*
















Chúc Mừng Năm Mới

*


*

Tham ong ba Gau manh khoe. Nhin hinh moi nhat cua ong tren tanvien thay gia` di nhieu qua.
Thảo Trường
Năm m
ới, chúc mọi điều bình an tới tất cả bạn đọc Tin Văn cùng gia đình thân quyến.
Nguyễn Quốc Trụ

*

1.1.2010- 9.21 AM
Rừng & Tuyết & Gấu @ sau nhà


+ Cuối năm, thêm một bài bị out báo không cho đăng.
Blog NL
*
Suốt một đời viết lách, hơn nửa thế kỷ, Gấu gần như "chưa từng" bị báo nào quẳng bài vô thùng rác!
Độc nhất một lần, viết về HPNT, bị NMG chê, không phải vì bài không hay, mà vì có chuyện gì “lợn cợn” giữa hai đấng nhà văn cùng quê hương miền Trung này, hẳn thế!
Chưa từng phải viết nịnh bất cứ một thằng nào con nào!
Thổi bạn quí. Có!
Nhưng ngược lại, chưa từng được một đấng bạn quí nào thổi cả!
Phê bình, điểm sách thẳng thừng, chưa từng “bẻ cong ngòi bút” một lần nào!
Hà, hà!
Cũng… tạm được phải không, bạn!

Bài viết về HPNT, Gấu hơi bị nâng bi ông nhà văn VC, bị NMG vờ, Gấu lúc đó giữ mục thường trực Tạp Ghi, cho báo của ông, lại nghĩ, hay là ông chủ bỏ sót, bèn lôi ra, sửa lại, gửi tiếp, tới lúc đó, ông mới mail, cho biết, Gấu nhớ đại khái, bài của anh nhắc tới một bài viết của HPNT, trên tờ Thanh Niên ở trong nước, nếu đăng bài của anh, thì phải đăng nguồn, và như thế, sợ đám Chống Cộng Điên Cuồng làm thịt tờ báo, hoặc bổn báo chủ nhiệm!

Bài của HPNT chỉ là một bài tạp ghi, ý của nó Gấu tóm tắt kể như đầy đủ trong bài viết của Gấu, chẳng có gì cần phải đăng trọn nguồn, từ đó, Gấu suy ra, cá nhân nhà văn “VNCH” NMG không ưa cá nhân nhà văn “VC” HPNT!

Vườn Thú Tuổi Thơ

Ông Hồ muốn trong thơ phải có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong. Sau khi lấy được Miền Nam, những người Cộng Sản đã từng lên lớp về thái độ an phận thủ thường, chỉ muốn làm một phó thường dân của những nhà văn Miền Nam. Bây giờ trong số người viết ở trong nước, có người đã bằng lòng với vai trò khiêm tốn, làm một nhà văn bình thường.
Những bài viết ngắn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, trên tuần báo Thanh Niên, cho thấy một văn tài, nhất là khi ông trở lại với tuổi thơ của ông.
Bài viết ngắn, về những đồ chơi con nít bằng tre, bằng đất; dưới con mắt trẻ thơ của ông, chúng thật tuyệt vời, chúng đẩy trí tưởng tượng non nớt tới những vùng trời xa lạ. Miền của những giấc mơ mà loài người có lẽ còn lâu lắm mới thực hiện nổi. Nhưng buồn thay, chỉ chơi được một chốc một lát là chúng bị gẫy, bể. Tôi không hiểu khi viết như vậy, ông có muốn ám chỉ những giấc mộng lớn mà những người như ông đã từng theo đuổi, cuối cùng vỡ ra như những thứ đồ chơi con nít. Những giấc mộng càng lớn lao bao nhiêu, càng phù du bấy nhiêu. Chúng bắt buộc phải như thế, để cho nhân loại cứ trẻ thơ mãi, về những giấc mơ chẳng bao giờ đạt được.
Hay là ông tự trách móc những con người như ông đã không đủ khả năng tạo ra được một thiên đường bền vững ở trên trái đất này.
Tôi vẫn nghĩ, nếu có một thành quả nào đó, của việc "giải phóng" Miền Nam, đó là nó đã cho chúng ta được đọc những trang sách như của Hoàng Phủ Ngọc Tường, về vườn thú tuổi thơ của ông. Hoặc của một số người viết ra đi từ Miền Bắc, về một Hà-nội giấu kín tận đáy sâu tâm hồn những đứa con của nó, không phải chiến thắng Miền Nam, mà chính những đợt bom B. 52 đã khui quật lên.
Tôi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường rất ít, trước và sau 1975. Cũng lại do thành kiến. Hoặc do kỷ niệm một lần đọc Vũ Hạnh. Một truyện ngắn đăng trên Bách Khoa, kể chuyện một người làm công cho một ông chủ ở thành phố. Nhân dịp nhà nước phát hành giấy bạc mới, người làm công xin phép ông chủ về quê chơi, thăm bà con họ hàng, và xin chủ cho mượn tờ giấy bạc mới đó. Về nhà, ông cho con chơi, như một bức tranh con gà con chó, cho phép con mang khoe với con ông địa chủ kế bên, nhưng không được đổi lấy bất cứ một thứ gì.
Đến đây, chắc độc giả nhận ra ẩn dụ độc địa của câu chuyện: ông địa chủ, do biết giá trị của tờ giấy bạc, xúi con đổi đủ loại đồ chơi cho thằng nhỏ hàng xóm nghèo.
Trở lại thành phố, ông làm công trả lại chủ, kèm theo lời kết luận: giấy bạc mới ra, ở nhà quê chẳng ai biết, cứ tưởng là đồ chơi con nít; ông chủ đất kế nhà tôi cũng lầm.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ qua bài viết kể trên, tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi và những món đồ chơi đầu đời của một đứa con nít nghèo nhà quê. Trong đó, có cây viết chì mầu. Ôi chao, lần đầu tiên, tôi thấy được cây chì mầu, vẽ hình con gà, con chó lên giấy, nó khác hẳn cái mầu đen của cây viết chì tôi vẫn có. Bởi vì cây viết chì mầu là của một ông cậu tôi, bà ngoại tôi đi tận Hà Nội mua về. Thấy tôi năn nỉ mãi, nhìn cặp mắt thèm thuồng của thằng cháu, rốt cuộc ông cậu nói, thôi tao cho mày, nhưng giấu kỹ đi, kẻo mẹ tao nhìn thấy.
Kỷ niệm về cây viết chì mầu, tôi nhớ lại, khi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc Rushdie, và giấc mơ về một quê hương, một thành phố Bombay mầu Cinémascope, Technicolor của ông.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi còn nhớ đến Vũ Hạnh. Và André Gide. Nhà văn Pháp này, sau khi đi Liên-xô về phang một câu: Tất cả những tình cảm tốt đẹp chỉ đẻ ra một thứ văn chương tồi. (C’est avec les plus beaux sentiments qu’on fait de la mauvaise littérature). Đúng là một lời trù ẻo văn chương hiện thực xã hội. Có một thời gian dài, tôi tâm đắc với câu văn, nhưng dần dần, theo tuổi đời, sau bao giấc mộng, bao tình cảm đẹp hao hụt dần, tôi nhận ra một sự thực cay đắng: câu của Gide không phải trù ẻo văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa không thôi, mà là tất cả những tình cảm tốt đẹp của con người.
Đặt ngược lại vấn đề, với câu chuyện của Vũ Hạnh làm một cái cớ, chúng ta có thể hỏi: ai cho phép anh nhân danh những tình cảm đẹp để quyết định số phần của cả một đất nước? Và liệu có phải đó là những beaux sentiments thực sự không?
Ai cho phép anh... Solzhenitsyn cũng đã từng đặt câu hỏi như vậy, trong Khu Ung Thư. Nhân vật của ông được một bác sĩ hết lòng chữa trị, nhưng anh ta cứ lắc đầu bai bải, không được, không được. Con người tôi có đây, là nhờ một tí bịnh, một tí xấu đó. Nó là một phần thân thể của tôi. Chữa hết bịnh rồi, tôi làm sao sống, tôi ở với ai.
Đọc những tác phẩm hậu-Solzhenitsyn, từ một nước Nga rã rời sau Cách Mạng, chúng ta mới cảm thấy sự trớ trêu, mà chủ nghĩa Cộng Sản bầy ra cho toàn thể loài người: Chưa có một chế độ nào lại đẩy con người tới một mức thoái hóa thê thảm như chế độ toàn trị.
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người. (Tzvetan Todorov).
Mùa Xuân, Mậu Thân


*

Secret Love in the Lost City 

"Essential reading for our times... In Turkey, Pamuk is the
equivalent of a rock star, guru, diagnostic specialist,
and political pundit: the Turkish public reads his novels as if taking its own pulse."
-Margaret Atwood, The New York Times Book Review
"Pamuk in his dispassionate intelligence and arabesques of introspection suggests Proust."
-John Updike, The New Yorker
"Pamuk's is an astonishing achievement,"
- The Times Literary Supplement

INTERVIEWER
The opening line of The New Life is, "I read a book one day and my whole life was changed." Has any book had that effect on you?
PAMUK
The Sound and the Fury was very important to me when I was twenty-one or twenty-two. I bought a copy of the Penguin edition. It was hard to understand, especially with my poor English. But there was a wonderful translation of the book into Turkish, so I would put the Turkish and the English together on the table and read half a paragraph from one and then go back to the other. That book left a mark on me. The residue was the voice that I developed. I soon began to write in the first person singular. Most of the time I feel better when I'm impersonating someone else rather than writing in the third person.
The Paris Review

Đúng là kinh nghiệm Gấu đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, bản tiếng Việt của Phòng Thông Tin Huê Kỳ, cùng với bản tiếng Tây, Le Zéro et L'Infini. Đọc và học tiếng Tây cùng một lúc!


Adam Zagajewski

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!


Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn

Trường hợp Lê Công Định

Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity.



'Life has been reborn'

Đừng đốt, có lửa ở trong đó… “Chúng là những hồi ký đang cháy. Họ đã từng làm điều này từ lâu rồi… Tôi nghĩ mình khùng, khi cho rằng, đêm nào cũng có hàng ngàn người ném những cuốn nhật ký của họ vào lửa”. Nhà văn Xô viết, Yuri Tynianov, nói với một đồng nghiệp ở Leningrad vào cuối thập niên 1930. Họ đang đứng ở cửa sổ, nhìn ra bên ngoài, không khí tẩm đẫm mùi tro tinh khiết.
Chúng ta coi, nhật ký là những gì liên quan tới chủ nghĩa cá nhân, cái riêng tư, thầm kín, với những suy tưởng không bị kìm nén. Viết trong tình trạng thoải mái, muốn viết gì thì viết. Nhưng, nhìn từ viễn quan Cộng Sản, giữ, viết nhật ký, là quăng trách nhiệm xã hội vào thùng rác, một hình thức vô chính trị, apolitical, có thể nói, một ứng xử cà chớn, vô xã hội, asocial. Tuy nhiên, ngay cả vào những lúc đỉnh cao thời đại của cơn điên cuồng, khùng dại của đám đông, con mắt của nhân dân nhìn xó xỉnh nào cũng thấy kẻ thù, gián điệp, những trang nhật ký vẫn được gìn giữ, cất giấu, bảo vệ. Một vài cuốn như vậy đã được xuất bản trong thời kỳ băng tan và 'de-Stalinization': nhật ký của Nina Kosterina, đã được xb vào thập niên 1960, và của Julya Piatnitskaya, vợ của Osip Piatnitsky, một ông trùm CS thời Lenin, bị hành quyết vào năm 1938, cuốn nhật ký này đã tìm ra độc giả của nó bằng con đường chui, dưói hầm, [samizdat], vào th
ập niên 1980.
Nhưng chẳng ai có một ý nghĩ, có bao nhiêu những cuốn nhật ký như vậy, ghi lại kinh nghiệm và tư tưởng của hàng ngàn người, hầu hết là vô danh, chẳng ai biết tới.



Levi-Strauss

Book of the Year
Sách trong năm
The Secret Lives of Somerset Maugham
Arthur Koestler, Người của Bóng tối

Nhà tù thay đổi Koestler. Nó không khiến tinh thần ông nở rộ như trong trường hợp của Solzhenitsyn, hay của Mandela, nhưng nó chiếu sáng cho ông về cái tính người mà Âu Châu cần và thiếu. “Ý thức bị kiềm chế tác động như một loại độc dược chậm, ngấm ngầm biến đổi toàn bộ tính tình con người,” [“The consciousness of being confined acts like a slow poison, transforming the entire character,”] (1) ông viết. “Và, bây giờ, nó dần dần hé ra cho tôi thấy, trạng thái tâm lý nô lệ thực sự nghĩa là gì". [“Now it is beginning gradually to dawn on me what the slave mentality really is.”] Vào lúc đó, những vụ án trình diễn ở Moscow đang diễn ra, với uỷ viên bộ chính trị trung ương Đảng là Nikolai Bukharin thú tội trước nhân dân về những tội ác mà ông không làm, không phạm, và xin được nhà nước khoan hồng bằng cách làm thịt ông! [LCD dám phải trình diễn màn này, để đổi lấy, nhà nước VC sẽ khoan hồng cho vợ con ông, thí dụ như vậy!] Ông anh/em rể của Koestler, một bác sĩ, bị buộc tội chích cho bệnh nhân vi trùng tim la.
Koestler bắt đầu nhìn ra tình anh em ruột thịt giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Phát Xít. Ông bye bye Đảng.
(1)

Trên báo Partisan Review số Mùa Hạ 2000, Adam Michnik, khi viết về Jan Kott, một nhà văn Ba lan đào thoát qua Tây phương, đã nhắc tới bài 'Về Nọc Độc' (On Venom, 1982), qua đó, Kott ghi nhận: 'Rắn cắn làm hư cái đầu. Bên trong cái vòng tròn huyền hoặc, cái đầu luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân biệt thực với ảo.' (A snake bite disables the mind. Inside a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies, and cannot distinguish reality from illusion). Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏ trong chán chường và vỡ mộng: 'thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất' ('the moment of disullusion is perhaps the most important').
Adam Michnik, tác giả bài viết đôi lúc nghĩ rằng, những người 'đòi cái đầu' của Jan Kott có lý của họ: Jan Kott, không nghi ngờ chi, là một người Cộng Sản. Và là một tay Cộng Sản thông minh. Và cái nọc độc làm hư cái đầu của những người như ông, là từ Hegel mà ra (Hegelian venom).
Bài viết của Kott, là để tưởng niệm Adam Wazyk, nhưng Wazyk không hề nhắc tới Hegel. Ông dùng từ 'bệnh viện tâm thần' (a lunatic asylum).
Trong Cầm Tưởng (hay Cái Đầu Bị Tù, Bị Đeo Vòng Kim Cô, The Captive Mind ), nhà thơ Ba lan, Nobel văn chương, Czelaw Milosz đã từng tự hỏi: liệu có thể kiếm thấy sự thực, trong những tư tưởng về 'nọc độc Hegelian'?
Nhật ký Tin Văn


Albert Camus, 50 năm sau khi mất
Camus và đạo đức học của những giới hạn

Albert Camus

CAMUS said that the only true function of man, born into an absurd world, is to live, be aware of one's life, one's revolt, one's freedom. He said that if the only solution to the human dilemma is death, then we are on the wrong road. The right track is the one that leads to life, to the sunlight. One cannot unceasingly suffer from the cold.
So he did revolt. He did refuse to suffer from the unceasing cold. He did refuse to follow a track which led only to death. The track he followed was the only possible one which could not lead only to death. The track he followed led into the sunlight in being that one devoted to making with our frail powers and our absurd material, something which had not existed in life until we made it.
He said, 'I do not like to believe that death opens upon another life. To me, it is a door that shuts.' That is, he tried to believe that. But he failed. Despite himself, as all artists are, he spent that life searching himself and demanding of himself answers which only God could know; when he became the Nobel laureate of his year, I wired him 'On salut l'âme qui constamment se cherche et se demande'; why did he not quit then, if he did not want to believe in God?
At the very instant he struck the tree, he was still searching and demanding of himself; I do not believe that in that bright instant he found them. I do not believe they are to be found. I believe they are only to be searched for, constantly, always by some fragile member of the human absurdity. Of which there are never many, but always somewhere at least one, and one will always be enough.
People will say He was too young; he did not have time to finish. But it is not How long, it is not How much; it is, simply What. When the door shut for him, he had already written on this side of it that which every artist who also carries through life with him that one same foreknowledge and hatred of death, is hoping to do: I was here. He was doing that, and perhaps in that bright second he even knew he had succeeded. What more could he want?
William Faulkner
[Transatlantic Review, Spring 1961; the text printed here has been taken from Faulkner's typescript. This previously appeared in Nouvelle Revue Française, March 1960, in French.]



Cứu rỗi hay điêu tàn: Sống chung với kiểm duyệt?


Kỷ Niệm

Cái vụ làm MC thổi ống đu đủ, những ngày đầu nơi xứ lạnh, thực sự là với một ông nhà văn khác, nhà văn TC, cũng trong nhóm Montreal, với cuốn Về Biển Đông, một cuốn bút ký viềt về những ngày ông đóng cửa phòng mạch, đi cứu người vượt biển. Cuốn thơ của HXS xb cũng khá lâu trước đó rồi, nhưng nhân tiện quá giang. Buổi ra mắt được tổ chức tại một nhà hàng ăn, thành thử mới có chuyện làm vách ngăn, "tables séparées" là theo nghĩa đó.
PEN sở tại đứng ra tổ chức, người công tắc [contacter] Gấu, là một tay dược sĩ, quen biết TC. Gấu nhận lời liền, vì cũng đang cần chường cái mặt mo ra để lo bán bảo hiểm nhân thọ, chán thế.
Đúng ra, đám NM, bạn bè TC, nên ngồi tại phòng tổ chức, tốt nhất là ngay những hàng ghế đầu, để tỏ thái độ lịch sự, và phải có một tay trong bọn, vào giờ sắp tan hàng, lên cám ơn MC, PEN sở tại, và khán thính giả, độc giả đã bớt chút thì giờ… vv và vv.
Khi thấy đám này bất lịch sự, chơi cái bàn ở phía bên kia bức màn, ngăn cách hai bên, trong khi Gấu ra sức thổi kèn, thì cụng ly với nhau, gật gù, thổi được đấy; hoặc lắc đầu, chưa đã [như anh chàng bạn văn từ thời còn đi học của Gấu, chê bài viết Gấu thổi anh ta, phần đầu OK, phần sau chưa đã, Gấu đã từng lèm bèm đâu đó rồi], Gấu chán quá, nhưng hồi đó ‘hiền lắm’, chỉ nghĩ thầm, thôi kệ mẹ họ, mình cũng đâu có tốt lành gì, cũng “lợi dụng lẫn nhau”, vậy mà hay đấy!
Bà chủ tiệm là bạn thân của Gấu Cái.
Chủ quán là một tay vai vế trước 1975. Bà vợ, bạn cùng sở với Gấu Cái. Bả biết Gấu làm cho UPI qua Gấu Cái. Bà biết gia đình Gấu Đực và Cái không có êm ấm gì hết trơn hết trọi. Khi Gấu mới đặt chân xuống Xứ Lạnh, tờ LV có loan tin, và chúc mừng, và cho thêm chi tiết, Gấu nhà văn từng làm cho Mẽo UPI. Bà chủ quán bèn hỏi một ông trong PEN, anh hỏi thử coi bà vợ của ông ta có phải tên… không. Nếu phải, thì như vậy, họ chưa có bỏ nhau, và bà đó là bạn của tôi!
Cái ông bạn văn chủ PEN đó bèn đi một đường ghé thăm vợ chồng Gấu, khi đó còn đang ở shelter, và hỏi Gấu, nè bà xã có phải tên… không. Phải. Thế thì có bà tên…. hỏi thăm. Và cho số điện thoại.
Gấu phải nhờ một tay quen, cũng từ trại tị nạn mới qua, trước Gấu ít lâu, và đã thuê nhà riêng, không còn ở shelter, chỉ đường.
Thế là vào một đêm đầy dông bão, tuyết phủ đầy trời, [đúng như vậy, vì Gấu tới Xứ Lạnh đúng những ngày bão tuyết], hai vợ chồng lần mò đến nhà người quen cùng ở trại tị nạn, rồi đi cùng với anh ta tới quán ăn, dự đại tiệc hàn huyên giữa hai chị em bạn, làm cùng sở. Cả ba địa chỉ, shelter, nhà anh bạn thuê, quán ăn, chỉ cách nhau vài bước chân, tuy nằm trên ba con phố khác nhau, vậy mà ba kẻ nhà quê phải mất ít nhất là ba tiếng đồng hồ lặn lội trong tuyết lạnh!
Trong khi ăn, Gấu Cái hỏi thăm bâng quơ, về cô bạn của vợ chồng Gấu, cô phù dâu ngày nào, nghe nói hình như hiện đang ở Xứ Lạnh...  Bà chủ quán giơ tay, chờ một tí, và đứng dậy, vô trong, kiếm một số báo LV, đem ra, lật lật vài trang, rồi nói, số điện thoại đây nè!

Gấu biết tờ LV, ngay những ngày đầu tới trại tị nạn Thái Lan. Thời gian 1989, không khí Chống Cộng còn hừng hực, và cùng với nó, là sự hiện diện của báo chí hải ngoại. Khi gửi đi như thế, đễ đỡ tốn tiền tem, những trang quảng cáo được bỏ đi. Thời gian đó, một trong những người làm business có quảng cáo thường trực trên tờ này, là “cô bạn”.

Sau này, Gấu cứ tưởng tượng, giả như biết, ngay từ những ngày đó, liệu có xin phái đoàn Canada nhận không?
Chắc là phải quì xuống mà năn nỉ!
Sự thực muốn quỳ lạy cũng chẳng có thì giờ. Vừa ngồi xuống, vừa nói được mấy câu, cái tay trưởng phái đoàn Canada, già hơn Gấu cả chục tuổi là ít, có thể hơn, tay lật lật hồ sơ Cao Uỷ tị nạn của Gấu, tai nghe Gấu kể lể, đến mấy chữ, tui là...  Gấu nhà văn, đã từng bị VC bỏ tù, thế là ông gấp ngay hồ sơ lại, phán, OK Salem rồi!

Câu đầu tiên mà cô bạn hỏi Gấu Cái, sau bao nhiêu năm trời xa cách là, này, đi một mình, hay là đi với…  thằng cha Gấu?


Dọn Tiếp!

Note Bài viết sau đây, hiện "dẫn đầu" trong ngày mùng 1, Tết Dương Lịch, theo server, [tới giờ này có 10 visitors].
Quái thế!
Nhờ server mới "lại được đọc" nó!

Chuyện của NQL, Đóng vai Bác Hồ! (1), theo Gấu, phải những tay mê viết văn, mê tạo ra những nhân vật, tức những mặt nạ, những thế thân... đọc, mới sướng. Bí quyết của nó, là nằm trong giai thoại Trang Tử nằm ngủ hóa Bướm, tỉnh dậy, không biết Bướm là Trang Tử, hay Trang Tử là Bướm.
Về ba thứ này, Borges là bậc thầy!
Như là một độc giả, rồi, như là một tác giả.

(1) Bài viết này, hân hạnh được "ta là gì" móc ra từ sọt rác Google, [trong khi Tin Văn trang trọng bệ về, liền vừa khi xuất hiện trên blog NQL], và được Sến Cô Nương ban cho cái tít "Kinh doanh vai Bác Hồ". (1)
Gấu không nghĩ, đây là vấn đề kinh doanh.
Hiểu như vậy, thì đúng là xứng đáng được tặng thưởng câu phán của chủ nhân "ta là gì", dành cho bài viết của NVL, “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.”
(1) Cụm từ này, của NQL, sorry. NQT
*
Thiếu sự nhạy cảm!
Thiếu sự thông cảm.
Thiếu một tấm lòng nhân hậu.
Đó là tổng quan sự nghiệp văn chương của bà chủ quán!
*
Chứng cớ:
Rũ bụi tao cũng đếch thèm làm quen!
Chỉ ngửi khói nhà hàng xóm cũng đủ no! (1)
....
Đúng là thứ thiếu sự khiêm tốn!
Tẩu hoả nhập ma vì cái [tôi] to tổ bố! NQT
(1) Câu trên, được một diễn đàn văn học lọc ra, coi là "ranh ngôn mỗi ngày", kéo dài đâu mấy tháng, sau, có thể bà chủ quán cảm thấy nhột quá, ra lệnh dẹp!
*
Sự kiện NQL post rồi delete liền tù tì bài viết về Bác, thoạt đầu Gấu nghĩ, có lẽ chàng rét, chàng lạnh cẳng! Nhưng không phải.
Mãi Gấu mới ‘ngộ’ ra được, khi liên tưởng đến chuyện ông vua tai lừa.
NQL biết, vua [có] tai lừa, bèn "phịa ra", tuy có thực, một tay đóng vai "vua tai lừa", rồi phán, "mi có tai lừa", phán xong, delete liền!
Phịa ra, tuy có thực! Đây là điểm nhập nhằng ở NQL.
TNV đã lên tiếng, để đáp lễ bạn thân của ông.
*

Talawas & Bauxite
Thú thực, vụ talawas bị đánh sập thật là khó hiểu.
Nếu bảo đây là trang phản động, thì hoàn toàn sai.
Hãy nhớ lại, khi talawas bị tường lửa, Gấu mừng quá, reo lớn, PTH vội vàng lên tiếng trên BBC, này đừng có nghĩ tụi này làm trò lấy điểm với hải ngoại!
Sau Cú Mậu Thân đợt I, tới đợt II, đọc những còm, của những đấng như KM, thí dụ, thật quá nhảm, có cảm tưởng, talawas còn tệ hơn giai đoạn đầu, cớ sao bị đánh sập?
Vô lý quá!
Bauxite, thì cũng rứa. Một đấng như PT, gần đất xa trời, khi ‘bỏ qua’ mạng mình, vì mạng bauxite, là đã kể như, còn hơi thở nào, là của bô xịt, là sống chết cho Đảng Bô Xít! Ông ta phải thấy, không thể nào có cái chuyện rút ra được nữa. Vậy mà cũng lại nệ, sức khoẻ, mổ tim, mổ gan, để sinh chuyện!
Thua cả lão tướng quân!
Đúng là toàn chuyện ruồi bu!
Chuyện toàn phạm!

Nhân chuyện Phạm Toàn, viơ Tông canh, vieux Tonkin, hơn cả Gấu, sắp hàng, lấy vé, đứng trước Gấu cả một cây số, vậy mà ‘vừa đéo vừa run’ [xin phép cho nói tục một tị], khiến Gấu nhớ đến một ông bạn, kém Gấu chừng hai con giáp, thổ công xứ Một Vạn Con Voi. Cứ mỗi lần xong, về, là ông lại tiếc nuối thời trai trẻ, và mối tình với một cô gái bán hàng tại một chợ trong xóm, tại Sài Gòn.
Ông dân nhà quê, lên Sài Gòn, trọ học, cùng nhà trọ với cô gái, nhưng lại nằm ngủ ngoài hiên. Còn cô gái, những lần bán hàng, về trễ, cửa khoá, mệt, là chui dzô mùng, kéo cái mền, chưa đủ ấm, bèn ôm chặt lấy cậu học trò. Vậy mà dòng dã mấy niên học, cậu học trò chẳng dám giở trò.
Ông nói, nhiều lần, cô ta gần như mời gọi, 'body' của em nè, edit [biên tập, cắt xén, mổ xẻ..] gì thì edit đi, vậy mà vẫn không dám.
Hỏi, tại sao, ông nói, chỉ sợ đụng vô một cái, cô có bầu, là hết đi học, lo phụ bán hàng với cổ!
Ui chao, không lẽ Phạm tiên sinh, cũng có một nỗi lo, lớn như thế?
Đúng là chuyện, một vạn con voi, không được bát nước xáo!
*

Sau khi tôi lên tiếng phê phán thái độ này của Nguyễn Quốc Trụ, thì ông ta vội vàng xóa đi những dòng ấy trên trang Tin Văn, rồi phân bua là không hề đụng chạm tới trang Bauxitevietnam.
Thế nhưng, hôm nay tôi lại thấy Nguyễn Quốc Trụ viết trên Tin Văn những lời về Talawas, Bauxite, và cả về cá nhân giáo sư Phạm Toàn, như sau:
Đàn Chim Việt

Trả lời:
Đoạn vội vàng xóa đi nằm ở đây

Và ở đây nữa


Trường hợp Lê Công Định

Blogger Đông A nhận định trong bài “Sao vụt tắt“: “Những ai từng nói rằng tôi không nghĩ Lê Công Định hoạt động lật đổ chính quyền, chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, ngày mai sẽ ra sao khi thần tượng cũng như niềm tin của họ nhanh chóng sụp đổ? Tôi luôn ngạc nhiên tại sao có người lại dễ dàng đặt niềm tin của mình vào một cá nhân khác, người mà chính mình còn chưa rõ, hơn là tin tưởng vào tri thức và trí tuệ của chính bản thân mình.”
Nguồn talawas

Vụ LCD, đọc những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào tay giặc dữ, coi youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?
Cái tên khốn viết những dòng trên, có thể là ‘một’ trong những kẻ cầm dao đấy.
Silone, một trùm CS, sau bỏ Đảng, tố Đảng tơi bời hoa lá. Mới đây, có tài liệu mật được khui, [Gấu đọc trên TLS, không nhớ số mấy] cho biết, ông là mật vụ, giống như ‘cas’ Kundera. Độc giả của ông gửi thư cho tòa báo, phán, ngay cả bây giờ Silone sống lại, lên youtube nhận tội, tớ cũng đếch tin!
Gấu đã nói rồi. Có cái gì đó không ổn, không hiểu được, ở cái đám chợ cá này.
*
Trong hồi ký của một thằng hèn, Tô Hải có kể về lần gặp hai ông, một VC áp giải tù, một tù VNCH, và ông nhận ra, anh VC áp giải tù, từ đầu đến đít, ngay cả mấy sợi lông chim cũng “made in China”, còn anh VNCH, y chang, nhưng ‘made in USA’, và ông tự hỏi, giả như hai thằng Tẫu và Mẽo bắt tay nhau, thì hai thằng Mít sẽ làm gì, và cũng chính ông trả lời, thì lại vác mã tấu, thương, giáo, cởi truồng, hay may lắm, đóng khố, đâm chém nhau!

Cái vụ Mẽo, thì chúng ta đã biết chúng 'sám hối' ra làm sao rồi. Nào nhận người vượt biển, chung với nhân loại, nào chương trình ODP, nào, nào...
Nhưng còn anh Tẫu?
Anh Tẫu đã từng đòi nợ, chứ không phải, trả nợ, khi dậy cho VC một bài học. Và đòi nữa, đòi nữa, chứng cớ là vụ đảo, vụ núi.
Sợ nhất là, một bữa đẹp trời, anh Tẫu chìa mấy cái giấy, đã bán, đã nhận tiền, đồng ký tên, đóng dấu, Bắc Kinh, Bắc Bộ Phủ, thì kẹt quá cho toàn dân Mít! (1)
(1) Dân Nam Bộ có câu: Má lỡ lấy tiền rồi con ơi!
*

Chán quá!
Thành thử lại càng sợ, những LCD, sẽ trở thành những dê tế thần.
Tin Văn, có tí hẹp bụng, chỉ lo cho những người như LCD, những người mà ngày nào Ngài Võ Văn Kiệt nhìn vào vầng trán của họ, nhìn thấy tương lai đất nước, trong có tương lai Miền Nam. Tin Văn chưa từng nhắc đến vụ bauxite, chưa từng nhắc tới vụ đảo mà Ngài Phạm Văn Đồng đã bán chúng, khi chúng còn thuộc chính phủ VNCH, theo công pháp quốc tế, khi nó còn được công nhận.
Những chuyện đó, là để sau này, lịch sử luận rõ công tội, bởi vì cho tới lúc này, chúng ta không có đủ tầm nhìn, tầm xa, chứng cứ… để mà kết luận.
Riêng vụ Chợ Cá, thì là chuyện ‘cá nhân’, không liên quan đến "nghĩa cả". Gấu này đã từng góp công sức ngay từ những ngày đầu, sau thất vọng, [không phải một lửa ninh hồn của mình!], bèn bực tức, nói bậy nói bạ, "chuyện riêng' là vậy. (1)
Còn chuyện về trong nước, viết trường ca, thì đó là tâm nguyện của mọi người Việt lưu vong, đâu riêng gì Gấu ?
Về rồi, chứng kiến tận mắt rồi, không viết được, không về được nữa, không lẽ cũng vẫn bị coi là… VC?
Sao khó thế! [Chôm chữ của đại nhạc sĩ PD]
*
V/ v cá nhân giáo sư Phạm Toàn, có lẽ nên để cá nhân giáo sư Phạm Toàn trả lời. NQT
*

Cái vụ “vội xóa, phi tang” này, Tin Văn đã bị tố hơn một lần rồi, một phần là do, nó giống như một khu rừng. Chính vì thế, Gấu đã phải đi một đường hướng dẫn, ở phía bên trái trang chính, lập lại ở đây:
Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Tuy nhiên, đây thường là do tâm lý sợ ‘cái đuôi’ của mình, của những người sống quá lâu trong một chế độ toàn trị.
Nhà văn người Đức, Sebald có viết về đề tài này, và Gấu có thuổng ý của ông, để giải thích sự kiện quái dị, là suốt cuộc chiến, VC không hề phạm một tội ác nào hết, trong bài viết, đã từng đăng trên talawas:

Vụ da cam đang nóng, nóng dây chuyền tới những vụ khác, như thảm sát Mậu Thân, mà những tài liệu từ một diễn đàn trên lưới cho thấy, không phải VC mà là CH [Cộng Hoà] gây nên. Rồi ngày nào, là vụ pháo kích vô một trường học ở Cai Lậy, cũng pháo CH, không phải hoả tiễn VC.
Nếu có chăng, là độc nhất một tấm hình, chụp một ông xã trưởng bị VC chặt đầu, rồi dùng chính cái sọ dừa, dằn bản án lên bụng tử thi, trên bìa tờ Time của Mẽo ngày nào, mà độc nhất Gấu tui còn nhớ
Ngoài ra là… chấm hết!
Cả cuộc chiến, VC không gây một tội ác nào khác. Nếu có, là phải đợi tới sau 1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu sau này, lịch sử sẽ phải giải thích như thế nào, về trường hợp quái dị trên đây?
Cả một dân tộc chạy ra biển cả để trốn VC, mà VC thì tốt như thế, không hề gây ra tới… “hai” tội ác.
Để giải thích trường hợp quái dị trên đây, Gấu tui đành mượn một câu, nhà văn Đức Sebald trích dẫn, trong cuốn Về lịch sử tự nhiên của huỷ diệt (On The Natural History Of Destruction) của ông:
Cái mánh loại trừ là bản năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)
Nói rõ hơn, mấy ông VC rất rành về chuyện chùi mép - nghĩa là loại trừ mọi rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí - này.
Chỉ tội ông tướng Loan, nghe nói, đã từng mời báo chí Mẽo tới chứng kiến ông xử một anh VC ngay tại trận tiền, những ngày Mậu Thân

Một người viết ở hải ngoại, không hề có bất cứ một lý do gì để mà sợ hãi đến phải xóa vội, phi tang, những dòng viết của mình, theo tôi.
Đó là hạnh phúc của họ, và họ rất đau lòng, vì bạn văn trong nước của họ, không có được hạnh phúc này.

Cả Nước Chạy VC
Bài liên hệ:
Nguyễn Việt Kiều
Anh Nguyễn
*

Ở đây, tôi chỉ xin giới thiệu một bài thơ viết nhân ngày Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt và sau đó, xuất hiện trên màn ảnh truyền hình với lời nhận tội và xin khoan hồng. Về sự kiện ấy, rất nhiều người đã lên tiếng. Người thì thông cảm, cho họ bị công an lừa gạt hoặc gây sức ép. Người thì thất vọng, cho là họ quá nhẹ dạ và yếu đuối.
Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.
NHQ Blog VOA

Vấp ngã, là sao?
Ai vấp ngã ở đây?
Cái nhìn nhân hậu và nhân bản ?

Ai cần ông nhà thơ đưa ra những cái nhìn như thế, mà cần ông biết ơn họ, vì họ dũng cảm, không vấp ngã, mới đúng!
Mượn đến cả nỗi đau của những con người dũng cảm như thế để mà công kênh lẫn nhau, thì đúng là hết thuốc chữa!

NQT

Về sự kiện ấy, rất nhiều người đã lên tiếng. Người thì thông cảm, cho họ bị công an lừa gạt hoặc gây sức ép. Người thì thất vọng, cho là họ quá nhẹ dạ và yếu đuối.
NHQ

Về sự kiện ấy, Tin Văn đã từng có ý kiến, hãy đọc những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào tay giặc dữ, coi youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?
Có thể, ông không nghĩ tới chuyện, tụi nó sẽ làm những chuyện tồi bại nhắm vào vợ con ông.
Nhưng làm gì có chuyện vấp ngã.
Nội nghĩ đến một từ như thế, rồi gán cho họ, rồi giả đò biết ơn, là đã ngầm chấp nhận nhà nước VC “đúng”.
VC đúng, thì mới có chuyện sai lầm, vấp ngã của những LCD, NTT!

Ui chao, một kẻ về, bị đuổi vẫn cứ len lén về, thì làm sao mà hiểu nổi một kẻ dám ngẩng đầu trước bạo lực?
NQT

Ở trên, Faulkner sử dụng từ ‘fail’, thất bại, vấp ngã, để chỉ cái chết vì tai nạn xe hơi của Camus.
Sartre, sử dụng từ ‘xì căng đan’:
I call the accident that killed Camus a scandal because it suddenly projects into the center of our human world the absurdity of our most fundamental needs. At the age of twenty, Camus, suddenly afflicted with a malady that upset his whole life, discovered the Absurd-the senseless negation of man.

Những từ như thế không thế áp dụng cho những người như LCD, NTT.
Bởi vì họ biết rõ, điều gì đang chờ đón họ.
Tuy nhiên, theo tôi, họ cũng tin tưởng, như Camus tin tưởng:
'I do not like to believe that death opens upon another life. To me, it is a door that shuts.'
Tôi không tin là cái chết mở ra một đời sống khác. Với tôi, nó là cái cửa đóng.
Không tin có đời sau, mà vẫn nói Không với độc tài, toàn trị, bảnh như thế, thì làm sao có chuyện vấp ngã?


Thế nào là văn chương hiện thực?