*


 




*
*
@ Văn Hóa Magazine's Lý Kiến Trúc, Little Saigon
*
Tháng Tư, 2006 @ San Jose @ Dzư Văn Chất's.
Đây là lần gặp đầu tiên, và mới nhất, sau lần chót tại Sài Gòn, khoảng 1987.
Bạn hình như vừa ra khỏi nhà thương, sau cú mổ dạ dầy gì đó.
Gặp ngay dưới chân cầu Thị Nghè, phía Bà Chiểu. Giúi cho Gấu tí tiền.
Bạn vừa rú xe đi, là Gấu lại quay trở lại hẻm 72.

*
20 năm trước, 1989, Bức Tường Bá Linh sụp đổ
*
Bức Tường Lòng của Mít, "chỉ" bắt đầu được dựng lên, vào ngày 30 Tháng Tư 1975.

*
Ngày mà Gorbatchev phán:
"Đừng có trông mong vào chiến xa của chúng ta".
Tại làm sao mà mấy chục năm trước đó, chiến xa Liên Xô dẫm nát cuộc cách mạng Prague, 1968, mà 1989, không?
Bí mật này đang được lịch sử khui ra, cũng như bí mật về một cuộc giải phóng biến thành một cuộc ăn cướp!
*
BT ôm hôn thắm thiết DVM!
Xong, quay lại, kêu Đại Uý VC Phạm Xuân Thệ, tay lăm lăm khẩu súng:
-Đưa nó đi khuất mắt ta!
*
Gorbatchev vĩ đại vì đã ngửi ra hướng đi của lịch sử.
BT vĩ đại, vì ngửi ra mùi đô la, cho cả một lũ Yankee mũi tẹt, qua câu phán:
Bàn giao cái mẹ gì nữa. Chúng mày còn cái gì mà mà bàn giao?
Chúng ông lấy sạch rồi!

Lại Marx
*
When all else fails
 THE RISE AND FALL OF COMMUNISM
Cuộc lên voi xuống chó của chủ nghĩa CS.
Bài điểm sách trên TLS chỉ ra một điều thực thú vị:
Tại sao CS xuống chó ở mọi nơi, trừ ở TQ, và, ở xứ Mít?


Đọc lại V[I]P


Thà nô lệ anh Yankee mũi lõ


 Dọn Kít

V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, (1) qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
(1) Xin lỗi độc giả Tin Văn, Gấu coi lại nguyên tác, đây là một câu của Mauriac, trong một bài viết của Greene, về ông nhà văn Tây này, nhưng lại nhắc tới Pascal.
Toàn đoạn văn như sau:
Les êtres ne changent pas, c'est là une vérité dont on ne doute plus à mon âge; mais ils retournent souvent à l'inclination que durant une vie ils se sont épuisés à combattre. Ce qui ne signifie point qu'ils finissent toujours par céder au pire d'eux-mêmes: Dieu est la bonne tentation à laquelle beaucoup d'hommes succombent à la fin.
Il y a des êtres qui tendent leurs toiles et peuvent jeûner longtemps avant qu'aucune proie s'y laisse prendre: la patience du vice est infinie.
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
If Pascal had been a novelist, we feel, this is the method and the tone he would have used.
Graham Greene: The Lost Childhood and other essays.
Sorry again. NQT
*
Cái vụ ‘tôi chưa từng viết về VP”, sự thực, Gấu không tính “chọc quê” nhà đại phê bình, mà nó nằm trong dòng suy nghĩ của Gấu. Có thể dùng câu phán thật hách của Sến Cô Nương, như là một “chú giải”, “Bà đây chẳng có nợ nần gì tiền chiến”.
Gấu vẫn nghĩ, mình chưa hề viết về Võ Phiến, về Mai Thảo, ấy là vì văn chương của hai ông này nằm ở ngoài cái gọi là “angoisse”, âu lo, của những người cùng thời với Gấu, và “cùng thời” ở đây, lại phải dùng câu của Camus, để "chú giải”: “Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng tiếng trống trận của Đệ Nhất Thế Chiến, và lịch sử từ đó, không ngừng chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực.”
Bởi vậy, sau khi bị ông đại phê bình hất hàm hỏi, có mấy NQT, cung khai ra hết cho ta nghe coi, thì đến lúc đó, Gấu mới biết là mình lỡ vuốt râu hùm!
Gấu đã cắt nghĩa sơ sơ cái tình trạng trên đây, liền khi đó, bằng những dòng:
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng lại trên Văn. Nguyễn Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có giá trị [... của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn....  (1) tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng], những tác giả khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì  lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn chương của lớp chúng tôi.
(1) Than ôi, chỉ mình Gấu lỡ dại vuốt râu hùm, mà hùm trảm toàn bộ giới văn học Miền Nam!
*
Trường hợp Mai Thảo cũng thế, nhưng ông biết, qua những lần gặp gỡ, khi còn Sài Gòn, vào những buổi sáng sớm, ghé Quán Chùa lấy bài viết của Gấu cho tờ Vấn Đề, ông như giao hẹn, này đừng có nói chuyện văn chương đấy nhé! Bởi vậy, khi ra ngoài này, ông và Gấu chẳng hề liên lạc, hỏi han, ấy là vì có gì mà hỏi han!
Gấu nhớ một lần, có một ông bạn văn quen biết sau này, rất phục Mai Thảo, hình như nhờ Mai Thảo nâng đỡ mà ông có chút tên tuổi, và, một lần ông ta phôn cho Mai Thảo, vấn an, có nhắc đến tên Gấu, sau đó, gặp, ông ta lắc đầu, vậy mà ông nói ông quen biết Mai Thảo. Tôi nhắc đến tên ông, ông Mai Thảo đã không vồn vã gửi lời hỏi thăm mà còn có vẻ bực!
Chính vì thế, khi nghe tin Mai Thảo nằm viện, chờ đi, Gấu vội vàng đi một đường Tạp Ghi, và NMG đích thân mang vô bệnh viện đọc cho Mai Thảo nghe. Ông gửi lời cảm ơn Gấu qua NMG, và nói thêm, thằng đó bây giờ viết còn đọc được, trước, tao chẳng thể nào đọc được nó!
*

Về cái vụ viết mục Tin Văn, hay Tạp Ghi, cho Vấn Đề, bây giờ nhớ lại, chắc là do đề xuất của TTT, chứ Mai Thảo hồi đó, không ưa Gấu.
Nói rõ hơn, ông không chịu được văn của Gấu, thứ văn chương bè rau muống, không đọc những tác giả Gấu đọc, thí dụ Faulkner, về văn, hay Barthes về phê bình.
Thành thử cái nhìn lắc đầu ra hẹn, đừng nói chuyện văn chương, chán lắm, là còn có nghĩa như thế.
Khi NMG đọc bài văn tế sống Mai Thảo, Gấu viết vội cho kịp chuyến đi một chiều, khi ông nằm nhà thương, ông gửi lời cám ơn, và nói thêm, bây giờ nó viết đọc được, trước đây, đếch đọc được, sự tình nó là như vậy
Cung cách viết Tạp Ghi cho Vấn Đề cũng vẫn cung cách viết Tin Văn bây giờ, nguồn hứng khởi, báo ngoại, thường là tờ Tin Nhanh của Tây, từ tiệm Xuân Thu, kế ngay bên Quán Chùa. Cái cảnh Gấu từ tiệm sách bước ra, cắp nách một cuốn de poche, hoặc vừa đi vừa đọc tờ Tin Nhanh, L’Express, rồi lấy cái trán đẩy cái cửa kính Quán Chùa, chắc cũng chướng lắm, triết gia PCT còn nực nữa là, chứng cớ có lần ông phạng Gấu và đồng bọn, trong có cả người đi trên mây, rất khoái cái trò vừa đi vừa nhún nhẩy, người hơi nghiêng qua một bên một tí, tay vung vẩy tờ báo Tây.

*
Quán Chùa, khi Gấu ngồi, những ngày đầu, tường thấp lủn tủn, bạn chẳng cần tới cửa, mà cứ thế nhẩy qua bờ tường vô quán. Khi Mẽo thực sự tham chiến, với cuộc đổ bộ tại Normandie Á Châu, tức bãi biển Đà Nẵng, vào năm 1965, biệt động thành welcome Mẽo dữ quá, chẳng chỗ nào là ốc đảo thượng lưu, là an toàn xa lộ, Quán Chùa dựng tường kín bưng, bên ngoài còn bọc thêm một hàng rào dây kẽm cho chắc ăn, thành thử cái cảnh lấy trán đẩy cửa kính thực sự chỉ là giả tưởng.

**
**
*
*

Nhưng, phải đến khi đọc Một cuộc gặp gỡ, liền tức thì, vớ được đoạn sau đây, thì Gấu mới ngộ ra, về cái sự lơ là Võ Phiến, Mai Thảo của Gấu, phải dùng câu của Kundera chú giải, thì mới thật đã! 

Kundera viết: L’Iliade hoàn tất từ lâu, trước khi thành Troie ngã gục, nó hoàn tất vào cái lúc mà cuộc chiến còn chưa ngã ngũ, và con ngựa gỗ thần kỳ chưa nẩy ra ở trong đầu Ulysse. Và đây là đòi hỏi mỹ học của nhà thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại: Mi đừng bao giờ để trùng hợp thời của những số phần cá nhân với thời của những biến động lịch sử. Bài thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại mang nhịp điệu của thời của những số phận cá nhân (1).
Với Võ Phiến, với Mai Thảo, những băn khoăn, thắc mắc về cuộc chiến, kể như qua rồi [cuộc chiến chống Pháp], với chúng tôi, chúng chỉ mới bắt đầu.
Đó là khoảng cách giữa hai lớp người.
Đó là lý do, khiến Gấu cứ đinh ninh, mình chưa hề viết bất cứ cái gì về VP!
Chúng tôi có một bài thơ sử thi lớn lao khác, mà nhịp điệu của nó là nhịp điệu của những số phận cá nhân của lũ chúng tôi.
(1) L'Iliade s'achève longtemps avant la chute de Troie, au moment où la guerre est encore indécise et où le fameux cheval en bois n'existe même pas dans la tête d'Ulysse. Car tel était le commandement esthétique stipulé par le premier grand poète épique: tu ne laisseras jamais coïncider le temps des destins individuels avec le temps des événements historiques. Le premier grand poème épique fut rythmé sur le temps des destins individuels. (2)
Tuyệt!
(2) Cũng ý này, hẳn thế, Lukacs viết:
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).

 *

Trong bài viết nhan đề “tiểu thuyết”, Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual redefinition of the human being as problem. (1)
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.
(1)
Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
Bếp Lửa trong Văn chương

Don Quixote


Simenon par Simenon

Dans l’Autodictionnaire Simenon, à paraître à la rentrée, Pierre Assouline rassemble extraits de fictions, entretiens, articles ou lettres où l'écrivain se livre. En avant-première, quelques unes de ses entrées.
Bach, Jean –Sébastien
J'ai souvent pensé à Bach en écrivant mes romans. Il est un des génies créateurs que j'admire le plus et que j'essaie d'imiter. [ .. ']'Je m'efforce d'imiter le style de Bach, c'est-à-dire d'obtenir cette surimpression, cette superposition de voix. Un travail de fugue, que je voudrais réaliser dans un roman avec des mots, sans y parvenir, bien entendu.
[Khi viết tiểu thuyết, tôi luôn nghĩ tới Bach, một trong những thiên tài sáng tạo mà tôi mến mộ và cố bắt chước văn phong của ông, nghĩa là làm sao có được sự trùng lấp của giọng, tiếng. Một tẩu khúc, mà tôi muốn thực hiện ở trong tiểu thuyết, bằng những từ, nhưng không làm sao đạt được, tất nhiên.]
(Entretien avec André Parinaud, octobre-novembre 1955.)
Balzac, Honoré de
Vous voulez bien me comparer à lui. Je vous avoue que je ne suis pas d'accord avec vous. Les personnages de Balzac, en effet, comme ceux des auteurs grecs, de Corneille, de Racine, de Hugo, pour ne pas parler de Shakespeare et de Dante, sont tous plus grands que nature. Au point qu'ils sont devenus en quelque sorte les prototypes auxquels on se réfère pour décrire un individu. Je ne possède pas son athlétisme intellectuel. Mes personnages sont à peine décrits. Ils vivent le temps d'un roman et, si certains lecteurs se souviennent d'eux, c'est surtout à cause d'une ambiance, d'une sorte d'intimité qui pendant la lecture établit un lien affectif ou répulsif entre celui qui lit et celui dont on lit l'histoire. Vous voyez donc que je suis loin l'avoir la taille du Balzac que Rodin a si admirablement soulignée dans la statue du boulevard Raspail.
[Ông muốn so sánh tôi với ông ta. Tôi sợ hỏng, ông ạ. Tôi không đồng ý với ông. Những nhân vật của Balzac, thực sự mà nói, cũng như những nhân vật của những tác giả Hy lạp, Corneille, Racine, Hugo, đấy là chưa nói đến mấy đấng như Shakespeare, Dante. Tất cả đều lớn hơn là bình thường, tự nhiên. Đến nỗi những nhân vật đó trở thành một thứ nguyên mẫu mà người ta dựa vào đó, mỗi lần lăm le miêu tả một cá nhân con người. Tôi không có thứ thông minh nhất mực như thế, của Balzac. Những nhân vật của tôi thì đều như vừa mới nặn ra, còn luộm thuộm, quê kệch lắm. Chúng sống vừa vặn cái quỹ thời gian của một cuốn tiểu thuyết, và nếu có vài độc giả còn vấn vương với chúng, ấy là vì cái bầu khí, một thứ thân tình gì gì đó, mà, trong khi đọc, đã tạo ra được mối liên hệ giữa kẻ đọc, và kẻ mà người ta đọc câu chuyện về kẻ đó. Ông thấy không, làm sao tôi có được cái tầm vóc khôi vĩ của Balzac, như được Rodin đưa vào tượng một cách đáng yêu tuyệt vời, đặt ở nơi Đại lộ Raspail.]
(Lettre à André Jeannot, 11 août 1986.)
Dostoïevski, Fedor Un concentré d'humanité. On lui doit une nouvelle notion de l'idée de culpabilité: un drame personnel, interne à l'âme de chacun, sans rapport aucun avec le Code pénal.
[Một cục người. Người ta nợ ông một ý niệm mới mẻ về phạm tội: một thảm kịch nội tâm của mỗi người, chẳng mắc mớ gì đến Hình luật]
(Réponses à une enquête de Raymond Queneau, 1950.)

Atmosphère
Ce que j'entends par « atmosphère» pourrait être traduit par« climat poétique ».
Cái gọi là không khí truyện, tôi gọi là khí hậu thơ…. Tôi nghi rằng điều mà đám phê bình gọi là không khí truyện của tôi, đó là chủ nghĩa ấn tượng của hội họa được áp dụng vào văn chương.
Écrivains contemporains
S'ils sont bons, ils me dépriment, mais s'ils sont mauvais ils me rendent vaniteux.
(Entretien avec Mara Scherbatoff et Nick de Morgoli, mai 1953.)
Nhà văn cùng thời.
Nếu họ viết bảnh, tôi tủi thân. Dở, phách lối.

*
Faulkner, William Sans doute avez-vous lu les Faulkner? À mon sens, c'est celui qui a le mieux rendu la vie du Sud (Georgie, Caroline, Virginie). C'est aussi, avec Steinbeck, l'écrivain américain que je préfère. Très au-dessus d'Hemingway, à mon sens, qui est très européanisé. [Chắc hẳn ông đã đọc Faulkner? Theo tôi, ông ta là tay bảnh nhất viết về Miền Nam. Tôi thích ông ta, và còn thích cả Steinbeck nữa. Thích hơn Hemingway nhiều. Tay này thành Tây mũi lõ mất rồi.]
(Lettre à André Gide, 26 février 1948.)

 Simenon_Paris_Review