*

















Chúc Mừng Năm Mới

Phu nhân ở Somerset


David Levine, in memoriam
Life Reborn

Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Why They Believed in Stalin ?


NỒI LẨU CỦA TRÍ NHỚ 

Phan Thị Vàng Anh
 
Hôm nay đọc trên mạng Phong Điệp có đăng lại bài "Ngạc Nhiên và Thất Vọng" của Phạm Khải, phát biểu về bài viết của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ("Tô Hoài nhìn từ một khoảng cách gần"). Thế là đọc ngay bài của chú Nhàn. Thấy đúng là kinh hãi. Không hiểu nổi.  

Sống với nhau ở Hà Nội suốt bao nhiêu năm, sao chú VTNhàn muốn nói gì về bác Tô Hoài không lựa lúc bác đang khỏe để mà có thể cãi lại, lựa đúng lúc người ta mệt mỏi nhất mà phang thế này.

Việc đi thu thập người này nói một câu, người kia bình một câu không ra gì về bác Tô Hoài và đúng lúc bác yếu bệnh thế này, theo mình là thiếu đạo đức. Đọc đoạn đầu của bài còn tưởng là Phạm Khải hơi quá lời, nhưng càng đọc càng thấy Phạm Khải chê thế là còn hiền.  

Nhân đây mới thấy dạo này hay có chuyện người lớn tuổi tự nhiên phản tỉnh, và không phản tỉnh bản thân, toàn phản tỉnh chuyện của người, của một thời mà mình cũng có tham gia và lem nhem y như người ta. Nhưng khi phản tỉnh thì chẳng thấy mình đâu, cứ như chỉ có người là xấu, mình là thánh để có thể phán xét và giễu cợt.  

Nhưng nói chung mình ghét tất cả các thể loại hồi ký, chân dung...

Tại mình không tin vào trí nhớ. Thế mà đọc cứ thấy tả hôm ấy, năm ấy, trời thế ấy, anh ấy mặc áo này, khăn này, nói nguyên xi câu này... cứ như việc mới xảy ra sáng nay. Đến nạn nhân khéo còn ớ ra không hiểu có đúng mình nói thế không.  

Tóm lại, có giỏi chê người thì chê lúc mới xảy ra việc ấy, và đừng đợi chuyện đã qua, người ta đã yếu, trí nhớ đã tàn, mà đem ra làm một món lẩu cho thiên hạ dùng.
*
Note: Nhận xét như trên là không đúng, đối với cả Tô Hoài lẫn Vương Trí Nhàn.
VTN theo tôi không hề có ý nghĩ nói xấu, sau khi nói tốt về Tô Hoài. Trong Tô Hoài, có cả hai, xấu và tốt, thánh thiện và quỉ ma.

Không thánh thiện, không viết nổi Dế Mèn, không tạo ra được anh Cu Lặc thần kỳ, cũng một thứ thiên sứ lạc vô trái đất, thế gian này.
Không có sự tham dự của Quỉ, ở đây là Cái Ác Bắc Kít, ở dưới dạng tầm phào [chữ của Arendt], lăng nhăng [chữ của Nguyên Ngọc], làm sao viết nổi Ba Người Khác ?
Nhìn như thế, vụ Cải Cái Ruộng Đất chỉ là một cú Tổng Diễn Tập, chờ cú làm cỏ Miền Nam!

VTN cũng có đủ vinh nhục một đời viết rồi, không hề có ý định, tới lúc sắp xuống lỗ để làm món lẩu!
Lạ, là đến bây giờ "Em" mới lên tiếng, trong khi Gấu, ở hải ngoại mà ngửi ra mùi Cái Ác Tô Hoài liền tù tì!
*
Chúng ta rất cần những bài viết vượt lên cả xấu và tốt như bài của VTN, nếu muốn đối diện với Cái Ác Bắc Kít!
NQT

Tinh thần bài viết của VTN, một cách mà đó, là nằm trong dòng viết của Vị Thánh Của Lò Thiêu, Jean Améry:

 
"La catastrophe nazie est désormais la référence absolue et radicale de toute existence juive."
Tai ương Nazi từ nay là điểm qui chiếu tuyệt đối, triệt để, tất cả hiện hữu Do Thái.
Tai ương 30 Tháng Tư 1975, và cùng với nó, Lò Cải Tạo...  từ nay là điểm qui chiếu, tuyệt đối, triệt để, mọi hiện hữu Mít.
* 

Tô Hoài
by
Vương Trí Nhàn

Note1: Bài có rất nhiều "chi tiết là Thượng Đế", trong, cả văn chương lẫn đời thường!
Note 2: Bài viết của VTN, thấy có đề ‘chỉnh lý’, ở cuối bài, vậy mà đọc, thấy quá nhiều sạn chính tả.
Tiếc bài viết, Gấu sửa lại toàn bài.
Hy vọng không còn sạn!
Đây là một bài viết hiếm quí, cái kiểu nằm trong chăn mới biết chăn có rận.
Tuy nhiên, còn biết thêm, mỗi cá nhân con người sống với rận ra làm sao.
Gấu sẽ nhẩn nha đọc, và nhẩn nha lèm bèm, đọc tới đâu lèm bèm tới đó.
Có rất nhiều nhận xét mở ra rất nhiều hướng suy nghĩ, phản biện, về Tô Hoài, và thời của ông, và về Bắc Kít.
Tks người viết bài. NQT

Có thể nói rằng nếu chất người của một số người Việt Nam ta là ma thì Tô Hoài là một thứ ma thượng thặng, ma đến tận đường gân thớ thịt. Là ma, nên sống thế nào cũng được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm thấy mình có mắt ở mọi nơi. Nên lẩn khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!

Ngạc nhiên và thất vọng 
Bắt đầu thấm đòn!
*

Kỷ niệm, kỷ niệm

Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có BHD.
*

Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác, khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả hiện thực!

*
Còn một tay nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ nhì của PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc bài này, càng thấy PTVA không hiểu gì hết về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của mấy đấng nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng như VA nói, [cung nô bộc của TH xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là VTN, nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân Mít, đâu đợi đến bài viết về Tô Hoài chúng ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH, là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp, sau bao nhiêu năm bị sư phụ ém tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục con người làm sao, nhất là không có nó, thì làm sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn lâu Mít mới có một ông thánh của Lò Cải Tạo!

Phan Thị Vàng Anh
CUNG NÔ BỘC XẤU

Đọc “Tô Hoài nhìn ở một khoảng cách gần”, ngoài chuyện “phang” một người đang sức yếu, thì cái điều luẩn quẩn trong đầu tôi nhiều nhất chính là khái niệm “gần”.
Thế nào là “gần”? Và biết thế nào mà giữ cho đừng quá “gần” để người ta nhìn mình quá sát? Và chẳng lẽ không nên để ai tới “gần” sao?
Thế nào là gần?
Gần với một người, theo nghĩa thông thường ai cũng biết, là có thể lui tới người ta thường xuyên, được người ta tâm sự nhiều chuyện: từ chuyện nghề, chuyện đời, cho tới những thói xấu của người khác.
Gần nữa là được nghe người ta nói xấu vợ, khen gái gú.
Gần hơn nữa là được nghe con người ta tâm sự với mình về chính người ta.
Đối với đàn ông, gần nữa, gần nữa là được người ta tâm sự về những suy nghĩ trước chính trị gia, chính trị.
Đọc Tô Hoài nhìn ở một khoảng cách gần, thấy trong quan hệ giữa nhà văn Tô Hoài và nhà phê bình Vương Trí Nhàn có đủ những cấp độ của cái sự “gần” đã nêu. Và cái “gần” này có vẻ mang màu sắc chủ động từ phía ông Nhàn chứ không phải từ phía nhà văn Tô Hoài.
Làm sao giữ cho đừng quá “gần”?
Câu hỏi này chắc nhà văn Tô Hoài không thể trả lời. Ông đã thất bại hoàn toàn trong việc này, để một người như NPB Vương Trí Nhàn đến gần, quá gần, trong một thời gian quá lâu.
Mà ai rơi vào hoàn cảnh NV Tô Hoài thì cũng thế thôi. Làm sao ông có thể phòng thủ được khi có một người mang vẻ thông minh nhường ấy, thâm trầm nhường ấy, biết căm ghét các thói xấu (đặc biệt của người Việt) nhường ấy bầu bạn.
Người ấy, tức NPB Vương Trí Nhàn, biết quan tâm đến công việc của ông một cách chân tình, bền bỉ: nào là nhận biên tập sách ông viết, viết bài khen khi sách ông ra, viết thuyết minh cho phim về ông, và khi ông được giải thưởng Thăng Long thì cùng bạn bè tổ chức ăn mừng ông được giải…
Tóm lại, ông Nhàn có đầy đủ tín hiệu của một người bạn vong niên, xứng đáng được ở gần mà trao đổi những điều sâu kín.
Và tóm lại, chẳng thể nào giữ cho đừng quá “gần”, một khi người ta có dụng ý phải “gần” bằng được.
Nỗi hận của kẻ ở gần
Ngạn ngữ Tàu có câu về chơi với bạn, đại ý, chơi thân với người xấu cũng như vào nhà xí, lúc đầu thấy thối về sau thấy thường. Chơi thân với người giỏi cũng như vào hàng hoa, lúc đầu thấy thơm về sau thấy mệt.
Lỗi của nhà văn Tô Hoài, đúng như chính ông Vương Trí Nhàn đã viết, là có “khả năng chung sống với cái xấu đến tuyệt vời”, trong khi lại không biết mình đã chuyển sang giai đoạn làm kẻ ở gần “thấy mệt”.
Ông Vương Trí Nhàn một khi đã được ở gần nhà văn Tô Hoài rồi có lẽ lại “thấy mệt”, nên trong nhật ký của ông gần như chỉ toàn những điều căm ghét và coi thường. Hành động gì, câu nói gì của NV Tô Hoài cũng bị ông bới móc, đay nghiến (nhưng thầm; chỉ thầm thôi).
 Cao hơn nữa, sự hận “thầm” của ông Vương Trí Nhàn còn khiến ông lân la đến những nhà văn khác nhau, nhớ và ghi lại cẩn thận những câu họ nhận xét không hay về Tô Hoài. Các nhà văn đó giờ hẳn phải rùng mình. Có ai ngờ trong lúc vui miệng nhận xét về một người, mà cái người kia cứ gật gù nghe rồi lẳng lặng về nhà ghi lại hết, xong bây giờ tập hợp thành hẳn một bản “tố cáo” đủ nhân chứng.
Nghĩ mà buồn cười. Ông Vương Trí Nhàn lấy tên bài là “ở một khoảng cách gần”, nhưng những lời nói không hay về nhà văn Tô Hoài thì ông toàn nghe qua người này người nọ, tự ông hoàn toàn không có kiểm chứng, thậm chí bằng một phương thức đơn giản nhất là hỏi lại nhà văn xem có đúng thế không.
Nhưng đời nào ông dám hỏi thẳng! Chính ông tự nhận, trong một “cơn điên”, ông mới dám “liều” cật vấn nhà văn hai câu (nhẹ nhàng) mà ông thấy thế là quá can đảm. Còn bình thường, khi không “điên”, khi không “liều” và ở cạnh NV Tô Hoài thì ông làm gì? Ông chỉ dám “thầm nghĩ”, hoặc ông khen; ông khen đủ thứ của NV Tô Hoài: từ trồng cây quất đẹp, đến chọn đề tài hay, đến cái nết đọc nhiều, đến minh mẫn không lẫn… Tịnh không một lời chê trước mặt. Chắc chắn không một lời chê trước mặt, vì nếu có thì ông đã phải ghi vào nhật ký rồi.
Cái ghét của nhà phê bình Vương Trí Nhàn dành cho nhà văn Tô Hoài quả thật gớm ghê. Gớm nhất là trong cách xử sự của ông. Đọc bài Ngạc Nhiên và Thất Vọng của Phạm Khải với “bảng so sánh” những gì ông Nhàn từng viết tốt về nhà văn Tô Hoài, quả thực thấy thương hại ông quá vì đã phải sống hai mặt trong một thời gian quá dài.
Và thương nhà văn Tô Hoài. Chắc trong tử vi của nhà văn, cung Nô bộc phải là thậm xấu.
Bản gửi Phongdiep.net


'Xin lỗi em chỉ là con đĩ' chỉ nổi tiếng ở VN

Đúng!
Và, có thể, chỉ nổi tiếng ở xứ Bắc Kít!
Một cái tít như thế, nhục mạ người phụ nữ, chưa nói đến nội dung ra sao.
Cùng lắm, người ta để cái tít, xin lỗi, em là gái bán hoa, thí dụ.
Gấu đã nói rồi, cái xứ đó có cái gì không bình thường: chúng rất coi thường đàn bà, phụ nữ!

Lại “khoanh vùng”!
Chán thiệt!
*
Cái kiểu giật tít như vậy làm Gấu nhớ tới Achebe.
Khi được hỏi về phản ứng gay gắt trong một tiểu luận về cuốn Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad, và ý nghĩ của ông về hình ảnh Phi Châu ngày nay trong đầu Tây phương, Achebe trả lời:
Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt. Vả chăng, nếu bạn không thích câu chuyện của một người nào đó, thì hà cớ làm sao không viết ra, cái của riêng mình? Có thể có một số người nghĩ là điều tôi muốn là, “Đừng đọc Conrad”. No! Tôi đã từng dậy Conrad, I teach Conrad. Tôi đang dậy Trái tim của bóng đen [I teach Heart of Darkness], trong đó, điều mà tôi đang nói là, hãy nhìn cái kiểu người đàn ông này đối xử với những người Phi châu. Bạn có nhận ra cái gọi là nhân loại ở trong đó? [Look at the way this man handles Africans. Do you recognize humanity there?].
Người ta sẽ nói với bạn là ông ta chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Nói, tôi chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa, là chưa đủ, là chẳng đi tới đâu. Hay là, tôi chống đối cái chuyện những con người này - những con người nghèo khổ này - bị đối xử như vậy. Nhất là khi ông ta cứ vô tư mà gọi là họ “những con chó ngồi trên những cái chân sau của chúng”. Cái kiểu viết như thế đó. Hình ảnh thú vật tràn lan, đại trà trong cuốn truyện. Ông ta chẳng thấy gì là sai trái với chuyện miêu tả như thế. Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
*

Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
Until these two worlds come together we will have a lot of troubles.
Khi hai thế giới đó đụng nhau, là cái ngày 30 Tháng Tư năm đó đó!
Nói rõ hơn, có thể Bắc Kít đọc cái tít, như trên, thấy bình thường, còn chúng ta, thấy đau quá, nhục quá!
Đó cũng là lý do, Tin Văn bỏ mục Dọn, không viết thô tục nữa, đúng như yêu cầu của bạn đọc.
H
appy New News!
NQT

Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt.
Achebe

Câu trên, có thể áp dụng cho đám Yankee mũi tẹt, nhất là ở những đấng, nhờ ơn “giải phóng’, mà thoát ra khỏi cái Đất Bắc cằn cỗi, mất hết nhân tính, khi chúng không hề nhận ra cái sự ăn cướp Miền Nam, bọc trong cái vỏ thống nhất đất nước. Nếu thực sự thống nhất đất nước, đất nước không đến nỗi ngày càng chìm sâu vào cơn băng hoại, không lối thoát, và ngày càng có nguy cơ biến thành một quận huyện của anh Tẫu, cũng là một hậu quả tất yếu, khi anh Tẫu đã bỏ ra biết bao công lao, tiền bạc, võ khí, quân trang, quân dụng, thực phẩm… để cho Miền Bắc thôn tính Miền Nam.
Thay vì phân biệt chủng tộc, trong trường hợp Conrad, thì ở đây là, huynh đệ cốt nhục tương tàn.
Chắc chắn, lịch sử sau này, sẽ đưa ra một kết luận như vậy, về cuộc chiến vừa qua.
Nhìn gần, nhìn xa:
Đọc những tác phẩm của Miền Bắc, ngay cả những bài viết tưởng như là do ghen ghét, nói xấu, làm nhục...  như VTN viết về TH, thí dụ, là phải đọc từ cái tầm nhìn như vậy.


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

*

Một trong những nhà tư tưởng hiếm hoi nhất của thế kỷ 20 đặt ra những giới hạn cho đế quốc Lịch Sử, nghĩa là Con người.
Alain Finkielkraut
Chàng tự mô tả mình, như là một trộn lẫn, un mélange, của Humphrey Bogart và Fernandel.
Chàng tán tỉnh, và thành công, và đắm đuối với nữ nghệ sĩ Maria Casarès, và từ chối những mời gọi [les avances] của Simone de Beauvoir, vì sợ em nhiều chuyện, ngay cả khi đang làm tình!
Cuốn tiểu thuyết dở dang trong túi xách, khi tử nạn, là để tặng bà mẹ, một bà mẹ mù chữ, gần như câm, sống cuộc đời làm thuê, làm mướn: “Tặng Mẹ cuốn sách này, người chẳng bao giờ đọc được nó”

*

«Je me révolte, donc nous sommes ... »
“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
“Le bonheur et l'absurde sont inséparables”

“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
Có cái đẹp và có những người bị sỉ nhục.
Ui chao sao mà đúng y chang tình cảnh Mít, trước và sau Anus Mundi [hậu môn của thế giới]
Trước, cả nhân loại nằm mơ ngủ dậy, biến thành Mít.
Sau, Mít, có nghĩa là, bị sỉ nhục!

Vào thời cực thịnh của Camus tại miền nam Việt Nam, trên tờ Sáng Tạo của nhóm, Thanh Tâm Tuyền đã coi Camus muốn làm một kẻ "juste", đứng ở lưng chừng trời, ngó xuống thế gian... và kết luận: cái chết của Camus đã nhốt chặt ông vào quá khứ.
Khi gọi Camus là một "juste", Thanh Tâm Tuyền gợi đến kịch phẩm "Những người công chính" (Les Justes) của Camus, (bản tiếng Anh dịch là Những Tên Sát Nhân Chính Trực, The Just Assassins); người viết đọc, vẫn những ngày đầu, thời mới lớn, trong một thành phố Sài Gòn đang còn thanh bình, và chỉ còn nhớ mài mại, đây là về một tay khủng bố không chịu ra tay khủng bố, chỉ vì có những đứa trẻ tại hiện trường.

Ui chao, lại nhớ đến tên khủng bố, VC nằm vùng DH, tà tà chạy Honda, tà tà thẩy bom vô trạm gác Ngụy, tà tà đi tiếp!
DH đã từng tuyên bố, do đọc Camus mà đi làm Cách Mạng!


Thạch Chương
Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus
Nguồn: VN thư quán, từ talawas

Camus nhìn bởi Thạch Chương [Cung Tiến]
[bản post lại trên Tin Văn]