản, thấy chuyện bông hoàng lan của mình trong hình ảnh bông hồng
đen, thấy
rụt rè mến phục Bếp Lửa đọc dạo nào trên xe đò đoạn đường Búng Lái
Thiêu trong
giọng ông hùng hồn ngợi khen Bếp Lửa, Một chủ nhật khác ... không dám
chửi cha
mấy thằng mấy con Bắc Kít, yankee mũi tẹt thì thỏa dạ nghe ông viết
giùm nỗi
thù hận thâm căn cố đế mang từ những trại Suối Máu, Trảng Sụp, Phú
Quốc, Xuân Lộc,
hết K nọ đến K kia, lia chia abc 123 có đủ!
Cảm ơn ông Gấu,
chúc ông vui mạnh luôn để cho độc giả ông được hưởng lợi.
Xin ông bảo
trọng.
TB: Tuần trước
tôi cũng lên Ottawa đi qua mấy chỗ ông chụp hình, hãnh diện lắm. Chỉ
tiếc uất
kim hương đã tàn cả nên lếch thếch theo con cháu lên nhà thủy tạ ăn ba
cái cọng
khoai tây chiên chua cả miệng, mệt cả người.
Phúc đáp: Đa
tạ.
Gấu
mấy bữa
nay đau nặng, thì nhận được thư bạn. Thật đỡ quá.
Khi
nào mạnh,
sẽ viết thêm.
Cho
gửi lời
cảm tạ và chúc an khang tới toàn gia đình bạn.
NQT
*
Nghe
anh Trụ bệnh nặng, thăm và chúc chóng hồi phục để còn chở cháu đi chơi
và chụp
hình, và nhất là viết cho thiên hạ đọc .
Cám
ơn đã đọc sách giùm, nhất là đọc và đem về những tản mạn cũng như những
bài
viết thú vị lấy từ các trang mạng và blogs .
Nhân
vụ ông già 88 tuổi James Von Brunn xách súng vào Holocaust Museum
ở
Washington D.C.bắn chết người mới thấy rằng lòng thù hận
không hạn
tuổi . (1)
Chúc
khỏe ,
K
*
Tks,
both of U.
Bịnh hết rồi, nhưng còn yếu xìu. Hết còn khoẻ và viết như trâu [chữ của
O]!
NQT
(1)
"It's
better to be strong than right," he said in one of his dark screeds
online, "unless you like dying. Crowds hate good guys."
Một ông bài Do Thái vô Bảo Tàng tưởng niệm Lò Thiêu xả súng bắn tưới.
"Bạn phải mạnh, không cần bạn phải đúng. Không lẽ bạn thích chết, bị
người ta
giết? Đám đông ghét thiện nhân."
*
Sartre
mê làm
cách mạng, nhưng khi có dịp, ông lại để lỡ: Trong Buồn Nôn đã manh
nha những
điều sau này được đám tiểu thuyết mới phát triển.
Gấu đã từng
phán thật hách như thế về Sartre, trong Đọc
Bếp Lửa
của TTT. Từ hồi 1973.
Ra ý, Bếp Lửa cũng chịu đựng cùng một số phận như Buồn Nôn.
Về già, đọc
lại, Gấu sợ quá, làm sao mà hồi đó liều lĩnh như thế?
Nhưng, tuyệt
vời thay, đúng y chang.
Post sau đây, những lời tự thú của đám tiểu
thuyết mới:
IV.
LA
NAUSÉE LUE PAR LES ROMANCIERS DU SECOND
DEMI-SIÈCLE.
Trong
có một, ‘tuyệt vời thay’ tiên đoán y chang, số phận của cả một nền văn
học Mít
sau 1975: chuyên sản xuất, dịch thuật, toàn những thứ sách tồi, theo
nghĩa, vô
dụng.
Ai phán, bảnh như thế?
Le Clézio, Novel văn chương Tây:
L'efficacité d'un livre tel que La Nausée n'est pas celle d'une œuvre
de
vulgarisation; ce qui est exprimé là n'est pas une facilité, ni un
système.
C'est un accord parfait entre Sartre et le monde, un accord tel que
seule la
vie réelle pouvait le fourrnir. Sartre a vécu La Nausée, et il fallait
qu'il
l'écrive. Nous vivions La Nausée, et nous devions lire ce livre. Cette
double
expérience et cette double nécessité sont les véritables raisons de
cette
œuvre. C'est cela la force de l'écriture de Sartre, et cela sa vertu.
Les
mauvais livres sont peut-être avant tout des livres inutiles. Et le
génie est
peut-être tout simplement la plus grande adhésion au contrat social.
Những cuốn sách dở có lẽ, trước tiên, chúng là những cuốn sách vô dụng.
Văn chương trong nước, viết, đọc, dịch... đều cố tránh cái điều mà
Clézio gọi
là 'la plus grande adhésion au contrat social'.
Đám hiện sinh gọi là, [tránh] 'xuống thuyền'.
Chính
vì thế mà cả một nền văn chương trở nên vô dụng!
[Note: "Bếp Lửa Ottawa", là từ
ý này]
Note:
Bài viết này, nhờ Thư Quán của thi sĩ THT mà có được.
Lấy từ internet. Tks. NQT
Lần đầu đăng trên Tập san Văn chương. Sau
Văn đăng lại khi ra số
đặc biệt về TTT. Nhờ vậy mà còn.
Bài đăng trên TSVC có tên là Bếp
Lửa trong văn chương.
Không có khúc viết về thơ TTT.
Joseph Huỳnh Văn, tổng thư ký TSVC, thú bài này lắm.
Mày viết bài này là vì tao là
TTK, nếu không, đếch viết có phải
không?
Đúng như thế. Lúc đó, Gấu mê Cô Ba quá, chán mọi chuyện, không chỉ văn
chương.
Nay đăng lại, để nhớ bạn hiền, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Anh biểu, với một thằng đàn em, cũng nhà thơ: Tội thằng Trụ, nó nhiều
tình cảm
quá mà lụy một đời!
*
Bà Trẻ Gấu, người đã nuôi Gấu ăn học, đã cấm Gấu không được làm cái
nghề đánh
người, cũng nhận xét y chang về thằng cháu: Mày đi tu được đấy, nếu
không quá
lụy vì tình!
Thì BHD cũng phán y chang, thứ tình yêu đầy những passion, [em xài
tiếng Tây],
của anh đó, em không có.
Em "iêu" anh vì tội anh quá!
Ui chao, sao có người ngu như
thế, cô bạn "chửi": Vừa
nghe đến tên tui, vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây là "cô bạn" của
mình rồi, thì đúng là cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp tui, nhìn thấy tui, vậy là bõ
công chờ
rùi, thì đúng là đại cù lần
*
Biển
Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ
đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên
đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của
biển...
Gấu
viết bài Bếp Lửa trong văn
chương, đúng là vì Joseph Huỳnh Văn
là tổng thư ký Tập San Văn Chương, để kỷ niệm sự gặp gỡ, nhưng nếu
không gặp
Joseph Huỳnh Văn, không thể viết được bài này.
Trong một lần lèm bèm về bài
thơ Biển, Gấu có khoe, lần được đi
thăm bãi biển Wasaga, và anh bạn dẫn đường đã nói về sự tích bãi biển
giả của
nó. Người ta đem cát ở đâu đến chỗ này đổ xuống, thế là thành cái bãi,
để móc
tiền cư dân thành phố Toronto.
Bài thơ được thành hình ở trong đầu Gấu, khởi từ ý tưởng đó.
Bài viết về Bếp Lửa cũng vậy. Lần đó,
theo Joseph đi gặp Đỗ Long Vân, khi
đó là anh lính truyền tin tại Đài Phát Tín Phú Lâm, xin bài viết Truyện
Kiều
ABC. Hình như Gấu đứng ngay đó, đọc loáng thoáng, vớ được câu này:
Cái mới nếu có chẳng qua là ở
trong một cách
đọc…
Và
Gấu biết, bài viết kể như
xong: Ta sẽ đọc Bếp Lửa ở mức không
độ của nó, vứt mẹ tất cả vào xọt rác, nào ý thức lạc loài, nào thân
phận nhược
tiểu, nào Malraux...
Trong một lần đi cùng NTiV lên
Montreal, nhậu với một tay chuyên
về điện ảnh, tay này cho biết, có một người bạn không hề bỏ một bài Tạp
Ghi nào
của Gấu [khi đó viết cho NMG, trên tờ Văn Học], nhưng Gấu đoán, ông bạn
này là
chính ông ta.
Trong lúc nhậu, chủ nhà hỏi
Gấu, anh viết một bài viết như thế
nào. Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều
là kết
hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái "vision"
choàng lên tất cả.
Với bài Biển, "vision" của nó, là chi tiết về cát.
Với bài Bếp Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của Barthes: Độ
không của
cách viết
Bài
viết Bếp Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc
cuốn
sách đó.
Nếu người viết có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc,
cũng có một viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó, như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế, viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra
bài
viết
Có lẽ, chẳng ai có thể dậy bạn, đọc một bản văn.
Có thể, có những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn.
*
"Ai điếu một nền văn
chương
vô dụng", liệu có thể chôm NMC và đi một đường như vậy chăng?
Nhưng ai điếu kiểu này thì bực mình lắm đấy!
Ngay cả những
khi mấy đấng Yankee mũi tẹt bàn về Camus, [Tôi chọn Camus!], hay dịch,
tán tỉnh
về Kundera, về Kafka… nhảm cả đấy! Ấy là vì toàn tán tỉnh theo kiểu vô
dụng
cả, nghĩa là không tìm cách cho nó dính với da thịt Mít, vào cái
“contrat
social” Mít.
Hay lập lại những gì mũi lõ phán.
Nhục thật!
Schulz