*
















*

Sinh nhật [năm ngoái] Gấu

Vậy là có thể ăn thêm một sinh nhật nữa!
Hà, hà!
How can I survive without your mail?
Làm sao qua nổi con trăng này, nếu không có mail…?
Xạo!
*
Many moons ago the dollar was 870 lire and I was thirty-two.
Nhiều trăng trước, một đô ăn 870 lire, còn tớ thì 32 tuổi đầu
Brodsky mở ra thiên du ký ngắn Water Mark, Thuỷ Ấn, viết về chuyến viếng thăm Venise của ông.
Bao mùa trăng trước, khi gặp BHD, Gấu vẫn còn tuổi teen.


Gấu có nhớ Xứ Đoài không?


Mùa Xuân & Hạnh Phúc
Đặng Tiến

Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài,
Đêm chìm trong tiếng khóc tương lai.
Tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối,
Tôi mất thời gian, lỡ nụ cười.

Đời sống ôi buồn như cỏ khô,
Này anh, em cũng tợ sương mù.
Khi về tay nhỏ che trời rét,
Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ.

Nhã Ca


As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.
Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời
Di chúc Bác Hồ


Trở lại nơi một thời vang bóng

Tôi nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ còn nó là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất – đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi lắng nghe! – sau Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và để đánh đổi sự sống sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.
Ông cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của Hà Nội bây giờ.

Lẽ dĩ nhiên đường từ St Petersburg tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương, đã tuyên bố như vậy.

Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục.

phuc

Bà chị Phúc của Gấu, con duy nhất của Bác Giáo Thái, ông anh ruột của ông cụ Gấu.
Bà đã từng cảnh cáo Gấu, lần Gấu trở lại đất Bắc, khi chỉ hình ông bố, và huân chương Đảng của ông:
-Cả lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài ấy liệu liệu mà viết!

Chưa hết đâu, Hà Nội càng khuya càng nhìn rõ cái nhọc nhằn của phụ nữ. Phần đông phu quét đường, phu hốt rác ban đêm là phụ nữ. Họ làm việc trong thầm lặng. Khẩu trang che ngang miệng, chổi cầm tay, vừa đi vừa đẩy cái xe cút-kít, họ cúi xuống lề đường nhặt từng gói rác trong những căn nhà hai bên phố vứt ra, họ đi vòng những gốc cây quét đống rác ai đó vừa đổ vội cuối ngày. Đôi khi họ nhặt lên một bó hoa tàn, đứng tiếc rẻ, ngắm nghía một chút, lưỡng lự một chút, rồi mới bỏ vào thùng xe. Có bao giờ họ nhận được một bó hoa tươi không nhỉ?


Gặp nhau tại Sài Gòn

*

Bà mẹ trong hình và ngoài đời
*

Sawada không chết vì cuộc chiến Việt Nam, nhưng sau đó, khi nó chuyển qua Kampuchia. Anh là người, có lúc tôi nghĩ, may mắn, vì luôn luôn có mặt trong những trận đánh lớn, và cứ nhè những khía cạnh cuộc chiến muốn giấu, để mà lột trần ra. Cái xấu, cái ác, có lẽ cũng là chuyện làm xàm, đôi khi chán ngắt, chính vì vậy Thần Chết muốn giấu, cũng nên! Thông thường đám phóng viên Tây-phương, cứ thấy xác chết là "mê", chụp hình lia lịa. Hình của Sawada là những gì hết đỗi tầm thường, nếu không muốn nói, nhàm chán, y hệt như nếu không có những xác người "bầy ra đấy", nó vẫn phải "xẩy ra": hình một người lính VNCH "chán đời", ngồi thừ, điếu thuốc gắn trên môi, "để đó". Có vẻ như anh không còn một chút hơi sức, chỉ để kéo một hơi thuốc. Có vẻ như anh chẳng vui gì mà hút thuốc, sau khi người bạn thân vừa tử trận. Hay là anh nghĩ, không biết con vợ "bay bướm" ở nhà có "buồn" vì anh vẫn còn sống... Bản chất ù lì, "tiêu cực" có khi cần thiết cho sáng tạo, hơn là sự hăm hở, sôi sục, muốn "viết", "chụp". Hình mấy mẹ con bơi qua sông chạy giặc: vẻ "trơ ra" của thiên nhiên. Vũ Ngọc Phan đã từng chê Nguyễn Tuân: muốn kéo thiên nhiên xuống cho vừa ý con người...
Tên của cuộc chiến


Interview: Gao Xingjian


Ha Jin
Ngôn ngữ của sự phản bội

Sản phẩm tưởng tượng 

Trong lời nói đầu của blog Mùa Biển Động, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã nói như vậy. Tuy là tưởng tượng, không đúng sự thật nhưng được in trên giấy trắng mực đen, sẽ đi vào lịch sử của văn học.

Sáng nay tôi đọc chương 151, có một chi tiết nhỏ qua lời kể của nhân vật đại úy Thường về tay thiếu tá quận trưởng quận Diên Khánh khiến tôi bàng hoàng, run rẩy! Xin thưa: vị thiếu tá quận trưởng Diên Khánh ở thời điểm cuối cùng đó là cha của tôi!

Xin thưa: Cha tôi không biết hút thuốc, không uống rượu bia, ông được mệnh danh là thiếu tá Coca; nhà văn đã tưởng tượng ra cha tôi ngậm ống vố, hút Dunhill!?!?

Xin thưa: Cha tôi không hề thích coi xinê, cuốn phim duy nhất ông mua vé cho toàn tiểu khu đi coi là phim Patton. Vào thời khắc dầu sôi lửa bỏng đó, ông không dắt vợ coi đi coi xinê như lời kể của nhân vật đại úy Thường, cái radio là bạn của ông.

Xin thưa: Cha tôi ở lại Nha Trang cho đến phút cuối chứ không theo mẹ con tôi vào Sài Gòn trên chiếc C130 chở thương binh. Phút cuối, cha tôi theo tàu của Thủy Quân Lục Chiến vào tới đảo Phú Quốc qua ngã Rạch Giá, tìm về Sài Gòn. Tiếc! Tôi không còn nhớ chính xác tháng ngày cha tôi về được Sài Gòn.
Xin thưa: Cha tôi không thần thế, không bạc tiền, không chạy qua Mỹ. Ông ở lại và đi tù cho tới năm 83, vượt biên 84 và tới Mỹ 85.

Cha tôi mất đã hơn 15 năm, khi tôi đủ khôn lớn để đặt dấu hỏi thì ông không còn nữa. Với ông, tôi nghĩ, mọi sự đã vô thường. Riêng tôi, dù tưởng tượng, dù chi tiết rất nhỏ, sản phẩm của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã cứa một vết thương sâu hoắm trong tim tôi, vì tôi biết chắc chi tiết tưởng tượng liên quan tới cha tôi đó hoàn toàn sai sự thật.
Buồn. Viết đôi dòng đối thoại gửi đi.

Hoàng Đại Dương


Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư

V/v Tình Lơ.
Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra…  kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về!

Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Với mọi quốc gia toàn thể tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một ngày nào đó - về cái sự nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt tại miền Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng, mới có quyền cất lên tiếng nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải qua: Chúng ta không có những từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz
Hậu Hiện Đại


Hậu Hiện Đại

Cái vụ “quái trạng” đang om xòm chợ cá, về chuyện, ai là người đầu tiên phịa ra từ hậu hiện đại, và vào năm nào… làm Gấu nhớ đến một ý của Auden, đại khái, một nhà thơ có thể tự hỏi, tại sao mình làm thơ vào lúc sáu mươi tư tuổi, thí dụ, nhưng không bao giờ, vào năm 1940, vẫn thí dụ.
Mượn ý của Auden, sự ra đời của một nhà thơ, hay một dòng thơ, hay bất cứ sự ra đời của một tư tưởng, một trào lưu triết học… hệ tại ở hai điều, “tại sao” và “như thế nào”, theo Gấu.
Hậu hiện đại là hiện đại được đẩy đến cực điểm của nó, khi nhân loại phải đối diện với Cái Ác của thế kỷ hung bạo, thế kỷ 20.

Postmodernism.

After 1945, there was radical questioning of the basic, savagery in human nature. William Golding, Iris Murdoch, Norman Mailer, and John Fowles brought this theme into fiction. The freedom to write explicitly of sex and violence was taken further. Drama and the novel now presented the human dilemma in terms influenced by French existentialist philosophy. The theatre of the absurd, with Samuel Beckett and Harold Pinter, took dramatic speech away from the communicative and naturalistic to the inconsequential. The term Postmodernism has been given to the extension of Modernism into a more radical questioning of the integrity of language and the uncertainty of all linguistic performance.

Đó là cái phần "tại sao".
Còn "như thế nào" liên quan đến những biểu hiện của chủ nghĩa này, trong các ngành nhân văn, nghệ thuật.
Roland Barthes hình như cũng đã viết về vấn đề này, nếu Gấu nhớ không lầm. Ông nhấn mạnh đến cái “pourquoi” và cái “comment” của văn chương.
Nhìn như thế, Mít chưa có hậu hiện đại. Và chỉ có, khi đối mặt với Các Ác Bắc Kít, mà nguyên nhân và hậu quả, là Cuộc Chiến và Lò Cải Tạo.
*
Ngay từ khi Solz còn sống, tác phẩm Tầng Đầu Địa Ngục của ông đã được đưa lên TV ở Nga, ‘không bỏ một chữ’, mượn chữ của nhà văn NMG khi đưa Sông Côn Mùa Lũ về trở lại Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, cũng có sự lợi dụng của Putin, nhưng thà rằng là như vậy! Nhà nước Nga cho bạch hóa hồ sơ mật. Nhưng ở một nước cựu chư hầu của Liên Xô, là Việt Nam, Solz vẫn là một cấm kỵ, và trong nước Mít vẫn than thở giùm cho ông, sinh không gặp thời. Cái sự không đọc, và giới thiệu Solz, Akhmatova, Mandelstam… mới là một quái trạng, bởi vì chỉ có bắt đầu đọc những nhà văn nhà thơ ngày nào còn bị cấm kỵ ở quê hương của chính họ, thì mới giải trừ được nọc độc toàn trị, trong khi chờ đợi những tác phẩm dám nhìn thẳng vào thực tại Việt Nam. Có thể bằng suy nghĩ đó, Nguyên Ngọc dịch Kundera. Sự xuất hiện của những tác phẩm tố cáo tội ác Đức quốc xã của Hitler theo tôi, là cũng nằm trong suy nghĩ như trên. Trong khi những nhà thơ Xô Viết như Yevtushenko, như Mayakosky… với những vần thơ ái quốc xúi tưổi trẻ hy sinh cho lũ già ở Bắc Bộ Phủ tha hồ hưởng thụ, vậy mà vẫn có người lôi ra mân mê, cái đó cũng là quái trạng.
Ngay cả cái sự giới thiệu hậu hiện đại, làm như đây là cơ hội ngàn vàng của văn học trong nước, để theo kịp trào lưu thế giới cũng là quái trạng!
*
Applebaum gives the final word of her splendid book to the writer Lev Razgon. A Communist believer, Razzgon was arrested in 1938 and spent the next eighteen year in labor camps and exile. In 1990 he was allowed to see his own archival file in the Lubyanka building of the KGB-"a thin collection of documents describing his arrest and the arrests of his first wife, Okksana, as well as several members of her family." Razgon read the file and later wrote a moving essay about it, the fate of his wife's mother, and the "strange absence of repentance on the part of those who had destroyed all of them."
But his final thoughts, it seems to Appplebaum, are more ambivalent:
I have long since stopped turning the pages of the file and they have lain next to me for more than an hour or two, growing cold with their own thoughts. My guardian [the KGB archivist] is already beginning to cough suggestively and look at his watch. It's time to go. I have nothing more to do here .... I go downstairs, along the empty corridors, past the sentries who do not even ask to see my papers, and step out into Lubyanka Square.
It's only 5 p.m., but it's already almost dark and a fine, quiet rain falls uninterruptedly. The building remains beside me and I stand on the pavement outside, wondering what to do next. How terrible that I do not believe in God and cannot go into one quiet little church stand in the warmth of the candles, gaze into the eyes of Christ on the Cross and say and do those things that make life easier to bear for the believer. ...
I take off my fur hat, and drops of rain or tears trickle down my face. I am eighty-two and here I stand, living through it all again ... I hear the voices of Oksana and her mother ... I can remember and recall them, each one. And if I [have] remained alive, then it is my duty to do so ....
*
Applebaum khép lại “Gulag một lịch sử” của bà bằng những dòng trân trọng dành cho nhà văn CS tin tưởng sắt đá vào chủ nghĩa, Lev Razgon. Ông bị bắt vào năm 1938 và trải qua 18 năm tiếp theo trong tù cải tạo và lưu vong. Vào năm 1990 ông được KGB cho phép coi hồ sơ mật về trường hợp của ông.
*
Coi cái sự mân mê những vần thơ vệ quốc của những nhà thơ như Yevtushensho là quái trạng có lẽ không đúng. Đây là do mặc cảm phạm tội, và do cái sự bất khả tưởng niệm [The Inability to Mourn, tác phẩm Alexander và Margarete Mitscherlich, viết về sự im lặng về tội ác Nazi của dân chúng Đức] nếu chúng ta để ý đến trường hợp của Grass, như Coetzee viết về ông, trong bài Những nạn nhân [điểm cuốn Cua Bò, Crabwalk, NYRB 12 June, 2003]:
Những người cùng thế hệ của Grass giữ sự im lặng bí ấn về những năm chiến tranh, Grass thú nhận, bởi vì mặc cảm tội lỗi cá nhân của họ vượt lên trên hết, và sự “cần thiết chấp nhận trách nhiệm và ăn năn hối lỗi chỉ có thể có, khi có một người nào đó xâm mình mở đường”.
*
Trong Quần đảo Gulag, Solz dành một chương viết về những quốc gia lưu vong, Tin Văn sẽ scan ấn bản rút gọn. So sánh với Mít, quả là toàn thể một miền đất - Miền Nam – sau 1975, xứng đáng được gọi là "quốc gia lưu vong". Những cú như 10 ngày cải tạo, kinh tế mới.. như được lấy ra từ sách lược của Người [Stalin].

Với mọi quốc gia toàn thể tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một ngày nào đó - về cái sự nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt tại miền Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng, mới có quyền cất lên tiếng nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải qua: Chúng ta không có những từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz
Solzhenitsyn comes back to this theme at several points. "The imagination of writers is poverty-stricken in regard to the native life and customs of the Archipelago," he writes. How could a Western writer, in particular, describe the perturbation of a human soul placed in a cell filled to twenty times its capacity and with no latrine bucket, where prisoners are taken out to the toilet only once a day! Of course, much of the texture of this life is bound to be unknown to Western writers; they wouldn't realize that in this situation one solution was to urinate in your canvas hood, nor would they at all understand one prisoner's advice to another to urinate in his boot!
It takes a writer such as Shalamov to convey something, a tiny human fragment, of the reality of Kolyma. It takes Primo Levi to describe Auschwitz.
Applebaum: Gulag a history
Phải có nhà văn như Shalamov để viết về tí người còn sót trong trại tù Kolyma. Primo Levi để miêu tả Lò Thiêu.



5 năm TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)

*

TTT & ông em, ngồi sau, [Bạn C. trong Thất Hiền của Gấu]
@ Vườn Bờ Rô, Sài Gòn

Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn


Tưởng nhớ TTT

Nguyễn Chí Kham

Đọc bài viết của NCK, Gấu nhận ra một sự thực "chói lòa":
Đối với lũ chúng tôi, TTT là thần tượng, không phải văn chương, mà đời thường, và qua bài viết này của NCK, đời tù!
Mấy thằng ngu, thấy Gấu này hay nhắc tới ông, hay nhắc tới Faulkner, bèn tức điên lên, tại sao mày không nhắc đến chúng tao, cũng thi sĩ, cũng nhà văn, cũng bạn quí!
Chúng đâu có hiểu, cả trong đời sống lẫn trong cõi mộng, Gấu này bảnh hơn chúng rất nhiều: Đều có Thầy!
*
Gấu đã từng nghe, một vì giáo sư Ăng Lê, đã từng dậy một ông bạn quí của Gấu. Gấu quen ông, những ngày cuối đời, ở hải ngoại. Có lần, nhân nhắc đến đấng bạn quí, ông bèn kể, có lần thầy gặp lại trò, trong một chốn đông người, và có thể, không có cách nào để tránh mặt thầy, ông học trò bèn lừ lừ đến, chìa tay bắt tay vị thầy ngày nào, gật gù: Ngày trước moa có học toa!
Câu chuyện trên Gấu nghe "đích thân" ông giáo sư Ăng Lê, kể, nhưng cách kể của Gấu “đểu", so với thái độ "minh triết" của vị giáo sư.

Steiner, nhiều học trò như thế, vậy mà khi được hỏi, ông chỉ nhớ, một em sinh viên, nói thắng vào mặt Thầy, moa chán những bài học minh triết của toa quá rồi, moa đếch thèm học nữa. Cô bỏ đi, lặn lội đến một nơi tận cùng trái đất, để làm một cô giáo tỉnh lỵ, chắc thế, chân trần... Trên Tin Văn hình như có nhắc tới chuyện này rồi. (1)

(1) Trong đời tôi, tôi đã gặp được năm hoặc sáu sinh viên phú bẩm (doués), sáng láng (créatifs) hơn tôi. Một lần ở [Đại học] Cambridge, một trong những nữ sinh viên, con chim đầu đàn của khóa học, đã nói với tôi: "Tôi ghê tởm tất cả những gì thầy dậy tôi; tôi quá chán tất cả những gì mà thầy đại diện; tôi chẳng bao giờ thèm nghe nói về văn hóa, và tôi bỏ đi làm một người y sĩ chân trần ở Trung quốc." Vài năm sau, tôi được mời thăm Bắc kinh, và vị Đại sứ Anh quốc đã cho tôi tin tức về người đàn bà này. Bà là một y sĩ, trong một làng quê không điện không nước… Vậy đó, bà ta có lẽ là một thành công độc nhất của tôi.
Văn hóa không làm tăng tính người

Nhật Ký TV
*

borges

Tôi không muốn làm nhà thơ. Mà chỉ muốn làm một anh văn nghệ làng nhàng. Một thằng nói, chứ không hát.
Xin lỗi vì đã trần tình như vậy, nhưng là một Tư Mã Giang Châu đã quá hân hạnh ở trên cõi đời này rồi.
R.L. Stevenson
*
Là một nhà thơ chứ, lẽ dĩ nhiên!
Một nhà thơ vụng về, nhưng một nhà thơ.
[Borges trả lời phỏng vấn]

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.
Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.
Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78 (Thơ ở đâu xa)

Thơ TTT, sở dĩ không có truyền nhân, chính là do cái chất trí tuệ của nó.
Như Adam Zagajewski viết về Milosz:
Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski


6 năm BHD ra đi



*

Ba ấn bản khác nhau