|
Chúc
Mừng Giáng Sinh
Tưởng niệm
Camus, 50 năm sau
khi ông mất
Camus, Kẻ Trung Thực, Tên Công
Chính
Vào thời cực thịnh của Camus
tại miền nam
Việt Nam, trên tờ Sáng Tạo của nhóm, Thanh Tâm Tuyền đã coi Camus muốn
làm một
kẻ "juste", đứng ở lưng chừng trời, ngó xuống thế gian... và kết
luận: cái chết của Camus đã nhốt chặt ông vào quá khứ.
Khi gọi Camus là một "juste", Thanh Tâm Tuyền gợi đến kịch phẩm
"Những người công chính" (Les Justes) của Camus, (bản tiếng Anh dịch
là Những Tên Sát Nhân Chính Trực, The Just Assassins); người viết đọc,
vẫn
những ngày đầu, thời mới lớn, trong một thành phố Sài Gòn đang còn
thanh bình,
và chỉ còn nhớ mài mại, đây là về một tay khủng bố không chịu ra tay
khủng bố,
chỉ vì có những đứa trẻ tại hiện trường.
Ui chao, lại nhớ đến tên khủng
bố, VC nằm vùng DH, tà tà chạy Honda, tà tà thẩy
bom vô trạm gác Ngụy, tà tà đi tiếp!
DH đã từng tuyên bố, do đọc Camus mà đi làm Cách Mạng!
Bữa
nay mẹ tôi mất
Prométhé,
nhân vật trong “Kẻ phản
kháng”, chọn sống một cuộc sống vì
những người khác, một cuộc sống phản kháng chống
lại nỗi bất hạnh của họ, và
nhìn ra ở đó một giải pháp cho sự ‘phi lý như là phần
số của con người’, chính sự phi lý này khiến Sisyphe, bị ám ảnh, quằn
quại bởi nỗi
bất hạnh của chính mình, tìm tới tự tử, coi đây là giải pháp độc nhất
và lối
thoát khả hữu, cho sự trù ẻo con người, quá con người [và như vậy là
trung thành
với châm ngôn của Pline l’Ancien, hẳn nhiên là để gửi
tới tất cả những đệ tử chỉ
có biết yêu lấy mình, chỉ có biết tự ái: “Trong nỗi khốn cùng của cuộc sống của
chúng ta trên thế gian này, tự tử là món quà đẹp nhất mà Thượng Đế ban
cho con
người”
Zadie
Smith
ZADIE
SMITH
ĐỌC LẠI BARTHES và NABOKOV
ĐÀO TRUNG ĐẠO dịch
Gió O
Bản
dịch của Đào quân quá tệ.
"Người" vừa không nắm vững nguyên tác tiếng Anh, vừa không rành tiếng
Mít. Chán
thế.
Gấu lấy thí dụ, ngay đoạn mở
ra bài viết của Zadie Smith:
Four
REREADING BARTHES AND NABOKOV
The birth of the reader must
be at the cost of the death of the Author.
-ROLAND BARTHES, "The
Death of the Author"
Curiously enough, one cannot
read a book: one can only reread it. A good reader, a major reader, an
active
and creative reader is a rereader.
-VLADIMIR NABOKOV, Strong
Opinions
The
novels we know best have
an architecture. Not only a door going in and another leading out, but
rooms,
hallways, stairs, little gardens front and back, trapdoors, hidden
passageways,
et cetera. It's a fortunate rereader who knows half a dozen novels this
way in
their lifetime. I know one, Pnin, having read it half a dozen times.
When you
enter a beloved novel many times, you can come to feel that you possess
it,
that nobody else has ever lived there. You try not to notice the party
of
impatient tourists trooping through the kitchen (Pnin a minor scenic
attraction
en route to the canyon Lolita), or
that shuffling academic army,
moving in perfect phalanx, as they stalk a squirrel around the backyard
(or a
series of squirrels, depending on their methodology). Even the
architect's
claim on his creation seems secondary to your wonderful way of living
in it.
Những
quyển tiểu thuyết chúng
ta biết rõ nhất đều có một kiến trúc. Không phải chỉ là một cái cửa đi
vào và
một cái cửa khác đi ra, nhưng là những căn phòng, những đường đi vào
ra, những
cầu thang, khu vườn nhỏ trước và sau nhà, những cửa sập, những đường
thông kín,
vân vân và vân vân. Một người đọc sách đọc đi đọc lại quả là may mắn
nếu như
trong cả đời mình đã biết được dăm ba quyển tiểu thuyết theo cách này.
Tôi biết
một có quyển, quyển Pnin, tôi
đã đọc đi đọc lại dăm lần. Khi bạn bước vào một
quyển tiểu thuyết yêu dấu nhiều lần, bạn liền có cảm giác bạn sở hữu
quyển sách
này, rằng trước bạn chẳng hề có ai đã ở trong đó. Bạn cố tình không để
ý tới
việc có cả đoàn những du khách nóng lòng đang kéo nhau đi ngang qua căn
bếp (Pnin là một cảnh trí hấp dẫn nhỏ nhỏ đưa
tới đèo Lolita), hay có cả một đội quân hàn lâm đang lê chân,
tiến bước
theo đội ngũ hẳn hoi, khi họ chạy quanh theo một con sóc ở sân sau (hay
một
loạt sóc, điều đó còn tùy vào phương
pháp). Ngay cả lời xác nhận chủ quyền sáng
lập của vị kiến trúc sư dường như cũng chỉ là điều phụ thuộc đối với
cái cách
tuyệt vời bạn đang ở trong đó. DTD
Đèo
Lolita ?
Chúng
ta gặp một Zadie Smith/Hồ Xuân Hương ở đây, theo Gấu. Tác giả dùng từ
"canyon", để làm người đọc liên tưởng tới từ "canon", mà cuốn Lolita được coi như cuốn sách
chuẩn [canon] của
Nabokov.
Nhưng chủ yếu là để tạo hình ảnh "đèo sâu" của Lolita!
methodology
không phải là phương pháp, mà là phương pháp luận.
Tại sao nói tới sóc ở
đây, là một vấn đề, và vấn đề này liên quan đến phương pháp luận.
Note: Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là cách giải thích của Gấu, về từ canyon.
Có thể sai. Chưa chắc đã đúng ý của tác giả.
Sóc, ở đây, có thể còn làm gợi lên hình ảnh "con ong đã tỏ đường đi lối
về", hoặc con sóc trong Alice lạc
vào xứ thần tiên.
Bạn
thấy không? Đâu có dễ cái việc, đọc, và dịch!
*
Bài viết “Cái chết của tác giả”
của Barthes, nên đọc, cùng lúc, với bài viết “Tác giả là cái gì?”của
Foucault thì
mới
“tận cùng kỳ lý”. Gấu đã từng thuổng ý của Foucault, để giải thích sự
ra đời của một
NHT
trong cõi văn hiện thực XHCH ở Miền Bắc: NHT là người đầu tiên báo hiệu
sự “ra đời
của tác giả”, một bản văn!
Trước ông, đếch có tác giả, như một cá nhân, mà chỉ có
tác phẩm của… Đảng!
*
Câu hỏi, tại sao phải là
Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại
là
Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch
tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault cho thấy, ý niệm tác giả
xuất hiện
vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa"
(individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương,
triết học,
và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu
có tác
giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu
tên, khi
cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta,
(và chắc
là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours),
không phải
là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt
trong
"trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia
là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro.
Nhìn
theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi
ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu,
khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám
nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng,
điều báng
bổ có khi thật cần thiết...
Truyện
ngắn, tình
yêu, và chiến tranh
*
Đặt vào nội dung lịch sử,
tìm ra sự ra đời của cái gọi là tác giả, như thế, cùng lúc chúng ta còn
trả lời
được câu hỏi Hoài Thanh đã từng nhún nhường thỏ thẻ [chữ này chôm VP],
thay vì
vỗ ngực xưng tên, ta là nhà đại phê bình: "bình” thì được, chứ “phê”
nghe “ghê” quá! Ấy là vì ý niệm về
tác giả một bản văn, và cùng với nó, tác quyền, tới rất chậm với xã hội
Đông phương.
Người xưa không để ý đến chuyện ký tên vào một bản văn.
Không có tác
giả, làm
sao phê, mà chỉ có bình, một bản văn, là vậy.
Nhưng
cũng phải đến Barthes, thì
cái quan niệm ‘phê bình có nghĩa là khen, hoặc chê, một tác giả, một
bản văn’,
mới ngỏm củ tỏi được, khi ông chỉ cho chúng ta thấy, sự khác biệt giữa
ngôn ngữ
văn chương và ngôn ngữ phê bình:
Mọi
tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế
kiếm dựa
trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói
về tuồng ảo
hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng,
to speak
of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng,
ở bên
ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó
là văn
chương.
Sự
vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê
bình không
phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết
nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một
bài viết/nói;
nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý
luận gọi).
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất
(hay, ngôn
ngữ sự vật, language object).
Từ
đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên
hệ giữa
ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ
giữa ngôn
ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai
ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này
làm cho
phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn
này cũng
đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê bình là gì?
Bài
viết của Zadie Smith, nhằm
“làm sống lại”, một ông tác giả, sau khi Barthes xử tử xừ luỷ!
Nhưng
Borges mới là người ‘quá
chán’ nhà đại phê bình, không phải Gấu! Trong bài viết về Thơ,
in trong “Bẩy Đêm Khoái Lạc” [Seven Nights], ông viết:
Tôi là một giáo sư về văn chương Anh tại
College of Philosophy and Letters of Buenos Aires, và tôi cố hết sức
tôi, chỉ để
gạt bỏ cái gọi là lịch sử văn chương. Khi sinh viên hỏi tôi về một thư
mục học,
a bibliography, tôi nói với họ, món đó
không quan trọng -, nói cho cùng, Shakespeare chẳng biết gì về phê bình
Shakespeare. Tại sao không nghiên cứu trực tiếp một bản văn? Nếu bạn
thích nó,
OK, nếu không, vứt mẹ nó vô thùng rác! Cái ý tưởng đọc cưỡng bách,
compulsory
reading, thì thực là phi lý. Hạnh phúc cưỡng bách OK! Tôi tin, thơ là
một gì đó
mà người ta cảm, something one feels. Nếu bạn không cảm thơ, nếu bạn
không có cảm
quan về cái đẹp, nếu một câu chuyện không làm cho bạn muốn biết chuyện
gì xẩy
ra kế tiếp, nếu như vậy, tác giả không viết cho bạn. Để nó qua một bên.
Văn chương
đủ giầu có để đem đến cho bạn một tác giả khác, vừa mũi bạn, không hôm
nay thì
ngày mai!
Kadaré:
Le Diner de trop
“Đất đá
ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan…”
Câu thơ Quang Dũng đã nói lên
một điều: Đá cũng biết đau, biết khóc trước những đoạn trường của con
người.
NXT
Hai câu
thơ này, giá mà những
ngày đi tù Đất Bắc, bạn NXT có dịp ghé qua thí dụ trại tù Thạch Thất,
thì mới
thấm ‘lệ chứa chan’ của QD. Gấu tự hỏi, tại sao mà quê Gấu có nhiều lô
cốt thế,
và, tại làm sao những di tích một trăm năm nô lệ thằng Tây, ‘cuối sông
giặc phá
nhà thờ’, lô cốt giặc không làm sao phá được, ấy là vì Sơn Tây
là vùng
đất của đá ong.
Hình ảnh ‘đôi mắt người Sơn Tây
u uẩn chiều luân lạc’ là cũng muốn nhắc tới cái bịnh đau mắt hột truyền
thống của
các thiếu nữ vùng này!
*
“Sơn Tây là mảnh đất
nhiều lô
cốt nhất trên cả nước.”
(Phan Huyền Thư: Lô cốt, di
sản vô giá của chiến tranh).
Những dòng trên đây trích từ
bài viết của một nữ sĩ, Phan Huyền Thư, về quê hương núi Tản sông Đà,
xứ Đoài mây
trắng, tức Sơn Tây của tôi, trên một số Tia Sáng.
“Xứ sở này”mặc nhiên mang
vẻ
u uẩn thiên về âm tính, huyền bí….”.
Một câu văn thật quá khó
hiểu, nhất là đối với một kẻ xa Sơn Tây một nửa thế kỷ.
Kỷ niệm
lần đầu được ăn cây cà rem, lần đầu về Hà Nội: Cục nước đá, khi đứng
trước đội hành quyết, mở ra Trăm Năm Cô Đơn, mà nhân vật của Garcia
Marquez đột
nhiên nhớ tới, và coi đây là phát minh lớn lao nhất của nhân loại.
Kỷ niệm lần đầu trông thấy
chiếc xe hơi bò trên đường khi được về Hà Nội [đường đê gặp đường xe
hơi tại
ngã ba Tây Đằng].
Lần đầu nhìn thấy chiếc xe
xích lô, và khi về quê chỉ mong được ra Hà Nội, để coi làm sao người
ngồi sau
có thể đạp xe mà vẫn nhìn thấy đường?
Ngồi cao lên!
Borges
đã từng phán về vụ ngồi
cao lên này, đại khái, cái ngu đần và cái thông minh của nhân loại thì
cũng xêm
xêm, bởi vì phải trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ, con người mới biết ngả
cái cái
ghế đẩu cao lênh khênh, thành cái sô pha, cái trường kỷ!
Nên nhớ, nhờ phát minh ra cái
xe xích lô mà dân Mít mới hết kiếp người kéo người. Tam Lang đã từng
nhập
vai kéo người trong Tôi Kéo Xe, để thấm nỗi đau này.
“Có thể
bạn nghĩ, thật khó mà
yêu một nhà văn làm tan nát trái tim của bạn. William Trevor là một nhà
văn như
vậy”, Eleanor Wachtel, mở đầu bài phỏng vấn nhà văn Ái Nhĩ Lan này. Tuy
nhiên,
bà cứ thế mua hết ấn bản này đến ấn bản khác, cuốn Đọc Turgenev, của
Trévor, để
làm quà tặng những người thân.
Cho bạn biết thế nào là tan nát trái tim!
Ui chao
đúng là cái nỗi tan nát
con tim cái Xứ Đoài mây trắng lắm dành
cho Gấu!
[Note:
Thấy đoạn này, khi search
my PC]
La rosa
sin porque florece porque florece.
Die Rose ist ohne warum; sie
bliihet weil sie bliihet.
[The rose has no why, it
flowers because it flowers.]
La rose est sans pourquoi,
fleurit parce qu'elle fleurit,
N'a souci d'elle-même, ne
désire être vue.
BHD chẳng cần tại sao
La Rose est sans pourquoi
Heidegger,
và Borges, cả hai đều
quí BHD của Gấu.
Cả hai đều nhắc tới em.
Heidegger dành cả một chương, chương
V: Bông Hồng đen chẳng hỏi tại sao,
trong cuốn Nguyên lý lý trí, Le
Principe de Raison.
Borges nhắc đến
em của Gấu, để kết thúc bài viết Thơ,
trong cuốn Bẩy Đêm Thần Tiên,
mỗi đêm ông
thần tiên với một đề tài: Thần Khúc,
Ác Mộng, Ngàn Lẻ Một Đêm, Phật Giáo, Thơ,
The Kabbalah, Mù Lòa.
Cuốn của Heidegger, Gấu được
bà xã Nguyễn Nhật Duật tặng, lần về Sài Gòn, HPA đưa đến nhà, thắp nén
hương cho
bạn, và sau đó được đưa đến một căn phòng ngổn ngang sách. Bà nói: Anh
muốn lấy
cuốn nào thì lấy.
Hỏi tính sao với chúng, bà lắc đầu, chắc là bắt chước Nguyễn
Tiến Văn [cái này là đùa, vì khi đó, NTV chưa về Việt Nam, chưa tặng
nhà nước toàn
bộ thư viện của anh, khi nhà nước làm khó dễ, không cho nhận!]
Nhà độc giả vĩ đại thì hiếm
lắm, hiếm hơn, so với nhà văn nhớn, Borges phán.
Bản thân Ngài, là một nhà độc giả nhớn. Montaigne đọc Seneca và đọc lại
chính
mình, Coleridge đọc Jacobi và Schelling....
G. Steiner: "Critic/Reader"
Giá như mà có thể thêm vô: Gấu đọc Steiner và đọc Gấu!
Hoàng
Ngọc-Tuấn nói:
03/12/2009 lúc 7:11 chiều
Tôi thấy trong danh sách “các
nhà văn nhà thơ bằng hữu đã dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ trong
việc
phỏng vấn, xuất bản hay đã ủng hộ bằng nhiều cách khác nhau” anh Nguyễn
Đức
Tùng có ghi tên tôi (Hoàng Ngọc-Tuấn) và tên anh Nguyễn Hưng Quốc.
Thật ra chúng tôi đã tuyệt
đối không có đóng góp hay ủng hộ gì cả vào việc xuất bản cuốn sách này.
[Thơ từ đâu tới?]
Ngay từ thời gian đầu của
loạt bài phỏng vấn trên talawas, chúng tôi có chuyển cho anh Nguyễn Đức
Tùng
vài địa chỉ email của vài nhà thơ mà anh muốn liên hệ để phỏng vấn. Chỉ
có thế
thôi.
Dẫu sao, chúng tôi xin cảm ơn
lời cảm ơn rộng lượng của anh Nguyễn Đức Tùng.
Talawas.
Note:
Một ông thì rộng lượng
quá [NDT].
Một ông thì hẹp lượng quá!
[hai ông mới đúng]
Giá có một tay ‘đại lượng’ như…
Gấu, chẳng hạn, là đủ bộ tam sên!
Một ông tính mượn tí danh hão của nhà phê bình, nhà khảo luận, quảng
cáo thêm cho tác phẩm của mình, vốn đã hão!
Hai ông kia, thì cự tuyệt thẳng thừng!
Cũng một thứ "bạc giả, bạn giả", như bạn quí của Gấu đã từng phán,
chăng? (1)
(1)
Tôi
gọi Nghiêu Đề là một người bạn thật trong
một vài người bạn thật của tôi, bởi có những người bạn tưởng là bạn
nhưng là
bạn giả, giống như bạc giả vậy. Không nên xài bạc giả, nguy hiểm lắm
Blog
NXH & Bạn hữu. VOA
|
|