|
30.4.2009
2.5.09
Chia Buồn
Nghe tin muộn, qua NLV, ông cụ thân sinh bạn Nguyễn Đình Thuần, họa sĩ,
mất ngày 28 Tháng Tư, 2009
Xin thành thật chia buồn cùng hai bạn Thuần & Hương, và cầu chúc
hương hồn cụ sớm siêu thoát
Thảo Trần & Nguyễn Quốc Trụ
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
“Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình
làm đối tượng”
DT.
Ý này, là của Roland Barthes,
khi ông bàn về phê bình văn học. Áp dụng vào thơ, thì quá đơn giản, và
sợ… sai.
Mọi tiểu thuyết gia, mọi thi
sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế kiếm dựa trên bất cứ một
lý
thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói về tuồng ảo hóa đã
bầy ra
đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng, to speak of the
objects
and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng, ở bên ngoài
hoặc là có
trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó là văn chương. Sự
vật, hay
đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê bình không
phải là
"thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết nói
đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một bài
viết/nói;
nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý
luận gọi).
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất
(hay, ngôn
ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng
(deal)
với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của
tác giả
được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính
sự
"đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, là cái gọi là
phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một
hoạt
động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân
biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Roland Barthes: Phê bình là
gì?
Như thế, chúng ta có thơ, như
là ngôn ngữ của đời sống, rồi có nhà phê bình Đặng Tiến, viết về thơ,
bằng
"ngôn ngữ tự lấy mình là đối vật."
… C'est parce qu'une oeuvre
est faite de ses mots poétiques qu'elle a sa densité (Ezra Pound dit :
«
charger les mots de sens jusqu'à l'extrême degré possible »). Et ces
mots
poétiques (la beauté, étant
leur rapport intime, ne peut être que
tardivement
percue, et plutôt le nom passif d'un acquis, généralement, que la
conscience
des découvertes), ils ne sont une exploration du langage que parce
qu'ils sont
recherche d'un homme.
Ainsi la visée d'une telle
poétique est l'oeuvre, dans ce que son langage a d'unique. C'est
l'oeuvre unité
de vision syntagmatique et l'oeuvre unité de diction rythmique et
prosodique -,
système et créativite, objet et sujet, forme-sens, forme-histoire.
Henri Meschonnic: Pour La
poétique I
Bởi vì một tác
phẩm được làm
ra bằng những từ ngữ thơ mà nó có độ đặc của nó [nói như Ezra Pound:
“Hãy ‘sạc’
ý nghĩa cho những từ đến khi nó no đủ hết còn sạc thêm được nữa"]....
Le sujet des études littéraires
n'est pas la littérature dans sa totalité, mais la “littérarité”
(literalurnost') c'est-à-dire « cela qui fait d'une oeuvre donnée une
oeuvre
littéraire ". La Jeune Poésie russe, Prague,
1921, cité par Victor Erlich, Russian
Formalism, Mouton, 1965, p. 172 . “L'objet de la poétique, c'est,
avant
tout, de répondre à la question: Qu'est-ce qui fait d'un message verbal
une oeuvre
d'art? » Linguistique et Poétique,
1960, dans Essais de linguistique générale,
[Roman Jakobson] Ed. de Minuit, p. 210.
Đề tài của những nghiên cứu văn
học không phải là văn học trong cái toàn thể của nó, nhưng mà là “tính
văn”, tức
‘điều làm cho một tác phẩm có đó, trở thành một tác phẩm văn học"… Bàn
về thơ, trước
hết, là làm sao trả lời được câu hỏi: “Cái gì làm cho một văn bản, một
thông điệp,
trở thành một tác phẩm nghệ thuật?”
Henri
Meschonnic: Pour La
poétique I
Henri
Meschonnic:
disparition du poète traducteur
Le
poète, traducteur et linguiste Henri Meschonnic
nous a quittés mercredi 8 avril. Notamment connu pour ses
traductions de
la Bible, mises en scène au théâtre par Claude Régy, il était également
un
polémiste, défenseur de la poésie et des poètes. Dans le numéro de
septembre
1998 du Magazine littéraire, il publiait un texte plein de
colère contre
les exégètes de Mallarmé, Jacques Rancière et Yves Bonnefoy:
30.4.2009
Mẹ
không thuộc hết ca từ bài
hát mà sau này tôi mới biết có tên là “Tình ca của người mất trí”[25],
nhưng mẹ
kể mẹ đã khóc khi nghe lần đầu. Với tôi, ấn tượng đầu tiên là sao cô ấy
có
nhiều người yêu thế. Mà sao ai cũng chết. Những địa danh như Plei-me,
Đồng
Xoài, Chu-prong nghe xa lạ hơn cả Paris,
London.
Còn chiến khu D
thì tôi hình dung nó ở đâu đó xa hơn (đi) B. Mãi sau này tôi mới khóc.
Và luôn
nhớ mẹ mỗi khi nghe lại bản nhạc này.
Mưa Trịnh buồn. Gió Trịnh
buồn. Tình Trịnh buồn (”một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để
cuộc
tình chìm mau…” - “Tình nhớ”). Đời Trịnh càng buồn hơn. Cát bụi mệt
nhoài (”Cát
bụi”). Cánh chim bỏ rừng,… trái tim bỏ tình. (”Cho một người nằm
xuống”). Nhưng
với tôi, nhạc Trịnh là liều thuốc giải.
*
Tác giả viết lăng nhăng, đủ
thứ nhạc đỏ, rồi thừa cơ, gài vô đoạn trên đây, có những câu:
Mẹ không thuộc hết ca từ
bài
hát mà sau này tôi mới biết có tên là “Tình ca của người mất trí”[25],
nhưng mẹ
kể mẹ đã khóc khi nghe lần đầu
Với tôi, ấn tượng đầu
tiên là
sao cô ấy có nhiều người yêu thế. Mà sao ai cũng chết. Những địa danh
như
Plei-me, Đồng Xoài, Chu-prong nghe xa lạ hơn cả Paris, London. Còn
chiến khu D thì tôi hình dung nó ở đâu đó xa hơn (đi) B. Mãi sau này
tôi mới
khóc. Và luôn nhớ mẹ mỗi khi nghe lại bản nhạc này.
Hoài Phi [talawas]
Đây có
lẽ là bài ai điếu đầu
tiên dành cho Miền Nam
của một người Miền Bắc.
Mà sao
ai cũng chết?
Tưởng là viết lăng nhăng, đủ thứ nhạc đỏ, nhưng chính nó là đích danh
thủ phạm.
*
Bài
này, nếu lời chỉ giản dị
như vậy, làm sao bị cấm hát, và Mùa
Xuân đầu tiên chỉ tìm ra được tiếng hát của
nó, lần đầu tiên trên đài Mút Cu Va?
Qua một
ông bạn, cũng quen biết
Lý Đợi, bài ca chết, vì tiên tri cái chết của Đỉnh Cao Chói Lọi, qua
câu hát:
Từ đây người biết quên
Người.
Như tinh thần bài
viết cho thấy, quả có một thời kỳ huy hoàng thật ngắn ngủi, ngay sau 30
Tháng Tư
1975, trước khi đất nước bước vào cơn Đại Suy Thoái, Cơn Băng Hoại,
Trận Đại Hồng
Thuỷ, Cả Nước Đua Nhau Chạy Ra Biển, Trận Đại Dịch biến đổi gien, khiến
VC biến thành ruồi, thành bọ.
Koestler
đã từng gọi thời kỳ
này, The Heroic Age, của lịch sử nhân loại, trước khi bước vào Dark
Interlude,
tức thời kỳ hơi bị được chúc dữ bởi cái vòng tròn, (1) y hệt sau này,
nhân
loại lại
đắm chìm vào chủ nghĩa CS không tưởng.
(1)
Huyền
thoại về cái vòng tròn tuyệt hảo có cội nguồn thật xa xưa, và có quyền
năng
phù thuỷ.
Vả chăng, nói cho cùng, vòng tròn là một trong những ký hiệu cổ xưa
nhất. Cái
nghi lễ vẽ một cái vòng tròn chung quanh một con người, là để ngăn chặn
mọi quỷ
ma muốn ám hại anh ta, và đánh dấu một thánh địa, mà con người là trung
tâm của
nó.
Người đầu tiên phát triển một vũ trụ hình e líp, là Apollonius of
Perga. Hai ngàn năm sau, Johannes Kepler, vẫn bị ám ảnh bởi vòng tròn
tuyệt hảo,
đã ngần ngại chấp nhận quỹ đạo bầu dục của của các hành tình, như ông
viết, "bởi
vì nếu mọi chuyện giản dị như thế, thì vấn đề này đã được Archimedes và
Apollinus
giải quyết từ khuya rồi."
Arthur
Koestler. The Sleepwalkers: A
History of Man’s Changing Vision of the Universe. Những kẻ mộng du
*
Gấu đi tù sau
1975 cũng khá sớm,
đúng vào lúc có chính sách Kinh Tế Mới, và lần đầu tiên nghe bản nhạc
Con Kinh
Ta Đào, như một tên tù, trên nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ
Chi, và sững sờ đến nghẹt thở, sao nó đẹp như thế, đúng với tình trạng
của Gấu
như thế, và đúng với cả Miền Nam như thế, trong khí thế bừng bừng Thanh
Niên
Xung Phong như thế, thế, thế, thế!
Con kinh ta đào chưa có
nước
chảy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng…
Ui chao
cái lũ Yankee mũi tẹt
đã lấy đi của dân Mít chúng ta giấc mơ đẹp nhất, kể từ khi có giống dân
Mít,
khi đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn (1), khi gục ngã trước
Phồn Vinh Giả Tạo, tức cứt của Mẽo, khi lũ Yankee mũi lõ phải bỏ của
chạy lấy người, và bây giờ tiếp tục ăn cứt của Mẽo, và của Tẫu, khi
nhường biển, nhường núi cho chúng.
Amos Oz
Gấu
đọc
Oz lần đầu tiên, trên
tờ The Partisan Review, đúng bài viết về Y sĩ đồng quê của Kafka, nhờ vậy ngộ
ra liền, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, Cái Ác Bắc Kít, con quỉ nơi chuồng heo
hoang
vắng trong căn nhà của ông y sĩ đồng quê, tiếng gọi cấp cứu của con
bệnh Miền
Nam, và ông y sĩ vội vã lên đường, xẻ dọc Trường Sơn, và để đền ơn con
quỉ ban cho
cặp ngựa, đã hy sinh một cô Phương, cho đám bộ đội Cụ Hồ, trong một
trận dội
bom ga Thanh Hoá, và sau này nhà văn Bảo Ninh đã kể lại trong Nỗi Buồn
Chiến
Tranh....
Đọc bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết
dưới
bóng tối Lò Thiêu, [khi đó chưa xẩy ra], Gấu đọc ông, dưới bóng tối Lò
Cải Tạo.
Đừng nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê,
rồi tưởng
tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu, anh cu Sài,
thí dụ,
trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay nữ văn công kiêm nhà
văn DTH,
mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê của Kafka, nghe báo động hoảng,
có bệnh
nhân thập tử nhất sinh, vượt mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên
giường bệnh,
thì mới biết là mình bị bịp.
Đâu có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
Anh Sài của Lê Lựu làm gì có cái bát dành cho Miền Nam!
Chỉ có vài cái ba lô mang sẵn từ Miền Bắc, để nhét chiến lợi phẩm!
*
Nhưng
đọc Brodsky, nhất là thời thơ ấu, mới lớn của ông, ở trong thành phố
St.
Petersburg, thì Gấu mới thấy thấm thía những năm tháng Bắc Kỳ của thằng
Mõ Phố
mắt lác, là Gấu ngày nào!
Gấu
nhà văn
Cái sự hăm hở viết cho diễn đàn tà ma của Gấu, khi nó vừa xuất hiện, có
thể do nhớ đến The Partisan Review, nơi tụ tập những cây viết bỏ chạy
quê
hương CS của họ, như Milosz, Manea, hay những nhà văn như Oz, ăn ngủ
với kẻ thù, sống giữa hai lằn đạn...
Có vẻ như đám Yankee mũi tẹt ở hải ngoại chưa từng đọc, bất cứ một nhà
văn, trong số họ.
*
Octavio
Paz, trong
Hành Trình, kể, Victor Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan
Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những
tác giả
cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea,
Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra,
một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào
Hiếu,
chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết,
đại khái
vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc
em, song
sinh của Đêm giữa ban ngày của
Koestler.
Lạc
Đường
*
Tôi nghĩ độ một trăm
năm sau,
nếu muốn nhìn lại xã hội Việt Nam
nửa sau thế kỷ XX, muốn hiểu con người sống như thế nào thì cần phải
đọc cả
hai. Nền văn học miền Bắc, tôi tạm gọi là văn học của chiến công, nền
văn học
lôi cuốn người ta đi vào cuộc chiến tranh. Còn nếu giờ đây có ai muốn
đi tìm
những trang sách diễn tả tình cảnh con người trong chiến tranh thì tôi
khuyên
họ hãy tìm đến phần văn học miền Nam. Đọc từ Võ Phiến, Mai
Thảo, Y
Uyên, Nhật Tiến, Thế Uyên… qua những tác phẩm của Nhã Ca, của Phan Nhật
Nam,
hay những
bài thơ của Nguyễn Bắc Sơn, chỗ nào tôi cũng thấy chiến tranh, xa gần
đều có
dây dưa tới chiến tranh.
VTN
Gấu
thực sự tin tưởng, chỉ
cần VC sụp, là chẳng ai thèm đọc văn học chiến công của Miền Bắc nữa.
Thứ văn
học có độc nhất một ông Tổng Biên Tập, như Đào Hiếu phán.
Bây giờ
cũng đã chẳng ai thèm đọc! Nguyễn Khải chẳng đã than, than ôi thời lẫm
liệt nay còn đâu?
V/v văn học Miền Nam.
Coetzee,
trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ
Olga
Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một
cái
dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo
Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ
nghệ văn
hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan, đã vứt vào thùng rác: Thân
phận bi
đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic
perception of
life.
Văn học Miền Nam,
như thế,
sẽ vẫn được đọc, nghĩa là được lọc thải
qua thời gian, và theo tài năng của từng tác giả. Một trăm năm sợ rụng
dần, và
còn lại chẳng là bao! Vả chăng, chỉ dây dưa tới chiến tranh không
thôi, thì càng khó bền. Gấu đã cảm nhận ra điều này, khi viết về DNM:
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ
Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa
nhất, sử
dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài
Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật
này,
khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự
thay đổi
đột ngột những quan điểm nhìn sự vật khác nhau". Trong một bài viết của
Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất
của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đình Toàn. Cả hai nhận
định
trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố
gắng
làm mới văn chương Việt Nam.
Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới,
tôi
muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại
Pháp,
điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục.
Lucien
Goldmann, trong bài viết "Tiểu
thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu
thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng
thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn
có tính
hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại
diện
chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet,
ngược lại,
đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố
gắng -
càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại
thời đại
của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất
trong số
những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện
thực trong
văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của
nó tương
ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu
thuyết đã
được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén
ra tiểu
thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu
thuyết
là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế,
theo
một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm
thị
trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người
là trung
tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật
ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân
vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường
chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên,
phản-tiểu
thuyết, phản-con người, phản-văn chương...
Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào
coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết
mới. Nhân
vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến
chua
xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan
rã, cuối
cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái
độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông
thường. Thế
giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc
rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những
nhân
vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở
Miền Nam,
trong khi
chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu thuyết
mới ở Việt Nam
Đặng Tiến khi viết về TTT,
đã
cho rằng ông không có truyền nhân. Đúng, nếu nói về thơ, và lý do tại
sao, Gấu
đã nhận ra, khi so sánh thơ của TTT với của Milosz. Đó là thứ thơ trí
tuệ. Nhưng TTT có một ảnh hưởng rất lớn, ở
những
nhà văn cùng thời, với ông, như DNM, NDT, và sau này, sau 1975, phải kể
cả Bảo
Ninh, Nguyễn Huy Thiệp. Theo nghĩa, họ bắt đầu viết, khi TTT đã ngưng
viết,
hoặc ở những vùng đất, mà TTT không có tham dự, như chính ông tự nhận
về mình,
chưa từng bắn một phát súng, nếu phải so với Bảo Ninh, hoặc không có
một quãng
cách với nó, như NHT, thời gian ông này dậy học tại những bản làng miền
núi
phía Bắc, như NHT từng nhận định về ông, suốt ngày "úp mặt và núi",
để đọc sách.
Gấu này cứ trở đi trở lại với
kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc
Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và
nhìn ra
cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc
nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?
Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh
nhà văn
Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà
leo lên,
tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá
đổ chồng
sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây
nên ở
nơi Gấu, có hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là
thật tuyệt
vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi
gia nhập
Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!
*
Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở
dưới nền
của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee
mũi tẹt
biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo?
*
Note: Một độc giả Tin Văn, mail, đưa ra một 'huyễn hoặc' thật là hắc ám:
Giả như dân Mít biết đến Lò Thiêu, và bèn hành xử y chang ông "Ba X"
[Tam Ích] nào đó, thì mất mẹ giống Mít ư?
Ui choa
thế thì khủng khiếp
quá! NQT
Một độc giả trả lời liền, trấn an Gấu, chuyện khủng khiếp đó không thể
xẩy ra.
Chứng cớ:
From:
To:
Subject: Các
anh vĩ đại quá! Chiến
tranh độc ác quá!
Date: Thu, 01 May 2008 16:25:27 -0400
Anh phải biết vì
sao “hai thằng” đánh nhau? Bảo Ninh nhìn thấy “thằng” nào cũng chết và
chẳng
thằng nào được cái quái gì? Cũng như lính Ngụy thấy quần áo lót của
phụ nữ
cũng bỏ đi xem, cái đó rất thật. Nhưng anh phải nhìn thấy khi anh
ngồi
trong nhà anh, có “thằng” vào giết vợ anh, giết con anh, đốt con anh
thì phải
đánh lại chứ? Bảo Ninh chỉ nhìn lúc đang đánh nhau, chứ không nhìn ra
nguyên
nhân đánh nhau. Đã là “trọng tài bóng chuyền” thì phải công bằng.
Nói thật, mình rất quý Bảo Ninh nhưng mình khác Bảo Ninh ở chỗ này,
mình rõ
ràng và khoa học hơn. Có thể do mình ở lính lâu quá.
Rất nhiều sinh viên ở Mỹ hỏi tôi: Vì sao Việt Nam
phải đánh nhau?
Tôi nói: Các cháu, các em không biết rằng, nếu không đánh nhau, không
có sự hy
sinh của hàng triệu người, ai biết tới Việt Nam ở
xó nào? Ai biết Việt Nam
là cái gì?
*
Cũng cùng lý luận như vậy, một ông quan VC nổ với vua Thái Lan, dân Mít
chúng
tôi anh hùng, đã từng đánh thắng hai tên giặc ghê gớm nhất, sừng sỏ
nhất, đã
từng được nhân loại mơ ngủ dậy biến thành VC... và ông vua này nói, may
quá,
nước chúng tôi không đánh thắng ai hết, và cũng chẳng mong có ai biết
đến nước
chúng tôi!
*
Cái chuyện mấy anh VC tự hào về cuộc chiến, thì cũng được đi. Nhưng nếu
là một
người còn chút luơng tri, thì phải tự hỏi, tại sao sau chiến tranh, dân
chúng
hai miền ùn ùn bỏ chạy ra biển, tại sao bây giờ đất nước lại thê thảm
đến mức
như thế.
Nhưng Gấu sợ rằng, mấy ông này lại gân cổ lên: Thê thảm ở chỗ nào đâu?
Cái đoạn Gấu gạch
đít ở trên, chắc là ngài Lê Lựu nói lộn. Lính Ngụy chưa từng biết "hàng
có
gân" là cái gì, nhưng quần áo lót phụ nữ thì rất rành, và có thể đó là
một
trong những lý do họ thua cuộc chiến!
Đã 34
năm trôi qua.hòa bình
cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa
có cuộc
chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi
hình
thái xã hội.thay đổi số phận con người.Công bố bài thơ viết năm 27
tuổi, bảy
năm sau hòa bình(1982). Nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã
dẫn dắt
cho những dòng chữ này. Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu
chiến,
người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ
tôi sau
“mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã” yên vị “ khói hương trên bàn thờ
gia
đình. Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết
một bài
đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng ”sen hay bùn” về danh xưng, khi
nào thì
gọi là thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? Và ông khẳng
định cái
tốt thì gọi tp HCM, cái tệ nạn, cái xấu, cái "tồn đọng" thì gọi là Sài
Gòn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất
nhiên ông
không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình
thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn
còn một tờ
báo lớn, tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố”, tờ
Sài Gòn
Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài
Gòn, còn
một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)…Bài
thơ này,
có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến
trường K
trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp
của một
thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi
mươi…
Hai mươi bảy tuổi và một bài
thơ dài nhất của đời mình...
Đỗ Trung Quân
TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi
lăm
Các anh
từ Bắc vào Nam
Cuộc
trường chinh 30 năm dằng
dặc
Các anh
đến
Và nhìn
Sài Gòn như thủ đô
của rác
Của xì
ke, gái điếm, cao bồi
Của
tình dục, ăn chơi
“Hiện
sinh-buồn nôn-phi
lý!!!”
Các anh
bảo con trai Sài Gòn
không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái
Sài Gòn không tiểu
thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
các anh
bảo Sài Gòn là trang
sách “hư vô”
văn hóa
lai căng không cội
nguồn dân tộc
ngòi
bút các anh thay súng
bắn
điên cuồng vào tủ lạnh,
ti vi
vào
những đồ tiêu dùng mang
nhãn Hoa Kỳ
các anh
hằn học với mọi tiện
nghi tư bản
các anh
bảo tuổi trẻ Sài Gòn
là “thú hoang” nổi loạn
là
thiêu thân ủy mị, yếu hèn
các anh
hùa nhau lập tòa án
bằng văn chương
mang
tuổi trẻ Sài Gòn ra
trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội
nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội
nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh
thợ điện ra đi không
về
Tội
nghiệp những “bà mẹ Bàn
Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa
khói vỉa hè nám cả những
hàng me
Tội
nghiệp những người Sài
Gòn đi xa
Đi từ
tuổi hai mươi
Nhận
hoang đảo tù đày để nói
về lòng ái quốc
Có ai
hỏi những hàng dương
xanh
Xem đã
bao nhiêu người Sài
Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội
nghiệp những đêm Sài Gòn
đốt đuốc
Những
“người cha bến tàu”
xuống đường với bao tử trống không
Tội
nghiệp những ông cha rời
khỏi nhà dòng
Áo
chùng đen đẫm máu
Tội
nghiệp những chiến trường
văn chương,thi ca, sách báo
những
vị giáo sư trên bục
giảng đường
ưu tư
nhìn học trò mình nhiễm
độc
Sài Gòn
của tôi-của chúng ta.
có
tiếng cười
và
tiếng khóc
3-
Bảy năm
qua đi với nhiều buồn
vui đau xót
Một góc
phù hoa ngày cũ qua
rồi
Những
con điếm xưa có kẻ đã
trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những
gã du đãng giang hồ
cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại
hồn nhiên cho cuộc
sống của mình
Cuộc
đổi thay nào cũng nhiều
mất mát, hy sinh…
4-
Và khi
ấy
Thì
chính “các anh”
Những
người nhân danh Hà Nội
Các anh
đang ngồi giữa Sài
Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã
đời.
Chửi hả
hê.
Chửi
vào tên những làng quê
ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh
những người nhân danh
Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có
ai nói bây giờ về lại
Bắc!!!
Tội
nghiệp những bà mẹ già
miền Bắc
Những
bà mẹ mấy mươi năm còng
lưng trên đê chống lụt
Những
bà mẹ làm ra hạt lúa
Những
năm thất mùa phải chống
gậy ăn xin
Những
bà mẹ tự nhận phần mình
tối tăm
để
những đứa con lớn lên có
cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những
đứa con đang tự nhận
mình “trong sạch”
Đang
nói về quê mẹ của mình
như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang
ngồi giữa Sài Gòn nhịp
chân
đã bờm
xờm râu tóc,cũng quần
jean xắn gấu
Cũng
phanh ngực áo,cũng xỏ
dép sa bô
Các anh
cũng chạy bấn người
đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette, radio…
Bia ôm
và gái
Các anh
ngông nghênh tuyên
ngôn”khôn & dại”
Các anh
bắt đầu triết lý
“sống ở đời”
Các anh
cũng chạy đứt hơi
Rượt
bắt và trùm kín đầu
những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn
1982 lẽ nào…
Lại bắt
đầu ghẻ lở?
5-
Tội
nghiệp em
Tội
nghiệp anh
Tội
nghiệp chúng ta những
người thành phố
Những
ai ngổn ngang quá khứ
của mình
Những
ai đang cố tẩy rửa “lý
lịch đen”
Để tìm
chỗ định cư tâm hồn
bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả
nón chào các ngài
“Quan
toà trong sạch”
Xin các
ngài cứ bình thản ăn
chơi
Bình
thản đổi thay lốt cũ
Hãy để
yên cho hàng me Sài
Gòn
Hồn
nhiên xanh muôn thưở
để yên
cho xương rồng ,gai góc
Chân
thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi
chỗ không kỳ kèo cho
các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một
góc (chỉ một góc
thôi)
Sài Gòn
bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin
chắc rằng trong các ngài
đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi
sống hả hê giữa một thiên
đường
Ai bây
giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với
Trường Sơn?
Đỗ
Trung Quân (1982)
(*) Năm
1995 nhà xuất bản
Trình Bày có ý định in bài thơ này với cái tên tác giả "Chung Do
Kwan" trong phần" thơ dịch". Bài thơ vẫn còn là "ý
định" bởi sự cân nhắc cũng là nhã ý của nhà Trình Bày khi biết tác giả
thật sự vẫn còn đang sống ở VN.
*
Về bài
viết của tác giả Đỗ
Trung Quân
Kính
gửi: Ban Biên tập Diễn
Đàn
Tôi
thường vào Diễn Đàn để
tìm đọc các bài viết về các vấn đề mình quan tâm. Sáng nay tôi thấy
Diễn Đàn
giới thiệu bài Về một bài thơ chưa từng được công bố của ông Đỗ Trung
Quân. Tôi
theo địa chỉ liên kết và đọc bài này. Cảm giác của tôi là hoàn toàn
thất vọng
về thái độ của tác giả bài thơ. Tôi cũng là một người lính Việt cộng có
mặt ở
Sài Gòn tháng 4.1975 và cũng là một nhà thơ. Tôi không bao giờ thích
tranh luận
ầm ĩ hoặc quy chụp bất cứ ai, dù ở phiá nào. Tôi chỉ muốn nói một điều
với ông
Đỗ Trung Quân: Ở đâu trên thế giới này cũng có kẻ tốt, người xấu. Trước
một vấn
đề, nhất là khi liên quan đến nhân cách, lòng tự trọng con người, chúng
ta phải
thận trọng khi phát ngôn. Đọc bài cuả ông Đỗ Trung Quân, tôi thấy mình
bị xúc
phạm. Tôi xin khép lại vấn đề này ở đây.
Nhân
đây, tôi cũng xin gửi
tới Diễn đàn một bài viết của tôi.
Trân
trọng kính chào.
Vũ Duy Chu
VIỆT
CỘNG
Tôi là
Việt cộng bằng thịt
bằng xương, cao một mét sáu mươi tư, nặng bốn mươi kilogram
Ai bảo
chúng tôi có đuôi và
sáu thằng đu không gẫy một cọng lá đu đủ?
Sài Gòn
tháng 4 -1975
Mỗi đêm
tôi tự véo tai để
biết rằng mình không mơ ngủ
Im
tiếng súng rồi ư?
Hoà
bình rồi ư?
Đứng
trên ban công nhìn xuống
phố lô xô
Đồng
đội tôi không lẫn vào
đâu được
Những
bước chân nhấc cao
Quen
rừng sâu rễ cây mấp mô,
tuột quai dép lốp
Dạo phố
chiều mộng du sải
bước
Như thể
đang hành quân
Quen
gối đầu lên ba lô, quen
nằm võng lưng tôm
Nằm
giường không sao ngủ được
Công
tắc đèn ai bật nghe cái
tạch
Thoáng
giật mình
Việt
cộng từ rừng về phố văn
minh
Những
ánh mắt hoài nghi
Bao xã
giao dò xét
Vẫy xe
lam, bác tài phanh kít
Xuống
xe bác tài nhìn… rồi
không nhận tiền
Không
cần nhớ những lời dặn
dò của Chính trị viên
Về tới
Sài Gòn
Đâu
phải để kiếm bạc tiền
Ta mới
gần bảy năm xa nhà
Bạn ta
đứa mười năm
Và
những người lính tóc hoa
râm
Tôi là
Việt cộng có khác chi
không em?
Ôi
hương tóc em
Thức
trong tôi một chàng trai
hai mươi sáu tuổi
Lần đầu
tiên biết mình yếu
đuối
Biết
thương cô gái quê xa
không đợi được người về
30.4
Thành
phố màu cờ
Buổi
sáng này ba mươi tư năm
trước
Triệu
người lính Việt cộng đã
trở về
Triệu
người lính nằm lại
những cánh rừng xa lắc
Ba mươi
tư năm
Rưng
rưng dọc miền ký ức.
Sài
Gòn, 4 .2009
V.D.C
Đôi lời
nói thêm
Khi
giới thiệu “một bài thơ
chưa từng công bố” của Đỗ Trung Quân (trong mục Thấy trên mạng ngày hôm
qua),
chúng tôi không giới thiệu nó như một “bài thơ hay”, hoặc một tuyên
ngôn có
tính chất “chân lý” gì về toàn bộ phía những người “Việt Cộng”. Đơn
giản, nó là
một tâm cảm, được “dẫn dắt” bởi những trải nghiệm của tác giả trong môi
trường
sống của anh, trong khoảng thời gian ấy. Và chúng tôi cũng đọc bài thơ
trong
thư độc giả VDC trong ý đó. Theo chúng tôi, cả hai tâm tư đều được diễn
tả một
cách chân thật, và đều phản ảnh khách quan một góc nhìn thời sự, nếu
chúng khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn, cũng không có gì lạ. Chúng cần được biết đến,
tôn
trọng, cũng như vượt qua. Tóm lại, khi giới thiệu bài thơ của Đỗ Trung
Quân
cũng như khi đăng nguyên văn thư của độc giả VDC và bài thơ của ông,
chúng tôi
chỉ có ý giới thiệu hai chứng từ, hoàn toàn không muốn gây ra một cuộc
tranh
luận nào về lý lẽ hay về nghệ thuật.
(H.V.)
*
Note:
V/v
-“Chúng
tôi có đuôi”: Thế
Giang bảo vậy. Ông còn viết cả một cuốn sách về nó.
-“sáu
thằng đu không gẫy một cọng
lá đu đủ”. Đây là một hình ảnh có thực, về những VC nằm vùng, trong
những năm còn
Diệm. Do tình báo của Diệm bảnh quá, mấy anh VC phải nằm dưới hang dưới
hố, sống
nhờ các bà mẹ huyền thoại TCS, chỉ đêm mới dám chui lên. Do ăn uống
không đầy đủ,
thiếu ánh sáng mặt trời, anh nào anh nấy xanh như tầu lá, nhẹ tênh,
thành thử "sáu
anh đu cọng đu đủ không gẫy" là chuyện có thực, không phải để chế riễu,
có thể, nhưng đúng ra, là để
khiếp sợ sự hy sinh, chịu đựng gian khổ của họ.
Gấu
này đã từng nghe, một vị tỉnh trưởng kể về vụ này. Ông cho biết, khi
nhìn thấy
một anh VC chui ra khỏi hầm là ông ngộ ngay ra là VNCH thua rồi!
Ký
giả Phan Nghị, trong một loạt bài viết về đường Trường Sơn, cũng đã mô
tả gót
chân của dũng sĩ VC: Do đi chân trần, nên da lòng bàn chân của họ dầy
đến nỗi không
cần giầy dép... Nike!
Những hy sinh
như thế, chỉ để có được một đất nước điêu
tàn như ngày hôm nay. Đó là lý do DTQ cho post lại bài thơ của ông,
theo Gấu.
-V/v Những câu Tin Văn gạch đít, trong bài thơ: Gấu này cũng có cảm
giác như nhà thơ DTQ khi đọc mấy anh Yankee mũi tẹt ở hải ngoại, khi họ
viết về Đất Bắc của họ, trên diễn đàn tà ma ác quỉ của họ.
Đúng là trí lớn gặp nhau, chí bé cũng gặp nhau.
Take care. NQT
Phát ngôn viên và Bộ lạc
The Spokesman and the Tribe
"We know the
force of gravity, but not its
origins; and to explain why we become attached to our birthplaces we
pretend
that we are trees and speak of roots. Look under your feet. You will
not find
gnarled growths sprouting through the soles. Roots, I sometimes think,
are a
conservative myth, designed to keep us in places."
Salman Rushdie: Shame
"either I'm
nobody, or I'm a nation."
Derek
Walcott: The
Schooner Flight
*
Chúng
ta biết trọng
lực là cái gì, nhưng cội nguồn nó, thì không; và để giải thích tại sao
khúc ruột ngàn
dặm khốn khổ khốn nạn vì nơi chốn ra đời, chúng ta bèn giả đò coi mình
là cây, và nói về
rễ. Nhìn xuống chân xem có thấy hoa lá cành chui ra từ đế giầy? Gốc,
rễ, đôi
khi tôi nghĩ, là một huyền thoại có tính bảo thủ, được phịa ra để níu
kéo chúng
ta về một nơi chốn nào đó.
Hoặc tớ
chẳng là
ai, hoặc tớ là cả một quốc gia.
Isaac Singer có nói,
mọi nhà
văn đều phải có cội nguồn, phải viết từ một niềm cảm thông sâu xa về
nơi chốn
mà họ từ đó tới...
Naipaul: Hai điều bạn
vừa nói
đó, rất khác biệt. Tất cả những nhà văn phải viết từ niềm cảm thông sâu
xa về
nơi chốn mà họ từ đó tới, nhưng điều này đâu có nghĩa, họ phải có cội
nguồn. Sự
kiện cội nguồn, như thế đó, chỉ đẻ ra một nhà văn địa phương... Tàn
nhẫn đấy,
nhưng sự thực là như vầy: người ta biết rất rõ, từ đâu tới, và tại sao
mà tới,
từ đó, [on sait exactement d'où l'on vient, on sait pourquoi on est
venu].
[Trả lời Cathleen
Medwick,
báo Vogue, London,
tháng Tám, 1981]
Quê hương của một con
người, thì cũng
chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng
ghế nơi
công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một
chế độ
thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm
của người
đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không! Không
có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia
này, nọ,
cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].
Nếu
chính trị là
quyền lực, và nghệ thuật là tự do, nếu vậy thì, trong một nhà nước toàn
trị,
nghệ thuật không chỉ ở vào vị thế thách đố, đối đầu - như nó
thường làm
như vậy, với mọi thứ quyền thế - mà nó đích thị là kẻ thù, của
chế độ.
Norman Manea: Romania
*
Koestler,
enfin,
retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến đi không
xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa hè- tại
một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may mắn sống
sót sau
những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con người
Sài-gòn
dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi, có kẻ chỉ
tò mò
lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một lời đề
tặng của
chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ sách
kỷ niệm
đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.
Gặp lại những
nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những
nét đặc
thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của
kẻ
khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành
những Thánh
Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả
những lời
nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt
họ
hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...",
tôi
bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang
trong
nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway
chú giải Joyce,
Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... -
Cũng vậy,
những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline
bắt chước
Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một
muốn ngự sử
văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách,
chôn học
trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng
Nga. Người
ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc
ý của
Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp.
Polpot đã
từng du học ở Paris.
Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không
có quá
độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Lolita, của một
người bạn thân.
Tôi gặp
K. khi
anh từ một trại cải tạo ở miền Bắc về, tại chợ sách phía sau rạp Đại
Nam, điểm
không hẹn mà gặp của những kẻ chỉ cần nhìn lại một cuốn sách cũ là cảm
thấy bạn
bè vẫn còn đủ, Sài-gòn vẫn là Sài-gòn. Bẵng thật lâu, trước chuyến đi
xa chừng
nửa năm, tôi gặp lại anh, lúc này làm nghề bán sách dạo. Anh thận trọng
ghé
chiếc xe đạp với chồng sách cao ngất ngưởng, vào lề đường, rồi đến bên
tôi,
thường là buổi chiều, tại cà phê "Bà Lê Chân", cũng một quán đặc biệt
vỉa hè Sài-gòn, của một anh bạn xưa thi sĩ. Chủ quán cười cười như để
bào chữa
cho vai trò mới mẻ của mình: Quán là khởi đầu của mọi khởi đầu. Và khởi
đầu,
cho dù buồn, vẫn còn hơn kết cục vui. (Le début même triste, c'est
mieux que la
fin heureuse. Cantique des cantiques). Câu nói của anh còn là lời trách
móc nhẹ
nhàng cái tật của tôi, khi viết, thường hay lấy một câu của một nhà văn
nước
ngoài làm khởi đầu. Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù
có đi xa
chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt. Quán, Mái
Nhà Xưa.
Sài-gòn, Sài-gòn...
Le
domicile est
suspendu au cou de l'homme
Comme
une
punition
Alain
Lần Cuối Sài Gòn
*
Mail, 30 Tháng Tư,
2009
Long time, no mail
Hope everything OK
NQT
Cám ơn anh . Vẫn bình
thường
. Chỉ chán chán . Vẫn đọc anh đấy chứ . Mừng anh vẫn nhiều energy , và
vẫn chứa
chan tình cảm . K
Tks
30
Tháng Tư 2009 có tí ti lạ. Báo trong nước có vài bài thật lịch sự về
văn hóa đồi trụy Ngụy trước 1975. Đọc một bài, thấy tên cuốn khảo luận
phê bình thổi ống đu đủ của một ông bạn quí của Gấu. Vậy mà nhớ hoài
không ra.
DA, tuổi trẻ, mộng, và thực.
Bạn quí nói, nó đâu cho xỉa tiền túi mà kéo tao đến gặp một thằng đầu
nậu, ra lệnh, chi cho thằng này hai, hay ba trăm ngàn.
Cúng trường đua Phú Thọ sạch, Sau đó kéo cầy trả nợ.
Ui chao 30 Tháng Tư là nhớ bạn quí. Chán thật!
Nhưng, chỉ nội cái tít là đủ ăn tiền rồi!
Llosa vs Steiner
Cassandra's
Prophecies
Những tiên tri của Cassandra
Kể từ khi Ngôn ngữ và Câm
lặng rớt vào tay tôi, ba mươi năm trước đây, tôi coi Giáo sư
George Steiner là
một trong những cái đầu tạo hứng, gây những cú hích tranh luận, phê
bình số 1
của thời chúng ta. Tôi tiếp tục đọc, cuốn này tới cuốn khác, những gì
ông viết,
và thấy đúng như vậy, ngay cả khi không đồng ý với những kết luận của
ông.
Nhưng, bây giờ, tôi ngờ ông đang bị cám dỗ, thứ cám dỗ mà những tài
năng lớn
thường vướng phải, nghĩa là bắt đầu tỏ ra dễ dãi, buông thả, tệ hơn,
muốn chứng
tỏ cái gì ta cũng biết, cái gì ta cũng đúng, bằng một thứ văn phong
lịch sự,
phong nhã, và bằng sự uyên bác của ông.
Tại sao
chúng ta nên hủy bỏ
giải Nobel Văn học?
Cái
sự kiện Mít cũng
chê
Nobel và đề nghị (?) huỷ bỏ, Gấu không sao hiểu được, chỉ đến khi nhớ
ra trường
hợp Thích Quảng Độ, cũng đã nhiều lần được đề nghị Nobel hòa bình,
thì mới
ngã ngửa ra mà ui chao sao Gấu này ngu thế!
Bởi là
vì, giả như Mít được
Nobel, và DTH được, thì thật khốn lạn!
Chim thiêng
NMG vs Lịch Sử
Dọn Kít
Võ tướng quân vs BBC
Cả bài
viết có hai câu ăn
tiền nhất bị mấy anh thợ dịch Bì Bì Xèo diệt mất một câu!
Diễn
đàn talawas dịch lại, thiến luôn hình Võ tướng quân, và tất nhiên," ẩn
dụ" về một vị tướng già, hom hem như thế, mà còn phải xông trận bô xịt!
Sao bac
ghet talawas...?
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Trước
1975 ở Miền Nam, học
tiếng Mẽo chỉ để đi làm bồi, bởi thế, không có tay nào rành văn hóa
Mẽo.
Phải tiếng Tây cơ. Gấu cũng thế, vốn tiếng Mẽo làng nhàng, từ hồi học
trung học
Nguyễn Trãi Hà Nội, cuốn sách tủ là cuốn trên đây. Khi qua được trại tị
nạn Thái
Lan, chỉ tới lúc đó mới có ý định học tiếng Mẽo, để… viết văn!
Chính
là do đọc
Steiner mà Gấu lại viết trở lại. Gấu đã lèm bèm về chuyện này nhiều lần
rồi.
*
Nhớ, giấc mơ học tiếng Tây thưở đầu đời, chỉ để có thể viết được một lá
thư
bằng tiếng Tây cám ơn một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, người đã nuôi
Gấu ăn
học, những ngày ở Hà Nội. Ông Tây này đúng là người đã nhìn ra Gấu.
Không có
ông là không có Gấu. Khi bà cô thương tình thằng cháu mồ côi, kêu về
nhà, cho
ăn học, bà cũng không nghĩ gì nhiều đến tương lai thằng cháu mình, chỉ
đến khi
ông Tây, chồng bà gật gù khen ngợi thằng bé nhà quê thì bà mới quyết
tâm cho
cháu học nên người. Khi Gấu học ở Sài Gòn, hàng tháng bà vẫn gửi
tiền về.
Ui chao, khi đọc lá thư của bà cô, mày viết tiếng Tây mà tao cũng đọc
được, mới
sung sướng hạnh phúc làm sao.
Bà cô Gấu, me Tây mà, nói tiếng Tây nhưng đâu có viết được tiếng Tây.
Tiếng
Việt, chỉ đến khi bà sắp sửa đi Tây, những ngày 1954 tại Hà Nội, bà mới
kêu
thầy tới nhà dậy, để viết thư gửi về cho chùm khế ngọt!
Nhưng cái giấc mộng viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu quả là một giấc
mộng tuyệt
vời!
Khi ở trại tị nạn, Gấu mới bắt đầu học tiếng Mẽo! Trước đó, nói tiếng
Mẽo, chỉ
đủ để làm bồi Mẽo.
*
Có thể nói, giấc
mơ viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó,
ở một
thư viện Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của
Steiner, và
cũng đúng lúc đó, ý tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không
phải từ
trên trời rớt xuống trúng đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang
vắng
của lịch sử Nga sống dậy, cái tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn
thịt lẫn
nhau” áp dụng cho xứ sở của giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt
kít. Gấu
tự bảo mình, chuyện viết văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của
mày, việc
của mày là phải làm sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền
không chết
một cái chết tức tưởi, mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh
giải phóng,
thống nhất đất nước. Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn
của một
miền đất.
|
|