*
















Chúc Mừng Giáng Sinh 2009

Cu Lùn Richie đi shopping Giáng Sinh
Khu Chợ Tầu

*

1997: Tuyên thệ & Lãnh CMND của Canada!

Sau này, khi thi đậu quốc tịch, và được phát thẻ công dân Canada, Gấu gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin cho Bà Trẻ, bà mừng quá, nói:
Bây giờ, cháu lại là người rồi!

Nhân đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?
Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập "Những Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De Amicis (?)], có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt trong đêm: Con cám ơn bác sĩ.
Trường hợp của Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh đầu tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi hết cuộc đời của mình. NQT

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!


Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn

Trường hợp Lê Công Định

Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity.



Karl Schlagel

REVOLUTION ON MY MIND: WRITING A DIARY UNDER STALIN
by Jochen Hellbeck.
Harvard, 436 pp., £19.95, May 2006,9780674021747
Note:
Hôm qua vào tiệm sách ngày boxing day thấy quyển Les Chuchoteurs của Orlando Figes  -  định mua tặng bác làm quà Noel nhưng thấy số trang : 800 thì dội lui, bác còn thì giờ đâu mà đọc, sách lại in chữ nhỏ.
Thiệt là buồn khi đọc băng in rời ngoài quyển sách lời của Emmanuel Carrère : Quyển sách này thật hay, Figes đặt tên lại cho người chết, cho người bị xóa tên. Đối với chúng ta đó là những câu chuyện, nhưng với họ, đó là cả cuộc đời.
Avec ce livre magnifique, Figes redonne un nom aux morts, aux effacés de la mémoire. Pour nous ce sont des histoires,  eux c’était leur vie.
*
*

Tính thẩy tờ London Review of Books, 16 Tháng Tám, 2007 [đúng sinh nhật Gấu, tếu thế!], vô lò sưởi, vội nín lại, vì thấy bài Đời lại tái sinh, điểm cuốn "Cách mạng ở trong đầu: Viết nhật ký dưới thời Stalin".
Cũng một dòng với Những Kẻ Nói Thầm, của Orlando Figes.
Gấu đâu còn thì giờ mà đọc!
Thôi thì đọc bài này, thay cho cuốn sách 800 trang chữ nhỏ.

Tks, and Happy New Year to both of U, O and K.
NQT
*
Sống với VC, cấm nghĩ, theo Sến Cô Nương.
Cái chuyện viết nhật ký, lại càng cấm!

*

Một số báo, những ngày đầu.
Bài viết về Primo Levi cho mục Tạp Ghi, báo Văn Học của NMG:

Đây là một người,
hay là Bi kịch của một người lạc quan

chôm từ số báo này.
Cũng đã tính thẩy vô lò sưởi, lại tiếc!
Cái tít mới tuyệt làm sao: Divine Breath and Dust:
Hơi thở thì thánh thiện như của BHD
Bụi trần thì như thằng cha Gấu!
Ui chao, tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi!
Cái tít bên trong tờ báo, cũng thật tuyệt:
The centaur’s ghastly tale (1)

*

(1) The centaur’s ghastly tale: Câu chuyện khủng khiếp của con quái vật.
Centaur: Quái vật, ở đây được dùng để làm bật ra từ Century, thế kỷ, theo Gấu!
Primo Levi như là một ký sự gia về Địa Ngục, và tiểu luận gia về thiên nhiên.

These volumes are revisionist in the best sense of the term. We might say schematically that they offer an image of Levi as not only a "Dante of our time" (as a recent American study put it), but also a Montaigne of our time; not only the chronicler of modern Hell, but also the probing and mature essayist of the self, human nature and nature itself. Even in the preface to his most "infernal" book, If This Is a Man, Levi's ambition is measured: "[this book] sets out to provide some material for a calm study of certain aspects of the human mind." Primo Levi deserves his place in the century's canon not only for his accidental and awful encounter with history's whirlwind, as he called it, but also for that calm and not so calm study of the human mind, within and beyond testimony.
Tuyệt!
*
Một trong những chương của cuốn sách viết về "Sự hung dữ vô dụng". Những chi tiết về những trò độc ác của đám cai tù, khi hành hạ tù nhân một cách vô cớ, không một mục đích, ngoài thú vui nhìn chính họ đang hành hạ kẻ khác. Sự hung dữ tưởng như vô dụng đó, cuối cùng cho thấy, không phải hoàn toàn vô dụng. Nó đưa đến kết luận: Người Do thái không phải là người.
(Kinh nghiệm cay đắng này, nhiều người Việt chúng ta đã từng cảm nhận, và thường là cảm nhận ngược lại: Những người CS không giống mình. Ngày đầu tiên đi trình diện cải tạo, nhiều người sững sờ khi được hỏi, các người sẽ đối xử như thế nào với "chúng tôi", nếu các người chiếm được Miền Bắc. Câu hỏi này gần như không được đặt ra với những người Miền Nam, và nếu được đặt ra, nó cũng không giống như những người CSBV tưởng tượng. Cá nhân người viết có một anh bạn người Nam ở trong quân đội. Anh chỉ mơ, nếu có ngày đó, thì tha hồ mà nhìn ngắm thiên nhiên, con người Hà-nội, Miền Bắc. Lẽ dĩ nhiên, đây vẫn chỉ là những mơ ước, nhận xét hoàn toàn có tính cách cá nhân).

*
Primo Levi deserves his place in the century's canon not only for his accidental and awful encounter with history's whirlwind, as he called it, but also for that calm and not so calm study of the human mind, within and beyond testimony.
Primo Levi xứng đáng với chỗ ngồi của ông, theo ‘tiêu chuẩn chọn lựa’, của thế kỷ, không phải chỉ vì cuộc gặp gỡ tình cờ, và đáng sợ với ‘cơn gió lớn’ [chữ của ông] của lịch sử, nhưng còn là vì cái nhìn trầm ngâm, và cũng không trầm ngâm cho lắm, về cái đầu của con người, ở trong vòng, và vượt quá khỏi, chứng liệu
.



Levi-Strauss

Book of the Year
Sách trong năm
The Secret Lives of Somerset Maugham

Arthur Koestler, Man of Darkness

Arthur Koestler, Người của Bóng tối
Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có được những tao ngộ ly kỳ như Arthur Koestler: chơi toàn quái chiêu, gặp toàn những đấng hách xì xằng, có mặt - ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc - thảm họa xẩy ra!
27 tuổi Đảng, ông trải qua trận đói mùa đông 1932-33, ở Kharkov, giữa hàng triệu người dân Ukrainians ngắc ngoải và chết đói. Chạy kịp về phía nam nước Pháp, khi những binh đoàn Nazi xâm lăng nước Tây, ngay sau gót chân, vào năm 1940; chộp được Walter Benjamin, cưa đôi với ông mẻ “ken”, và chỉ vài tuần sau, triết gia người Đức này chơi quá “liều” [liều lượng], tự mình cho phép mình đi luôn. Tay guru ghiền, dân Harvard, Timothy Leary đã từng chia cho Koestler những mẻ thuốc psilocybin, vào giữa thập niên 1960, “Phu nhân sắt” Margaret Thatcher, đã nghe theo những lời cố vấn của ông, trong cuộc tranh cử của bà vào năm 1979.
Simone de Beauvoir đã có lần được 'hầu hạ' Koestler, nhưng sau đó lại tỏ ra thù ghét ông và hư cấu thành một nhân vật cực kỳ thông minh, có tài làm đàn bà vãi linh hồn, đầm đìa hai chân!
V/v tài chăn gối, "trường túc bất chi lao", của nữ hoàng hiện sinh de Beauvoir, thì khỏi chê. Như đoạn sau đây, trên tờ TLS, trong bài điểm cuốn hồi ký của Lanzmann chứng tỏ:
The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame.
Claude Lanzmann's liberated memories


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

“Who taught you this, doctor?”
The answer came promptly:
“Sufferings”
Ai dậy ông điều này, Bác sĩ?
Đau khổ…
“Do you really imagine you know everything about life?”
The answer came through the darkness, in the same cool, confident tone:
“Yes”
Ông thực sự tưởng tượng ông biết mọi chuyện về cuộc đời?

Câu trả lời vượt qua bóng tối, cũng bằng một giọng tươi mát, tin cậy:
Đúng như thế
The Plague,
Dịch hạch, bản tiếng Anh, người dịch: Gilbert Stuart (New York: Alfred A. Knopf, Inc. 1948, pp 118, 119)
*

Le Magazine Littéraire:
Albert Camus là một khuôn mặt trí thức nổi cộm trong đời sống tinh thần của nước Tẩy… Ngoài ra còn là một nhân vật, một huyền tượng…
Olivier Todd: Tôi mất năm năm với thằng chả, để viết cuốn tiểu sử về hắn ta. Trong đời thường, cũng cay đắng ngọt bùi lắm [sucrées-salées: đường ngọt, muối mặn]. Một bữa, vào những năm 1950, tôi đang ngồi Cà phê Marie, chỗ quảng trường Saint-Sulpice, với bà vợ tuyệt trẻ của tôi [avec ma très jeune femme]. Camus tới, ngồi ở quầy, và nhìn bả như muốn lột trần truồng bả ra, [qui n’arrête pas de la déshabiller des yeux.] Tôi tức điên lên…
Alain Finkielkraut: Tức điên, hay sướng điên lên? [Furieux ou flatté?]

*

ALAIN FINKIELKRAUT*
« Camus plutôt que Sartre»
• Sartre est à la fois un philosophe de la liberté et un philosophe de la libération. L'homme est condamné à être libre, montre-t-il dans “l'Etre et le Néant”. Libre, c'est-à-dire irréductible à ses appartenances, son identité, sa psychologie même. Car l'homme selon Sartre n'est pas substance mais conscience : non-coïncidence à soi, arrachement ou échappement originel à toute définition. Le garçon de café joue à être garçon de café. J'admire toujours la maestria avec laquelle Sartre déébusque, sous le nom de « “mauvaise fois”, ”l'oubli du non-être” et les ruses des individus pour croire ou faire croire qu'ils sont ce qu'ils sont. Je ne suis plus sûr cependant que cette grande pantomime emmbrasse la totalité du phénomène humain.
Mais Sartre dit aussi que personne n'est encore libre, que la liberté, l'humanité même sont à venir. Et cet avenir, il se le figure sous les deux traits de la fraternité et de la souveraineté. Aujourd'hui, je ne suis pas moins allergique à ce double idéal qu'aux bévues politiques commises en son nom. Pourquoi les hommes devraient-ils penser et vivre à l'unisson? La pluralité n'est pas un mal destiné à se résorber dans une commuunauté fusionnelle, mais une donnée de la condition humaine. Et comme le montre Hannah Arendt, l'humanité s'atteste dans l'amitié qui vit de la distance entre les êtres, non dans la fraterrnité qui l'abolit.
Quant à l'idée de souveraineté ou de règne de l'homme, elle conduit Sartre à intégrer toute réalité dans l'histoire et à considérer toute limite comme un obstacle temporaire ou une mystification bourgeoise. Le contraire de ce que fait Camus quand il écrit que « si la révolte pouvait fonder une philosophie, ce serait une philosophie des limites, de l'ignorance calculée et du risque ». Les sartriens m'ont longtemps convaincu que Camus était un philosophe pour classe terminale; je pense maintenant que rien n'est plus urgent ni plus audacieux que l'alliance de la révolte et de la mesure préconisée par “l'Homme révolté”.
(*) Professeur à l'Ecole polytechnique. Dernier ouvrage paru : «l'Ingratitude» (Gallimard, 1999).

Trích từ Người Quan Sát, số đặc biệt về Sartre, [13-19 Janvier, 2000], 20 năm sau khi ông ra khỏi Lò Luyện Ngục, và trở lại!
Bây giờ, nhìn lại, Kẻ Xa Lạ, tuy bảnh như thế, nhưng nếu phải so găng với Buồn Nôn, Gấu nghĩ, cũng... căng lắm đấy!
*
Hannah Arendt, trong bài viết Chủ nghĩa hiện sinh Pháp, lần đầu xuất hiện trên The Nation, 162, Feb 23, 1946, sau in trong Essays in Understanding 1930-1954, trích dịch sau đây:
Một buổi diễn thuyết gây hỗn loạn với hàng trăm người tham dự trong khi hàng ngàn người tẩy chay. Sách triết học bán chạy, giống như truyện trinh thám. Kịch, thay vì hành động, thì là đối thoại, suy tư siêu hình, vậy mà công diễn hết tuần này qua tuần khác. Những nghiên cứu về hoàn cảnh con người trong thế giới, những liên hệ cơ bản của con người, Hữu thể và Hư vô, không chỉ dấy lên một trào lưu văn học mới, mà còn được coi như những dẫn dắt khả hữu về một đường hướng chính trị mới mẻ. Triết gia trở thành nhà báo, ký giả, kịch tác gia, tiểu thuyết gia. Họ không còn là những thành viên của những đại học, nhưng mà là những kẻ xuống đường, những gã lang thang, những ‘bohemians’, ở khách sạn, sống trong tiệm cà phê - sống một cuộc đời công cộng, public life, đến độ chối từ luôn cuộc đời riêng tư.
Đó là chuyện đang xẩy ra tại Paris, qua mọi báo cáo, tin tức. Nếu cuộc Kháng Chiến không hoàn tất nổi một cuộc cách mạng Âu châu, có vẻ như, nó lại gây ra, ít ra là tại Pháp, một cuộc nổi loạn thực sự, a genuine rebellion, của đám trí thức, mà ở giữa những cuộc chiến, thì ủ rũ như gà chết [nguyên văn: mà cái sự ngoan ngoãn trong liên hệ với xã hội hiện đại thì là một trong những khiá cạnh buồn bã của cảnh sắc buồn thảm của Âu châu trong giữa những cuộc chiến). Và dân chúng Pháp, vào lúc này, thì có thể như quan tâm tới đám triết gia xuống đường của họ hơn là đám chính trị gia. Điều này có thể cho thấy, họ muốn kiếm một lối thoát ra khỏi hành động chính trị, và lao vào một thứ hành động chủ nghĩa, activism; nhưng điều này còn cho thấy,

*

Sartre là người đầu tiên hiểu rằng cú Mai 68 là hồi chuông báo tử dành cho cơ cấu luận....

Tribute to Albert Camus
by Jean-Paul Sartre
Six months ago, even yesterday, people wondered: "What is he going to do?" Temporarily, torn by contradictions that must be respected, he had chosen silence. But he was one of those rare men we can well afford to wait for, because they are slow to choose and remain faithful to their choice. Some day he would speak out. We could not even have dared hazard a guess as to what he might say. But we thought that he had changed with the world as we all do; that was enough for us to be aware of his presence.
He and I had quarreled. A quarrel doesn't matter-even if those who quarrel never see each other again-just another way of living together without losing sight of one another in the narrow little world that is allotted us. It didn't keep me from thinking of him, from feeling that his eyes were on the book or newspaper I was reading and wondering: "What does he think of it? What does he think of it at this moment?"
His silence, which according to events and my mood I considered sometimes too cautious and sometimes painful, was a quality of every day like heat or light, but it was human. We lived with or against his thought as it was revealed to us in his books-especially The Fall, perhaps the finest and least understood-but always in relation to it. It was an exceptional adventure of our culture, a movement of which we tried to guess the phases and the final outcome.
He represented in our time the latest example of that long line of moralistes whose works constitute perhaps the most original element in French letters. His obstinate humanism, narrow and pure, austere and sensual, waged an uncertain war against the massive and formless events of the time. But on the other hand through his dogged rejections he reaffirmed, at the heart of our epoch, against the Machiavellians and against the Idol of realism, the existence of the moral issue.
In a way, he was that resolute affirmation. Anyone who read or reflected encountered the human values he held in his fist; he questioned the political act. One had to avoid him or fight him-he was indispensable to that tension which makes intellectual life what it is. His very silence, these last few years, had something positive about it: This Descartes of the Absurd refused to leave the safe ground of morality and venture on the uncertain paths of practicality. We sensed this and we also sensed the conflicts he kept hidden, for ethics, taken alone, both requires and condemns revolt.
We were waiting; we had to wait; we had to know. Whatever he did or decided subsequently, Camus would never have ceased to be one of the chief forces of our cultural activity or to represent in his way the history of France and of this century. But we should probably have known and understood his itinerary. He said so himself: "My work lies ahead." Now it is over. The particular scandal of his death is the aboliition of the human order by the inhuman.
The human order is still but a disorder: it is unjust and precarious; it involves killing, and dying of hunger; but at least it is founded, maintained, or resisted by men. In that order Camus had to live. That man on the move questioned us, was himself a question seeking its reply; he lived in the middle of a long life; for us, for him, for the men who maintain order and for those who reject it, it was important for him to break his silence, for him to decide, for him to conclude. Some die in old age while others, forever on reprieve, may die at any minute without the meaning of their life, of life itself, being changed. But for us, uncertain without a compass, our best men had to reach the end of the tunnel. Rarely have the nature of a man's work and the conditions of the historical moment so clearly demanded that a writer go on living.
I call the accident that killed Camus a scandal because it suddenly projects into the center of our human world the absurdity of our most fundamental needs. At the age of twenty, Camus, suddenly afflicted with a malady that upset his whole life, discovered the Absurd-the senseless negation of man. He became accustomed to it, he thought out his unbearable condition, he came through. And yet one is tempted to think that only his first works tell the truth about his life, since that invalid once cured is annihilated by an unexpected death from the outside.
The Absurd might be that question that no one will ask him now, that he will ask no one, that silence that is not even a silence now that is absolutely nothing now.
I don't think so. The moment it appears, the inhuman becomes a part of the human. Every life that is cut off-even the life of so young a man -is at one and the same time a phonograph record that is broken and a complete life. For all those who loved him, there is an unbearable absurdity in that death. But we shall have to learn to see that mutilated work as a total work. Insofar as Camus's humanism contains a human attitude toward the death that was to take him by surprise, insofar as his proud and pure quest for happiness implied and called for the in· human necessity of dying, we shall recognize in that work and in the life that is inseparable from it the pure and victorious attempt of one man to snatch every instant of his existence from his future death.

"Tribute to Albert Camus:' From The Reporter Magazine, February 4, 1960, p. 34.
Copyright 1960 by The Reporter Magazine Company. Translated by Justin O'Brien. Reprinted by permission of the author and The Reporter Magazine.
Camus: A Collection of Critical Essays
Edited by Germaine Brée
20th Century Views
 



Cứu rỗi hay điêu tàn: Sống chung với kiểm duyệt?


Kỷ Niệm

Cái thú, đọc toàn tổ sư, ngay khi vừa mới ti toe tí tiếng Tây của Gấu, nhìn bề ngoài quả đúng như me-xừ Xìn Phóng, "nick" của Trần Phong Giao, phán, "cậu" tính loè thiên hạ hử, nhưng sự thực, đây là một thói quen có từ khi học toán, được Gấu bệ qua văn chương: thà chết vì tức, chứ nhất quyết không chịu coi lời giải có sẵn, của một bài toán khó!
Gấu có hai kỷ niệm đẹp ơi là đẹp về chuyện này, một với BHD và bạn học của cô, và một, với anh bạn cùng học, lần cùng đi thi Tú Tài I, và gặp một bài toán lý, [phần quang học, lắp đặt kính hội tụ, phân kỳ tứ lung tung gì gì đó]. Gấu đã kể một lần rồi, nay xin kể lại, chờ có hứng bắt tiếp vào cái vụ đọc.
Đó là năm học thi Tú Tài I. Gấu, sau khi thi đậu trung học, bà cô Me Tây nghe tin mừng quá, từ bên Tây ra lệnh, qua một bà cô ở Sài Gòn,  hãy học tiếp, tao sẽ gửi tiền về chỗ bà con một bà bạn cùng ở bên này. Tháng tháng đến đó lấy tiền trả tiền cơm.
Trước đó, sống nhờ bà chị họ, Chị Giậu, vợ nhà văn Nguyễn Hoạt, nhưng nổi tiếng với mục ‘tạp ghi’ Nói hay Đừng [Nứng Hay Đòi], trên tờ Tự Do, với cái tên Hiếu Chân.
Bà chị có sạp bán bún chả ngay chợ Vườn Chuối,
*

*

Quang Dũng trên tạp chí Văn Học

Trên talawas đột nhiên mấy hôm trước đăng lại bài của Trần Văn Nam, "Từ giấc mơ Tây Tiến đến giấc mơ hòa bình", lần đầu xuất hiện trên tạp chí Văn Học số 140, ghi là "xuất bản tại Sài Gòn 1971": chính xác là số 140, ra ngày 6/12/1971. Với tôi thì thật là may vì đúng số này quyển tạp chí tôi có lại bị mất bìa, thành ra nhờ có bài kia mà biết được cái bìa hình thù ra sao:) 

NQT said...

Trong số những người cộng tác mật thiết với tờ Văn Học, là Dương Kiền, ngoài đời là luật sư, nổi tiếng với kịch Mắt Lưới, phu nhân là bà Kim Anh, con bà Nguyễn Thị Vinh, thuộc Tự Lực Văn Đoàn.
Gấu này cũng có thời gian cộng tác với tờ Văn Học. Phan Kim Thịnh, không biết gì về văn học, nhưng đối đãi với anh em rất được.
Tòa soạn ngay Ngã Sáu Sài Gòn, phía bên kia có tiệm cà phê nổi tiếng. Gấu gặp nữ văn sĩ TD, lần đầu ở đây. Hà, hà! NQT

December 13, 2009 12:52 PM

Tờ VH, của Phan Kim Thịnh, lúc đầu do Dương Kiền trông coi. Khi dọn về Ngã Sáu Lê Văn Duyệt, DK đã nghỉ làm, PKT bèn nhờ Nguyễn Đình Toàn trông coi, anh kéo Gấu về theo. Tòa soạn nằm trên đường Lê Văn Duyệt, ngay Ngã Sáu Sài Gòn, với những con đường như Ngô Tùng Châu, Võ Tánh, Phạm Hồng Thái… và Gia Long: nhà của BHD ngay kế đó!
DK, chơi thân với bạn C. trong Thất Hiền, cùng dân luật. Gấu chơi thân với Dương Phục, em trai DK, bạn của thằng em trai. Toàn thể đám bạn chuyển giao cho Gấu, sau khi thằng em mất. Gấu có nhiều kỷ niệm với đám này, nhiều hơn, trong tất cả đám bạn, những ngày ở Sài Gòn.
Gấu gặp nữ văn sĩ Trùng Dương, lần đầu, ở quán cà phê Phương Khanh [hình như vậy], ở phiá bên kia đường LVD, đối diện với tòa soạn. Một thứ restaurant, đúng hơn. Đám này hay ngồi bên ngoài, ngắm xe cộ qua lại. Bài đầu tiên viết cho VH, là bài điểm cuốn Thị Trấn Miền Đông, tân truyện, nouvelle, của Viên Linh. Lần qua Cali, anh cho coi copy bài điểm sách. Đọc, được lắm. Chững chạc lắm, đúng giọng điểm sách!
Bài điểm sách đó, mà VL có được, cũng rất là ly kỳ. Kỳ tới kể tiếp.

*

Quyết & Chiêu, bạn cố chuẩn uý Nguyễn Quốc Sỹ, em ruột Gấu

@ Thanh Mai Restaurant, Little Saigon
Em mình mất, thì mình đi thăm bạn em mình vậy.

*

Cultural Amnesia: Notes in the margin of my time

Thư mục: Tổng hợp |

Đăng ngày: 03:42 21-09-2007
Gấu vừa mới nhắc tới Tỉnh Giấc Hôn Thuỵ, kéo dài từ sau cái chết của thằng em trai, một năm sau Mậu Thân, tức là năm 1969, cho tới khi chạy trốn thoát quê hương, tới được trại tị nạn vào năm 1990, thú vị làm sao, cứ như là buồn ngủ gặp chiếu manh, đọc trên TLS số đề ngày 14 Tháng Chín, 2007, bài của Adam Bresnick , điểm Clive James: Sự mất trí nhớ văn hoá: Ghi nhận bên lề thời của tôi.
Unforgetting: Memos on Melville and Mao, reminders of Montaigne: a literay and political journey with Clive James.
Không thể quên: Những nhắc nhở về Melville và Mao, những việc hôm nay chớ để ngày mai của Montaigne: Cuộc du ngoạn về văn hóa, và chính trị với Clive James.
Độc giả, nghe đây: Tôi, chính tôi, là chất liệu của cuốn sách của tôi [Montaigne]
Nhưng ông cẩn trọng độc giả liền ngay đó:
Đó không phải là lý do để bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình vào một việc làm lãng nhách và vô ích đấy nhé.
... Against the persistent cult of Leon Trotsky: "[he] lived on for decades as the anassailable hero of aesthetically minded progressives who wished to persuade themselves that there could be a vegetarian version of Communism".
[Phóng dịch: Leon Trotsky: [Ông ta] sống hàng chục niên, như là một người hùng bốn bể thọ địch, của đám tiến bộ mê cái đẹp, đám người này cố tự an ủi, và thuyết phục chính họ rằng, chủ nghĩa cộng sản có thể có được một ấn bản không có mùi máu, dành cho những người ăn chay trường].

Đọc câu trên, Gấu bỗng nhớ đến... Hoàng Phủ Ngọc Tường, người ham chơi, như một anh VC trong nước ca tụng ông.
Đây cũng là một người hùng bốn bề thọ địch! Người hùng của biến cố Mậu Thân, và của... Nguyễn Mộng Giác, trong Mùa Biển Động.
Người ham chơi. Ăn chay trường?
Viết bên lề lịch sử mà bỏ qua nhân vật này, thật uổng!
Và đúng là, mắc bệnh mất trí nhớ văn hoá!
Giữa ông này và Nguyễn Mộng Giác, ngoài đời chắc hẳn phải có đụng độ, bởi vì ông nhà văn bê nguyên con, luôn cả cái tên của ông này, vô tiểu thuyết của mình. Để vinh danh, hay để không vinh danh, theo Gấu, đều không được. Ông nhà văn nghe có lần bị hỏi, nói, tôi hư cấu. Hư cấu kiểu này, thì quá nhảm. Bản thân Gấu cũng đã từng bị một ông đưa vô tiểu thuyết, tuy chẳng hề đụng độ với ông ta, vậy mà cũng chẳng cần hỏi hiếc làm gì cho mệt.
Cái chuyện ông theo VC, theo Gấu, là quyền, là lý tưởng của ông, như của bao nhiêu con người khác, sống ở Miền Nam, nhưng tin tưởng vào Miền Bắc, vào cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, tất cả đều ngã ngửa, thì có gì để mà tự hào?
Viết về những ông này, mà có tí tự hào, thì đều là cứt đái. Thực tình là như vậy.
*
Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Lần Cuối Sài Gòn

Kant bừng tỉnh giấc ngủ độc đoán khi đọc Hume. (1)
TTT bừng tỉnh giấc hôn thụy, khi , ở tù VC, lần đầu tiên nhận thư nhà từ Miền Nam, biết bạn mình là Mai Thảo đã thoát.
Văn Cao, chấp nhận ở lại... Thiên Thai, sáng tác Buồn Tàn Thu, tặng Phạm Duy, biết bạn mình sẽ dinh tê, sẽ vào Nam, và sẽ gieo nhạc buồn của ông đi khắp chốn?
Gấu bừng tỉnh giấc mơ Cô Tiên, khi thấy mình ở trong trại tị nạn Thái Lan, biết, đã chuyển sang một kiếp khác...
(1)

Texte

Kant fut «réveillé de son sommeil dogmatique» le jour où il lut Hume, notamment la subtile et pénétrante critique de la connaissance de la causalité, développée dans la septième section de l'Essai sur l'entendement humain de I748.
Cette critique lui révéla que le jugement de causalité n'est point, comme on le croyait, un jugement analytique tirant de la cause l'effet qui s'y trouverait précontenu; mais un jugement synthétique affirmant une «connexion nécessaire» entre une cause et un effet radicalement hétérogènes l'un à l'autre. La critique de Hume montrait qu'une telle connexion n'est connaissable ni a priori par déduction (l'effet n'étant point analytiquement précontenu dans ]a cause) ni a posteriori par expérience (l'expérience ne pouvant donner à connaître que des conjonctions empiriques entre des événements «entièrement lâches et séparés», mais jamais des connexions nécessaires). Cette critique induisait au scepticisme et compromettait gravement les «lumières», non seulement celles de la métaphysique prétendant connaître des réalités transcendantes, mais celles mêmes de la physique prétendant connaître des nécessités phénoménales. Seules subsistait, scientifiquement valable, la mathématique, parce que, les jugements mathématiques étant, aux yeux de Hume, des jugements analytiques, leur nécessité pouvait être connue a priori.

Kant bừng tỉnh "giấc ngủ độc đoán" bữa đọc Hume, đặc biệt cái đoạn ông ta phê bình thật là tính tế, thật là tới chỉ, ý niệm nhân quả, được khai triển ở phần thứ bẩy của Essai sur l'entendement humain de I748...

*

Tôi chẳng thế nào mà tỏ ra khiêm tốn được. Có quá nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những lời giải cũ tán loạn ra, rời rụng ra, những cái mới thì chẳng ra làm sao, chẳng ra đầu ra đuôi.
Thế là tôi bắt đầu, mọi chuyện, một điều, liền tù tì, cùng một lúc.
Như thể tôi có cả một thế kỷ ở phía trước tôi.

Canetti, 1943.
Susan Sontag trích dẫn, trong Under the Sign of Saturn [đây là tên bài viết về Walter Benjamin, sử dụng cho toàn tập], chương Mind as Passion: Cái đầu như là đam mê. 

 


Dọn Tiếp!

Talawas & Bauxite
Thú thực, vụ talawas bị đánh sập thật là khó hiểu.
Nếu bảo đây là trang phản động, thì hoàn toàn sai.
Hãy nhớ lại, khi talawas bị tường lửa, Gấu mừng quá, reo lớn, PTH vội vàng lên tiếng trên BBC, này đừng có nghĩ tụi này làm trò lấy điểm với hải ngoại!
Sau Cú Mậu Thân đợt I, tới đợt II, đọc những còm, của những đấng như KM, thí dụ, thật quá nhảm, có cảm tưởng, talawas còn tệ hơn giai đoạn đầu, cớ sao bị đánh sập?
Vô lý quá!
Bauxite, thì cũng rứa. Một đấng như PT, gần đất xa trời, khi ‘bỏ qua’ mạng mình, vì mạng bauxite, là đã kể như, còn hơi thở nào, là của bô xịt, là sống chết cho Đảng Bô Xít! Ông ta phải thấy, không thể nào có cái chuyện rút ra được nữa. Vậy mà cũng lại nệ, sức khoẻ, mổ tim, mổ gan, để sinh chuyện!
Thua cả lão tướng quân!
Đúng là toàn chuyện ruồi bu!
Chuyện toàn phạm!

Nhân chuyện Phạm Toàn, viơ Tông canh, vieux Tonkin, hơn cả Gấu, sắp hàng, lấy vé, đứng trước Gấu cả một cây số, vậy mà ‘vừa đéo vừa run’ [xin phép cho nói tục một tị], khiến Gấu nhớ đến một ông bạn, kém Gấu chừng hai con giáp, thổ công xứ Một Vạn Con Voi. Cứ mỗi lần xong, về, là ông lại tiếc nuối thời trai trẻ, và mối tình với một cô gái bán hàng tại một chợ trong xóm, tại Sài Gòn.
Ông dân nhà quê, lên Sài Gòn, trọ học, cùng nhà trọ với cô gái, nhưng lại nằm ngủ ngoài hiên. Còn cô gái, những lần bán hàng, về trễ, cửa khoá, mệt, là chui dzô mùng, kéo cái mền, chưa đủ ấm, bèn ôm chặt lấy cậu học trò. Vậy mà dòng dã mấy niên học, cậu học trò chẳng dám giở trò.
Ông nói, nhiều lần, cô ta gần như mời gọi, 'body' của em nè, edit [biên tập, cắt xén, mổ xẻ..] gì thì edit đi, vậy mà vẫn không dám.
Hỏi, tại sao, ông nói, chỉ sợ đụng vô một cái, cô có bầu, là hết đi học, lo phụ bán hàng với cổ!
Ui chao, không lẽ Phạm tiên sinh, cũng có một nỗi lo, lớn như thế?
Đúng là chuyện, một vạn con voi, không được bát nước xáo!

Thế nào là văn chương hiện thực?