Cái chuyện tiếu lâm về Bác,
Gấu kể cho mấy anh quản giáo Đồ Hoà nghe, là vào thời gian Gấu vừa
thoát “khổ
nạn trong khổ nạn”, ra khỏi tổ trừng giới, được trả về đội, và được đi
lao
động, và do có tí tiền gia đình gửi cho, bèn mua chức y sĩ đội, mỗi tối
tà tà
đi từng lán, ghi tên trại viên khai bịnh, sáng hôm sau, sau khi chào
cờ, đọc
tên, dẫn qua khu bệnh xá.
Nhờ lần thăm nuôi đầu tiên,
nhờ tiền gia đình gửi cho, cuộc đời tù của Gấu đổi hẳn. Buổi tối, Gấu
thường la
cà mấy lán, dự tiệc trà, thường là do mấy trại viên ban ngày có gia
đình thăm
nuôi mời. Để đáp lại, Gấu bèn trổ nghề kể chuyện tiếu lâm, quay phim
chưởng.
Danh tiếng vượt khỏi đội, tới mấy đội khác, rồi tới tai mấy ảnh. Và
được mấy
ảnh mời, cho ngồi nhậu chung, kể chuyện tiếu lâm.
Câu chuyện về Bác, có thể là
còn đầy dư âm những ngày “tù trong tù”, tức những ngày ở tổ trừng giới.
Thế là
bèn xổ ra, cứ nhè Bác mà thọi! Vì Bác mà nên nông nỗi này!
So với câu chuyện về Bác, của
NQL, cùng một một dòng, "hậu quả của hậu quả”, nhưng chuyện của Gấu,
thì quá
thường, so với của NQL.
Nay xin kể ra đây, cho rảnh
nợ!
Trước khi kể Gấu cũng xin rào
đón, đừng có bắt tội thằng kể, và được OK.
Theo như truyền kỳ, thưở đó,
thuở đó, Miền Bắc có một đội banh vô địch, đánh đâu thắng đó, và lần
đó, qua Âu
Châu dự World Cup, mang được Cup về cho xứ Mít. Trong bữa tiệc chia
tay, ông
bầu, bị đám báo chí phục rượu, xỉn quá, bèn phụt ra bí quyết:
-Mỗi khi ra trận, tui kêu cả
đám cầu thủ tới, dặn một câu... thế là tụi nó đá như điên.
-Câu gì mà ghê thế ?
-Thì biểu tụi nó, tưởng tượng
trái banh là đầu Lê Nin, chứ gì nữa!
*
Bảnh nhất, là mấy anh quản
giáo Đỗ Hoà.
Tha cho anh già!
*
Chuyện của NQL, Đóng
vai Bác Hồ!(1), theo Gấu,
phải những tay mê viết văn, mê tạo ra những
nhân vật, tức những mặt nạ, những thế thân... đọc, mới sướng. Bí quyết
của nó, là nằm trong giai thoại Trang Tử nằm ngủ hóa Bướm, tỉnh dậy,
không biết Bướm là Trang Tử, hay Trang Tử là Bướm.
Về ba thứ này, Borges là bậc thầy!
Như là một độc giả, rồi, như là một tác giả.
(1) Bài viết này,
hân hạnh
được "ta là gì" móc ra từ sọt rác Google, [trong khi Tin Văn trang
trọng bệ về, liền vừa khi xuất hiện trên blog NQL], và được ban cho cái
tít
"Kinh doanh vai Bác Hồ". Gấu
không nghĩ, đây là vấn đề
kinh doanh. Hiểu
như vậy, thì đúng là xứng
đáng được tặng thưởng câu phán của chủ nhân "ta là gì", dành cho bài
viết của
NVL, “thiếu
chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.”
* Thiếu
sự nhạy cảm! Thiếu
sự thông cảm. Thiếu
một tấm lòng nhân hậu. Đó
là tổng quan sự
nghiệp văn chương của bà chủ quán!
* Chứng cớ:
Rũ bụi tao cũng đếch thèm làm quen!
Chỉ ngửi khói nhà hàng xóm cũng đủ no! (1)
.... Đúng
là thứ thiếu sự khiêm tốn! Tẩu
hoả nhập ma vì cái [tôi] to tổ bố! NQT
(1) Câu trên, được một diễn đàn văn học lọc ra, coi là "ranh ngôn mỗi
ngày", kéo dài đâu mấy tháng, sau, có thể bà chủ quán cảm thấy nhột
quá, ra lệnh dẹp!
* Sự
kiện NQL post rồi delete
liền tù tì bài viết về Bác, thoạt đầu Gấu nghĩ, có lẽ chàng rét, chàng
lạnh cẳng!
Nhưng không phải. Mãi
Gấu mới ‘ngộ’ ra được,
khi liên tưởng đến chuyện ông vua tai lừa. NQL
biết, vua [có] tai lừa,
bèn "phịa ra", tuy có thực, một tay đóng vai "vua tai lừa", rồi phán,
"mi
có tai lừa", phán
xong,
delete liền!
Phịa ra, tuy có thực! Đây là điểm nhập nhằng ở NQL. TNV đã lên tiếng,
để đáp lễ bạn thân của ông.
Những nhà văn này công khai và vui vẻ
nhận rằng “thêm bớt cho sinh động thôi mà” khi viết bất cứ chân
dung nào. Công khai, vui vẻ “bịa cho vui thôi mà” nên một suýt thành
trăm, không nói thành có và thậm chí trắng biến thành đen. Họ không có
ác ý nhưng hậu quả là cực kỳ ác đối với gia đình và xã hội mà “người
bạn thân thiết” của họ đang sống. Bởi vì chuyện họ đem ra chế biến, làm
xiếc bằng chữ nghĩa và tài hài hước sẵn có, toàn là chuyện liên quan
tới phẩm chất và cuộc sống riêng tư của con người mà gần như những
chuyện họ dựng đứng đều có thể kiện ra toà án dân sự. Khi gặp phản ứng
thì họ cũng vui vẻ, chân thành nữa, nhận lỗi. Nhận lỗi nhiều lần. Nhưng
ngay sau đó lại tiếp tục bịa chuyện một cách ngon lành, khiến người đọc
ớ ra: a, cha ni hết khả năng trung thực rồi ư? Nếu quả thật tài năng
biến báo và hài hước của họ không đem ra thi thố thì quá phí và quá
ngứa ngáy trong người họ thì lẽ ra họ nên học dân Vĩnh Hoàng và dân
Gabravo tự trào mình. Nhưng việc đó thì họ không bao giờ làm. Họ chỉ
đùa cho vui trên đau buồn của người khác thôi.
* Đôi điều tâm sự Tử
khi tôi khởi sự viết blog,
mục đích là ghi chép các mảnh vụn kí ức lấy đó làm chất liệu cho những
sáng tác
sau này, hoặc là tập hợp lại thành một cuốn gọi là " Những mảnh vụn kí
ức". Những entry của tôi đều lấy ra từ kí ức của tôi. Mà kí ức thì
không
thể gọi là bịa đặt. Chỉ có điều những kí ức nào tự nó làm nên một
chuyện có
nghĩa thì tôi bê vào nguyên xi, các kí ức đơn lẻ, nếu bê nguyên sẽ
không có
nghĩa gì cả, hoặc không gây được một hứng thú nào, thì tôi buộc phải cố
kết với
các hồi ức đồng dạng khác để làm 1 entry. Nhưng khi đó đáng lẽ tôi phải
ghi là
sáng tác và chú thêm cả thể loại nhưng tôi đã không làm như vậy. Điều
đó gây
hiểu lầm cho nhiều ngươi, một vài người có tên trong entry của tôi đã
giận dữ
hoặc buồn nản. Vì
những hệ lụy, phiền phức
do những entry như vậy, kể từ đây blog của tôi chỉ có 2 loại,một là
những suy
nghĩ của tôi về cuộc đời gọi là Nghĩ ngợi linh tinh, hai là những câu
chuyện
được cố kết thành truyện ngắn. Tất cả tên nhân vật đều do tôi đặt ra,
chứ không
còn mượn tên thật như trước nữa, nếu chẳng may trùng tên ai đó thì chỉ
là sự
ngẫu nhiên. Đôi
điều tâm sự như vậy, mong
mọi người hiểu cho Friday
July 25, 2008 - 09:23am NQL * Trường
hợp này giống trường hợp NMG lấy mẹ nó tên T [HPNT] đem vô tác phẩm,
rồi phán, tôi hư cấu. Đúng ra, ngay từ khi viết, là NQL đã phải ý
thức được điều này.
TNV nói đúng. Ngay cả trường hợp đem vô để khen
cũng không được!
Chỉ được, khi ghi, đây là hồi ký, tức, non-fiction.
*
Trên một tờ báo nước ngoài, có một bài viết thật thú vị, về chuyện
này, thật tốt cho cả TNV và NQL, và nó biện minh cho việc làm của NQL:
Ông phải phịa ra, để
khỏi bị tiêu trầm, huỷ hoại, vì quá khứ! (1)
Gấu sẽ đi thêm về đề tài này, sau. NQT
(1) Đây là nghi lễ trừ tà của thế kỷ.
* Đọc
NQL, có vẻ như ông rành về
bướm hơi bị sớm. Gấu
thua xa. Phải
đến khi vô Nam, may mắn gặp
đấng bạn quí HPA, rồi cùng nhau làm trang VHNT cho tờ Mã Thượng, tới
lần lãnh
tiền nhuận bút kỳ thứ nhì, Gấu mới viết mùi bướm. Ui
chao, bướm nói, sao mà ngu
thế, thế là nhớ đời, câu mắng yêu của em. Phải
làm như thế này này.
Sau
này đọc nhật ký blog của
một bướm Ăng lê, em viết, nghề của tôi, chỉ có mở hai đùi ra, rồi khép
lại, là
nhớ liền đến bài học vỡ lòng ngày nào!
Nhớ luôn, một nhân vật của HHT, đang nằm giữa hai đùi em, đã khẩn
khoản, "Lát nữa, nữa nhé!"
Nhớ, cái em ngày nào mang về nhà, sáng tính làm thêm một cú chót, trước
khi trả hàng, em
vừa ngái ngủ, vừa cởi giùm Gấu sợi dây quần, vừa càu nhàu: Nữa hả?
Nhớ luôn câu thơ của TTT: Ôm em trong tay mà đã nhớ
em ngày sắp tới
* Lần
thứ nhất, đi cùng DVB,
HPA. Tụi nó cứ nghĩ là Gấu rành bướm rồi, lên đến xóm là mỗi đứa chạy
đi với một
em, bỏ trơ Gấu ngồi ở phía bên ngoài, và khi má mì hỏi, cậu đi không,
lại tưởng
má mì đuổi về, bèn lắc đầu, tôi không đi!
Tình
cờ đọc lại một số NYRB,
June 10, 2004, trong có bài viết “Sự thực
về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich”, mới thấy, một nghệ sĩ có tài
thật khó
sống trung thực, theo như cách nghĩ thông thường của chúng ta về trung
thực.
Như
rất nhiều người sống
trong Liên Bang Xô Viết, Shostakovich phát triển một kỹ thuật nói
chuyện bộc lộ
rất ít về cá nhân con người của chính ông, với những người mà ông không
tin cậy,
hoặc tin cậy tí tí. Thành thử khó mà lọc ra được từ những gì ông nói,
hay viết
cho công chúng, những ý nghĩ riêng tư của ông. Rõ ràng là ông lúc nào
cũng ý thức
được con mắt của nhân dân. Ngay cả những thư từ của ông viết cho bạn
bè, chứng
tỏ, nếu có lọt vào con mắt của nhân dân, thì cũng vẫn OK như thường:
Ông dùng
một thứ ngôn ngữ tương tự như âm nhạc của ông, cứ một câu nịnh nhà
nước, thì có
một câu nịnh ý thức của mình như là một nghệ sĩ, và như là một công dân
(…
using one idiom to please his masters in the Kremlin, another to please
his own
conscience as an artist and a citizen).
Tuy nhiên, ẩn tàng ở bên dưới thứ ngôn ngữ, thứ âm thanh quen
thuộc của âm nhạc của ông, có một giọng mềm mại hơn, buồn bã hơn, chỉ
có thể nghe được với những người cùng chia sẻ những nỗi đau khổ mà âm
nhạc của ông diễn tả.
Từ
chỗ "Tuy nhiên...", là thuộc về sự trung thực của những con người thí
dụ như NQL.
Khi ông phải động đến những người bạn thân của ông, chính là vì cái sự
trung thực này, theo Gấu.
Orlando Figes, điểm
hai cuốn
A Shostakovich Casebook, Malcolm Hamrick Brown biên tập, và cuốn của
Solomon
Volkov: Shostakovich và Stalin: Liên hệ lạ thường giữa nhà soạn nhạc
lớn lao và
tên độc tài tàn bạo, dịch từ tiếng Nga, nhà xb Knopf, trên NYRB, 10
tháng Sáu,
2004, là tác giả cuốn Những người nói thầm: Cuộc
sống riêng tư dưới thời
Stalin,
suýt ẵm giải Samuel Johnson prize vừa mới đây, tỏ ra nghi ngờ hai cuốn
nổi cộm của Volkov, Chuyện trò với Brodsky, và Testimony [viết về
những cuộc trò chuyện với Shostakovich], cả hai đều được viết
từ những cuộn băng, nhưng Volkov không trình ra chúng, khi được yêu
cầu.
Cuốn về Brodsky, được xb hai năm sau khi nhà thơ mất, cũng không có sự
đồng ý chính thức của nhà thơ, khi còn sống.
Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết của Figes, và luôn cả cuốn mới nhất của
ông, về cuộc sống riêng tư dưới chế độ toàn trị, để tìm hiểu: Tại
sao NQL khui ra những chuyện động trời, có tính tiêng tư như vậy?
Gấu cứ thử tưởng
tượng cái cảnh, trong khi cô gái đau đớn hy sinh đứa con, thì nhà văn
đăng đàn diễn thuyết về tương lai văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa,
là đã muờng tượng được câu trả lời.
* Những entry nào
trong blog của tôi đã bị xóa bỏ, đề nghị các blog khác nếu lỡ post lên
thì xóa đi ngay cho, không có chuyện gì hết, chỉ vì tôi muốn thế. NQL
Note: NQL yêu cầu
xóa những bài viết ông đã xóa.
Tuy nhiên Gấu ở bên ngoài Việt Nam, và blog của NQL là của Yahoo, ghi
là, cho public đọc và comment.
Nên Gấu cứ tiếp tục comment, trên trang Tin Văn.
Còn nếu quá lắm, bắt chước ta là gì, moi thùng rác google ra xài! [Đã
làm như vậy!]
Sorry. NQT.
To NQL: Tốt nhất là chuyển sang privacy, như vậy chẳng có ai đọc, và
comment!
Blog của Gấu, từ khi ra chào đời, chưa từng bị delete một bài nào, do
áp lực.
Hãy cẩn thận trước khi viết, và khi viết ra, là nó [entry] có một cuộc
đời của riêng nó, ngay cả tác giả cũng khó có quyền can thiệp!
Can thiệp vô, là đụng vấn đề đạo đức... Đừng làm trò hề như vụ bức hình Thiên An
Môn!
*
A telling family memoir
impresses Simon Callow with its vivid evocations of life back in the USSR
* Nơi
Em về trời xanh không Em? Họ Trịnh cay đắng hỏi Em, mà
hỏi chính mình.
*
Nơi Em về không biết Trời có
xanh hay không xanh, nhưng Trời ở Liên Xô, đối với trẻ con, không bằng
Trời [a
lesser God], ở các xứ khác!
“There were certain
rules of
listening and talking that we children had to learn," one of the
witnesses, the daughter of a Bolshevik official in the Volga port of Saratov,
told Figes. "What we overheard the adults say in a whisper, or what we
heard them say behind our backs, we knew we could not repeat ... No one
explained to us that what was spoken might be dangerous politically,
but
somehow we understood." Cuộc
sống riêng tư dưới thời
Staliin "Có những luật lệ về
nghe và nói mà trẻ con phải học... Những gì nghe lén, thoáng nghe, nghe
nói sau
lưng... là không thể lập lại..."
"Không ai nói cho chúng tôi biết, những lời nói đó thì rất nguy
hiểm, về mặt chính trị, nhưng bằng một cách nào đó, chúng tôi hiểu được"
* Những
đứa trẻ Mít này, bây
giờ đã lớn và đang nắm giữ vận mệnh dân Mít, ở xứ Mít.
* Gió
từ thời khuất mặt, sao cứ
thổi mãi?
*
Những lời nói đó, và, bằng cách nào chúng tôi hiểu được, đứa trẻ ngày
nào, bây giờ trở thành nhà văn, nhớ lại, và viết.
The
final element of the book
is as remarkable as any of this: Matthews's report on the new Russia.
This
material, culminating on a Chechen battlefield, brilliantly written
though it
is, seem extraneous to the story, but it increasingly creates a
resonance which
contributes to the complex picture of Russia he provides. Not least in
the
portrait of newly capitalist Moscow
"waxing fat on the plundered spoils of the Empire", with its
nightclubs where "dwarves in Santa costumes would whip you with a
cat-o'-nine tails as you walked up the stairs"; the owner of one such
establishment is glimpsed, "his face turned a Mephistophelean green by
the
light of the cash register". There is a dazzling vignette of a party at
the Nobles' Assembly held in the former Institute of Marxism
and Leninism. The Russian army band plays mazurkas and polkas (which
none of
the nobles can dance), while Prince Golitsyn, in grey plastic shoes,
chats to
Count Lupakhin in a worn polyester suit "as their heavily made-up wives
fluttered plastic Souvenir of Venice fans". Matthews himself, luckier
than
his parents, finds happiness in the healing arms of his Russian wife,
whose
family has miraculously bypassed the whole Soviet experience, and seems
to
contain an essence of a Russia that preceded the turmoils and savage
inflictions that he so richly describes in his book.