|
Chúc Mừng Năm Mới
Don
Quixote dởm
Báo
động hoảng
Server Tin Văn bị down, mất mấy
tiếng vừa rồi
[Jan 20.2010. 3.19 PM now]
Gấu hoảng quá, tưởng bị cú “hắc”.
IT's OK now.
Tks Team Support. NQT
Phu nhân ở
Somerset
tín hiệu.
sống
Trang
thơ Đài Sử
PTVA vs VTN vs TH
Cái hình ảnh Phi
Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi
tôi nghĩ
về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng
chóp bu
như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở
trong Trái
tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn
là đã
sống trong những thế giới khác biệt.
Achebe
Câu
trên, có thể áp
dụng cho đám Yankee mũi tẹt, nhất là những đấng "thế giá, quan trọng,
uyên bác, chóp bu...", nhờ ơn “giải phóng’,
mà thoát
ra khỏi cái Đất Bắc cằn cỗi, mất hết nhân tính, khi chúng không hề nhận
ra
cái sự ăn cướp Miền Nam, bọc trong cái vỏ thống nhất đất nước.
Nếu thực sự thống nhất đất nước, đất nước không đến nỗi ngày càng chìm
sâu vào
cơn băng hoại, không lối thoát, và ngày càng có nguy cơ biến thành một
quận huyện
của anh Tẫu, cũng là một hậu quả tất yếu, khi anh Tẫu đã bỏ ra biết bao
công
lao, tiền bạc, võ khí, quân trang, quân dụng, thực phẩm… để cho Miền
Bắc thôn tính
Miền Nam.
Thay vì phân biệt
chủng tộc, trong trường hợp Conrad, thì ở đây là, huynh đệ cốt nhục
tương tàn.
Chắc chắn, lịch sử sau này, sẽ đưa ra một kết luận như vậy, về cuộc
chiến vừa
qua.
Nhìn
gần, nhìn xa:
Đọc
những tác phẩm
của Miền Bắc, ngay cả những bài viết tưởng như là do ghen ghét, nói
xấu, làm nhục... như VTN viết về
TH, thí dụ, là phải đọc từ cái tầm nhìn như vậy.
David
Levine, in memoriam
Life Reborn
Tại
sao
họ tin tưởng vào
Stalin?
Why
They Believed in Stalin ?
Hôm nay xét xử ông Lê Công
Định tội 'lật đổ chính quyền'
Note:
Biết là tội phịa, cho
nên Vn-Express phải để trong ngoặc!
Giá mà thêm cụm từ 'cái gọi là', thì lại càng tuyệt!
Hôm nay xử tội ‘vấp ngã’, hay, ‘cái gọi là lật đổ chính quyền’….
Lạ, là đám hải ngoại râu ria nhà nước như ‘diễn đàn phò giặc’, ‘vẹt xì
tốp đi
thôi’… đều vờ!
Ông Lê Công Định nhận 5 năm
tù
Đánh giá cao
thái độ thành khẩn, ăn năn của ông Lê
Công Định cùng việc có nhân thân tốt, phạm tội do bị lôi kéo... HĐXX đã
tuyên
phạt cựu luật sư mức án thấp hơn rất nhiều so với khung hình phạt.
Note:
Sến cô nương cho biết, talawas
bị tin tặc là vì vụ LCD.
Nếu vậy, giờ, có thể tái xuất giang hồ được rồi!
Thảo nào, tiên liệu, cuối tháng này mới chường mặt!
NQT
Ân xá Quốc tế kêu
gọi hành động khẩn
Trường hợp Lê
Công Định
Lẽ dĩ
nhiên LCD không phải là "VC của
VC" như Bukharin. Màn trình diễn của ông, là do VC hăm dọa làm nhục gia
đình vợ con ông, chắc chắn như vậy.
"Thử nghiệm tối hậu đạo đức của con người" mà Todorov nói tới, là theo
nghĩa này.
Sở dĩ Camus bây giờ lại nổi như cồn, là cũng theo nghĩa đó: ông đặt vấn
đề "đạo
đức của những giới hạn"; quá giới hạn đó, thì là Quỉ, không còn là
Người.
Đám HPNT sở dĩ dám thách đố
Mỹ Ngụy, là vì chúng dư sức biết, Mỹ Ngụy không dám vượt thử nghiệm tối
hậu!
Chuồng Cọp làm sao so với vài thằng CA, cởi trần trùng trục, chờ đến
lượt làm nhục gia đình thân nhân bà con của những con người lỡ "vấp
ngã"
vào tay chúng!
*
Gia
đình Nguyễn Tiến Trung
lên tiếng
Trà Mi
20/01/2010
Bảy năm
tù dành cho thạc sĩ
công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, 5 năm tù đối với luật sư nhân
quyền Lê
Công Định và ông Lê Thăng Long, và 16 năm tù cho doanh nhân Trần Huỳnh
Duy Thức
về tội “hoạt động lật đổ chính quyền”, nâng lên từ tội danh nhẹ hơn lúc
bị bắt
là “tuyên truyền chống nhà nước”, sau khi những người này có các hoạt
động và
bài viết kêu gọi dân chủ-đa đảng tại Việt Nam. Đó là các bản án do Toà
án Nhân
dân TP.HCM phán quyết hôm 20/1/2010 sau phiên xử kéo dài từ sáng sớm
đến gần 7
giờ tối.
Nguyễn Tiến Trung sinh năm
1983 được nhiều người biết đến qua lá thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục
Đào tạo,
các hoạt động của Tập hợp Thanh niên Dân chủ do anh khởi xướng trong
thời gian
du học tại Pháp, và các cuộc vận động chính giới quốc tế kêu gọi dân
chủ cho
Việt Nam trong đó có cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và
Thủ tướng
Canada Stephen Harper.
Thân nhân của nhà dân chủ trẻ
Tiến Trung nói gì về bản án vừa tuyên? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi
ngay sau
phiên xử, ông Nguyễn Tự Tu, thân phụ của anh Trung trực tiếp quan sát
phiên
toà, cho biết:
“Chúng tôi phải ngồi bên
ngoài giống như các phóng viên khác, nhưng các phóng viên nước ngoài
thì ngồi
phòng khác, còn chúng tôi phải ngồi phòng khác. Còn trong phòng xử án
thì họ
lại đưa những người trong Chi bộ Đảng vào, có 6 người trong xóm tôi có
mặt. Họ
cho xe đến để chở đi, đưa về, nghe nói mỗi người được trả 50 ngàn. Còn
gia đình
thì lại không cho vào. Tôi với Ngọc Khánh, vợ của luật sư Định, phản
đối nhưng
họ bảo họ là cấp dưới chỉ chấp hành lệnh của cấp trên thôi.”
Trà Mi: Ngay trong phòng xử,
lượng ngừơi tham gia có đông không thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Cũng vài
chục người, ngay trong xóm tôi có 6 người.
Trà Mi: Theo dõi bên phòng kế
bên qua màn hình, ông có đựơc nghe rõ, thấy rõ những diễn tiến xảy ra
bên trong
phiên toà không?
Ông Nguyễn Tự Tu: Nhìn chung
là khi người nào phản ứng cái gì thì họ đều làm cho băng rè đi, bên
ngoài không
nghe được gì cả. Chủ yếu là hai anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng
Long phản
đối. Anh Thức bác bỏ hoàn toàn Hội đồng xét xử kiểu này vì nó không
công bằng.
Anh ấy nói là anh bị truy bức, bị nhục hình. Anh Thăng Long thì bảo là
các cáo
buộc trong cáo trạng là không có cơ sở. Tất cả những lời nói của các
anh thì
đều bị họ phá cho rè, bên ngoài không nghe đựơc, chỉ loáng thoáng thôi.
Trà Mi: Còn phần tranh luận
của luật sư tại toà thì như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Trừ luật sư
tranh luận cho Trần Huỳnh Duy Thức thì họ phá sóng, họ làm rè rè, không
nghe
được. Cái micro của anh chết luôn, không phát thanh ra được.
Trà Mi: Báo chí Việt Nam
loan tin Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định
có nhận tội rằng vi phạm pháp luật Việt Nam?
Ông Nguyễn Tự Tu: Cái đó
đúng. Chỉ có Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là công nhận. Trước đó
lúc gia
đình gặp thì Trung có nói rằng việc đó là có nguyên do của nó.
Trà Mi: Trước đó gia đình
đựơc gặp Tiến Trung vào lúc nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Được gặp
trong trại giam hôm 8/1. Trung nói rằng Trung làm gì cũng có nguyên
nhân cả.
Thật ra Nguyễn Tiến Trung nhận là vi phạm pháp luật của nước cộng hoà
xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
chứ không phải nhận tội. Thật ra không phải nhận tội mà cái pháp luật
nó như
vậy thì có vi phạm. Như anh Lê Công Định nói rằng pháp luật như vậy thì
bất cứ
ai mà đồng ý với đa nguyên đa đảng thì đều bị phải tội cả. Anh công
nhận như
vậy.
Trà Mi: Tại phiên xử, báo chí
Việt Nam
nói rằng Tiến Trung có thừa nhận là do “nóng vội nên dẫn đến sai lầm”?
Ông Nguyễn Tự Tu: Có, có đấy.
Tôi nghĩ sau chuyện này có cái gì khác nữa thì mình không biết được.
Trà Mi: Biện luận do luật sư
của Tiến Trung đưa ra được toà tiếp nhận như thế nào?
Ông Nguyễn Tự Tu: Toà cũng
tiếp nhận một cách hình thức thế thôi, chứ tôi thấy không có thay đổi
gì. Ví dụ
như Viện kiểm sát đề xuất mức án 7-8 năm tù, thì cuối cùng cũng 7 năm
tù, coi
như không giảm đựơc cái gì.
Trà Mi: Quan sát diễn tiến
phiên xử hôm nay, theo ông, có gì đáng chú ý?
Ông Nguyễn Tự Tu: Đáng chú ý
là tôi thấy cứ mỗi lần người nào nói gì không vừa ý thì đều bị làm rè,
không
nghe được. Chủ toạ cứ ngắt lời. Hai bị cáo Thức và Long, họ không cho
nói,
nhiều khi họ không cho nói, kể cả luật sư của bị cáo Thức. Họ cắt, yêu
cầu
không được nói nữa. Thậm chí cuối cùng chủ toạ yêu cầu không được nói
nữa, phải
quay vào. Điều đó rất rõ ràng. Trường hợp của Lê Thăng Long, tôi thấy
họ không
tìm đựơc điều nào để khép vào tội cả. Trần Huỳnh Duy Thức cũng thế. Duy
Thức bị
Viện kiểm sát đề nghị mức án 12-13 năm tù, nhưng do Thức bác bỏ những
cáo
trạng, những lời buộc tội, cho nên họ nghị án là 16 năm tù, một mức án
vô cùng
nặng nề.
Trà Mi: Riêng trường hợp của
Tiến Trung, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cho rằng những hành
vi của
Trung là không có tội, trong khi chính bản thân Trung lại thừa nhận
việc mình
làm là sai trái. Là thân phụ của Trung, quan điểm của ông thế nào?
Ông Nguyễn Tự Tu: Con tôi vô
tội, nếu căn cứ vào Hiến pháp, con tôi vô tội. Nhưng họ cố tình cho là
nếu có
thành lập tổ chức, tức là vi phạm vào quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng
cộng
sản Việt Nam
thì là có tội. Tất nhiên chúng tôi rất xót xa vì con tôi là một người
yêu nước
thương dân, rất khát khao sự phát triển của đất nước mới đứng ra để đấu
tranh,
mà hợp tác với Đảng Cộng sản chứ không có lật đổ. Tuyệt đối không có
chuyện lật
đổ. Lật đổ hay không là nhân dân lật đổ chứ mấy ông này không thể nói
cái miệng
mà lật đổ được chế độ. Trung đấu tranh ôn hoà bất bạo động, rất khiêm
nhường,
thế nhưng họ khép vào tội đó thì rất là xót xa.
Trà Mi: Gia đình có dự tính
như thế nào trong thời gian sắp tới thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Gia đình
rất tôn trọng Trung, không biết Trung có kháng án hay không. Thật sự
bản tính
của Trung là người rất thương dân và rất trong sáng. Còn tại sao Trung
lại nhận
tội thì ta nhìn vào cái toà án, ta thấy rồi. Như anh Trần Huỳnh Duy
Thức đấy,
anh ấy phản đối thì hậu quả ngay lập tức. Viện kiểm sát đề xuất 12-13
năm mà
giờ thành 16 năm, rất kinh khủng. Người ta cố ghép cho tội thành lập tổ
chức.
Nhưng anh ấy chẳng có tổ chức nào, chỉ là nhóm nghiên cứu Chấn thôi,
chả có tổ
chức, tôn chỉ, mục đích, hay cương lĩnh hành động, điều lệ nào cả mà
lại bị
nặng nề như vậy. Thế nên tôi thấy Trung và Định ứng xử thế là đúng
thôi. Trong
thể chế như vậy, mình không thể khác đựơc, không thể cựa quậy được.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn
thời gian ông Tu đã dành cho cuộc trao đổi này.
Ông Nguyễn Tự Tu: Vâng, chào
cô.
VOA
*
Hết phim
Bộ phim về Lê Công Định và
Nguyễn Tiến Trung đến đây là hết. Hẳn là có những khán giả thất vọng. Không có cảnh phản cung ngoạn mục, không có
cảnh tranh luận đanh thép, chỉ có màn cúi đầu nhận tội, như BBC tiếng
Việt có
bài tổng hợp lại phiên tòa xét xử từ các báo ngoại quốc. Nguyễn Tiến
Trung thú
nhận: "Hành động của tôi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tôi nông nổi và phạm sai lầm".
Lê Công Định cũng thú nhận tương tự: "Những gì tôi làm đã vi phạm pháp
luật". Ngoài trừ mỗi Lê Thăng Long, cả ba người Định, Trung, Thức đều
xác
nhận những gì họ khai được truyền đi trên TV hồi tháng 6. Điều mỉa mai
trớ trêu
là chưa bao giờ có video clip về Lê Thăng Long được truyền đi, thành ra
lời phủ
nhận này vô tác dụng. Ôi, những người đã cố hy vọng dù chỉ một chút nhỏ
nhoi về
Nguyễn Tiến Trung, về Lê Công Định giờ này ra sao nhỉ? Sao không phải
vụt tắt
nữa, mà thật ra là chẳng có sao nào, chỉ có những ảo ảnh tưởng là sao
thôi.
Kundera từng viết về những kẻ
thay đổi quan điểm nhân danh sự phù hợp với tinh thần thời đại. Họ thay
đổi
quan điểm không phải do nhu cầu nội tại, không có "tính thơ". Sự thay
đổi đấy chỉ vì mong muốn mình giống như một đám đông nào đó. Một hiệu
ứng đám
đông. Sự thay đổi tưởng chừng như rất phù hợp với thời đại đấy lại
chính là sự
từ bỏ cá tính của chính mình, xóa bỏ sự tồn tại của một nhân cách.
Không có cá
tính, không có nhân cách thì đào đâu ra bản lĩnh với cả khí phách? Một
kết cục
dường như có thể thấy được trước. Chỉ có những con người thay đổi quan
điểm vì
nhu cầu nội tại, sự thay đổi đầy "tính thơ", anh ta thay đổi như một
sự bùng cháy và cả thế giới này chạy ùa đến đầy kinh ngạc và hân hoan.
Đấy mới
là sự thay đổi khí phách, bản lĩnh và cá tính. Thời hiện đại buộc chúng
ta phải
chứng kiến vô số kẻ thay đổi quan điểm nhân danh sự phù hợp với tinh
thần thời
đại. Và vô số người đã nhầm lẫn những thay đổi quan điểm đó. Cả người
chứng
kiến lẫn kẻ thay đổi quan điểm.
Cuối cùng, không thể không
khen ngợi cơ quan an ninh Việt Nam.
Vụ việc này làm rất xuất sắc.
Đông A
No
Longer and Not Yet
Albert
Camus, 50 năm sau khi
mất
Tờ TLS,
Jan 15, 2010, mục Tạp
Ghi, tiểu mục Lễ lạc văn học, Literary Anniversaries: Năm mươi năm
trước Camus
tử nạn xe hơi trên đường đi Paris, chiếc xe hơi của ông, Facel Vega
HK500, một địch
thủ của Aston Martin vào thời kỳ đó. Tháng Nov. cùng năm nhà văn Mẽo ly
hương
Richard Wright mất tại bệnh viện Eugène Gibez, nằm trên con phố
Vaugirard.
Camus 46 tuổi., Wright 52.
Thế rồi tờ báo viết tiếp: Cái
chuyện bạn xục xạo để tìm ra một điều gì mới về Camus, thì kể như zéro,
bởi vì ông
này là nhà văn được tìm hiểu [researched] nhiều nhất trong thế kỷ vừa
qua.
Wright cũng không phải là nhà văn vô danh, tuy thế giá không bằng
Camus, nhưng
cũng đã có tới năm cuốn tiểu sử khác nhau về ông. Hi vọng độc nhất, của
chúng
ta là, tại sao không nối hai ông này lại, để tìm ra một điều gì mới?
Có, thật!
Wright là một “thằng bé da đen”
(a “black boy”: tên cuốn tiểu sử của ông), từ Mississippi
lên Chicago, rồi New York; Camus: một tên chân đen (a pied noir),
từ French Algeria, dời đi Paris.
Cả hai như thế đều là di dân bắc tiến. Cả hai đều viết về một vụ sát
nhân tình
cờ. Camus trong Kẻ Xa Lạ, L’Étranger;
Wright, trong Native Son. Cả hai đều láng cháng
với những râu ria của chủ nghĩa hiện sinh của khu Chợ Cầu Muối,
St-Germain-des-Prés. Trong lúc Camus cố giãn ra khỏi băng đảng [“Tớ đâu
phải ‘con
hoang’ của Sartre!”], Wright bệ nguyên con, nào pour-soi,
nào en-soi vào
cuộc sống đường phố của đám Mẽo gốc Phi châu, và đẻ ra được một tác
phẩm thật bảnh.
Bạn có biết tên tác phẩm là gì không? The
Outsider (1953). Đúng cái tít cuốn của Camus được dịch qua tiếng
Anh, tại
Anh, trong khi tại Mẽo, nó có tên là The
Stranger.
*
Dịch hạch, như
thế, chẳng dậy
một bài học. Camus thì đạo đức, nhưng không là kẻ rao giảng đạo đức. Ông cho biết, rất cẩn trọng cố tránh cho bài
viết của mình cái giọng đạo đức, dậy đời, và, có thể nói, những cuốn
tiểu thuyết
của ông, theo cái đà cẩn trọng đó, cũng ít đem lại sự hài lòng, thoải
mái tới cho
những cuộc bàn
luận chính trị của bất cứ một trường lớp nào có thể có ông ở trong đó.
Nhưng chính đây là cái lý do rất lý do, the very reason, nó sống dai,
vượt ra khỏi gốc gác, vốn là một ẩn
dụ về một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng, vượt ra khỏi thời đại của nó.
Nhìn lại cái thế kỷ xám
xịt với những thành quả xám xịt vừa qua, chúng ta mới ngỡ ngàng làm
sao, khi ngộ
ra một điều là, Albert Camus đã chỉ ra nan đề trung tâm của thời đại.
Như
Hannah Arendt, ông nhìn ra “vấn
đề cái ác sẽ là câu hỏi cơ bản của cuộc sống trí
thức thời hậu chiến tại Âu Châu – như cái chết là vấn đề cơ bản của
cuộc chiến
vừa qua”.
[Like Hannah Arendt, he saw
that "the problem of evil will be the fundamental question of postwar
intellectual life in Europe-as death
became
the fundamental problem after the last war.” Tony Judt: Lessons of
Camus’s
“Plague”. NYRB Nov 29, 2001]
Ui chao
đúng là câu Mít sau
cuộc chiến cần đọc!
Nhất là cái lũ thắng trận!
Yêu trong thời dửng dưng
Cùng số
báo, có bài điểm cuốn
Lovers in the age of indifference, của Xiaolu Guo. Thật tuyệt.
Và Gấu cứ lẩn thẩn
tự hỏi, sao Mít không có một cuốn nào bảnh như vậy!
Tò mò tìm hiểu về tác giả. Hoá
ra cũng một thứ dữ. Một nhà làm phim nổi tiếng.
Dưới đây, là tí tiểu sử, lấy
trên net, và bài điểm sách [sẽ post sau, cùng bản dịch]
Biography: Xiaolu Guo
Xiaolu
Guo, born in 1973, was
brought up in a fishing village in south China. At 18 she went to
study at
the Beijing
Film Academy,
gaining a BA and MA, and began to write screenplays, direct films and
publish
fiction and criticism. Her first novel to be translated into English, Village of Stone (2004), was shortlisted
for the
Independent Foreign Fiction Prize. She came to London on a scholarship in 2002, and
in 2003
her short film Far and Near won an ICA/Becks Futures prize. A Concise
Chinese-English Dictionary for Lovers, her first book written in
English,
appears from Chatto next week; and her film How Is Your Fish Today? has
just
been screened at the Sundance Festival. Xiaolu Guo lives in Hackney,
east London, and returns to China
every year to film.
Xiaolu
Guo: Far East to East End
"In China,
we're Communist-censored. But we know who is Sylvia Plath, who is
Charles
Bukowski," she says. "Western people don't know their Chinese
equivalents." Once again, you catch a glimpse of steel beneath the silk.
“Ở TQ chúng tôi bị CS kiểm duyệt. Vậy mà chúng tôi biết ai là Sylvia
Plath,
ai là Charles Bukowski”, cô nói. “Dân Tây phương đâu biết những tay
ngang hàng
với của họ, mà là TQ”.
Hách thật!
Bảnh thật!
Như có ánh thép lạnh ở dưới làn da mát dượi của một em Xẩm vừa làm phim
vừa
viết văn!
Ui chao, Mít thì có 'Xin lỗi, em chỉ là con đĩ', mà cũng dịch từ một em
Xẩm!
Nam Le, bestseller
Hiện tượng bestseller ở trong
nước, với Nguyễn Ngọc Tư, và ở ngoài nước, trên thế giới, đúng hơn, của
Nam Le,
theo Gấu, có thể là hồi chuông báo tử của nền văn học Bắc Kít, [lập
lại, văn học
Bắc Kít, không phải văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa], mà đỉnh cao
của nó là
chiến thắng Miền Nam, hiểu theo cả hai nghĩa, đỉnh cao và vực thẳm.
Dùng một hình
ảnh minh họa: nếu Lò Thiêu là đỉnh cao của thời kỳ Ánh Sáng của Âu
Châu, thì Lò
Cải Tạo chính là đỉnh cao của văn học Bắc Kít!
"I had
nothing but hate
in me, but I had enough for everyone.”
[As this story unfolds] it becomes a meditation not just on fathers and
sons,
but also on the burdens of history and the sense of guilt and
responsibility
that survivors often bequeath to their children.
Đám Bắc Kít không thể viết nổi những câu văn tưởng như đơn giản như
trên.
Giản dị là do chúng không hề có những cảm nghĩ như vậy. Mặc cảm thắng
trận, mặc
cảm ‘chết trong tâm hồn', đi đâu cũng vác theo mùi chiến lợi phẩm, thí
dụ, một
‘air’ nhạc TCS ‘ăn theo’, “Tôi có người yêu chết trận Pleime” làm đắng
ngắt “Đường
ra trận mùa này đẹp lắm”…
Đấy là chưa kể những chiến lợi phẩm cụ thể!
*
Một
khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận
về cái chuyện ăn cướp Miền Nam,
thì may ra mới có sự thay đổi.
Chính
cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên
tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không
biết đến
bao giờ mới thoát ra được.
*
Cái sự băng hoại đạo đức rõ ràng
là do sự dối trá ngày nào mà ra, tìm nguồn cơn ở đâu nữa? Arendt đã
vạch rõ ra điều
này, trong “Từ dối trá đến bạo lực”. (1) Chỉ một khi dám nhìn thẳng vào
sự
thực, thì
mới có được bước khởi đầu, trong cái sự khôi phục lại niềm tin của dân
chúng, và
từ đó, mới bước tiếp được. Phải đem đến cho chủ nghĩa xã hội Mít một
cái bộ mặt
con người, thì lúc đó mới bắt đầu được.
[Chủ
nghĩa xã hội với bộ mặt
nguời, le ‘socialisme à visage humain’ là một thuật ngữ dùng trong toan
tính huỷ diệt tính phi nhân mà chủ nghĩa xã hội mang tới cho nhân loại].
Que
justice soit faite, même si
le monde doit périr.
Phải
có công lý đã, cho dù thế
giới phải tiêu táng thòng!
Không
lẽ cứ để cái thế giới băng
hoại đó còn mãi?
(1) Du mensonge à la
violence [nguyên tác tiếng Anh: Crises of the republic, Guy Durand
dịch,
nhà xb Calmann-Lévy, 1972, tủ sách Agora]
*
It will not, I
believe, be possible for European culture to regain its inward
energies, its
self-respect, so long as Christendom is not made answerable to its own
seminal
role in the preparation of the Shoah [the Holocaust]; so long as it
does not
hold itself to account for its cant and impotence when European history
stood
at midnight.
G.
Steiner. The
Passion Spent. Introduction.
Văn
hóa Âu châu chẳng thể nào có lại được nội lực, niềm tự trọng của nó,
một khi tín hữu Ky Tô chưa trả lời về vai trò phôi thai của họ trong
việc sửa
soạn Lò Thiêu, một khi chưa tính sổ với chính họ, về cái sự dối trá,
bất lực, và
ngậm miệng ăn tiền giữa đêm trường Nazi của lịch sử Âu Châu.
Sao
bac ghet talawas?
*
Những linh hồn đọa đầy của
Nam Le
Sinh
tại VN, trưởng thành tại
Úc châu, và trở thành nhà văn tại Mỹ, chàng thanh niên Nam Lê không dễ
gì để cho hoàn
cảnh khuất phục, giam giữ mình. Tập truyện đầu tay, thì cũng như thế.
Nó kéo bạn
đi khắp nơi cùng với nó, từ Medellín tới Nữu Ước, quá cảnh Hiroshima,
gặp những
cuộc đời rã rời vì lịch sử.
Con
thuyền ở trong tập
truyện đáng kể này thì chứa tới 200 người thay vì 15, lênh đênh trên
biển cả đã
hai tuần, đói, khát, bịnh, da rộp cháy vì nắng trên sàn tầu, còn ở bên
dưới thì
là cứt đái, nôn mửa; những xác chết chỉ còn da và xương thì ném xuống
biển cho cá
mập. Không có thuốc thang, nước thì chỉ còn một chút xíu dành cho người
bịnh.
Sau bao ngày trên thuyền, Mai, cô thiếu nữ nhân vật trong truyện hiểu
tại sao
cha cô, đã trải qua năm năm chiến đấu chống CS, và hai năm trong trại
cải tạo,
cố gắng sống ở trên bề mặt của những sự kiện, trong hiện tại, ngày này
tiếp ngày
khác, không nhìn về phiá sau, hay nhìn vào bên trong mình: “Bởi vì dưới
bề mặt
thì chỉ là khùng điên, hoảng loạn. Và ngày càng có thêm xác người thẩy
xuống biển, cô dặn mình chớ có nhìn theo, cố tránh đừng nghĩ, đó là
những xác
người, cố xua đuổi luôn cả nỗi xúc động chỉ muốn nhận ra những xác chết
đó là
thuộc về gia đình nào trên con thuyền. Cô tránh chúng bằng cách nhìn
vào những
sự vật ngẫu nhiên, tức thời, hiện có đó: khí hậu, ngụm sóng tới, và
thời gian cứ
thế mải miết.”
Truyện ngắn này, như nhiều
truyện khác trong Con Thuyền, tóm
lấy những con người, ở vào những khoảnh khắc cực điểm
của họ, khi đối diện với cái chết, sự mất mát, nỗi kinh hoàng (hay cả
ba), và
phải quần thảo, một mất một còn, với câu hỏi cơ bản nhất, riết róng
nhất: mi là
ai, mi muốn gì, mi tin vào cái gì. Hoặc chết trên mặt biển, hoặc bị bắn
bởi một
ông trùm ma túy, hoặc mất những người thân trong gia đình trong cuộc
chiến, những
con người của Nam Le đều bị kẹt cứng ở những ngã ba, ngã tư của định
mệnh, và bắt
buộc phải chọn lựa, hoặc cuống cuồng như một thú trước ánh đèn pha xe
hơi, hoặc
phải tìm cho ra một con đường để đối đầu và thoát ra.
Câu chuyện mở ra tập truyện, “Love
and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice,” bảnh nhất,
được kể
bởi một kẻ mang cùng tên với tác giả, và chia sẻ cùng với ông vài chi
tiết tiết
tiểu sử,
Một chiếc tầu cho Việt Nam
30.4.2009
30.4.2008:
Người xa vắng biết
đâu nấm nhà
buồn?
*
Thượng đế đã chết trong thành phố
Một ông bạn đi chợ sách cũ vớ
được cuốn La
Peau,
nhưng mất bìa, bèn gửi trang này qua, "cho đỡ nhớ Sài Gòn"!
Tks. NQT
Cái bìa, tranh Nguyễn Trọng Khôi, lái sách vượt biên mang theo cùng với
cuốn
sách, tất nhiên!
Hannah
Arendt
Numero
11 Janvier-Février
2010
Document
Une valeur fausse : Hannah
Arendt
Hannah Arendt ne mérite pas
l’adulation posthume dont elle fait l’objet. Son œuvre ne résiste pas à
l’épreuve du temps. En particulier, le rapport complexe qu’elle
entretenait
avec le peuple juif transparaît dans l’usage douteux qu’elle fait des
sources
antisémites et nazies.
Pensée décousue voire
incohérente, concepts flous, approximations historiques… Le
réquisitoire n’est
pas tendre : aux yeux de l’historien Bernard Wasserstein, spécialiste
de
l’histoire juive et israélienne, l’œuvre d’Hannah Arendt, figure
majeure de la
pensée politique contemporaine, doit être totalement reconsidérée.
Prenant au
mot celle qui se situait elle-même « quelque part entre l’historienne
et la
publiciste », il passe au crible sa méthodologie historique, souligne
les
contradictions de sa pensée sur le totalitarisme et fustige la «
perversité »
de sa vision du monde. S’il juge louable son rejet du discours
apologétique
juif, il accuse la philosophe-historienne d’avoir versé dans l’extrême
inverse.
Son insistance sur la « coresponsabilité » des Juifs s’expliquerait,
selon lui,
par une « surexposition » à la littérature antisémite et nazie, dont
témoigne
l’utilisation douteuse qu’Arendt fit de ces sources. Issu d’une
conférence,
l’article, publié dans le prestigieux Times Literary Supplement, a
provoqué un
intense débat dans le monde anglo-saxon.
Kỷ Niệm
Một cái “tin văn”, của Thư Trung,
tức Xìn Phóng TPG.
Mẩu viết về thi sĩ NS mà chẳng "ác liệt, độc hơn thịt vịt", sao?
Sau đó, ông thi sĩ chạy được một chân “lính cậu”, nhờ đó viết “Một ngày
ở chung
sự vụ”, hình như vậy!
Thấy cái mẩu trên trong Archives, chẳng biết từ Văn số mấy.
NQT
Hồi Gấu lấy vợ, giấu biệt giới
giang hồ, chẳng gửi thiệp mừng cho bất cứ ai, vậy mà cũng bị Thư Trung
chơi cho
một mẩu tin, thế là hết đường làm ăn!
|
|