1
2
3
|
Thư tín
1
Saturday, August 23, 2008
1:05 PM
NQL tả
chân quá siêu. Liên
minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng
hướng
dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
*
NQL theo Gấu, cũng một thứ đệ
tử Freud, coi libio là lực sáng tạo, thúc đẩy bánh xe lịch sử.
Tuy nhiên, phải nhìn ở tầng
cao hơn, và đọc NQL song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài,
thí dụ, thì mới nhìn ra cái toàn thể. Đây là cuộc chiến giữa vai rớt
Mác Xít và
vai rớt Libido!
Và đọc đối chiếu với Võ
Phiến, chẳng hạn.
Nhân vật VP, sở dĩ theo CS,
là muốn huỷ diệt virus libio bằng vai rớt Mác Xít. Khi biết thất bại,
ông về
thành, từ bỏ con người tập thể, tìm lại con người như một cá thể, viết
những
truyện ngắn, tìm cách đào sâu cái phần libio như lực đẩy…
Đọc ông khi còn trẻ, Gấu lần
ra Zweig, thầy của ông.
VP có những xen thật là khủng
khiếp, thí dụ, hai cha con đóng vai Lã Bố, Điều Thuyền, hay anh chàng
cù lần ra
đồng, đào miếng đất có bàn chân của bà vợ bỏ đi theo trai, về thờ...
Mailer, mới đây thôi, cũng toan tính giải thích virus Nazi bằng...
libido, khi tưởng tượng ra một thời thơ ấu loạn luân của Hitler, trong Lâu Đài ở trong Rừng.
*
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm,
một
phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương
tờ nhật báo
Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong
Đêm Khuya
(?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà
mấy tờ
báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành
đâu từ
miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật
của ông,
không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó,
tôi mải
mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải
thích tại
sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ
khốn
nạn đó...
Những tác giả, thí dụ như
Camus, mà câu văn
sau đây không thể nào gỡ ra khỏi ký ức, kể từ lần đầu tiên đọc nó, khi
mới lớn,
trong Sài Gòn...
Tôi lớn lên cùng với những
người của thế hệ
tôi, cùng những tiếng trống của Cuộc Chíến I, và lịch sử từ đó, không
ngừng chỉ
là sát nhân, bất công, và bạo lực...
[Nguyên văn câu tiếng Tây, hình
như là như sau
đây, tiếc rằng, không làm sao tìm lại
được "nguyên con", để so sánh: J'ai grandi avec tous mes hommes de
mon age, aux tambours de la première guerre, et l'histoire depuis, n'a
pas
cessé d'être meurtre, injustice, et violence..]
Chỉ một
phần thôi...
Lý do tôi không đọc Võ Phiến
nữa, chính là nhờ
ông, tôi lần ra một tác giả khác, giải quyết giùm cho tôi, một số câu
hỏi mà
những nhân vật của Võ Phiến không thể vượt qua được. Đó là
Stefan Zweig....
Nhân vật của Võ Phiến rất
giống nhân vật của
Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra
những Người
Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau
Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc phiêu
lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái
thân
thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig
cũng y
hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết
người khủng
khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ
vẫn còn
là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
Cái đòn
thứ nhì này, tôi gọi là đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền cho
ai, bất
cứ đệ tử nào, như trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám
dạy La
Thành cú Sát Thủ Giản, mà La Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh
Trăng, anh
chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm
tới nơi,
lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên
thai, trở
về đời. Trong bữa ăn từ giã thiên thai,
anh
chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng
tiền tính
dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân
vật chính, nhờ
chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời,
thần tiên
đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là
đi luôn!
Nhân vật của Võ
Phiến, sau cú đầu là té luôn,
không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại
Người
Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà
chớn tới
mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô
gái, con một tay
công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái
"libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không
thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ
không lầm, thường
viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai
cha con
không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ Phiến còn một truyện ngắn,
không hiểu sau
khi ra hải ngoại, ông có cho in lại không, đó là truyện một anh CS về
thành,
được trao công việc đi giải độc. Giải độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra
là
thiên hạ chỉ giả đò nghe anh lảm nhảm tố
cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu có phải
đây là
một thứ tự truyện hay không.
Lần trở lại đất Bắc, tôi gặp
một ông rất có
uy tín, cả trong giới văn lẫn giới Đảng, (đã về hưu). Ông cho biết, vụ
VP bị CS
bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng chuyện ông được tha, không phải như Tô
Hoài
cho rằng mấy anh đưa người ra bắc trong chiến dịch tập kết năm 1954 đã
bỏ sót,
mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh tha, cho về
thành....
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã
từng viết về VP,
một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức
là cái
kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này,
chúng
tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ
trang VHNT
cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng
lại
trên Văn.
Nguyễn
Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên
Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có
giá trị
[... của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan
Anh, Viên
Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn.... tôi không xem các bài
viết hay
các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng],
những tác
giả khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn
chương của lớp chúng tôi.
Qua NHQ, bài viết của tôi về
VP có tên là
"Thế Giới Truyện Ngắn Võ Phiến": Đã có một thời, thời mới lớn, thế
giới đó quả đã ám ảnh cả đám chúng tôi... Cái cảnh mà tôi miêu tả,
trong truyện
ngắn đầu tay, Những Con Dã Tràng, có thể đã được viết dưới ánh sáng của
thế
giới truyện ngắn Võ Phiến:
"Một lần tôi vào xóm chơi
bời, đi theo
một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp. Ngọn đèn dầu
le lói
chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên
giường,
thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ
đến một
buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt
nói:
"Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám
phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với
đứa
con gái: "Cởi quần áo ra!", sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc
đó...."
Nguồn
NQL,
một cách nào đó, giống
VP, khi hết còn tin vào con vai rớt Cách Mạng Mác Xịt, bèn tìm lại cái
l… ngày
nào, đã từng ám ảnh ông suốt một thời thơ ấu…, "một ngày mà không nói
tục thì nhạt
miệng lắm", là vậy!
Nhân chuyện nói tục, Gấu bỗng nhớ đến những miếng thịt, miếng cá, khi
còn nhỏ, được người lớn cho ăn, không dám ăn, cứ để dành, để dành, giấu
kỹ, chỉ khi nào không thể không ăn, mới đem ra.
Chuyện nói tục, với Gấu, cũng vậy. Nó giống "chim mồi". Thuật
ngữ này, dân bẫy chim rành lắm.
NQL
thuộc trường phái ngược hẳn lại với Gấu!
*
Khi gặp
BHD, cô bé 11 tuổi, cũng
là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư,
nhưng đã
lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những
gì gì, người
nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm
với chiếc
răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi
nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình
như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử
chẳng có
mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp,
mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm
thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.
Note: Gấu viết đoạn trên trước khi đọc Tình Cát, trên blog NQL
Cái gọi là sex ở trong những
gì được viết ra bởi NQL sự thực không phải là sex, y hệt như khi ông
viết về chân
dung những con người, thì lại nổi lên chân dung của chế độ: ngón tay
chỉ mặt trăng
là như vậy.
Một độc giả nhận xét:
NQL
tả
chân quá siêu. Liên
minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng
hướng
dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
Một độc giả khác, cảnh cáo
Gấu, để yên
cho người ta viết, chưa viết ông đã lật tẩy lên rồi!
Toni Morrioson, nhà văn nữ, Nobel văn chương, trả lời tờ Paris Reiview
(Tại sao nhiều nhà văn cảm thấy khó viết về sex?): Bởi vì không biết
thế nào là đủ sexy, và cách độc nhất, là đừng viết nhiều. Hãy để phần
người đọc đem phần sex riêng của người đó, vào trong bản văn.... Luôn
luôn có sự thừa thãi về "information" (thông tin). Một khi bạn bắt đầu
tả, "cái bờ môi dưới cong cong..." là bạn biến mình là một nhà phụ sản!
Về sex, Joyce là bậc thầy. Ông ta nói thật tục, đủ thứ từ những từ bị
cấm. Ông ta nói "cunt", và gây sốc. Từ cấm có thể hung hăng, gây hấn,
provocative. Nhưng nói nhiều là thành nhàm, nói ít tốt hơn.
Gấu ít nói tục, không phải vì sợ nhạt miệng, mà chỉ sợ đúng lúc cần đến
nói tục, thì cảm thấy lạt miệng!
|
|