*



















*\
Chúc Mừng Giáng Sinh 2009

*

Quà Noel của Richie tặng Ông Ngoại!

.
The Top 10 Everything of 2009
Top 10 Scientific Discoveries
7. The Fundamental Lemma, Solved

In 1979 the Canadian-American mathematician Robert Langlands developed an ambitious and revolutionary theory that connected two branches of mathematics called number theory and group theory. In a dazzling set of conjectures and insights, the theory captured deep symmetries associated with equations that involve whole numbers, laying out what is now known as the Langlands program. Langlands knew that the task of proving the assumptions that underlie his theory would be the work of generations. But he was convinced that one stepping stone that needed confirmation — dubbed the "fundamental lemma" — would be reasonably straightforward. He, his collaborators and his students were able to prove special cases of this fundamental theorem. But proving the general case proved more difficult than Langlands anticipated — so difficult, in fact, that it took 30 years to finally achieve. Over the past few years, Ngo Bao Chau, a Vietnamese mathematician working at Université Paris-Sud and the Institute for Advanced Study (IAS) in Princeton, formulated an ingenious proof of the fundamental lemma. When it was checked this year and confirmed to be correct, mathematicians around the globe breathed a sigh of relief. Mathematicians' work in this area in the last three decades was predicated on the principle that the fundamental lemma was indeed accurate and would one day be proved. "It's as if people were working on the far side of the river waiting for someone to throw this bridge across," says Peter Sarnak, a number theorist at IAS. "And now all of sudden everyone's work on the other side of the river has been proven."

Tuần báo Time xếp việc nhà toán học Ngô Bảo Châu chứng minh bổ đề cơ bản của Langlands vào "một trong 10 thành tựu khoa học lớn nhất năm 2009". [Viet-xì tốp đi thôi]
Câu trên, sai.

Đúng ra, phải viết: bổ đề cơ bản cho lý thuyết Langlands.
Time dùng chữ Khám phá, Discovery, không phải Thành tựu.
Toán, là phải hết sức chính xác, không lơ tơ mơ được! NQT

Nhưng tốt nhất, nên dịch cả đoạn, bài trên Time, thì toàn thể dân Mít mới sướng mê tơi, sau bao nỗi nhục Anus Mundi!
1 trong 10 của Mọi Thứ của năm 2009
Top 10 Những khám phá khoa học
7. Bổ đề cơ bản: Đã giải ra được.

Vào năm 1979, nhà toán học Mẽo gốc Canada Robert Langlands phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và cách mạng, nó nối kết hai ngành toán học được gọi là lý thuyết về số và lý thuyết về nhóm. Trong một bộ "đỉnh cao chói lọi" - dùng chữ VC cho nó sướng, và ‘cân xứng’ [?] với cái nhục Anus Mundi - của những mò mẫm và những đốn ngộ, lý thuyết Langlands đã tóm được những đối xứng sâu thẳm kết hợp với những phương trình, liên quan tới trọn những con số, đưa ra được điều mà bây giờ được gọi là chương trình Langlands. Langlands biết, việc chứng minh những giả dụ nền tảng lý thuyết của ông, là một công việc đòi hỏi nhiều thế hệ. Nhưng ông tin tưởng, viên đá mở đường thì ở ngay trong tầm tay, đúng lý ra là nó phải như vậy. Và cái viên đá mở đường này được đặt tên là ‘bổ đề cơ bản’. Ông, và những cộng sự viên, những sinh viên đệ tử đã chứng tỏ là đúng, vài ba trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản này. Nhưng trường hợp tổng quát, thì chưa. Và nó quá khó khăn, so với những gì nhóm của ông đã đạt được. Khó khăn thật, bởi vì họ đã mất 30 năm sau cùng mới đạt được thành quả. Vài năm gần đây, Ngô Bảo Châu, một nhà toán học Việt Nam làm việc tại Đại học [Université] Paris-Sud, và Viện nghiên cứu cao cấp, Institute for Advanced Study (IAS), ở Princeton, đã tạo ra được một chứng liệu, thật thần sầu, rất ư là tài tình, của bổ đề cơ bản. Khi, vào năm nay, chứng liệu này được kiểm tra, và công nhận là đúng, những nhà toán học trên toàn thế giới thở phào nhẹ nhõm. Họ hì hục quần thảo trên địa hạt này trong ba chục năm qua, và công việc làm của họ, thì đã được tiên đoán trước, là chắc như bắp, thể nào cũng có ngày bổ đề được chứng minh.
“Sự tình như thế này này, có những người làm việc ở thật xa, ở phiá bên kia bờ sông, họ đợi một cái tay nào đó, ở bờ bên kia, một ngày nào đó, buồn buồn thẩy một đầu cây cầu qua,” Peter Sarnak, một lý thuyết gia về con số tại IAS, phán.
Và bây giờ, bất thình lình, công việc làm của đám người bên kia bờ sông, được xác nhận OK.

Ui chao, y chang “bổ đề Hồ Chí Minh”, nhưng than ôi, y chang được có một nửa: Chờ hoài, đến ngày 30 Tháng Tư 1975, ‘bờ bên kia’ ném sang một con bọ!
Đúng là 30 năm mới có ngày nay, vui sao nước mắt lại trào!
*
Ngô Bảo Châu và một trong mười phát minh khoa học tiêu biểu nhất của năm 2009
Talawas.

Phát minh, đếch được!
Phát minh, dịch qua tiếng Anh tiếng U, là Invention, nôm na có nghĩa, phịa. Phịa ra một cái gì… chưa có!
Còn khám phá có nghĩa là kiếm ra một cái gì, đã có, nhưng chưa có ai mò ra nó!
Khám phá ra Mỹ Châu, thí dụ.
Phát minh ra khẩu AK 47. Ác quá!
Phát minh ra cái máy may: May quá! Khỏi phải may tay nữa!

Ối giời ơi là giời. Có một hai chữ “cơ bản” như thế mà hết ông Vẹt Xì Tọp Đi Thôi, đến Sến Cô Nương dịch không nên thân!
Chán quá!

Toán học, không có lơ mơ được. Gấu đã có kinh nghiệm về cái vụ này rồi. Ai học toán, mà không biết thế nào là ‘định nghĩa’.
Vòng tròn: Một đường cong khép kín, tất cả những điểm ở trên đó, cách đều một điểm gọi là tâm vòng tròn
Hay, quĩ tích của những điểm cách đều một điểm gọi là tâm vòng tròn.

Vòng tròn trực giao: Vòng tròn cùng nằm trong một mặt phẳng, tiếp tuyến tại những giao điểm của chúng, thì thẳng góc với nhau.
Năm Gấu thi Tú tài 2, bạn bè rớt hết, trừ Gấu, khi trả lời vòng tròn trực giao là gì, đều thiến mẹ khúc, “cùng nằm trong một mặt phẳng.”!

Brodsky chẳng đã từng phán, định nghĩa đường thẳng là đường ngắn nhất qua hai điểm, đã hết quyến rũ ông từ lâu rồi.
Bởi vì nó đi qua địa ngục, con đường thẳng nối St. Petersburg của ông với Stockholm.
Cũng thế, con đường thẳng nối hai điểm Sài Gòn và Hà Nội, đi qua địa ngục.
*
Nếu tôi không hiểu được vấn đề này thì tôi tin rằng đa số người Việt Nam cũng không hiểu được vấn đề này. Thấy Times bình chọn thì ta cùng vui vỗ tay, mà thực ra không biết vỗ tay vì cái gì.
Đông B
Đúng là đại ngôn!
Time
- không có s, ông lộn với tờ Thời Báo của tụi Anh, đây là tờ tuần báo của Mẽo, thưa ông Đông B! -
Cả bài viết, ông khoe khoang kiến thức toán học, chẳng mắc mớ gì đến khám phá của Ngô Bảo Châu.
Cái gọi là bổ đề cơ bản này, mà NBC giải ra được, là một cái gì mà những nhà toán học tin chắc là có, chưa chứng minh được, đúng như nghĩa của từ assumption: something taken for granted.
Còn chuyện Galois, định lý Abel, là khác, vì không ai dám “taken for granted” cái định lý này!

Bởi thế Gấu mới so sánh:
1. Chân lý “nước Việt Nam là một”/chương trình Langlands.
2. “bổ đề cơ bản” / “bổ đề HCM, đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào”.
Chỉ có khác chút xíu, là cái khúc chót, phát sinh con bọ, thay vì cái nhà Mít to lớn bằng 10 lần trước!


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

Albert Camus và đạo đức học của những giới hạn

Ở trong những tác phẩm sau này của Camus, phong cảnh – và trên tất cả, phong cảnh quê ta, miền đất thiên đàng Địa Trung Hải của ông - vưỡn hiện diện, thường như là, một ham muốn tàn khốc, an atrocious desire, hay một hoài nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ, khốn nạn, rất ư là hơi bị thảm hại [y chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a terrible nostalgia: Marthe và bà mẹ của cô, những tên trộm cướp và những tên sát nhân trong Ngộ Nhận, làm thịt du khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng, tậu được một căn nhà bên bờ biển [Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?], và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm: “Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!” [‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’]: Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược thanh tẩy tâm hồn! 

Ui chao, những câu sau đây, trong Lần Cuối Sài Gòn, của 'đại văn hào' Gấu Nhà Văn, mà không phải những "thánh ngôn" 'thanh tẩy tâm hồn', ư?

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn.

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.


* Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà - chị đã xem những phim của các diễn viên này chưa? Chị có nhận xét gì về diễn xuất của họ? Và đạo diễn Quang Bình nữa?
      - Chị bạn tôi khen, Hải Yến đóng Chơi vơi hay lắm, cốt cách rất sang trọng. Tôi nghe tới đây liền nghĩ, ôi, làm sao cô ấy ra đồng được. Nhưng nếu cô ấy chịu ra đồng thì tốt chớ sao. Bạn Hà tôi quen trên truyền hình, anh Dustin Nguyễn tôi quen trên… tạp chí, còn anh Bình quen lúc… ký hợp đồng.
Nguyễn Ngọc Tư



Adam Zagajewski

STAR 

I returned to you years later,
gray and lovely city, unchanging city,
buried in the waters of the past.

I'm no longer the student
of philosophy, poetry, and curiosity,
I'm not the young poet who wrote
too many lines

and wandered in the maze
of narrow streets and illusions.
The sovereign of clocks and shadows
has touched my brow with his hand,

but still I'm guided by
a star by brightness
and only brightness
can undo or save me.

Bài thơ trên, tả cảnh Gấu trở về Hà Nội.
Gấu phóng dịch:

Ta trở về với mi, nửa thế kỷ sau,
Thành phố xám xịt, đáng yêu, và chẳng có gì thay đổi
Chôn dưới những con nước của những con hồ Bẩy Mẫu, Thuyền Cuông, Hồ Gươm, Hồ Tây

Ta đâu còn là chàng sinh viên của triết học, của thơ ca, và của tò mò
Cũng không còn là nhà thơ trẻ
viết rất nhiều dòng thơ

và lang thang trong mê cung
của những con phố hẹp và của những ảo tưởng
Chúa Cả Ngôi Cao, với những cái đồng hồ và những cái bóng của nó,
Thò cánh tay xuống, chạm vào lông mày của ta

Nhưng ta vẫn được dẫn dắt bởi một ngôi sao, bởi sự sáng ngời
Và chỉ sự sáng ngời
Là có thể làm lại, hay, cứu vớt đời ta.

Chúa Cả Ngôi Cao, là Gấu muốn nói tới Nhà Thờ Hà Nội, khu Nhà Chung, trường Dũng Lạc... ở kế bên Bờ Hồ.
Bài thơ, đọc song song với bài thơ Những con phố sau của Hà Nội, thì mới đã.

Những con phố sau của Hà Nội

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.

Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.

Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.

Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu

Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.

THE BACK STREETS OF MOSCOW

Ui chao, hồi này già quá, cơ thể rệu rạo, hệ thống miễn nhiễm hết còn OK,
thành thử con vai rớt Bắc Kít hoành hành, đáng sợ thực! NQT


Trên art2all có mấy bài lèm bèm về thơ thật tuyệt của ông Chánh Tổng An Nam ở Ba Lê.
Cái nick của ông, Gấu mới đây mới biết, là do Nguyễn Đăng Mạnh ban cho. Vậy mà cứ nghĩ, của Công Tử Hà Đông.
Tế Hanh
Tô Thùy Yên


Zadie Smith


Kadaré: Le Diner de trop


Kỷ niệm, kỷ niệm

Kỷ Niệm Tin Văn

Note:
Loạt bài "Kỷ niệm", viết loạn cào, không còn biết đầu đuôi ra sao, nay gom về đây, tính in sách, làm văn chương tí chơi!

Chán Cái Ác Bắc Kít rồi! NQT


Roland Barthes


Ghi chú về Brodsky


Chăm sóc cô đơn


Tôi có một người quen sau nhiều năm ở hải ngoại, cùng vợ về Việt Nam, gặp một số bạn bè mới. Ông ấy kể là, suốt cả hơn một tháng ở Việt Nam, ông vẫn không tránh được cảm giác kinh ngạc và bất bình khi nhiều người đàn ông ông mới quen, có khi, chỉ mới gặp lần đầu, đều gọi vợ ông là “em” và xưng “anh” một cách ngon ơ. Ông cảm thấy có cái gì như bị xúc phạm. Ngày trước, ở miền Nam, là một công chức thuộc loại khá cao, ông sống trong một môi trường khá nhiều lễ nghi. Lâu lắm, ông chưa nghe ai, trừ ông và những người thân trong gia đình, gọi vợ ông là “em” cả. Ông cứ đinh ninh chữ “em” ấy là một cái gì ít nhiều có tính độc quyền. Vậy mà…
Ngược lại, trong nhiều giới, đặc biệt là giới văn nghệ, không ít người chỉ muốn người khác gọi là “anh” hay “chị” thôi. Tôi nhớ, lần đầu tiên gặp Mai Thảo, tôi gọi ông là “bác”; ông xua tay: “anh đi.” Ừ, thì… “anh”. Tôi vừa gọi “anh” vừa thấy hơi ngường ngượng. Ông sinh năm 1926, lớn hơn tôi đến 30 tuổi. Riết, cũng quen dần. Sau đó, gặp Phạm Duy, lớn hơn tôi 35 tuổi, tôi cũng lại cứ anh anh em em. Sau đó, gặp Võ Phiến, lớn hơn Mai Thảo một tuổi và trẻ hơn Phạm Duy bốn tuổi, quen miệng, tôi cũng gọi bằng “anh”; ông có vẻ hơi… sửng sốt. Thoáng nhìn, tôi biết ngay, bèn đổi lại “bác”. Thì mọi chuyện lại yên ổn. Thành ra, ở đây, ngay trong giới văn nghệ, cũng chẳng có luật lệ gì cho việc xưng hô cả. Tùy người.
Chuyện xưng hô trong tiếng Việt, khó là thế.
NHQ Blog VOA.

Cách xưng hô của người Việt, quả là làm phiền người nước ngoài, nhưng đối với người Việt, chúng rất ư là tuyệt vời. Làm gì có chuyện gặp Võ Phiến, mà gọi bằng ‘anh’ cho được, chỉ trừ khi giả đò "quen miệng".
Bác Hồ cũng đã từng giả đò quen miệng như rứa, khi vỗ vai “Bác” Trần [Hưng Đạo]!
Những anh, em, mình, tớ, cậu, ai ơi, ai gọi ai đó..."... chúng quá tuyệt vời. Tiếng Anh tiếng U, quá giản dị trong cách xưng hô, làm nghèo hẳn đi cái nét đặc biệt của cõi người ta (1), làm sao so bì với tiếng Việt được. Hình như một bà Hồng Mao, Ỷ Lan thì phải, đã từng đi một đường vinh danh động từ porter, to carry, trong tiếng Mít. Cách xưng hô trong tiếng Mít thì nó cũng tuyệt vời như động từ porter, tạm ví von vậy, mà thôi.
Brodsky đã từng chửi mấy thằng con nít, “quen miệng" 'anh anh tôi tôi' với những bậc đàn anh, rằng, phải có tôn ti trật tự, đừng có hỗn!
Có thơ có vần có điệu rồi mới có thơ tự do, rồi may mắn ra, có thơ tân hình thức, chứ làm gì có cảnh “chó nhẩy bàn độc”?

Lần Gấu về lại Đất Bắc, một phép thưa anh, chỉ trừ một NHT, là dám 'anh anh tôi tôi' với Gấu. Ở lâu cứt trâu hoá bùn, có thể, nhưng, làm gì có chuyện, vừa gặp một cái mà, “này, anh Võ Phiến, ra tớ biểu!"
Và cũng thật khó có chuyện, gặp vợ người khác mà cứ 'nựng' "em" một cách ngọt sớt, như nhà đại phê bình kể tỉnh bơ!
Mà lại xẩy ra ở Việt Nam!
"Người" không kể tiếp, mấy thằng xàm xỡ (2) đó, bị no đòn!
NQT
(1)
"cõi người ta", ở đây, phải hiểu theo ý của Heidegger, về 'căn nhà của hữu thể', tức ngôn ngữ.
(2)
Chầy Sương chưa nện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra xàm xỡ chăng?
Kiều [Từ điển Lê Ngọc Trụ]

Có thể, có, cái cảnh mà nhà phê bình mô tả, về một đôi vợ chồng nhà nọ, nhưng, theo Gấu, những người mà họ gặp, đều là những 'đại gia', đỏ từ lỗ đít lên tới tận đỉnh đầu, thành thử, cũng chuyện thường ngày ở huyện!


V/v bức hình chụp chung với Lê Đạt và bức tranh “Giải thưỏng nhà nước”.
Thường thì bạn bè chụp hình, chỉ như là một kỷ niệm.
Bức hình này không phải như vậy.
Khi chụp, là đã rắp tâm sử dụng, như đang được sử dụng, như là một tang chứng?
Bái phục!
Liệu khi đó, có xin phép Lê Đạt?
NQT


Baudelaire là thi sĩ chỉ có một tập thơ. Nhưng chính Baudelaire đã cho lên giàn hoả nguyên vẹn toàn bộ một ấn bản thi phẩm Les Fleurs du Mal chỉ vì tên mình bị viết thành Beaudelaire, nghĩa là thêm một chữ e oan nghiệt. Nhiều tài liệu văn học sử Pháp kể chuyện này; có tài liệu ghi nguyên văn như sau :”il fit mettre au pilon une édition de son oeuvre précisément parce que son nom était mal orthographié”.
Nếu Baudelaire “được” biên tập thì đâu đến nỗi!
Trần Văn Tích, talawas

Cái vụ này, hình như có rất nhiều giai thoại. Một trong số, Gấu biết được, liên quan tới hàng ngụy tạo, là những cuốn sách quí, có lời đề tặng và chữ ký của Baudelaire.
Cái tay ngụy tạo này viết sai tên của ông, thành Beaudelaire.
Và người mua phải cuốn đó, bèn dí ngay tập thơ có lời đề tặng và chữ ký của Baudelaire, vào mặt tên bán hàng, như NHT đã từng làm, với một em nào đó!
V/v biên tập, có rất nhiều giai thoại thú vị. Thường ra, một tác giả, nếu là thứ xịn, không ưa đám biên tập, và lại càng không ưa, mấy ông hiệu đính! Faulkner, thí dụ, bị đám biên tập của nhà xb làm ông bực đến nỗi nghỉ chơi luôn.
Kundera thì lại viết về những bậc đại sư phụ, viết bảnh đến nỗi, đếch có độc giả, và đệ tử bèn xun xoe, để tụi em biên tập, nghĩa là, trang điểm, đánh bóng, làm cho hợp với thời đại… là ẵm… Nobel liền, và sư phụ bèn chửi, tao đầu cần Nobel!
Trường hợp Raymond Carver, như mới đây khui ra, “nguyên tác” dở như hạch, và chính đám biên tập đã ban cho đời một ông Carver hiển hách hiện nay.
Biên tập của VC không dữ dằn, so với biên tập của những nhà xb nổi tiếng trên thế giới, nhất là ở Mẽo.
Thế đấy.

Gấu không nhớ tên vị đại sư phụ, mà Kundera nhắc tới, trong Những di chúc bị phản bội, đếch muốn đệ tử đánh bóng mình, theo nghĩa, làm cho Thầy bớt u tối, để cho thiên hạ may mắn, hạnh phúc, là đọc được Thầy.
Trường hợp Carver, chắc là ông biết ơn những nhà biên tập? (1)
(1) Đọc
Man of Constant Sorrow. Bản dịch trên Da Mầu

Nhưng còn Borges?
Borges than, “
chính nước Pháp đã phát minh ra tôi. Tôi đâu có hiện hữu. Caillois đã làm cho người ta nhìn thấy tôi. Than ôi, người ta nhìn thấy tôi: rõ quá!”
Quả thế thực. Steiner, trong một bài viết tuyệt vời về Borges, Tigers in the Mirror, Hổ ở trong Gương, cho rằng, danh vọng làm mất đi một cái phần rất ư là riêng tư của Borges.
Cái tay nhà thơ Pessoa, cũng phán như thế, nổi tiếng là bỏ mẹ!

"Đôi khi tôi nghĩ về những con người nổi tiếng, và cảm thấy tất cả nỗi phiền hà vì nó. Nổi tiếng là chuyện tầm phào. Nó gây tổn thương tới cảm tính của bất cứ một ai…. Một người trở thành nổi tiếng là mất tiêu luôn cuộc đời riêng tư của mình… Những bức tường bảo vệ sự riêng tư biến thành những tấm gương… Một khi trở thành nổi tiếng, là mất tiêu luôn cơ may trở lại với cõi u tối. Nổi tiếng là hết thuốc chữa. Như thời gian, làm sao có chuyện đảo ngược?"
Dấu chân của cái bóng

Trang Tin Văn, và Gấu, cũng đang lâm vào tình trạng khốn khổ khốn nạn như vậy. Mười năm nay, cứ làng nhàng mỗi ngày có một dúm độc giả, chừng 50-100 vô coi, đột nhiên bây giờ đang có tham vọng biến thành một cái chợ cá thứ nhì, ngang ngửa với Chợ Cá Bắc Kít! Chán thế đấy!
Đúng là chuyện nọ xọ chuyện kia, đang nói chuyện biên tập lại đi lạc qua chuyện nổi tiếng!

Còn cái "body" của Em, anh có tính "biên tập" không?
Tuyệt!