*

















*


Trân trọng giới thiệu:
Bà Phi
Tiểu thuyết
Tập I [trong bốn tập] đã phát hành


L'ethnologue Claude Lévi-Strauss est mort
Nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss đã mất

The paradox is irresoluble: the less one culture communicates with another, the less likely they are to be corrupted, one by the other; but, on the other hand, the less likely it is, in such conditions, that the respective emissaries of these cultures will be able to seize the richness and significance of their diversity. The alternative is inescapable: either I am a traveller in ancient times, and faced with a prodigious spectacle which would be almost entirely unintelligible to me and might, indeed, provoke me to mockery or disgust; or I am a traveller of my own day, hastening in search of a vanished reality. In either case I am the loser…for today, as I go groaning among the shadows, I miss, inevitably, the spectacle that is now taking shape.
—from Tristes Tropiques
Sunsan Sontag: A Hero of our Time 


Đọc TMT


Old Man
Charles Simic

Backed myself into a dark corner one day,
Found a boy there,
Forgotten by teachers and classmates,
His shoulders slumped,
The hair on his head already grey.
Friend, I said.

While you stood here staring at the wall,
They shot a president,
Some guy walked on the moon,
Dolly, the girl we all loved,
Took too many sleeping pills and died
In a hotel room in Santa Monica.

Now and then I thought of you,
Listening to the squeak of the chalk
On the blackboard,
The sighs and whispers
Of unknown children
Bent over their lessons,
The mice running in the night.

Visions of unspeakable loveliness
Must've come to you in your misery:
Cloudless skies on long June evenings,
Trees full of cherries in our orchard,
To make you ache and want to be with me,
Driving a cab in New York City.

London Review of Books, số kỷ niệm 30 năm, 1979-2009, Nov. 5 2009.

Lão

 Một ngày tôi ẩn mình trong góc tối,
Tìm
được ấu thơ nơi đó,
Bị
thầy cô và bạn bè ruồng bỏ,
B
ờ vai trĩu,
Tóc đã bạc t
ự thưở ấy.
Em nhỏ ơi.
Khi em đ
ứng đây nhìn đăm đăm vào bức tường,
Ngư
ời ta đã bắn tổng thống,
Ngư
ời ta đã lên cung trăng,
Dolly, ngư
ời con gái chúng ta yêu,
Đã ch
ết vì uống quá nhiều thuốc ngủ

Trong khách sạn ở Santa Monica.

Đôi khi tôi nghĩ đến em,
Nghe ti
ếng rít của viên phấn
Trên bảng đen,
Nh
ững khát khao cùng những thầm thì
Của những đứa trẻ lạc loài
Bị u
ốn theo giáo điều,
Nh
ững con chuột nhắt chạy trong đêm đó.

Giấc mơ về nét đẹp không thốt thành lời
Phải đ
ến cùng những bất hạnh của em.
Trời hoang đãng những tối dài tháng sáu,
Cây mọng trái trong khu vườn
của chúng ta,
Làm
đau em và ở lại với tôi,
Người l
ái taxi trong thành phố Nữu Ước

 

Gửi ông,
Hy vọng ông thích
Kính,
[Một độc giả/ thân hữu Tin Văn]
Tks. NQT
*

Ui chao, tuyệt cú mèo. Gấu đọc bài thơ, mà cứ nghĩ đến cảnh Gấu trở về lại Đất Bắc, là cũng để tìm thằng cu Gấu ngày nào, trốn ở một xó xỉnh nào đó.
Hắn cũng già như Gấu, hẳn thế, có khi chết trước Gấu, từ đời nào đời nào, cũng nên.
Thủng thẳng, hỡn hỡn, Gấu kiếm cách dịch bài thơ hầu quí vị.
Bữa trước, có nhờ hai bà ngoại, [hai nữ thần hộ mạng của Tin Văn!] dịch giùm, một bài tiếng Tây, một bài tiếng Anh, cả ai đều lắc đầu, thơ, đọc chưa chắc đã hiểu, hiểu chưa chắc đã cảm, làm sao dịch?
Gấu trả lời, dịch thơ là phải điếc không sợ súng!
Trong những đấng dịch thơ, đếch sợ cái chó gì hết, là Diễm Châu! Ông dịch đủ thứ thơ, đủ thứ tác giả, một ngày có thể tàn sát vài ba nhà thơ ngoại quốc, là chuyện thường!
Bạn ông, me-xừ Mít Butor, còn cho Brodsky, sau khi bị nhà nước Liên Xô tống xuất, qua Việt Nam, xung phong vác AK xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, diệt được không biết là bao nhiêu Mỹ Ngụy!
Thế mới ghê!

Cái vụ này, Gấu tình cờ khui ra, chứ không phải chuyện vạch lá tìm sâu, y chang trường hợp nhá phải cục sạn khi gậm bản dịch Trăm Năm Cô Đơn.

Vốn mê thơ Brodsky, thấy trên web Tiền Vệ có bài thơ của Brosdky, đọc thấy kỳ kỳ, tự nghĩ, không lẽ nhà thơ này ‘máu’ đến thế. Chẳng thua gì Bác Hồ, "thơ phải có thép", hay Phạm Tiến Duật, "Đường ra trận mùa này đẹp lắm."!
Thế là lui cui đi tìm bản tiếng Anh, cũng có sẵn, thì mới vỡ ra là, cha nội này sửa thơ Brodsky, cho vừa mũi VC, vì ông ta vẫn tự hào là người đầu tiên giới thiệu nhà thơ bị nhà nước LX đuổi, tới độc giả Mít! (1)
(1)

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy

giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.

Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể

đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó.
Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào được coi là... liệt sĩ, cái bị coi là... nguỵ.

Nhật Ký Tin Văn




Kỷ niệm, kỷ niệm

Tưởng niệm họa sĩ Ngọc Dũng


Phụ nữ và giả tưởng


Kun @ Mít

THEN AND NOW
TLS May 25, 1984

Milan Kundera

We look back to David Lodge's review of The Unbearable Lightness of Being. To see the review in full, go to www.the-tls.co.uk

Graham Greene, when described as a Catholic novelist, is apt to say that he is rather a novelist who happens to be a Catholic. Milan Kundera, who was expelled from the Czech Communist Party in 1950, reinstated in 1956, expelled again in 1970 and finally forced into exile, has been insisting for many years that he is not a "dissident novelist" but a novelist who happens to be a Czech at a time of peculiarly tragic and poignant political experience for his country. Though he writes, inevitably, about that experience, he is offended by a political reading of his work. In an interview with Kundera published in the latest issue of Granta Ian McEwan asked him why.

    Because it is a bad reading. Everything you think is important in the book you've written is ignored. Such a reading sees only one aspect: the denunciation of a communist regime. That doesn't mean I like communist regimes; I detest them. But I detest them as a citizen: as a writer I don't say what I say in order to denounce a regime.
Kundera repudiates the sentimental Western attitude which sometimes takes the form of a perverse envy, that persecution automatically confers a special value and authenticity on writing from Eastern Europe. There is a character in his latest novel who has a Czech emigré mistress called Sabina, a painter:
    Franz greatly admired Sabina's country. Whenever she told him about herself and her friends from home, Franz heard the words 'prison', 'persecution' 'enemy', 'tanks', 'emigration', 'pamphlets', 'banned books', 'banned exhibitions', and he felt a curious mixture of envy and nostalgia .... the trouble was that Sabina had no love for that drama. The words ... were ugly without the slightest trace of romance. The only word that evoked in her a sweet nostalgic memory of her homeland was the word 'cemetery'.

Sabina finds a biography of herself in an exhibition catalogue that reads like the life of a saint or martyr:
    She protested but they did not understand her.
Do you mean that modern art isn't persecuted under Communism?
'My enemy is kitsch, not Communism!' she replied, infuriated.
From that time on she began to insert mystifications in her biography and by the time she got to America she even managed to disguise the fact that she was Czech.

Milan Kundera has never, of course, tried to disguise his Czech nationality, but he has inserted mystifications into his later fiction in order to elude reductively ideological interpretation. His marvelous first novel The Joke (1967), written in Czechoslovakia, for Czechoslovakians, did not need that protection. A novel constructed on classic modernist lines, it uses temporal rearrangement of the narrative line and shifting limited viewpoints to retard but not ultimately to frustrate our understanding of its complex plot. The Joke cunningly interweaves sexual with political intrigue, betrayal and disillusionment, and maintains a miraculous balance between comedy and pathos, irony and compassion. Not surprisingly it became a cult book of the Prague Spring of 1968, and probably only Czech readers can fully appreciate its subtleties. Certainly Kundera felt that its huge international success, partly sustained by the wave of sympathy for Czechoslovakia under Russian occupation, vulgarized its message.
His first response seems to have been to eliminate overt reference to politics in subsequent fiction ....
The Unbearable Lightness of Being is rather more conventional in form than its predecessor. Fantastic events in the magic realist mode are naturalized as dreams ....

TLS Nov 6 2009


*

Trên số Le Magazine Littéraire, Tháng Chín, 2009, có một bàn tròn văn học, giữa một số nhà văn lưu vong, do Tâm Văn Thi thực hiện.

Có giai thoại thú vị sau đây, do Atiq Rahimi, Goncourt 2008, kể, về Nasro Dinh, một nhân vật huyền hoặc của văn học nước ông, Afghanistan:

Một buổi tối, có người bắt gặp Nasro Dinh cầm một ngọn đèn, loay hoay tìm kiếm chìa khoá nhà của ông; người đó bèn kiếm phụ, và bất giác hỏi, nhưng ông mất nó ở đây hả, và ông ta trả lời, không phải ở đây, mà ở gần nhà tôi; vậy sao lại kiếm ở đây; ở đó, làm gì có đèn mà kiếm.

Câu chuyện trên tương tự câu của Adam Mickiewicz, Milosz trích dẫn, trong

Ghi chú về lưu vong:

Anh ta không tìm thấy hạnh phúc, bởi vì làm gì có hạnh phúc ở xứ sở của anh ta.
He did not find happiness, for there was no happiness in his country.
Adam Mickiewicz. Milosz trích dẫn

Lưu vong: Cách sử dụng

Hãy coi lưu vong là số kiếp, theo nghĩa một thứ bịnh không sao chữa lành, chỉ có cách đó mới giúp chúng ta vứt bỏ vào thùng rác những hoang tưởng về mình.

Lưu Vong: Khuôn Mẫu

Anh ta biết nhiệm vụ của mình, và nhân dân đang chờ đợi những lời nói của anh, nhưng anh bị cấm nói.
Bây giờ, ở nơi anh đang ở, anh tha hồ mà nói, nhưng chẳng ai thèm nghe, vả chăng, anh quên mẹ những gì anh phải nói.

Lưu vong: Thích nghi

Sau nhiều năm lưu vong, chúng mình bèn tưởng tượng đời mình như thế nào, nếu chẳng lưu vong.

Lưu Vong: Chán Chường

 Cú đánh đầu tiên vào đầu một nhà văn lưu vong, đúng như Võ Phiến đã từng cảm nhận: Nhà văn lưu vong không đem theo được cùng với ông ta, độc giả thân thương của mình!
Như thế có nghĩa, cùng với sự mất tích độc giả, nhìn vào những trang viết cũ cứ như nhìn vào hư vô.. là chán chưòng, tuyệt vọng, là sợ đếch ai còn biết đến tên ta [loss of name], sợ thất bại, và những dằn vặt về đạo đức [moral torment].
Nhà văn lưu vong đau khổ bởi vì anh ta lúc nào cũng phải bám vào ý thức, thói quen tập thể. Có lẽ, anh ta, nhà văn như thế đó, chưa hề bao giờ học đứng bằng đôi chân của chính mình.
Anh ta có thể thắng, nhưng chỉ khi nào, trước đó, anh ta bằng lòng thua
[He may win, but not before he agrees to lose]

Lưu vong là lâm vào tình cảnh thật đáng ngờ, nếu nói về mặt đạo đức, bởi vì nó bẻ gãy kết nối của một con người với  đám đông, nói rõ hơn, nó tách một cá nhân ra khỏi một nhóm, và cá nhân này ngưng không còn chia sẻ kinh nghiệm của mình với những đồng nghiệp bị bỏ lại. Những dằn vặt về đạo đức phản ảnh sự vấn vương của anh ta với một hình ảnh hào hùng về chính mình, và anh ta phải, từng bước từng bước, đi tới một kết luận thật thê lương thật đau đớn, là:  thật khó mà làm được một việc có giá trị về mặt đạo đức, và càng thật khó, giữ cho được một hình ảnh không hề hoen ố về chính mình.
*
Lưu vong, thiên di, dời đổi, không liên quan tới ngày tháng, thống kê hay quota, nhưng tới những số mệnh của từng cá nhân con người.
Cuốn Nouvelles Odysées mở ra bằng những dòng trên.
Đây là một “anthologie” gồm những bản văn của nhiều tác giả ở Tây, toàn di dân, hay lưu vong, như Tahar Ben Jelloun, André Makine, Francois Cheng…
Trong lời tựa, Eduardo Manet viết: “Có nhiều lưu vong, di dân như có nhiều cát ở bãi biển”
Và họ đều ‘viết văn như hành lạc trong đau đớn bất lực" cả, Gấu mượn lời nhà đại phê bình để nói về…  cát ở bãi biển!
*
Gấu này, 'trâu chậm uống nước đục' [“Anh đi muộn quá, hết mùa biển động từ đời nào đời nào rồi”, một bà bạn văn đi trước, than thở giùm], và, muộn còn hơn không, và, cũng cố ‘hành lạc trong bất lực đau đớn’, được chừng ‘vài chục ngàn trang’ net, nắn gân tí tí Con Quỉ Bắc Kít, đi được một đường vĩnh biệt Bông Hồng Chẳng Hỏi Vì Sao, đi gặp kịp Con K, và vưỡn còn dư tí bonus “quĩ thời gian’, và tính sử dụng nó, vào việc 'trước trác', tệ lắm là ba cuốn tiểu thuyết, một, viết về cú trở về lại Đất Bắc, một, về Gấu Nhà Văn, và một, về Những Ngày Ở Thiên Đường Đỗ Hoà, nông trường cải tạo Vẹm!
Hà, hà!


A free man, when he fails, blames nobody.
(Được tự do rồi, thất bại, đừng ăn vạ ai)
(J. Brodsky, Phận lưu vong, The Condition We Call Exile

Of course, it's one hell of a way to get from Petersburg to Stockholm; but then for a man of my occupation the notion of a straight line being the shortest distance between two points has lost its attraction a long time ago.
(Lẽ dĩ nhiên, đường từ Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng với một người nghề ngỗng như tôi, ý niệm đường thẳng - là đường ngắn nhất giữa hai điểm - đã mất sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.)
(Brodsky: Diễn văn nhận Nobel văn chương)

Tôi không là di dân, mà cũng chẳng bị tống xuất.
Thế giới bị huỷ diệt không phải của tôi. Tôi chẳng hề biết nó.
(I neither emigrated nor was deported.
The world that was destroyed was not mine. I never knew it.
Henri Raczymow, 'Memory Shot through with Holes').

Cuốn Exile and Creativity, Gấu mua ngày 29 July, 1998, xưa rồi Diễm ơi, tại tiệm Britnell, xưa nhất Toronto. Tiệm này nay biến thành quán cà phê. Khi nó chết, cả thành phố năn nỉ đám con cháu chủ tiệm đừng bán, đừng bán [đừng đốt, đừng đốt!], nhưng họ lắc đầu, chán sách quá rồi!
Tiệm kế bên Toronto Reference Library. Đây là thư viện đầu tiên Gấu được cô giáo tại trung tâm tạm trú, shelter, đưa đi tham quan, liền sau ngay khi tới Toronto, từ trại tị nạn Thái Lan.
Một buổi tối, trong những ngày lạnh nhất kể từ 40 năm, như báo chí mô tả.
Vừa tới phi trường, tối 18.1. 1994, là được đưa đi lãnh quần áo lạnh, giấy bốt, rồi được xe chở từ phi trường, xuyên qua bão tuyết mù trời, tối thui, tới shelter. Ngay liền sáng hôm sau, bò ra bên ngoài, kiếm tiệm phở, không hề biết, tiệm chỉ mở cửa vào lúc 11 trưa! Về, chưa tới giờ làm việc, lại phải đứng ngoài trời tuyết, chờ nhân viên mở cửa cho vô!

Bất giác nhớ ký giả Lô Răng, một lần ngồi Quán Chùa, kể, lần ông đi Mẽo tu nghiệp, ở kế bên một bãi biển, đêm nghe tiếng sóng vỗ vào bờ, không hiểu sao, đều thành tiếng rao, Phở, Phở!
Sau đó, được đi ăn phở, cũng vài lần, rồi tới lần được cô bạn và ông chồng tới shelter thăm, chở đi ăn phở. Cô bạn cởi bao tay, bắt tay Gấu, tự nhiên như người văn minh, Gấu bắt tay, run bần bật, đúng như thế, khiến Gấu Cái “lại đâm bực”!


Dọn

Trả lời mấy cái mail của học trò NHQ:
Nếu các bạn muốn “công khai”, thì gửi cho NHQ, đề nghị cho đăng trên Tiền Vệ, hoặc NHQ Blog VOA.
"Gấu này” sẽ công khai trả lời.
Còn nếu muốn Tin Văn đăng mấy cái mail đó, thì hãy xin phép Thầy NHQ, nếu Thầy NHQ cho phép mấy bạn thay mặt Thầy “dậy bảo” Gấu này, thì lúc đó, sẽ tính, sau!
Regards. NQT