*
















*

Jennifer @ Niagara Falls 5.10.2003


Trang TMT

Steiner, trong bài trả lời phỏng vấn trên The Paris Review, khi được hỏi, văn chương, khi tới đỉnh cao ngất, thì còn phân biệt được của nam hay nữ, phán, văn chương khi tới đỉnh, thì hết còn phân biệt được.
Sai. Bây giờ thì Gấu nhận ra như vậy.
Chứng cớ là hình ảnh giọt lệ trời ngàn năm trước biến thành giọt lệ người trên lưng bàn tay.
Nam thi sĩ không làm sao tạo ra được hình ảnh này, bởi vì cùng với nó, là cả một lô huyền thoại, nào hòn vọng phu, nào là hòn đá kiên nhẫn (Syngué sabour, Pierre de patience, của Atiq Rahimi, giải thưởng Goncourt) ….

Đây cũng là ý mà Claude Lévi-Strauss vinh danh tác phẩm nghệ thuật, ngàn năm trước, ngàn năm sau chỉ là chớp mắt, bỏ đi vài ngàn năm như vậy, vẫn còn được!

Và đó cũng là ý của Brodsky, khi coi thơ là một hình thức tiết kiệm tối tiết kiệm, (1) tối giản [cả một thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, nằm gọn trong bài thơ nhỏ xíu Kinh Cầu của Akhmatova, thí dụ], là thời gian được tái cấu trúc, ngàn năm biến thành một phút phù du, đủ khô một giọt lệ...

Gấu, Noel, chẳng biết đi đâu, ngồi nhà ‘đọc chơi’ ba nhà thơ, TMT, Adam Zagajewski, Wislawa Szymborska, và khám phá ra được nhiều điều thú vị…


*

Bức hình này thuổng VC, bịt miệng Cha Lý!

Trong cùng số báo, có bài về Wikipédia, mà tác giả bài viết gọi là cửa hàng chạp phô tri thức, le grand bazar de la connaissance.
Sự thành công của Wiki thì quá sức tưởng tượng, không ai tiên đoán được, tuy nhiên, là một cộng đồng ảo, nó không thể không bị virus xâm nhập, không thể chống lại được những nhược điểm của con người như bất cứ một thứ không tưởng, utopie, nào. Nó không hề ban ưu tiên cho những người biết rành về điều mà họ nói tới.
“Nếu bạn đọc những trích dẫn trong bài viết về Defoe, thì đều là nhảm nhí.”
Cái này thì Gấu cũng nhận ra, khi thử vô mấy bài viết về những đấng nhà văn Bắc Kít, tức, của thứ văn chương của kẻ thắng, hay những đấng hậu hiện đại Mít. Toàn là rác rưởi.
Đa phần là do tự đánh bóng, hoặc do đệ tử, fan, thổi sư phụ, sư mẫu.
Chưa hề có một bài viết công tâm nào về Yankee mũi tẹt, về Cái Ác Bắc Kít cả!
Chán thế!


Một ngàn lẻ một đời

Sài Gòn nghĩa là gì?

Ấn bản đặc biệt, dành cho thân hữu
và những người yêu sách đẹp

Ấn bản thường
*
MẸ CÓ ĐAU KHỔ KHÔNG MẸ ƠI
NHƯ MẸ ĐÃ TỪNG ĐAU KHỔ

Ấn bản đặc biệt

Paul Celan và những người dịch ông
Paul Celan and his translators
J.M. Coetzee
Paul Antschel sinh năm 1920 tại Czernowitz, Bukovina, vùng đất, khi đế quốc Áo Hung tan vỡ ra vào năm 1918, trở thành một phần của Romania. Vào những ngày đó, Czernowitz là một thành phố hiền hòa, trí thức, dễ sống với một cộng đồng nhỏ xíu những người Do Thái nói tiếng Đức. Antschel được nuôi dậy trong một môi trường văn hóa Đức cao; học vấn của ông, một phần ở Đức, một phần ở Romania,  và ông đã từng theo học đánh vần tại một trường Hebrew. Khi còn trẻ, ông làm thơ, rất mê, phải nói, sùng kính, Rilke.
Sau một năm học, 1938-39, tại một trường thuốc ở Paris, tại đây ông gặp đám Siêu Thực, ông về nhà nghỉ hè, và chiến tranh bùng nổ, hết đi Tây. Do hiệp ước Hitler-Stalin, Bukovina bị sáp nhập vô Ukraine: Trong một thoáng, ông có vinh hạnh là một người dân Liên Xô.
Tháng Sáu 1941, Hitler xâm lăng Liên Xô. Đám Do Thái ở Czernowitz bị lùa vô ghetto, chẳng mấy chốc những cuộc tống xuất bắt đầu. Có vẻ như ngửi ra được thảm họa, Antschel trốn kịp, trong đêm cha mẹ bị bắt, tống lên tầu chở tới trại lao động tại vùng Uraine bị Đức chiếm đóng. Cả hai chết ở đó, bà mẹ bị bắn vô đầu khi không còn lao động được. Antschel cũng trải qua những năm chiến tranh bằng khổ sai lao động tại Axis Romania.
Được người Nga giải phóng vào năm 1844, ông làm việc như là một phụ tá trong một nhà thương tâm thần, rồi tại Bucharest, như một biên tập viên và dịch giả, lấy cái nick Celan, đảo tự, từ tên cúng cơm, theo cách đánh vần bằng tiếng Romania. Vào năm 1947, trước khi bức màn sắt của Stalin buông xuống, ông kịp chuồn đi Vienna, và sau đó chuồn tiếp tới Paris.
Ở Paris ông lấy “chơi" mảnh bằng Cử nhân Văn khoa, và được bổ nhiệm làm giảng viên, a lecturer, về văn chương Đức, tại ngôi trường hách xì xằng École Normale Supérieure, và ông bám lấy nó cho tới khi chết. Ông kết hôn với một bà đầm Pháp, dân Ky Tô, gốc gác quí tộc.
Thành công do cuộc đào thoát từ Đông qua Tây của ông chẳng mấy chốc bị mất vui. Trong số những nhà văn Celan chuyển dịch tác phẩm của họ, có nhà thơ người Pháp Yvan Goll (1891-1950). Claire, bà vợ góa của ông này, lôi những bản dịch ra và la toáng lên rằng thì là Celan đã chôm một số những bài thơ tiếng Đức của chồng mình. Những lời tố cáo tuy thực vô lý, và có thể nói, điên khùng, tuy nhiên, chúng ảnh hưởng tới Celan, đến độ ông tin rằng, đây nằm trong một âm mưu chống lại ông “Chúng ta, những người Do Thái còn phải chịu đựng đến mức nào nữa, những điều gì nữa?”, ông viết một lá thư tâm sự cho một người bạn thân của mình là Nelly Sachs, cũng Do Thái như ông, và cũng viết bằng tiếng Đức. “Không đâu, bạn không thể nào biết có bao nhiêu kẻ dính vô vụ này. Không lẽ tôi kể hết tên họ? Bạn sẽ chết sững vì ghê sợ”.
Phản ứng của ông không phải là do hoảng loạn, hoang tưởng. Một nước Đức hậu chiến ngày một tin tưởng hơn thì đồng thời, những luồng tư tưởng, hành động bài Do Thái bắt đầu ló dạng, không chỉ ở phía hữu, mà cả ở tả phái, ngày càng gây nhiễu, và, sự kiện Celan nghi ngờ, không phải là không có lý, ông trở thành điểm nhắm thuận lợi của một chiến dịch về một thứ văn hóa Đức dành cho thứ người Đức thượng hảo hạng, the Aryanisation of German culture [thì cũng giống Mít, văn hóa sông Hồng, Bắc Kít mới là văn hóa chuẩn, chính, còn ba thứ khác là đặc sản, cục bộ, địa phương, đồi trụy, phản động...!]
Claire không ngừng nghỉ chiến dịch chống Celan, truy đuổi ông tới bên kia nấm mồ, những lời buộc tội của con mụ đầm này tẩm độc những ngày tháng sau cùng của Celan, góp phần nặng nề làm cho ông chán ngán đến suy sụp hoàn toàn.


Paris Review 4

Tuy nhiên, có vẻ như ông rất bị ảnh hưởng bởi những nhà văn của thế hệ Do Thái Lưu Vong [Jewish Diaspora]?
-Khi bạn sắp sửa ló dạng ra, như là một nhà văn, mọi người sẽ nói cho bạn biết, văn của bạn giống, hay, thôi thì nói đại, chôm của ai. Khi còn trẻ, tôi ngoan ngoãn lắm, và đồng ý với bất cứ điều gì mà người ta bảo tôi. Một tay làm việc cho đài truyền hình Do Thái, một người mới tới, a newcomer, từ Ba Lan, một bữa gọi điện thoại cho tôi, và cho biết, cuốn The Smile of the Lamb của tôi hiển nhiên là chịu ảnh hưởng của Bruno Schulz. Tôi nói, có thể. Tôi chưa từng đọc Bruno Schulz, và chẳng lẽ nói với tay đó, là mình dốt ư?
Ngay từ phút đầu tiên đọc Schulz, tôi cảm thấy như bị điện giật! Mỗi đoạn văn là một sự bùng nổ của những thực tại khác nhau - mộng, mị, ác mộng, tưởng tượng, quái tưởng, fantasy. Đọc ông ta khiến tôi muốn sống hơn, sống nữa, reading him made me want to live more.
Rồi tôi đọc những câu chuyện về cái chết của ông. Ông ta được một sĩ quan Đức bảo bọc. Ông này đã từng giết một nha sĩ Do Thái của một viên sĩ quan Đức khác. Viên sĩ quan này bèn đi kiếm Schulz và bắn ông ta chết ngay trên đường phố. Bạn giết tên Do Thái của tớ thì tớ giết tên Do Thái của bạn.
 [Trên TV có một ấn bản khác nữa, nhưng cả hai đều xác nhận chuyện Schulz bị một viên sĩ quan Đức khác giết, và khi anh này nói với tay sĩ quan bảo trợ Schulz, hắn ta xua tay, nhằm nhò chi, để kiếm thằng Do Thái khác thay thế].
Khi đọc điều này, tôi cảm thấy quá đỗi thê lương. Tôi chẳng còn muốn sống trong một thế giới, nơi một chuyện như thế có thể xẩy ra, khi con người có thể thay thế, có sẵn đó, tùy nghi sử dụng, replaceable, disposable. Tôi cảm thấy tôi phải làm cái gì đó để cứu chuộc cái chết không cần thiết, và tàn nhẫn của ông ta [I must redeem his needless, brutal death]. Thế là tôi viết See Under: Love.
Tôi có thể nói cho bạn biết, trong hầu hết ngôn ngữ cuốn sách của tôi được dịch – chừng 14 thứ tiếng- trong vòng chừng 1 năm hay cỡ đó, là có một lần tái bản câu chuyện về Schulz.
Ui chao thật là ngọt ngào, thật là dễ thương đối với tôi, khi biết rằng cuốn sách của mình đã làm được một điều gì đó cho ông ta, sau khi ông ta làm điều cho tôi.
Ai, ngoài Sshulz ra, ảnh hưởng tới ông?
Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay trên bờ cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể ông nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.


5 năm TTT ra đi

Ai là Holderlin, kẻ có thể được tạo nên, để nói, nhân danh cả hai, một, quá khứ đã mất, và một, tương lai Quốc Xã?
Coetzee viết về nhà thơ Holderlin: Thi sĩ trong Tháp Ngà.
Who was Holderlin, who could be made to speak for both a lost past and a National Socialist future?

Ai là TTT, kẻ được tạo nên, để nói, nhân danh cả hai, một, quá khứ đã mất Miền Nam Sâu Thẳm, và, một, tương lai một nước Mít VC sau 30 Tháng Tư 1975?

Câu thơ “Ôm em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới”, Gấu “phát hiện”, khi quá nhớ BHD, nhưng, chỉ đến khi ra hải ngoại, quá nhớ Sài Gòn, thì mới nhận ra, nhà thơ đã tiên tri ra được những ngày sắp tới không còn Sài Gòn!

Có một sự tương phản thật rõ nét, giữa một, TCS và một, TTT, như hai nhân vật được Borges viện ra, dưới đây, trong bài viết trứ danh, Những tiền thân của Kafka:

Những ghi nhận của tôi còn hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà.
Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời tòa lâu đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét kiệt những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được Carcassonne, mặc dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta dễ dàng nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện thứ nhất, là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng bao giờ tới được.)

Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Quả thế thật.

Nhà văn Doãn Dân, sĩ quan VNCH, sau tử trận, (1) khi đọc tập truyện Những ngày ở Sài Gòn của Gấu, qua một anh bạn của Gấu cho mượn, đã than, thằng cha này quá sợ hãi hạnh phúc, và, đây là một tập truyện ngắn, nhưng thực ra, là một truyện dài.
Nghe nhận xét của anh, qua người bạn kể lại, Gấu nhớ ngay ra, tại làm sao anh ta phán, thằng cha GNV này quá sợ hãi hạnh phúc:

Lần hẹn nhau trong thành phố lạnh và xa, Đà Lạt, nàng thi đậu Tú Tài phần thứ nhất, và đã lên đó trước, chàng là công chức nên còn ở Sài Gòn làm việc, chiều thứ bẩy, chàng ra bến xe đò, vượt khoảng đường mấy trăm cây số, chàng bỗng nhiên có cảm tưởng, nàng đang ở trong Hà Nội, nàng đã trở về Hà Nội trước chàng, và chiến tranh đã hết, chàng đang trở về thành phố thời ấu thơ, nay đang gìn giữ hạnh phúc của đời chàng. Khi nhìn thấy bóng dáng nàng từ đầu phố tất tả vội vã chạy lại (nàng dến trễ, vì còn phải tìm cách nói dối Vi, Vi nhất định đòi đi cùng), chàng bỗng run lên vì sợ. Chàng run lên vì sợ hãi, vì sung sướng, vì hạnh phúc, chàng sợ thực sự, sợ nàng, sợ hạnh phúc, sợ khổ sở, sợ cô đơn, sợ tất cả...
Thời gian
(1)
Doãn Dân: Tên Trần Doãn Dân, sinh năm 1938 tại Nam Định. Sĩ quan. Tử trận tại Quảng Trị ngày 29.4.1972
Tác phẩm: Chỗ của Huệ, 1968; Tiếng gọi thầm, 1972
Võ Phiến VHTQ

*
Ngay từ tập thơ đầu tay, Tôi không còn cô độc, TTT đã nhìn rõ số phận của mình và bạn bè, và có vẻ như ông còn tự hào, khi hạ những dòng, chúng nó làm phát xít, chúng nó làm CS, chúng ta làm tù nhân; và những gì gì, anh yêu quê hương vô cùng, ràng buộc với nó phải là máu mủ, ruột thịt, ôm em trong tay mà đã nhớ em những này sắp tới, là một số phận khác, mà ông dành cho đất nước, khi ông đi tù, khi ông ra hải ngoại.
Cuốn tiểu thuyết độc nhất của ông, không còn một tí mắc mớ gì tới Đất Bắc [hai cuốn kia, Bếp Lửa, và Tôi Không Còn Cô Độc, cái nền của chúng là xứ Bắc Kít], Một Chủ Nhật Khác, cũng một dạng tiên tri, dành cho những kẻ bỏ chạy không thể bợ đít VC, thay vì chọn số phận Do Thái lang thang, đành trở về, chết một cái chết lãng nhách.
Có vẻ như cuốn truyện còn tiên tri ra được số phận khốn nạn của cái đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC này, đã từng có thời bị VC cấm không cho về, dù đã làm tôi mọi, làm chó săn cho chúng.


Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi

Tôi cùng gió mùa

Virus VC

Và trong một bài báo, «Nhân nghĩ về hội hoạ», 1956, Thanh Tâm Tuyền khước từ lối «văn chương có thể đặt tên là văn chương của bài tập đọc, luận mẫu cho học trò» (Văn 11/1973, tr. 78). Từ đó, đem Bếp lửa ra giảng dạy ở học đường là việc khó, vì khó tìm ra một vài trích đoạn tiêu biểu gọi là «trích diễm». Kinh nghiệm của tôi: yêu cầu sinh viên phải đọc toàn bộ tác phẩm, rồi đưa ra những chủ đề tổng hợp, về hình thức, nội dung. Ví dụ lối kể chuyện đơn tuyến, một mạch theo dòng thời gian, không một lần quay lại quá khứ – cho dù có rơi rớt một vài kỷ niệm – về người mẹ và bà ngoại. Lối dùng từ bình dị, ưu tiên cho từ đơn âm, ít từ kép, càng ít từ Hán - Việt. Lối đặt câu ngắn, có khi cụt ngủn, có khi lược từ. Câu văn cô đúc, có lúc khó hiểu, như là lời nói nén chặt nội tâm: «Một bên đường cỏ hoang và núi đóng đồn binh» (tr. 47). «Ngọn núi bắt đầu thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội» (tr. 87). Câu được nhiều người nhắc: «Buổi sáng mùa đông ngây ngất vào lối 10 giờ» (tr. 11). «Buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã» (tr. 28).

«Tôi công nhận nghệ thuật như một nghề như mọi nghề khác khi tôi hiểu rằng muốn làm được nghệ thuật người ta cũng cần học hỏi, luyện tập như tập sự bất cứ nghề gì. Đến đó thôi. Khi những nhà nghệ sĩ chân chính, để bảo đảm sự thành thực của tác phẩm, đã mang sinh mệnh chính mình ra thách đố, thì lúc ấy nghệ thuật không còn là một nghề nữa, nó là hành động siêu việt của nhân loại trong cuộc tìm kiếm đời sống chính đính» (Văn, số đặc biệt đã dẫn, tr. 78).

Đặng Tiến viết về sự ra đi  của Thanh Tâm Tuyền

I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
Borges
Tôi không biết, giả như nhân loại không có thứ văn minh đồng bằng Sông Hồng, thì có làm sao không, có bị huỷ diệt hay là không, nhưng tôi biết, cái sự trồng người khốn kiếp của nó, bằng hận thù, là một tội ác.

Gấu tin rằng, Cái Ác Bắc Kít gây họa băng hoại nước Mít như hiện nay, nhưng Borges cho rằng chính cái thứ giáo dục dậy hận thù mới là một thứ Đại Ác!

Vấn nạn ở đây là, liệu "cái thứ" văn chương Miền Nam, như trong Bếp Lửa, Tôi Cùng Gió Mùa, Thơ Ở Đâu Xa… một ngày nào đó, sẽ tạo nên một nền giáo dục, một sư phạm học, mới, thay cho cái vụ trồng người 100 năm, chỉ có được bọ VC?

Borges, vẫn ông, nói được, khi phán:
Mọi văn chương thực sự là để cho con nít
All literature is really for children
Alastair Reid trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Bẩy Đêm, Seven Nights, [Bẩy bài nói chuyện của Borges về Divine Comedy, Kịch Trời, Nightmares, Ác mộng, Một ngàn lẻ một đêm, Phật giáo, Thơ, The Kabbalah,  Blindness, Mù lòa.] 


Gấu có nhớ Xứ Đoài không?


Kỷ Niệm

Ba Xuyên, lần viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.
Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này (1).
Hết hai năm tập sự, đổi qua làm việc tại một đài chuyên duy trì những đường dây liên lạc quốc tế, về viễn ký, viễn ảnh, điện thoại đường dài [điện thoại viễn liên], giữa Sài Gòn và một số thủ đô trên thế giới, không còn dịp ra khỏi thành phố, quên dần những chuyến đi, những cuộc phiêu lưu vặt, lâu lâu mơ hồ nhơ nhớ về một thành phố một hai lần ghé qua, một vài ngày ở lại, những chi tiết vụn vặt không liên quan, không ăn nhập vào đâu cả, nhưng không thể rũ bỏ, (hình như) kiến trúc phảng phất nhau, khu trung tâm gồm Toà Hành Chánh, một chợ nhỏ vây quanh bởi một vài khách sạn chệt, một vài quán nước, tiệm cà phê, hủ tíu, quán bi da, banh bàn; những sáng thứ hai toàn thành phố phải đứng nghiêm chào cờ theo lệnh một chiếc loa công cộng [thời còn ông Diệm], (thành phố lúc đó có một bộ mặt trang nghiêm thật tức cười, những thực khách đang dùng điểm tâm vội vã đứng dậy, miệng còn mẩu bánh chưa kịp nuốt, dáng lúng túng của mấy bà già nghễnh ngãng chưa kịp hiểu chuyện gì đang xẩy ra), tiếng hát vọng cổ khoảng chập tối, hay trong khi chập chờn ngủ, được chiếc tây ban cầm họa theo, từ đám thanh niên tụ tập trong quán cà phê phía trước khách sạn, theo gió lọt vào căn phòng, nghe như tiếng thở than, hoặc tình tự, của linh hồn tỉnh nhỏ, thay cho lời từ biệt chẳng hề nói của cô gái lúc nãy, vội vàng rời căn phòng, chân đi đất không gây một tiếng động, như khi lén lút tới, phả hơi nóng thành phố vào tận sâu trong cơ thể người khách lạ còn trẻ tuổi, rồi sau đó lén lút rời căn phòng, thay vào đó, là một con mèo đen, không biết tới nằm trên thành cửa sổ từ lúc nào, mắt xanh biếc trong bóng tối, tiếng nước nhỏ giọt từ buồng tắm phòng kế bên, một người khách lơ đễnh không vặn chặt vòi nước, tiếng còi những chiếc xe hàng đánh thức giấc ngủ khoảng ban mai, đánh thức luôn mùi ẩm mốc hình như toát ra từ những bức tường loang lổ, từ chiếc nệm giường mục nát, vẻ tiều tụy của căn phòng thường làm dậy một nỗi trắc ẩn vô duyên cớ, một cảm giác bực bội, buồn bã không đâu...
Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.
Mộ Tuyết

Từ 1954 cho tới 1975, Gấu chỉ sống ở Sài Gòn.
Hai năm trời, sau khi ra trường Bưu Điện vào năm 1961, hay 62, làm chuyên viên sửa máy thu phát tin tại Trung Ương Cở Xưởng VTD, số 11 Phan Đình Phùng, lâu lâu đi thực tế tới những đài VTD địa phương cho Gấu biết mùi món lạ Miền Nam, mùi rùa, mùi rắn, mùi mấy em Mai Liên vùng Sóc Trăng, tuy nhiên món thịt chuột chưa một lần được hửi.
Để sửa soạn cho bữa đại tiệc vào một bữa chủ nhật không phải đi lao động ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, để thưởng thức lần đầu tiên bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, ông Trời quả thật quá chu đáo với Gấu. Biết Gấu chưa từng xơi món chuột, ông bèn cho Gấu nếm thử trước đã!
Cái lần đầu tiên biết mùi thịt chuột