*

Nhật Ký Tin Văn
[D_2]


D_3

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31 32 33
34  35 36 37 38 39 40













*


Mùa hè Còn Mãi
Truyện Dài
Nguyễn Chí Kham


Vietnam Now



Tiếng Dội

We must therefore listen attentively to every whisper of the world, trying to detect the images that have never made their way into poetry, the phantasms that have never reached a waking state. No doubt this is an impossible task in two senses: first because it would force us to reconstitute the dust of those actual sufferings and foolish words that nothing preserves in time; second, and above all, because those sufferings and words exist only in the act of separation.
Michel Foucault, Madness and Civilization.

[Chúng ta do đó phải chăm chú nghe mọi tiếng thì thầm của thế giới, cố nhận ra những hình ảnh chẳng tìm ra con đường của chúng để đến với thơ ca, những hồn ma bóng quế không làm sao thức giấc. Hiển nhiên đây là một nhiệm vụ bất khả, theo hai nghĩa: thứ nhất nó sẽ ép chúng ta phải tái tạo lớp tro than bụi bặm của những khổ đau và những từ ngữ điên khùng mà chẳng có gì gìn giữ chúng với thời gian; thứ nhì, và trên tất cả, bởi vì những khổ đau và những từ ngữ này chỉ hiện hữu trong hành động chia lìa, cách trở: Từ lúc đưa em về là ngàn trùng xa cách!]
Michel Foucault, Madness and Civilization. Khùng điên và Văn minh
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết Strangeness, Integration and Crisis: On Peter Handke's play Kaspar, trong CAMPO SANTO

Tiếng dội của gió trong cây có khác nhau không? Làm gì có tiếng dội của gió trong cây, mà nghe. Có chứ, nhưng chắc phải còn tùy người nghe. Người nghe có lắng tai, có để cả tâm mình trong tiếng dội lại của gió hay không? Khi trận gió lớn đi qua, cái âm dội lại trong hàng thông có khác với âm dội lại trong những cây phong? Thật ra không phải cái tai nào cũng nghe được, ta phải để cả cái tâm của mình khi gió đến và khi gió bỏ đi thì ta mới thấy được âm thanh của gió dội lại khác nhau thế nào. Vì có người nói, họ có thể nghe tiếng dội của cánh hoa hồng rơi xuống lòng vực. Người này chắc phải là một thi sĩ!
TMT


Nhịp thời gian

Walter Bejamin là ai? Một triết gia? Một nhà phê bình? Một sử gia? Hay "chỉ là" một nhà văn?
Câu trả lời hay nhất có lẽ là của Hannah Arendt: ông ta là một "trong số những người không thể xếp loại… là những người có tác phẩm không hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào."

Ui chao, cái sự kiện, GNV bị độc giả VOA rũa tơi bời, một phần vì đám đệ tử của Thầy cứ thấy bài của Gấu là chửi, một phần còn là vì lý do, như trên!
“Nhịp thời gian”: một bài viết ‘không phù hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào’!
Tuyệt!
*

Lê Tấn Lộc (Canada)
Cảm ơn Tha La đã nói giùm tôi (và có lẽ của rất nhiều thân hữu cũng như văn hữu của NXH). Xin nhắn NXH chớ quá chiều chuộng bạn bè mà bắt thiên hạ trân mình chịu đựng "loạt bài" bắn rafale non-stop nầy, có ngày chúng tôi bị stroke hết!
VOA

LTL, chắc ông anh KT?

Bạn lầm rồi. Gấu chẳng hề ham viết cho VOA.
Đã viết chùa còn bị chúng chửi, gần như suốt đời sống đời ‘đâm thuê chém mướn’, Gấu đâu có ngu đến như thế!

Blog VOA của NXH & Bạn hữu xuất hiện cũng đã lâu, đâu có Gấu trong số những thân hữu, văn hữu?
Mới đây thôi, bạn quí xin số phone, qua một bạn văn ở Cali, nói bịnh quá, đi giùm một, hai đường ‘cứu bồ’.
Loạt bài ‘rafale non stop’, là để đăng trên TV.
Cái sự không ưa Mẽo của Gấu, dài dòng, nhiêu khê lắm. Bữa nào rảnh, kể hầu độc giả TV.

Chửi còn đỡ. Khen mới khổ!
Nathalie Sarraute, kể, nhờ Sartre đọc Chân dung một kẻ lạ, coi đây là một thứ 'phản tiểu thuyết', mà bà nổi tiếng, cám ơn ông ta, làm sao không, nhưng Sartre chẳng hiểu tí chó gì về cuốn sách của tôi!

Được triết gia, giáo chủ giáo phái hiện sinh khen, mà còn khổ như thế, thử tưởng tượng Gấu được Thầy, đệ tử của Thầy, và bây giờ, “You too, Brutus?”xúm lại xoa đầu thì chắc chết đứ đừ như Cesar!
*

Sự kiện trang TV lọt vào Top Ten, đứng chỉ sau Chợ Cá, Băng Đảng Hậu Vệ, thật sự làm Gấu ngạc nhiên, chỉ mãi sau này mới hiểu ra: Độc giả TV, một cách nào đó, đều bị cái rìu phá băng của Kafka choảng cho một cú, hoặc nặng hoặc nhẹ; hay nói cách khác, đều bị thương tổn, nặng nề hoặc không nặng nề, vì Cái Ác Bắc Kít, đều đau lòng vì Con Bọ, Con Ruồi xuất hiện sau cú 30 Tháng Tư 1975, ở cả hai miền đất nước!
Gấu cũng đã từng lầu bầu, Gấu làm trang TV chẳng hề vì mục đích văn chương, làm sao có chuyện khen chê Gấu viết văn, số 1 hay số 10 trong thiên hạ?
Một độc giả TV đã từng than thở, vô TV của anh cu Gấu, ngoại trừ những trang viết về BHD, tất cả còn lại thì đen thui, có khi vô một lần, mà lẩn thẩn mất cả một tuần lễ!
*
Thu, March 18, 2010 1:06:48 PM
From: 
To:    
Cc:   
Trụ ơi,
Thích bài này lắm.
Cám ơn Trụ.
email cua moa la:….
Cậu liên lạc qua email nay nhe!
Xin cậu 1 tấm hình va mấy dòng bio de di kem bai viet nay..
Cậu gửi sơm cho mình nhe!
Mong lam!
H

Trên đây là cái mail, nhận được từ bạn quí của Gấu, kể từ khi Gấu ngưng viết mục Tạp Ghi cho báo Văn, không phải báo Văn Học.
Đành phải phô ra, để ‘thỏ thẻ’, Gấu không hề ham hố viết cho VOA!
Gấu đâu muốn, đã viết chùa, rồi còn bị chửi, đồ già khú đế sắp ngỏm củ tỏi, mà còn mơ được gọi là nhà văn!
Gấu cũng đã từng biết trước, là cả đám sẽ trơ mặt dầy ra, làm như không hề biết đến những lời nhục mạ cộng tác viên của chúng!

Như lính giữa rừng


Những kỳ tích về Walter Benjamin

Khi đọc bài viết của Coetzee về Walter Benjamin, Gấu bị chấn động bởi những dòng sau đây:

Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.

Và những dòng đóng lại bài viết:

What was Walter Benjamin: a philosopher? A critic? A historian? A mere 'writer'? The best answer is perhaps Hannah Arendt's: he was 'one of the unclassifiable ones ... whose work neither fits the existing order nor introduces a new genre' .
His trademark approach - coming at a subject not straight on but at an angle, moving stepwise from one perfectly formulated summation to the next - is as instantly recognizable as it is inimitable, depending on sharpness of intellect, learning lightly worn, and a prose style which, once he had given up thinking of himself as Professor Doctor Benjamin, became a marvel of accuracy and concision. Underlying his project of getting at the truth of our times is Goethe's ideal of setting out the facts in such a way that the facts will be their own theory. The Arcades book, whatever our verdict on it - ruin, failure, impossible project - suggests a new way of writing about a civilization, using its rubbish as materials rather than its artworks: history from below rather than from above. And his call (in the 'Theses') for a history centred on the sufferings of the vanquished, rather than on the achievements of the victors, is prophetic of the way in which history-writing has begun to think of itself in our lifetime.
(2001)

Walter Bejamin là ai? Một triết gia? Một nhà phê bình? Một sử gia? Hay "chỉ là" một nhà văn?
Câu trả lời hay nhất có lẽ là của Hannah Arendt: ông ta là một "trong số những người không thể xếp loại… là những người có tác phẩm không hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào."
Cách tiếp cận độc đáo của ông – tới với một đề tài không theo lối thẳng băng, mà đi xiên từ một góc độ, bước từng bậc, từ một tổng kết qui mô đã hoàn hảo, tới bậc kế tiếp – khiến người ta nhận ra ngay, vì chẳng ai bắt chước nổi, với trí tuệ sắc bén, với kiến thức nhẹ mang, và với một văn phong chính xác và súc tích tuyệt vời, đã có lần ông đành không dám nghĩ về mình, là giáo sư tiến sĩ. Làm sao tới được sự thực về thời đại của chúng ta, đó là cốt lõi dự án của ông, và nó được nhấn mạnh bởi một tư tưởng, mà Bejamin nhận thấy, đã được diễn tả bởi Goethe: làm bật ra những sự kiện, theo kiểu này: những sự kiện sẽ là lý thuyết của chính chúng.
Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

Chính vì vậy, dù vốn liếng tiếng Anh ăn đong, Gấu vẫn cố, quá sức mình, dịch bài viết.

Có thể nói, tất cả những bài dịch đầu tay khi mới ra ngoài này đều quá sức của Gấu, cả về vốn liếng tiếng Anh lẫn tầm nhìn: những bài viết của Steiner, Borges, Coetzee…

Có vẻ như trong khi dịch, Gấu đã mường tượng ra, ngoài hai tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ, cả hai đều điêu tàn và viết về điêu tàn, như tác giả của chúng, còn một tác phẩm điêu tàn, khủng hơn nhiều: Cuộc chiến Mít, và cảnh tượng điêu tàn băng hoại như hiện thời!

*

Following on from Stranger Shores, which contained J.M. Coetzee's essays from 1986 to 1999, Inner Workings gathers together his literary essays from 2000 to 2005.
Of the writers discussed in the first half of the book, several - Italo Svevo, Joseph Roth, Bruno Schulz, Sandor Marai - lived through the Austro-Hungarian fin de siècle and felt the influence of Schopenhauer, Nietzsche and Freud. Coetzee further explores the work of six of twentieth-century German literature's greatest writers: Robert Musil. Robert Walser, Walter Benjamin, Joseph Roth, Gunter Grass, W.G. Sebald, and the poet Paul Celan in his 'wrestlings with the German language'.
There is an essay on Graham Greene's Brighton Rock and on the short fiction of Samuel Beckett, a writer whom Coetzee has long admired. American literature is strongly represented from Walt Whitman, through William Faulkner, Saul Bellow and Arthur Miller to Philip Roth. Coetzee rounds off the collection with essays on three fellow Nobel laureates: Nadine Gordimer, Gabriel Garcia Marquez and V.S. Naipaul.

Bài essay đầu tiên của Coetzee mà Gấu đọc, viết về Brodsky, trên tờ NYRB, sau in trong Stranger Shores.
Gấu thuổng một ý tuyệt vời của Brodsky - Coetzee cũng thật mê - và sau đó, đưa vô bài viết về Võ Phiến, nhà văn Bình Định, gây bất hòa nặng nề giữa Gấu và nhà văn THT, khiến ông delete tên của Gấu trong bộ sách vĩ đại của ông, về văn học Miền Nam trước 1975:

Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu, Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà văn một kẻ sống sót, là vậy.
*
Thật lạ lùng, một trong những bài điểm sách đầu tiên của Gấu, và Gấu thật mê, là bài viết về cuốn tiểu thuyết đầu tay của THT khi nó mới ra lò, thời gian Gấu phụ trách trang VHNT của tờ nhật báo Tiền Tuyến:

Trước 1975, thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật của tờ nhật báo quân đội Tiền Tuyến, trong một bài giới thiệu tác phẩm đầu tay của một nhà văn đã có vài tuổi lính, nhớ tới nhà văn Y Uyên vừa mới tử trận, tôi có đưa ra một nhận xét: Hãy cố gắng sống sót, và, nếu may mắn sống sót, nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ còn phải đụng với một cuộc chiến khác, khủng khiếp cũng chẳng kém trận đầu: văn chương!

Ý nghĩ này, tôi gặp lại, sau 1975, khi đọc Người Mẹ Cầm Súng của Nguyễn Thi, chết trận Mậu Thân...
Nguồn

Thế rồi nó cứ theo Gấu hoài, và chỉ đến khi ra hải ngoại, đọc những gi mà ông ta viết sau này, thì mới hỡi ơi: THT đã không nhận ra lời cảnh báo của GNV trong bài viết, chứng cớ là cái việc ông cứ cùi cụi lo vực dậy anh lính VNCH giữa những vòng dây kẽm gai của lịch sử, trong khi anh ta đếch có té ngã, chán thế!
Và, thay vì nhận ra, và cám ơn GNV, thì ông ta lại thù thậm tệ!
*

Bài viết của Coetzee về Brodsky cũng thật là tuyệt. TV sẽ post và có thể sẽ dịch.

Sau đây là hai đoạn, Gấu thuổng, liên quan tới xứ Mít của Gấu, và số phận những nhà văn nhà thơ như Gấu, của Miền Nam trước 1975:

In his autobiographical journeying Brodsky never reached the 1960s, the time of his notorious trial on charges of social parasitism and his sentencing to corrective labor in the Russian far north. This silence was, in all likelihood, deliberate: a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits ("At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim," he advises an audience of students; On Grief, p. 144).
[Trong ký sự có tính tự thuật của ông, Brodsky vờ hẳn đi thập niên 1960, thời gian chúng lôi ông ra tòa, và khiến ông nổi đình nổi đám, đến nỗi bà chị, nữ thần thi ca Nga, Akhmatova gật gù phán, thằng em của tớ đã mướn tụi khốn viết tiểu sử cho nó đấy.
Cái sự vờ đi một cách rất ư là vô tư này là một nét tuyệt vời đặc Brodsky: ông từ chối không bầy ra những vết thương của mình (“Bằng mọi giá hãy cố mà tránh đừng tự ban cho mình cái thế giá nạn nhân”, ông phán bảo mấy anh chị sinh viên, trong một lần nói chuyện]

Gấu dựa vào những nhận định sau đây, một phần, để viết về nhạc sến, nhạc lính, nhạc vàng:
If I am right, then Brodsky's position is not far from that of the educationists of ancient Athens, who prescribed for students (men only, not women) a tripartite curriculum of music (intended to make the soul rhythmical and harmonious), poetry, and gymnastics. Plato collapsed these three parts into two, music absorbing poetry and becoming the principal mental/spiritual discipline. Those powers that Brodsky claims for poetry would seem to belong less to poetry than to music. For instance, time is the medium of music more clearly than it is the medium of poetry: we read poetry on he printed page as fast as we like-usually faster than we ought to-whereas we listen to music in its own time. Music thus structures the time in which it is performed, lending it purposive form, more clearly than poetry does. So why does Brodsky not make his case for poetry along Plato's lines, as a species of music?

Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!


Czeslaw Milosz
PROUD TO BE A MAMMAL


Tưởng niệm  Hoàng Cầm

Mandelstam chết vì bài thơ sau đây, vẽ chân dung Stalin:
Mandelstam's poem on Stalin (November 1933)

We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches,
But where there's so much as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention.
His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips,
His cockroach whiskers leer
And his boot tops gleam.
Around him a rabble of thin-necked leaders—
fawning half-men for him to play with.
They whinny, purr or whine
As he prates and points a finger,
One by one forging his laws, to be flung
Like horseshoes at the head, the eye or the groin.
And every killing is a treat
For the broad-chested Ossete. (1) 

(1) "Ossete." There were persistent stories that Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia in the Caucasus. The people, of Iranian stock, are quite different from the Georgians. 

Mandelstam: Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]

Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng ở những nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những ngón tay của kẻ đó mập như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi
Ánh mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...

Trong cái nhục nhã hèn hạ của sĩ phu Bắc Hà, có cái đẹp nhất, và khốn nạn nhất, của giấc đại mộng, nhập Đàng Trong với Đàng Ngoài làm một.
*
Bài thơ trên, được chuyển thể thành tiểu thuyết, và dưới đây là bài điểm cuốn tiểu thuyết đó:
THE STALIN EPIGRAM

Strongman

MICHA LAZARUS
đọc
Robert Littell
THE STALIN EPIGRAM
304pp. Duckworth Overlook. £14.99. 9780715639030

In November 1933, Osip Mandelstam composed what would become known as "The Stalin Epigram", a sixteen-line poem openly critical of the "Kremlin mountaineer", the "murderer and peasant slayer", Joseph Stalin. In May 1934, Mandelstam was arrested for "counter-revolutionary activity" and interrogated for two weeks, but was miraculously spared execution or imprisonment following an edict from on high to "isolate and preserve". He and his wife, Nadezhda, spent three years sentenced to exile from major cities, and lived peripatetically among friends and around Moscow for a further year on their return. In May 1938, however, Osip was arrested once more, and sentenced to a camp for five years. Shipped to Vladivostok, he was able to send a single note to his brother requesting "proper clothes"; he did not survive the winter. Nadezhda outlived him by forty-two years, eventually reconstructing much of his poetry from memory.
Such details became known in the West largely thanks to Nadezhda's magnificent memoir, Hope Against Hope (1970). An admirer of that book, Robert Littell met Mrs Mandelstam in 1979, towards the end of her life, a meeting he describes in the epilogue to The Stalin Epigram. The novel reconstructs the events of the four years from Mandelstam's composition of the "epigram" to his death by means of a fictionalized version of the contemporary voices of Osip and Nadezhda and their close friends Anna Akhmatova and Boris Pasternak, and the wholly fictional voices of Stalin's chief bodyguard, a beautiful young actress connected to the Mandelstams, and a sweet-natured weightlifting champion and circus strongman whose experiences of Stalinist criminal justice are compared to those of the highly strung and sensitive Osip.
Most of the story takes place around the time of Mandelstam's first arrest. The couple's poetic creativity and sexual liberality are set against the destructive and repressive Soviet bureaucracy, driven by a Stalin who is more physically decayed each time he appears. Littell doesn't stray far from the memoirs: his embroidery adds color and pace to a story much of whose imperturbable horror derives from the banality of the state machinery.
Color and pace, however, oddly lessen that horror. In order to translate from memoir to novel, Littell situates at the thematic centre of the novel a conflict between the sword and the pen, Stalin's steel mortality and Mandelstam's poetic immortality. The connection between the two, who in reality never met, is elaborated in fictional sequences of half-lucid delusions experienced by Mandelstam under duress. This is all very well for a story familiarly structured around agency and personality, protagonist, antagonist, tragic arc and fatal flaw; as such, Littell' s version is a swift and engaging piece of fiction. But the macabre pressure of the times is lifted in ills account, as the bureaucratic impersonality of events is transformed into a straightforward battle of wills.
The novel thus squanders the opportunity offered by historical fiction to vivify the past and populate its silences. The "voices" here shift uncomfortably between intimacy and expository formality, and sound artificial; the fictional characters imaginatively recreate the events from multiple perspectives, but (with the exception of Fikrit, the strongman) are too typical to add much. "You have to have lived through the thirties to understand", says Akhmatova in the novel, "and even then you don't understand." Perhaps this is true, although Nadezhda Mandelstam's retelling was both incisive and articulate. The Stalin Epigram is an entertaining, well-researched introduction, but the real story is in the· memoirs.
TLS JUNE 4 2010
 


Vụ Án