*


 




Happy Birthday to U, Grandpa

20 năm trước, 1989, Bức Tường Bá Linh sụp đổ

Nguyễn Thuỵ Long ra đi
Nguyễn Trọng Khôi cho biết:
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (sinh 1938), tác giả những Loan mắt nhung, Kinh nước đen lừng danh trước năm 1975 và vài chục bộ tiểu thuyết từ năm 1975 tới nay vừa trút hơi thở lúc 14 giờ ngày 3 tháng 9 năm 2009 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

William Golding: The Man Who Wrote “Lord of the Flies”
…. a cruel twist for a man who is famous for just one book

Robert McNamara

He learned most of the lessons of Vietnam too latez: Ông học được quá trễ, hầu hết những bài học về Việt Nam

He was haunted by the thought that amid all the objective-setting and evaluating, the careful counting and the cost-benefit analysis, stood ordinary human beings. They behaved unpredictably. During the Cuban missile crisis of 1962, which he had lived through at cabinet level, “Kennedy was rational. Khrushchev was rational. Castro was rational.” Yet between them they had pushed the world to the brink. Rationality, he concluded, “will not save us.” Perhaps what would were the little quirks that had made him love John Kennedy: the president’s sudden capacity to be empathetic, surprised, intuitive, and ready to jettison his most confident calculations.
Ông bị ám ánh bởi điều, giữa một đống những tính toán, nghiên cứu, đánh giá, lên kế hoạch, đong đo cân đếm… là con người bình thường, Họ xử sự rất bất thuờng, nghĩa là đếch làm sao biết trước được. Trong cuộc khủng hoảng hoả tiễn Cu Bố, Cu Thầy vào năm 1962 mà ông trải qua, “Kennedy thì hữu lý. K. thì hữu lý. Castro thì hữu lý.” Vậy mà họ đẩy thế giới tới bờ vực thẳm.
Hữu lý, ông kết luận, ‘đếch cứu được chúng ta”.
Ui chao, còn cái gì hữu lý hơn là chân lý “Lước Việt Lam Nà Một”!


Phạm Toàn – Giải phẫu một ca Việt gian
Cái từ Việt gian này, thú thực, gây "phản cảm".
Trước đây, nó được dùng chỉ để chỉ những "Việt ngay": Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Hoàng Đạo, "toàn" Việt gian.
Mới đây thôi, một ông Trùm VC, khi trả lời BBC, vẫn còn gọi những đảng phái thời 1945, trong có những ông như Hoàng Đạo, Nhất Linh, là phản động cả, trừ Đảng CS.
Bởi thế, khi dùng từ này để “giải phẫu một cas Việt gian”, thì, một cách nào đó, là vinh danh người trong cuộc!
Tếu thực.
Ui chao, Gấu lại nhớ đến "cas" của Gấu, khi đi trình diện học tập cải tạo, sau khi cung khai thành phần bên chồng, bên vợ, đồng chí quản giáo bèn buông cây viết xuống, than:
Như vậy là cả nhà nhà mày là Cách Mạng, chỉ trừ có mày là Việt gian!
*

Thanh kiếm này là để chặt đầu những tên phản quốc!
Thề phanh thây uống máu quân thù!
Lịch sử dân Mít gói trọn trong hai câu trên.
Đó là phần số của họ.
*
Miền Bắc chỉ dậy học sinh có một việc: cắm cờ! Kết quả thần sầu, là chiến thắng Miền Nam.
Nhưng hậu quả của nó, khủng khiếp hơn nhiều, thê lương hơn nhiều!
Bởi vì khi anh đã nói dối con nít, lợi dụng con nít, bao nhiêu thế hệ con nít, một khi mà chúng vỡ ra được, là... bỏ mẹ!
Hơn thế nữa, khi đã quen cắm cờ thì khó mà rũ bỏ đi được.
Đây là điều mà triết gia người Pháp, André Glucksmann, nhận ra, khi ông cho rằng, "họ" (ông muốn nói Cộng Sản Miền Bắc) bị kết án phải gây chiến tranh, như là "yếu tính" của họ [của một miền đất?].
[Đọc Ngợi Ca Mì Gói]
Tất cả những gì gọi là sa đọa, ở nơi thế hệ trẻ ở trong nước, là phản ứng ngược lại với cái việc cắm cờ ngày nào.
Có thể nói, chưa có trẻ con nơi nào ngoan như trẻ con Miền Bắc trước 30 tháng Tư, 1975. Ngoan đến nỗi bố mẹ mà còn đem ra đấu tố, thép đã tôi đến mức như thế, thì làm sao hư được nữa!
Và chưa có trẻ con nào hư, như họ, sau ngày đó.
Ngay cả khi họ học giỏi.
Học càng giỏi, càng hư.
Bởi vì những phần tử ưu việt của chế độ Đỏ, tốt nghiệp đại học Tây Phương, nào Sorbonne, nào Harvard... khi về nước, thay vì cắm cờ như ngày nào, bèn "ngồi lên đầu nhân dân"!
Đó là ý nghĩa của cụm từ "cà rem của cà rem" của Joseph Brodsky, trong bài Diễn Văn Nobel của ông

'Ngư ông đắc lợi'

Trong mọi cuộc cách mạng, không thể tránh khỏi đổ máu cùng với những sai lầm của các bên, có điều chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Ở đây tôi xin có một số góp ý với ông Hoàng Việt và ông Nguyễn Thọ:
1. Về các đảng VQ, VC: người trực tiếp chỉ đạo chống VQ là cụ Huỳnh Thúc Kháng, PCT nước VNDCCH, từng là quan triều Nguyễn. Còn bản chất của các Đảng này thế nào, xin vào trang "Sách hiếm" đọc tác phẩm của GS VK Nguyễn Mạnh Quang, người đã từng phục vụ trong chế độ VNCH.
2. Về CCRĐ: thực ra số người bị chết là rất nhỏ nếu so với con số người các phe phái đối lập bị sát hại trong các cuộc thanh trừng của VNCH giai đoạn từ 55-60. Mặc dù vậy chính Hồ Chủ tịch đã khóc và nhận lỗi trước quốc dân đồng bào về sai lầm này, đồng thời ngay sau đó đã thực thi chính sách sửa sai.
3. Về chống NVGP thì hiện nay rất nhiều người trong số họ đã được phục hồi danh dự, như: cụ Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt...
4. Về cuộc chiến 54-75: ông NT nên đọc các tác phẩm của các sử gia uy tín của phương Tây và Sài Gòn (chứ k0 phải của NNCS) để biết VNDCCH đã nhân nhượng như thế nào hầu ngăn chặn cuộc chiến. Nếu HĐ Genev được thực thi nghiêm chỉnh, có Tổng tuyển cử toàn quốc vào năm 1956 thì sao có cuộc chiến này được.
The Chuc, Hà Nội
*
Cái thế "ngư ông đắc lợi" này, có thể áp dụng, để giải thích cuộc chiến Việt Nam.
Trên đây là một cái còm của một ông VC, tất nhiên.
Gấu này chỉ lấy ra một điểm đề tán phó mát thêm, đó là đoạn gạch đít.
Giả như HĐ Genève được thực hiện, không có cuộc chiến, hai miền tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, thì Miền Nam đâu có ở cái thế bại trận, thì...  đâu có được!
Chính vì thế mà MB phải tìm đủ mọi cách để xẩy ra cuộc chiến, và MB sẽ ngư ông đắc lợi ở những điểm sau đây:
Làm tròn nghĩa vụ quốc tế với đế quốc Đỏ, khiến Mẽo sa lầy tại Việt Nam, cho CS tha hồ hoành hành trên khắp thế giới
Lấy được Miền Nam. Thống nhất đất nước, nhưng MB là kẻ chiến thắng.
Bởi vì, chúng ta phải nhìn cuộc chiến theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước lập nước, thì mới hiểu được, là không thể nào tránh khỏi.
Chính vì thế, không ai nghi ngờ chuyện MB sẽ chiến thắng.
Cả nhân loại chấp nhận chuyện đó!
Khổ một cái là, thống nhất xong, Miền Bắc Ruột Thịt, Kẻ Cứu Vớt, Thiên Sứ, The Savior, biến mất, thay vào đó, là Quỉ Vương. Quỉ Đỏ: Cái Ác Bắc Kít xuất hiện.
Thế là ô hô ai tai nước Mít!
Note: D.M Thomas, người viết tiểu sử Solzhenitsyn, đã dùng hai hình tượng Thiên Sứ và Quỉ Sứ, để giải thích sự lên ngôi của chủ nghĩa Mác ở Liên Xô.
Gấu cũng chỉ áp dụng một cách thông minh
và thiên tài vào xứ Mít, và cuộc chiến Mít, theo gương Bác Hồ mà thôi!
*

Bởi vì Demon, và Savior, chỉ là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là người đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin - viết năm 1830, một trăm năm trước cơn phẫn nộ của Stalin, giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị quỉ xúi giục và cứ thế lao vào địa ngục. Tới thời Dos, Những Con Quỉ [thường được dịch là Lũ Người Quỉ Ám], Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh. Hãy tưởng tượng cảnh ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng hành...
Bởi vì tầng lớp trí thức Miền Bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó. Họ thực sự tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may để thay đổi tất cả, là cơ hội đổi đời. Chính niềm tin này là nền tảng của, thí dụ, "Đường Ra Trận Mùa này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích máu tay, làm đơn tình nguyện xin đi chiến trường Miền Nam.
30 Tháng Tư 1975, tất cả đều chưng hửng.
Điều này giải thích sự băng hoại sau 1975 của Miền Bắc, rồi ảnh hưởng đến cả nước. Nó là lật ngược của niềm tin trước đó.
Tuổi Bụi


Polar

Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết
To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý:
Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?

*
Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”

Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
Nguồn Người Việt
Nhà thơ Lê Thị Ý, nghe nói, là em gái nhà thơ Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng).
Không biết có đúng không.

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*

Nhà thơ Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ, qua bài phỏng vấn trên báo Người Việt cho biết.
-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.
-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.
Tuyệt! Thơ được trao cho thi sĩ, là như vậy đó. Đám thi sĩ dởm làm sao biết một chân lý đơn giản như vậy. Cái tay ký giả thì bị ám ảnh bởi mấy cái vạch cờ ba sọc, nên mới théc méc,"tại sao lại phũ phàng ạ"!
Cũng ý này, Lão Tử phán, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu [Gấu nhớ đại khái, không biết có đúng không, cái này là tán phó mát thêm!]
*
Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.
"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
(Through the Looking Glass).
*
Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!
Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)
Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!
(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!
Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!

*


Kurtz trong Trái Tim của Bóng Đen là một hình tượng về cái ác trong văn chương. Anh thì quá nổi tiếng, nhưng cũng gây phiền. Nguyên do của nỗi phiền muộn này rõ ràng là sự lấp lửng của hai cách nhìn, qua đó, anh lần lượt xuất hiện, khi thì là hiện thân của cái ác tuyệt đối, một vết chàm biểu tượng, từ đó bật ra cái tít cuốn truyện, khi thì là một cá nhân con người vượt lên trên cả tốt lẫn xấu, thiện lẫn ác.
Nhân viên của một công ty thương mại thuộc địa ở mãi nơi thượng nguồn con sông Congo, anh thu thập ngà voi cho công ty giữa đám thổ dân và tỏ ra hết sức cần mẫn, rất ư là hiệu quả.
Người kể chuyện của cuốn truyện phải lái một con thuyền đi tìm gặp Kurtz này, vì đã lâu, biệt tin từ anh ta, và nghe nói, anh ta đang bịnh nặng.
Hai tính chất ở ngay trung tâm nghiên cứu chữa trị lâm sàng, dành cho những vấn đề đạo đức trong tất cả những tác phẩm của Conrad, ùa ra cùng với sự xuất hiện của Kurtz, cùng với chúng là những phẩm chất bẩm sinh, do là dân Bắc Kít thì là có, qua những biểu hiện thật là quái đản của anh ta.
Thứ nhất: thiếu vắng kiềm chế. Kurtz có những giấc mộng về vinh quang, về Hà Nội ta ngẩng đầu hiên ngang ba ngàn năm lịch sử, và về sở hữu toàn thể, cái gì của ai là của ta. Những giấc mộng như thế thật dễ dàng biến thành thực tại một khi một mình giữa rừng thẳm.
Thứ nhì: một sự trống rỗng ở phía bên trong: Kurtz thì rỗng, rỗng một cách thê thảm [hollow at the core, ui chao, cụm từ này sử dụng để chỉ cái sự ngu si dốt nát nhưng coi trời bằng vung của những đấng Yankee mũi tẹt thì thật tuyệt!].
Rỗng đến nỗi, cái thiên nhiên man rợ vây bủa chung quanh anh ta bèn chiếm lấy anh ta một cách dễ dàng, đúng vào lúc anh ta tưởng là làm chủ được nó, tất cả thuộc về anh ta.
Nói tóm gọn anh ta không thể tự ngăn cấm mình, giới hạn mình, và cũng không thể tự chống đỡ, bảo vệ mình.

Sutpen vs Kurtz:
The Decomposing Archetypes of Thomas Sutpen and Mr. Kurtz in the Motley Flag of Modernism

Sartre, khen nắc nỏm Âm thanh và Cuồng nộ, nhưng chê hết lời Sartoris, coi đây là thứ nghệ thuật đánh lừa con mắt.
Lạ, là Borges lại coi đây, thứ nghệ thuật mà con mắt của Faulkner, là thứ thượng thừa, khi viện dẫn một câu của Boileau, để minh chứng: ”Cái thực đôi khi có thể chẳng có vẻ thực: Le vrai peut quelquefois n’être pas vraisemblable.”
Trong Borges a Reader, có ba bài điểm, review, thật ngắn, của Borges, về ba tác phẩm của Faulkner: The Unvanquished, Absalom, Ansalom!, The Wild Palms.
Three Reviews

Gấu nhà văn

Kurtz des ténèbres [Kurtz của bóng đen]

Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

 *
Cầu Việt Trì, trên sông Hồng, nơi ông cụ Gấu, vào năm 1946, được một đấng học trò làm thịt, xong, thẩy xuống sông, kèm cục đá tổ bố, để cho khỏi nổi lên.

Kurtz, như thế, họ hàng với Colonel Sutpen, trong Absalom, Absalom!
Cũng dòng Yankee mũi tẹt, gốc gác Hải Dương [cùng quê PXA], hay Sơn Tây [cùng quê Tướng Râu Kẽm]?
Gấu bảnh hơn cả PXA & Râu Kẽm: Sinh Hải Dương, nhưng gốc dân Sơn Tây!
Gấu về Bắc lần đầu, năm 2000, là để tìm hỏi coi ông bố mình mất ngày nào, và đến chỗ ông mất, trên, ngày xưa chỉ là một bãi sông, thắp nén hương cho bố, rồi đi.
Mấy ông bạn văn VC nói, đi làm cái quái gì nữa, anh mua cái nhà, khu Thanh Xuân chẳng hạn, vừa gần Tướng Về Hưu vừa gần tụi này!
Đi rất xa, chỉ để ở lại đây!
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm!
*
Motifs
In the novel, Conrad uses the river as the vehicle for Marlow to journey further into the "heart of darkness." The descriptions of the river, particularly its depiction as a snake, reveal its symbolic qualities. The river "resembl[es] an immense snake uncoiled" and "it fascinates [Marlow] as a snake would a bird." Not only is Marlow captivated by the river, representing as it does the jungle itself, but its association with a snake gives this "fascination of the abomination" its metaphorical characteristics. The statement that "the snake had charmed me" alludes to both the idea of snake charmer and the snake in the story of Genesis. While typically, a snake charmer would charm the snake, in this case, Marlow is charmed by the snake, a reversal which puts the power in the hands of the river, and thus the jungle wilderness. Furthermore, the allusion to the snake of temptation from the story of Adam and Eve demonstrates how the wilderness itself contains the knowledge of good and evil, and upon entering that wilderness Marlow will be able to see, or at least explore, the characteristics of humanity as well as good and evil.
Heart of Darkness [Wikipedia]
Miêu tả sông Hồng, đặc biệt, như một con rắn, làm bật ra chất biểu tượng của câu chuyện... Nó hớp hồn Marlow, như con rắn trước con chim [như con cua NDT co rúm người trước con ếch TH! Coi hồi ký NDM]
Reception
In a post-colonial reading, the Nigerian writer Chinua Achebe famously criticized the Heart of Darkness in his 1975 lecture An Image of Africa: Racism in Conrad's "Heart of Darkness", saying the novel de-humanized Africans, denied them language and culture, and reduced them to a metaphorical extension of the dark and dangerous jungle into which the Europeans venture. Achebe's lecture prompted a lively debate, reactions at the time ranged from dismay and outrage—Achebe recounted a Professor Emeritus from the University of Massachusetts saying to Achebe after the lecture, "How dare you upset everything we have taught, everything we teach? Heart of Darkness is the most widely taught text in the university in this country. So how dare you say it’s different?"[3]—to Cedric Watts' A Bloody Racist: About Achebe's View of Conrad (1983),[4] which sets out to refute Achebe's critique. Other critiques include Hugh Curtler's Achebe on Conrad: Racism and Greatness in Heart of Darkness (1997).[5]
In King Leopold's Ghost (1998), Adam Hochschild argues that literary scholars have made too much of the psychological aspects of Heart of Darkness while scanting the moral horror of Conrad's accurate recounting of the methods and effects of colonialism. He quotes Conrad as saying, "Heart of Darkness is experience...pushed a little (and only very little) beyond the actual facts of the case."[6]
Heart of Darkness is also criticized for its characterization of women. In the novel, Marlow says that "It's queer how out of touch with truth women are." Marlow also suggests that women have to be sheltered from the truth in order to keep their own fantasy world from "shattering before the first sunset."
Adaptations
The most famous adaptation of Conrad’s Heart of Darkness is Francis Ford Coppola's 1979 movie Apocalypse Now, which translates the context of the narrative from the Congo into Vietnam and Cambodia.
Heart of Darkness [Wikipedia]
*
NHT cũng một thứ Kurtz, nhưng chẳng bao giờ rời xứ Bắc Kít!
Bảnh nhất trong những Trái Tim của Bóng Đen!
Ông Trùm.
Chẳng cần đi rất xa, và cứ ở mãi đây!
*

Ông hẳn là... Mr Thiệp?

Trái Tim của Bóng Đen ở đâu?

Bạo chúa Mobutu Sese Seko, trị vì từ 1965 tới 1997, đổi tên nước là Zaire, và “đòi” đất nước “trả công” cho ông: 4 tỉ, hơn cả con số chắt chiu dành giụm trong bao nhiêu năm trời của vua Bỉ Leopold II. Ông và thân quyến, đệ tử… vắt kiệt xứ sở đến nỗi, khi bạo quyền cáo chung, người dân ở đây còn thê thảm hơn thời kỳ cáo chung của 80 năm thực dân thuộc địa. Đám viên chức của cái chính quyền bị phá sản đó đã cứ thế mà đánh nhanh rút gọn, vơ vét cào cấu bằng đủ mọi trò có thể nghĩ ra được: đánh cướp chính mình, tức là biến đồng tiền đang là của chung thành của riêng, ăn hối lộ… (liệu chúng ta có thể tưởng tượng ra nổi, thời kỳ cáo chung của chủ nghĩa toàn trị ở trong nước?).


Đọc lại V[I]P

Don Quixote

Bất thình lình, và không chờ đợi, tôi nhận được một lá thư của Giáo sư Isaias Lerner ở Nữu Ước. Ông là một trong một số vị thầy dậy tiếng Tây Ban Nha của tôi hồi trung học, một vị giỏi nhất, và thật khó quên. Ông đọc một bài viết của tôi và quyết định liên lạc. Tôi khi đó chắc phải cỡ 15 tuổi, khi học ông. Trọn một năm, chúng tôi học El Lazarillo, La Celestina, El Libra del buen amor  nhưng chẳng bao giờ ngó tới Don Quixote, vì ông thầy muốn học trò yêu chi tiết, lặn sâu xuống cuốn sách thay vì mê số lượng đọc. Và tôi khám phá ra, ông dậy Don Quixote, ở trong một lớp học khác, thế là tôi bèn lén vô nghe thầy giảng.
Mùa hè năm đó, tôi khệ nệ mang theo hai tập của bộ tiểu thuyết của Cervantes, và trải qua ba tháng trời ăn ngủ cùng với Đức Ông Don Quixote.
Theo dõi cuốn truyện ở trong lớp học, và đọc nó, ở dưới tàng cây, là hai kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau. Thí dụ, tôi nhớ là ông thầy Lerner đi một đường Mao Tôn Cương thật là tới chỉ, về cái thư viện của Don Quixote. Để phòng ngừa những cơn điên khùng tiếp theo, Curate và Barber bèn quyết định xây tường bít kín. Đọc một mình, tôi gần như phát khóc, khi chứng kiến vị hiệp sĩ già, loạng quạng bò ra khỏi giường, quờ quạng, và không thể nào kiếm ra căn phòng mà ông để những cuốn sách của ông.
Đối với tôi, đúng là một cơn ác mộng: Thức giấc, và khám phá ra rằng, cái nơi chốn mà mình để những cuốn sách, biến mất, cảm thấy mình đếch phải là cái con người mà mình vẫn tưởng mình là: một thằng Gấu mọt sách!
Samsa của Kafka, chịu cuộc hoá thân, mất mẹ bản thân, cái tôi, cái ngã.
Don Quixote, thay vì vậy, để tiếp tục nghĩ, mình là Don Quixote, bèn tưởng tượng ra rằng, ma quỉ đã dọn sạch cái thư viện của mình rồi!
Ma quỉ, Quỉ Đỏ, đã dọn sạch tủ sách của mình rồi.
Tên Gấu Già, đọc đoạn trên, và bèn nhớ đến tủ sách của mình, bị thổi bay vào đống lửa những ngày 30 Tháng Tư 1975.


Kundera: Gặp gỡ

LE ROMAN ET LA PROCRÉATION
(Gabriel Garcia Marquez: Cent ans de solitude)
C'est en relisant Cent ans de solitude qu'une idée étrange me vient: les protagonistes des grands romans n'ont pas d'enfants. À peine un pour cent de la population n'a pas d'enfants, mais au moins cinquante pour cent des grands personnages romanesques quittent le roman sans s'être reproduits. Tiểu thuyết và sự sinh đẻ.
Trong khi đọc lại TNCD, một ý lạ đến với tôi: những nhân vật chính ở trong những cuốn tiểu thuyết lớn đều tuyệt tự. Chưa tới 1% dân số tiểu thuyết không có con cái, nhưng ít ra là 50% những nhân vật tiểu thuyết lớn từ giã tiểu thuyết, và không được tái chế, tái sản xuất.
Kundera.
Gide cũng đã từng chê Malraux, trong tiểu thuyết của Malraux, không có tiếng cười, không có con nít.
Simenon, khi được hỏi, tại sao Maigret không có con, ông cho biết, đó là do bà vợ đầu của ông, không muốn điều này, và vì vào thời gian sống với bà, do chưa từng có hạnh phúc làm bố, nên không làm sao tả được những cái lỉnh kỉnh, như nửa đêm vợ đánh thức đi pha sữa cho con, hay khi về nhà, con chạy ra ôm lấy bố....
Phóng viên: Hãy lấy thí dụ nhân vật bảnh nhất của ông, Maigret. Hoặc là Maigret sau cùng giống ông, hoặc là ngược lại, anh ta có những ý này ý nọ về cuộc đời là do thuổng ông?
Simenon:
Thoạt đầu Maigret rất đơn giản. Một người đàn ông kịch cợm, hiền lành, tin vào trực giác hơn là vào sự thông minh, hơn là những phương pháp này nọ, như lấy dấu tay, của cảnh sát. Anh ta cũng sử dụng nó, do phải bắt buộc, nhưng không tin vào nó. Mỗi thứ một tí, sau cùng là hai đứa chúng tôi giống nhau. Thật khó mà biết anh ta xáp lại gần tôi, hay là tôi xáp lại bên anh ta. Chắc chắn là có những thói hư tật xấu, hay tính tốt tôi thuổng của anh ta, và ngược lại. Thí dụ: Người ta hay hỏi tôi là tại sao Maigret không có con, trong khi anh ta thực tình muốn…
Gấu nhớ là, trong những ngày gặp lại cô bạn ở nơi xứ người, có lần cô hỏi Gấu một câu, trong đám con của anh, có đứa nào như anh không, [nghĩa là cũng say mê văn chương, như anh, và sau này, biết đâu, sẽ say mê một người nào đó, như tôi, và lập lại được cái điều tôi và anh không thể làm được…].
Ui chao, Gấu mới tưởng tượng tới đó, là sướng mê tơi, nhưng buồn bã lắc đầu, không có đứa nào ngu ngốc như Gấu cả, nghĩa là yêu mà sợ đến không dám cầm tay người yêu!
*

… nghĩa là cũng say mê văn chương, như anh, và sau này, biết đâu, sẽ say mê một người nào đó, như tôi, và lập lại được cái điều tôi và anh không thể làm được?

Đoạn văn trên, ẩn chìm trong nó, là một câu chuyện thần tiên, câu chuyện thần tiên này liên quan đến âm nhạc, và là một trong những kỷ niệm tuyệt vời nhất của Gấu, và là nguyên nhân đưa đến câu hỏi thăm tuyệt vời sau đây:
Anh có còn nghe Yanni?
Gấu, nhà văn
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em,
*
Ui chao, Gấu này vẫn nợ và vẫn nhớ nợ, Em, một lời giải thích, có thể nói, một câu chuyện thần tiên, có tên là "Anh vẫn thích nghe Yanni?" (1)
Kenny G, thì hết nghe nổi rồi. Tiếng kèn của ông này thê lương quá, chịu không nổi, và như thế, có vẻ như càng gần xuống lỗ, Gấu càng vui hơn lên!
Bởi vì, có một thời, ghiền Kenny G.

(1) Bất giác lại nhớ Hòa tấu khúc dành cho một cô gái có tên là Tôi Yêu Em, Concerto pour une jeune fille nommée Je T'aime.
Bản này, Gấu nhờ nó mà qua được cả một mùa địa ngục Sikiew, Thái Lan.
Sau này, để "nhớ ơn", Gấu sử dụng nó, có chút mô phỏng, cho Tứ Tấu Khúc viết về Lan Hương và Sài Gòn

"Đó là cái thời đại mà tất cả mọi người đều hai mươi tuổi". (1)
Gertrude Stein nói như thế, để giải thích những năm tháng tuyệt vời ở Paris của những người Mẽo trong có bà.
(1) Gấu nhớ lộn, bà này nói, hai muơi sáu tuổi.
*
Quái lạ, là, Gấu đã từng nghe cô bé Bông Hồng Đen của Gấu, phán về Gấu như Stein, khi Gấu nói yêu thương cô, khi cô chỉ  mới 11 tuổi, già dặn bằng một thằng cha Gấu sắp lìa đời.
"Mi đâu có thương yêu ta, mà thương một con bé con 11 tuổi, là ta, khi mi gặp lần đầu tiên, cũng là lúc mi nhớ Hà Nội đến phát điên phát khùng!"
Làm sao một cô bé 11 tuổi lại nhìn ra được điều đó cơ chứ?
Một điều mà phải đến già, Gấu mới ngộ ra được?


The Necessity of Loneliness
Cao Hành Kiện


Trong cuộc đời của ông, ông chứng kiến những thay đổi khác thường, và giữ được một ‘khoảng cách mỹ học’, ‘distance esthéthique’. Theo ông đây là vấn đề thuộc về tính khí, bản chất, hay là do ông học được, nghĩa là, do văn hoá mà có?
Nabokov: Sự kiện tôi làm ra vẻ tách rời như thế đó, là một ảo tưởng, và có thể là do tôi đếch thèm đàn đúm, kết bè đảng, vỗ vai ông nhà văn này, vỗ mông bà nhà văn nọ, hay là tham dự những buổi ra mắt sách, những cuộc họp cộng đồng…
Tuy nhiên, hãy cho phép tôi nhắc nhở là, trong khi giữ một ‘khoảng cách mỹ học’, thì chính tôi là người đã kết án một cách tuyệt đối chủ nghĩa toàn trị Đức, hay Liên Xô, trong những cuốn tiểu thuyết như là Invitation au supplice, và Brisure à Senestre.
Người ta cảm thấy, trong cuốn tiểu sử Gogol của ông, một sự bà con thân thuộc rất lớn giữa ông, và tác giả này. Một cách hoàn toàn có tính bất đẳng thời, anachronique, ông tính, sẽ chọn ai là người viết tiểu sử của ông,


Tiểu thuyết mới ở Việt Nam


Những rừng đen chai đứng dậy trong đêm khuya


Simenon par Simenon
Simenon và Mai Thảo
Mai Thảo rất mê Simenon. Gấu nhớ, có lần ngồi Quán Chùa, ông kể một giai thoại về Simenon, ông này nhận lời thách đố của công chúng, tự nguyện chui vào một cái lồng bằng thuỷ tinh, và cùi cụi viết trước bàn dân thiên hạ qua lại, và đến ngày mở cửa chuồng, bước ra với cuốn tiểu thuyết cầm trên tay.
Gấu nghe, cứ bị ám ảnh hoài.

Bây giờ đọc số báo Le Magazine Littéraire đặc biệt về Le Polar, thì mới biết, chuyện có thật, nhưng chỉ có một nửa!
Người đề nghị chuyện trên là Eugène Merle, ông chủ của Simenon, chủ tờ Paris-Soir, sau đó, là tờ Paris-matinal. Chính là khi làm tờ báo sau, mà ông đề nghị Simenon, với cái giá 50 ngàn francs, chui vô lồng kiếng, đặt tại sàn nhà hàng Moulin Rouge, ngày đêm dưới con mắt chứng kiến của công chúng, viết một cuốn tiểu thuyết với sự hợp tác của công chúng, đưa ra chừng hơn chục nhân vật, để công chúng lựa lấy ba, đề nghị cũng chừng trên chục cái tít, và công chúng sẽ rút ra một, viết trong ba ngày ba đêm, xong một cuốn tiểu thuyết
"Chỉ có chút phiền phiền nho nhỏ là, mọi người không tha theo dõi tôi, dù chỉ một phút, mà tôi, một tiểu thuyết gia, nhưng cũng còn là một con người, nghĩa là, có những nhu cầu riêng tư. Thế là một kiến trúc sư góp ý, cái lồng kiếng nên đặt tại một căn nhà ở phố Paradis. Nhưng Merle phá sản trước khi lồng kiếng hoàn tất. Vậy mà cũng không tránh khỏi lời đồn của công chúng. Nhiều người quả quyết đã từng nhìn thấy tôi ngồi trong đó. Có người còn dám thề thốt."
"Tuy nhiên, chuyện này dễ ợt đối với tôi, thường ra, tôi hoàn tất một cuốn tiểu thuyết trong hai ngày rưỡi."
*
Niềm bí ẩn đáng sợ.
Nhà văn Pháp, André Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và nhận thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một cuốn truyện của Georges Simenon!
Simenon, người Bỉ, viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã quyết định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de Liège. Thoạt đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay, ký tên Georges Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”. Dời đi Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu thực sự vào nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ (romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt át… Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn chuyện kể, và rất nhiều bài báo.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp, Colette. Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.
“Ham làm văn quá” (nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ một câu đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng những nhân vật bình thường, những ngôn từ bình thường. (1) Những câu chuyện của ông, cũng bình thường, và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.
Độc giả người Việt chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam, để làm một nhịp cầu đi vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng nghèo ơi là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp tiền dầy cộm. Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà ra về, chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con người bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí dụ như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui regardait passer le train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền bạc, trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá thất vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.
Anh lần tới, lạc vào một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được cung phụng hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần gian cực khổ?
Trần gian khổ cực, có điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5 giờ sáng thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu chuyện chấm dứt khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng Địa Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh gối đầu lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…
George Steiner, trong một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi Simenon là tiểu thuyết gia dị thường nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết mà người ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính trí thức. Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người Không Phẩm Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết gia cũng như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng đòi một chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng ta - đừng cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên giá sách của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10 trang của Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy, Balzac cũng vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với một tiếng ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ quán rượu kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe giao sữa, tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu Cầu Muối (Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không chỉ đem đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có thể vượt được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên quan tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó, Simenon cho bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm cửa, rồi những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế là bạn nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là mysterium tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum, Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng sợ, bí mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you tremble). Cũng trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là nguyên nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret, viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị thường nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le Letton”. Được nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở thành nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài tử Jean Gabin.
Như trên đã nói, Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu kỳ, không “cố tình viết văn”, (1) nhờ vậy mà mà Jennifer tôi được hân hạnh làm quen với ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách học tiếng Tây!
Mai Thảo cũng là một người rất mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài Gòn (trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã từng tự giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có, không phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận lời thách đố của một tờ báo.
Cuốn Maigret sau cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái Mari-Jo tự tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires intimes (1981).
Simenon mất tại Lausanne vào năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh, của cõi người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi nỗi đau của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một người bạn trai.
Niềm bí ẩn đáng sợ!
(1)  Trên tờ Le Magazine Littéraire số đã dẫn, ông phán: Mỗi chữ ngân nga mỗi cách đối với tai mỗi độc giả. Càng kiệm lời chừng nào tốt chừng đó. Càng tránh từ trừu tượng chừng nào, hay chừng đó. ( “Les résonances de chaque mot sont différentes selon les lecteurs. Alors, mieux vaut employer le moins de mots possible, et surtout le moins possible de mots abstraits.”)


Simenon_Paris_Review


 Dọn Kít