|
Chúc
Mừng Giáng Sinh
*
Cảm Tạ
trời. đục
sương. trĩu. ngang mặt
lấp. ló
những ngôi nhà. bóng mù
thanksgiving
sóng sánh. buổi sớm
ly café dở. gà tây nằm ngửa
bụng dạ. ăm ắp
vắng hoe. con đường mềm. mớn sương
cảm tạ. cây trang điểm
lá đẹp. mùa nâu. bình yên
cảm tạ. chốn tạm
bài nhạc. luôn bắt đầu. từ nốt lẻ
thanksgiving
rồi sẽ. đông đúc
rồi trời sẽ. đục nhiều hơn
cảm tạ. những miền nâu. cũ
cảm tạ. những hiện hữu
cảm tạ. những u. mơ
chảy loang. loáng tia nắng
đầu. chấp chới
dựng. những đường. khúc chiếc
về. điểm bắt đầu
như một. lời cảm tạ
cảm tạ. bạn. cảm tạ. em
thanksgiving
những tiếng chuông. nhỏ. lắc lư
theo con đường. còn lại
Đài Sử
Tưởng niệm
Camus, 50 năm sau
khi ông mất
“Papa,
tôi không biết bố tôi nổi
tiếng, cho tới khi ông mất. Tôi biết điều đó, lúc ông mất, và tôi chẳng
ham. Với
tôi, đó là cha tôi. Tếu, rất tếu. Tôi mê nụ cười của ông. Với những
người khác,
Albert Camus, đó là một huyền thoại, không phải một ông bố. Sự nổi
tiếng, tôi
không ý thức gì về nó, và nó cũng chừa chúng tôi ra, cho đến khi chúng
rớt xuống
anh tôi, và tôi, nó đè nát hai anh em. Tôi lúc đó 14 tuổi.”
“Ở trường học, khi người ta hỏi bố
tôi làm nghề gì, tôi trả lời ‘nhà văn’, và nó làm tôi phải suy nghĩ.
Làm thợ mộc,
thì đúng là một nghề. Nhưng nhà văn?”
«Je me
révolte, donc nous
sommes ... »
“Il y a la beauté et il y a les
humiliés.”
“Le bonheur et l'absurde sont
inséparables”
“Il y a
la beauté et il y a les
humiliés.”
Có cái đẹp và có
những người
bị sỉ nhục.
Ui chao sao mà đúng y chang tình
cảnh Mít, trước và sau Anus
Mundi [hậu
môn của thế giới]
Trước,
cả nhân loại nằm mơ ngủ dậy, biến thành Mít.
Sau, Mít, có nghĩa là, bị sỉ
nhục!
Roland
Barthes
Roland
Barthes (1915 -1980),
écrivain et sémiologue français, fut l'un des principaux animateurs du
structuralisme et de la sémiotique en France. Du 26 octobre 1977,
lendemain de la mort de sa mère, au 15 septembre 1979, Roland Barthes a
tenu un
journal de deuil, 330 fiches pour la plupart datées, et constituées en
un
ensemble publié pour la première fois sous le titre Journal de deuil
aux
Éditions du Seuil en 2009. Pour Barthes, «l’auteur est mort»,
Autrement dit,
«la naissance du lecteur doit se payer de la mort de l’auteur». D'après
sa
compréhension des choses, l'auteur doit céder sa place au lecteur, qui
s'approprie le contenu du texte et en fait sa propre lecture. Il nous
sera
difficile, en tant que lecteurs, de séparer l'écrivain de l'homme. Si
entre-temps il est mort physiquement, il continue son existence dans la
mémoire
de nombreux vivants, principalement grâce à ses oeuvres. Notre lecture
n'en
sera pas une de réécriture du texte, mais d'écoute de ce que
l'homme-écrivain
Barthes nous révèle et nous voile de son propre deuil*.
Extraits
5 novembre 1977
Après-midi triste. Brève
course. Chez le pâtissier (futilité) j'achète un financier. Servant une
cliente, la petite serveuse dit Voilà. C'était le mot que je disais en
apportant quelque chose à maman quand je la soignais. Une fois, vers la
fin, à
demi inconsciente, elle répéta en écho Voilà (Je suis là, mot que nous
nous
sommes dit l'un à l'autre toute la vie). Ce mot de la serveuse me fait
venir
les larmes aux yeux. Je pleure longtemps (rentré dans l'appartement
insonore).
Ainsi puis-je cerner mon
deuil. Il n'est pas directement dans la solitude, l'empirique, etc.;
j'ai là
une sorte d'aise, de maîtrise qui doit faire croire aux gens que j'ai
moins de
peine qu'ils n'auraient pensé. Il est là où se redéchire la relation
d'amour,
le «nous nous aimions». Point le plus brûlant au point le plus
abstrait...
18 août 1978
L'endroit de ma chambre où
elle a été malade, où elle est morte et où j'habite maintenant, le mur
contre
lequel la tête de son lit s'appuyait j'y ai mis une icône – non par foi
– et
j'y mets toujours des fleurs sur une table. J'en viens à ne plus
vouloir
voyager pour que je puisse être là, pour que les fleurs n'y soient
jamais
fânées.
Nguồn
Barthes
nhà văn
nhà ký hiệu học Tây là một trong những người chủ xướng của chủ nghĩa cơ
cấu và
ngành ký hiệu học tại Pháp. Vào ngày 26 Tháng 10 1977, liền sau
cái chết của
bà mẹ, ông viết nhật ký tang, gồm 330 tờ ghi chú [fiches], đa số có đề
ngày tháng,
nay được tập hợp và xb lần thứ nhất với cái tít “Nhật ký tang”, nhà xb
Seuil,
2009.
Với Barthes, ‘tác giả đã chết’. Nói một cách khác “sự ra đời của
độc giả
phải được trả giá bằng cái chết của tác giả’. Theo trình tự của sự
việc, tác giả
phải nhường chỗ cho độc giả, và người này, ‘tóm lấy’ nội dung của bản
văn, làm
quen với nó, kiếm ra cách đọc của riêng mình. Thật khó cho chúng ta,
như
là những
độc giả, tách rời nhà văn ra khỏi con người. Nếu như vào một lúc nào
đó, con người
bằng xương bằng thịt, chết, nhà văn vẫn tiếp tục hiện diện
trong hồi
nhớ của rất nhiều người còn sống, chủ yếu là do tác phẩm của mình. Cái
đọc của
chúng ta không phải là cái ‘tái viết’ bản văn, mà là cái nghe, điều mà
con người-nhà
văn Barthes thố lộ cho chúng ta, và che phủ cái tang của riêng ông.
*
Nhà văn Mẽo rất mê Barthes,
là Susan Sontag. Bà viết hình như vài bài về Barthes, thí dụ: Writing
Itself: On Roland Barthe, trong Where the Stress Falls
Mới thấy trên Gió O, Đào quân dịch một bài
của Zadie Smith về
Barthes và Nabokov
Đây là dịch phẩm đầu tay của Người, chăng?
*
An
essay is an act of
imagination. It still takes quite as much art as fiction.
Suffering from 'novel nausea', Zadie Smith wonders if the essay lives
up to its
promise.
Tiểu luận là hành động của tưởng tượng. Đâu thua gì giả tưởng.
Đau nhức vì ‘buồn nôn tiểu thuyết’, Zadie Smith mơ mòng tự hỏi, liệu
tiểu luận
bảnh như là lời hứa, của chính nó?
Bà này viết essay cũng thật tuyệt cú mèo.
Gấu mê hơn nhiều, so với giả tưởng.
Cũng vậy, với Coetzee.
Bài essay đầu tiên của bà làm Gấu choáng,
viết về Greene.
Bài mới đây, về Kafka.
Bà Zadie Smith này, quá mê
EM Forster, bèn ‘viết lại’ cuốn Howards
End của Thầy, thành cuốn On Beauty, của bà, chẳng chịu ‘lạng lách’ gì
cả.
Chán thế!
Trong
bài viết về Bếp Lửa của
TTT, từ những năm 1970, Gấu nhận ra, số phận [sự thất bại] của cuốn
này, BL, 'y hệt'
cuốn La Nausée.
Susan Sontag cũng nhận ra điều
này, mắc mớ giữa Sartre và Barthes:
… Although Barthes agrees
with Sartre that the writer's vocation has an ethical imperative, he
insists on
its complexity and ambiguity. Sartre appeals to the morality of ends.
Barthes
invokes "the morality of form"- what makes literature a problem
rather than a solution; what makes literature.
Đọc Bếp Lửa
“Beyond
Criticism”: Vượt
quá phê bình
Nhà độc giả vĩ đại thì hiếm
lắm, hiếm hơn, so với nhà văn nhớn, Borges phán.
Bản thân Ngài, là một nhà độc giả nhớn. Montaigne đọc Seneca và đọc lại
chính
mình, Coleridge đọc Jacobi và Schelling....
G. Steiner: "Critic/Reader"
Giá như mà có thể thêm vô: Gấu đọc Steiner và đọc Gấu!
Lộng giả thành chân
Thu tin:
Ông Nguyễn Quốc Trụ, ông đã
phi tang bài viết bênh vực Nguyễn Hữu Liêm, nhưng những hành vi của ông
từ
trước đến nay đã cho thấy ý đồ của ông. Ông đã không ngừng xuyên tạc,
đánh phá,
bôi bác những cây bút chống Cộng nổi danh của người Việt hải ngoại. Ông
nên suy
xét lại hành vi của ông và chấm dứt làm những điều có lợi cho Cộng Sản.
Tra loi:
Doc o day:
NHL
Hai ngoai la cai gi
ma so, phai phi tang?
NQT
Ông đã không
ngừng xuyên tạc, đánh phá, bôi bác những cây bút chống Cộng nổi danh
của người
Việt hải ngoại.
Ai vậy cà?
Còn ai vào đây nữa!
Trân
trọng giới thiệu
Ra mắt độc giả đúng vào dịp Giáng
Sinh năm nay.
*
Like the
Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his
dreams, I knew
these objects were not of the second world, which had brought me so
much
contentment as a child, but of a real world that matched my memories.
Như
nhân vật của
Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của
giấc
mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ Khúc thì
không phải là từ thế
giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một,
với hồi ức
của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
NQT
Những Con Quỉ Đáng Sợ Của Dostoevsky.
Pamuk
Ui chao, cứ như thể Dostoevsky
thì thầm
vào tai tui, dậy cho tui cái ngôn ngữ bí mật của linh hồn, đẩy tôi vào
xã hội
của đám tiến bộ, tuy, bừng bừng vì những giấc mộng thay đổi thế giới,
nhưng bị
khoá chặt ở trong những hội kín hội hở, và hơi bị thích thú cái trò
khốn nạn,
đánh lừa những kẻ khác, nhân danh cách mạng (1), đầy đọa, làm nhục, làm
mất
nhân phẩm, những người không nói thứ ngôn ngữ cách mạng, không chịu
cùng chia
sẻ viễn ảnh về một ngày mai ca hát của chúng.
(1) Đúng là tình cảnh nước Mít,
năm 1945,
trong có hoàn cảnh một nhạc sĩ, nhà thơ, vì bát cơm của tổ trưởng tổ
cách mạng,
me-xừ Vũ Quí nào đó, mà phải cầm súng đi làm thịt tay ăng ten cho hiến
binh
Nhật, Đỗ Đức Phin, và sau này, sám hối, viết Tại sao tôi
viết Tiến Quân Ca?
Dostoevsky
Tôi dậy một khóa học về Dos, và
đã được
hỏi nhiều lần là tại sao không viết một cuốn về Dos. Tôi luôn trả lời,
cả một
thư viện, với đủ thứ ngôn ngữ, về ông ta, đã có rồi, tôi lại chẳng phải
là học
giả. Tuy nhiên, còn một lý do khác.
Nếu viết, thì đây là một cuốn dựa trên sự thiếu tin cậy. Mà đã thiếu
tin cậy,
thì viết làm gì.
Nhà văn lớn lao này, Dos, đã
ảnh hưởng, chẳng ai cùng thời với ông so
được,
ngoại trừ Nietzsche, lên tư tưởng Âu Châu và Mỹ Châu. Balzac không,
Dickens
không, Flaubert không, Stendhal không, tuy đều là những cái tên phổ cập
hiện
giờ. Ông ta sử dụng một hình thức tiểu thuyết mà chưa ai dám dùng,
trước ông
hay sau ông, mặc dù George Sand đã thử bắt chước, để trình bầy một hiện
tượng
bao la rộng lớn mà chính ông kinh nghiệm, từ bên trong con người của
ông, và do
đó cảm nhận được: sự băng hoại của niềm tin tôn giáo.
Những chẩn đoán của ông về cơn băng hoại này, hoá ra là thật là đúng.
Ông nhìn
ra cơn băng hoại này, và hậu quả của nó, ở trong đầu của tầng lớp sĩ
phu Nga.
Cuộc Cách Mạng Nga đã tìm thấy những lời tiên đoán về nó, của nó, ở
trong Lũ
Người Quỉ Ám, đúng
như Lunacharsky công khai thú nhận, và trong Huyền Thoại về Viên Đại
Phán Quan" [The Legend of the Grand
Inquisitor].
Một nhà tiên tri?
Hiển nhiên rồi. Nhưng còn là một ông thầy nguy hiểm. Bakhtin, trong
cuốn về
tính thi học của Dos đã đưa ra giả thuyết, tiểu thuyết đa giọng là phát
minh
của những nhà văn Nga. Đa giọng khiến Dos thành một nhà văn hiện đại:
ông nghe
những tiếng nói, rất nhiều tiếng nói, ở trong không khí, chúng cãi cọ
lẫn nhau,
đưa ra những tư tưởng trái ngược nhau, thế giới chúng ta hiện đang sống
chẳng y
hệt như vậy sao: một nền văn minh hỗn mang, của những giọng nói chỏi
nhau?
Đa giọng của ông bị hạn chế, tuy nhiên. Đằng sau đa giọng đó, ẩn giấu
một con
người nóng bỏng niềm tin. Một vị thiên sứ. Còn gì đa giọng hơn là cái
xen với
những người Ba Lan trong Anh
em nhà Karamazov: một xen hài
thô kệch không xứng với tính nghiêm trọng của tác phẩm. Cách sử trí
nhân vật Ivan
Karamazov xem ra còn mạnh hơn cả những gì một thể dạng đa giọng cho
phép. (1)
[(1)
Nathalie Sarraute nghĩ
khác. Trong một bài viết, trong Thời
Ngờ Vực, mà
Hai Lúa còn nhớ đại khái, bà cho rằng, những nhân vật của Dos. có người
cứ thế đi
thẳng tới Đạo, họ là Thánh, ngay từ bẩm sinh. Còn một loại nhân vật
chọn con đường
tủi nhục, lầy lội, phải đóng đủ thứ vai, trong có vai hề, tự châm biếm,
tự làm
nhục chính mình....]
Dos.
nhà ý thức hệ được tách
biệt hẳn ra khỏi Dos, nhà văn, ấy là để bảo vệ sự lớn lao vĩ đại
của ông;
sự lớn lao này thường bị những lời tuyên bố không may làm tổn thương. Ở
đây,
may mắn làm sao, có Bakhtin, và ông này giúp đỡ cho chúng ta thật
nhiều, qua
giả thuyết của ông về Dos.
Nhưng vấn đề ở đây, sự thực nó như vầy: Nếu không có một thiên sứ Nga,
và lòng
quan hoài cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, thì làm sao có được một
nhà văn
quốc tế, như thế?
Không phải chỉ do lòng quan hoài cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã
cho ông
sức mạnh, mà, chính nỗi lo sợ của ông về một tương lai của nước Nga,
khiến ông
viết, bắt buộc ông phải viết, để đưa ra một lời cảnh cáo.
[Những cắt nghĩa của Milosz về
Dos có thể áp dụng, để cắt nghĩa những
nhà văn
của miền bắc như NHT, PHT. Một cách nào đó, chúng còn giải thích sự nổi
tiếng
'quốc tế' của những nhà văn này, và làm họ tách biệt hẳn ra khỏi những
nhà văn
miền nam. Nói rõ hơn, nhà văn miền nam không đụng phải những vấn đề như
vậy. Họ
'đếch cần' ý thức hệ. Đây là một bất hạnh, nhưng với riêng 'Hai Luá',
một hạnh
phúc.
Và hơn thế, chúng cắt nghĩa hiện tượng Trâm Thạc.]
Liệu có thể coi ông, Dos, là
một tín đồ Ki Tô?
Khó nói lắm.
Có lẽ, Dos cũng đành chọn cho mình một chỗ quì trong nhà thờ bởi vì ông
chẳng
nhìn thấy một cứu rỗi nào cho nước Nga, ngoài Thiên Chúa giáo ra. Nhưng
đoạn
cuối Anh
em nhà Karamazov
cho phép chúng ta nghi ngờ, chắc gì những
sức mạnh huỷ diệt mà Dos quan sát lại tìm ra được một đối trọng ở trong
đầu của
ông? Cái anh chàng ngây ngơ trong trắng thánh thiện là Alyosha trẻ tuổi
đó, như
'dáng đứng' [projection] của một nước Nga Thiên Chúa giáo, liệu anh ta
có thể
làm được chuyện cứu vớt Cách Mạng Nga?
Nếu đúng như thế thì hoá ra hơi bị ngọt, và hơi bị sến.
[That's just a bit too sweet and kitschy]
Ông chạy trốn sến, [tôi muốn nói], sự tầm thường, rẻ tiền. Ông tìm kiếm
những
mùi vị chua, cay, đắng, độc, strong flavors. Những tổ sư tội lỗi, nổi
loạn,
khùng, điên của thế giới văn chương tìm tới những cuốn tiểu thuyết của
ông để
xin tá túc. Hình như là chúi mãi xuống cõi âm u tội lỗi đó, là một điều
kiện,
như trong những tác phẩm của ông chỉ ra, để có được sự cứu rỗi, nhưng
ông cũng
đã sáng tạo ra những kẻ trầm luân đời đời, thí dụ như Svidrigailov và
Stavrogin.
Mặc dù nhân vật nào của ông mà chẳng là ổng, ông dành ưu ái, cho cái kẻ
giống
ông nhiều nhất, đó là Ivan Karamazov. Đó là lý do tại sao Lev Shestov
nghi ngờ,
rất ư là chính đáng, theo tôi, rằng, Ivan Karamazov đã diễn tả, cái sự
bất khả,
không thể nào, tận cùng, tối hậu, của một niềm tin, ở mấy me-xừ thánh
thiện,
trong trắng như Trâm như Thạc, ấy chết xin lỗi, như Trưởng Lão Zosima
và
Alyosha.
Nhưng Ivan tuyên bố, hùng hồn,
xử sự phách lối, ra làm sao?
Chàng trả lại "cái vé", của Đấng Sáng Tạo, chỉ vì mỗi một giọt nước
mắt của một đứa bé, và sau đó rao giảng Huyền thoại về một vị Đại Phán
Quan, ba
cái thứ huyền thoại này do chàng phịa ra, lẽ tất nhiên, mà ý nghĩa của
nó là
nhằm dẫn dắt chúng ta tới kết luận, nếu không thể nào làm cho nhân loại
hạnh
phúc dưới dấu ấn [the sign] của XHCN, ấy chết xin lỗi, của Chúa Ky Tô,
và nếu
như vậy, thì tại làm sao mỗi một trong chúng ta lại không thử bắt tay
với quỉ
sứ, để đem lại hạnh phước, và đây là nguồn cơn của con bọ VC: sản phẩm
của một
liên minh giữa Đỏ [CS] và Xanh [Đô La Mẽo], nghĩa là giữa Quỉ và Quỉ.
Berdiayev
viết, nhân vật Ivan này "bắng nhắng" quá [Ivan is characterized by
'false oversensitivity'] và chẳng nghi ngờ chi, nhận xét này cũng có
thể áp
dụng cho Dos.
Dos viết, trong một lá thư cho
Bà Fonvizin rằng, nếu ông bị phải chọn,
giữa sự
thực và Đấng Ky Tô, ông sẽ chọn Đấng Ky Tô. Nhưng, những người chọn sự
thực có
vẻ như đáng nể trọng hơn, ngay cả khi sự thực có nghĩa là từ chối Đấng
Ky Tô,
như là bề ngoài nó có vẻ như vậy [như Simone Weil khẳng định]. Ít ra
những
ngưòi này cũng không trông mong vào cái sự kỳ quái khác đời của họ, và
cũng
không xây dựng những thần tượng, từ những hình ảnh của chính họ.
Nếu có một điều gì đó, khiến cho tôi phải nhẹ lời, đó là Shestov, ông
này tìm
được cảm hứng, cho cái gọi là triết học bi đát của ông, là từ Dos.
Shestov rất
quan trọng đối với tôi. Chính là nhờ đọc ông mà Joseph Brodsky và tôi
đã tìm
hiểu được lẫn nhau, ở trong cõi trí tuệ.
Milosz's ABC's
(1)
Nhân vật này, rất ư ly
kỳ, Milosz viết một bài dài về ông, Shestov,
hay là Sự
Trinh Nguyên, Trong Trắng của Niềm Thất Vọng
Chán Chuờng, đuợc in
trong To Begin Where I
Am.
Theo
Shestov, cuốn quan
trọng nhất của Dos, là Hồi
Ký
Viết Dưới Hầm, cuốn này đẻ
ra tất cả các cuốn khác.
Đây mới là đệ tử đích truyền của Dos. Ông tin rằng, cái gọi là sự bình
an trong
tâm hồn, là rất đáng ngờ, bởi vì trái đất chúng ta sống, nó đâu có sửa
soạn
trước, để đón rước, xin mời mấy người vô đâu? Ông chỉ khoái những tay,
thí dụ
như Pascal, "cherchent en gémissant" ["tìm kiếm trong rên
rỉ"].
Tin Văn sẽ cống hiến
bạn đọc, bản dịch bài viết tuyệt vời này.
Milosz's ABC's
*
Bài của
Milosz viết về Dos mà chẳng
‘khủng’ sao?
Gấu, đúng lý ra, là đã quen Cô
Tú, từ những ngày cô làm cho hãng
AP.
Hồi đó, có một dạo, ngay sau khi Huỳnh Thành Mỹ mất, Gấu có thói quen,
sau khi
gửi vô tuyến viễn ảnh, sau khi chờ Tokyo thông báo kết quả, là theo ông
Hưng,
AP man, ghé hãng AP, ở phía trên lầu Passage Eden, uống một ly “cà phê
tức thời”,
vừa uống vừa ngắm bức hình Huỳnh Thành Mỹ to tổ bố treo trên tường, sau
đó, cả
hai xuống lầu, ghé cái ngõ hẹp giữa hai bức tường, nơi cho mướn những
cuốn tiểu
thuyết đen série noire, lục lọi một hai cuốn chưa đọc (với ông Hưng là
Carter Brown,
còn Gấu, Chase, hoặc Simenon), rồi chia tay ông bạn già.
Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp ảnh
viên hãng AP đầu tiên bỏ mạng trong khi UPI, người đầu tiên bị cuộc
chiến làm cho sống dở chết dở là Nguyễn Thành Tài. Anh là người giới
thiệu gã chuyên viên trẻ cho UPI, ngay sau khi AP có mạch vô tuyến viễn
ảnh. Một lần, vì quá đói hình, anh mò lên, nghe đâu khu Long Thành, gạ
một người lính làm "người mẫu" cho anh chụp một série hình, cảnh một
anh lính trúng đạn Việt Cộng, buông rơi súng rồi từ từ khuỵ xuống. Đối
với một chuyên viên sử dụng camera, chuyện này quá thường, nhưng với
một nhiếp ảnh viên, đây là một hành động đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh,
làm chủ bản thân, làm chủ tình hình... Bạn cứ thử tưởng tượng trong lúc
súng nổ đạn bay mà cứ bình chân như vại, căn từng chút ánh sáng, lấy
từng góc độ cho không phải một, mà năm, bẩy tấm hình nghệ thuật, chụp
một người trúng đạn đang từ từ... từ giã cõi đời.
Hình đem về hãng, rửa ra, gây
chấn động trong đám phóng viên, nhiếp ảnh viên UPI. Viên trưởng phòng
hình ảnh tuyên bố, kể từ chiến tranh Algérie đến nay mới lại có một
série hình độc đáo như vậy. Trước mắt, Tài được thưởng "Nhiếp ảnh viên
số một trong tháng". Câu chuyện đúng ra không ngừng ở con số một đó, vì
tiếp theo vinh quang, tiền bạc của ngày hôm nay, còn giải thưởng
Pulitzer của ngày mai. Nhưng không ngờ khi hình được đăng lại trên báo
chí Việt Nam, đám
cảnh sát Tổng Nha ngửi thấy mùi là lạ qua cái tên Việt Nam,
Nguyễn Thành Tài. Giá tên một nhiếp ảnh viên người Nhật, người Mỹ thì
lại không sao. Họ bèn liên lạc với tiểu khu, nơi có trận đánh xẩy ra.
Sau khi được xác nhận không có một trận đụng độ, chạm súng nào trong
thời gian đó, họ sau cùng kiếm ra anh lính đã tử trận nhưng vẫn còn
sống. Tài bị kết tội "phá hoại tinh thần chiến đấu của quân đội Việt
Nam Cộng Hòa." Sau vụ đó, anh hết còn được UPI tin tưởng. Trong một lần
theo hành quân, anh bị mảnh mìn muỗi cài giữa đám lá cây xớt qua mang
tai, không may chạm dây thần kinh, trở thành ngớ ngẩn, sau cùng bị UPI
cho thôi việc.
Cõi Khác
Hồn Ốc
Kỷ niệm,
kỷ niệm
Đây là
bãi sông, nơi ông cụ Gấu
bị một đấng học trò làm thịt.
Về, Gấu mới biết là ông bị bắt
không chỉ một mà tới hai lần, theo như cô con gái của ông chú của Gấu,
Chú Cầm,
Trùm VC vùng Việt Trì, cũng bị bắt nhưng trốn được. Cô con gái cho
biết, ông cụ
Gấu bị bắt lần thứ nhất, là đúng vào ngày phát thưởng cho học sinh
trường tiểu
học Việt Trì mà ông cụ là hiệu trưởng, trước khi đóng cửa trường nghỉ
Tết.
Trong gói quà nào cũng cho truyền đơn của VC. Chúng bắt ông, rồi thả.
Ông về bên
kia sông, làng Thanh Trì, quê của Gấu, ăn Tết cùng gia đình. Bà cụ tham
mấy phiên
chợ Tết, ở lại. Chúng bèn đưa cái thư mời dự tiệc tất niên, mang về cho
ông. Đọc
xong, là ông đi dự tiệc tất niên, và không trở về nữa. Đúng 30 Tết.
Gấu tin là bà cụ có đọc lá thư,
đàn bà ưa tò mò, và nghĩ không có gì, vì nếu chúng bắt thì đã bắt rồi!
Cái gì làm chúng giết, lần
sau?
Gấu nghĩ, chúng mời ông chạy
sang Tầu theo chúng. Ông từ chối.
Ông cụ không theo Vẹm. Chắc
chắn như vậy, nếu không, bà chị, thằng em Gấu đều phải được công nhận
là con liệt
sĩ. Gấu có hỏi chuyện này với cô con gái Chú Cầm, cô cho biết, ông bố
của cô
cho biết, anh giáo Dương chỉ là cảm tình viên của Đảng.
Cái gì làm ông cụ không tin…
VC?
*
1945.
Cách mạng, Độc lập, Tự do, Dân chủ, Hạnh phúc... đến thăm
gia đình anh rất sớm, đem cha anh đi biệt tích, để lại lá thư mời dự
tiệc tất
niên của một người học trò cũ, khi đó cầm đầu nhóm võ trang chiếm giữ
huyện lỵ,
nơi ông làm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học.
Không ngờ đó là một cái bẫy. Trong đầu óc non nớt của anh vẫn còn giữ
lại cảnh
tượng, buổi sáng đám người vũ trang chận đường khám xét, chủ ý là đòi
tiền mãi
lộ, đòi thịt cá, con gà, con vịt, mớ rau, mớ tép... của những người dân
quanh
vùng đổ về thị xã những ngày họp chợ. Có thể cha anh, với tư cách một
người Hiệu
Trưởng, một người thầy cũ, đã khuyên bảo người cầm đầu một điều gì đó.
Nhưng
tôi không hiểu, khi nhà trường đã đóng cửa nhân dịp Tết, và cha anh đã
đem mấy
đứa nhỏ về quê ở ngay bên kia sông, mẹ anh vì tiếc phiên chợ cuối năm
nên nán ở
lại, tại sao tới lúc đó người học trò mới có ý định thủ tiêu người thầy
cũ. Nếu
có thì giờ, anh nên tra cứu tìm tòi tài liệu, xác định thời điểm đám
người vũ
trang bỏ chạy khỏi Việt Trì, Vĩnh Phúc, có thể anh tìm ra nguyên nhân
cái chết
của cha anh.
Ông không ưa người Pháp. Suốt quãng đời dạy học, ông bị đổi đi nhiều
nơi. Lục
Yên Châu, Vĩnh Yên (Phú Thọ) và Việt Trì (Vĩnh Phúc) là ba nơi sau cùng
trên
con đường trở về khúc sông định mạng. Ông như bị nó ám ảnh , dẫn dụ.
Hồi nhỏ
ông thường bơi từ bên này sông ra tới giữa sông, và những lần lặng
sóng, tới tận
bờ bên kia, tới Việt Trì, rồi lại bơi về. Có thể đám người vũ trang
muốn ông
theo bọn chúng, nhưng cái cảnh chận đường chiếm đoạt tiền bạc, tài sản
đã làm
ông bất bình, và lá thư mời là cơ hội, hoặc tội ác cuối cùng người học
trò cũ
hy vọng thực hiện trước khi bỏ chạy, hoặc trước khi chịu cùng một số
phận như vậy.
Ông bị đám người vũ trang thủ tiêu bằng cách buộc đá bỏ xuống sông, như
lời một
người bạn tù nào đó kể lại. Theo lời kể, cha anh đã không giả ngu giả
dại như
người khác. Cái tính lì lợm, bướng bỉnh nhưng dễ tin người, di truyền
tới anh,
trở thành ngu ngơ, khù khờ, nếu không muốn nói là đần độn. Có lần nghe
anh kể
tôi thấy tội nghiệp, đời thuở nhà ai chỉ vừa nghe nói tới tên cô bạn đã
nghĩ
ngay đây là người của mình, rồi lặn lội lên tận Đà Lạt, tới tận khu nội
trú, chỉ
để nghe, ở đây có một cô sinh viên có tên như thế nhưng đã về Sài-gòn.
Bà cụ Gấu @ 29/8D NBK St. Saigon cc
1960
|
|