|
Chúc Mừng
Giáng Sinh 2009
Chờ Noel,
chờ Tuyết bằng bài thơ trên, há chẳng sướng
sao? (1)
Khổ thơ đầu và chót thật là thần sầu.
Có vẻ như bài thơ chỉ cần vậy?
Oct 1, 2006
NQT
Giọt
Mưa
Trời Khóc
(1) Chờ
gì nữa. Tuyết đầy trời,
lạnh cứng người.
Le Bruit Du Temps
Trong gối vọng tiếng
ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc.
Phùng Cung
En me privant des
mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
Mandelstam
[Mi lấy của ta
Biển
Trời
Gió
Cùm chân ta vào đất:
Làm sao mi cấm môi ta run?]
Nhà thơ biết rằng mặc dù sự cô đơn, tủi nhục, tiếng môi run sẽ có một
ngày nghe
được,
và thơ, như cái chai ném xuống biển, sẽ có ngày vượt biển đợi, tới bờ
mong.
Tại Voronej, vùng Crimé, chốn lưu đầy, cảm thấy giờ phút cuối cùng đã
điểm,
tiếng môi run chẳng vì thế mà câm nín:
Ta không muốn, như
một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
Hãy học cùng với Mandelstam, nghệ thuật khó khăn:
Lắng Nghe Tiếng Thời
Gian.
[Như học cùng Phùng Cung:
Lắng Nghe Mới Rõ
Tiếng Tóc Mình Chuyển Bạc]
Nilkiata Struve
(Lời Tựa "Tiếng Thời Gian"
(tập thơ xuôi của nhà thơ Nga Ossip E. Mandelstam)
"Pour moi, pour moi,
pour moi dit la révolution"
"Tout seul, tout seul, tout seul répond le monde"
On vivait mieux auparavant,
A vrai dire, on ne peut comaprer
Comme le sang bruissait alors
Et comme il bruit maintenant.
Mandelstam
LMH
giới thiệu thơ Phùng Cung
To: TT
Đã nhận Madame Phi
Tks
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm
Mới
NQT & Mrs. Thao Tran
Giải thưởng Thơ của Hội Nhà Văn
VC dành cho Mần Thơ Ở Sài Gòn
của PTVA có vẻ như xác định điều mà Brodsky phán, trái tim của bóng đen
đã
không trụ nổi, và đây là thời biên cương nổi lên.
*
Bởi vì những nền văn minh thì
cũng có lúc đi đời nhà ma [Because
cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như
thế, sẽ
xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi,
[cease to
hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân
tán, huỷ
diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn
minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ
được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy
tay ở
trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi
thế giới
chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]
Điềm
*
Ngay khi tập thơ của Em vừa ra lò, Gấu đã đi một đường chào mừng. Nay,
nhân Em
được giải thưởng, xin post lại ở đây.
Mần thơ ở Sài Gòn
*
Phản ứng của một số người về việc em ẵm giải thưởng, chứng tỏ, sự đố
kỵ, tất
nhiên, nhưng còn điều này, họ đọc không ra thơ của PTVA, tuy chưa có gì
hết,
một dấu ấn mờ nhạt, nhưng nó là một con chim báo bão, báo hiệu sự suy
tàn của
trung tâm, như Brodsky giải thích ở trên, nhưng quan trọng nữa, trong
thơ của
PTVA có dấu ấn, lại dấu ấn, của cái thường nhật, cái mỗi ngày, một điều
mà đám
người đố kỵ kia coi thường, dè bỉu, nhưng theo Gấu, đây là yếu tố không
có
không được của thơ trong nước, thay vì chỉ nói tục, chửi đổng, phô bầy
sex.
*
Trích dẫn câu của Hegel, "Cái quen thuộc là cái không được biết đến"
[Was ist bekannt ist nicht erkannt: What is familiar is not known],
Patrick
McGuinness, điểm cuốn Everyday Life, của Michael Sheringham, trên TLS,
số đề
ngày 4 Tháng Năm 2007, cho rằng, chính cái gần gụi thân cận nhất đối
với chúng
ta, là cái khó khăn nhất, cực khổ nhất, khi cảm nhận, và đây là trung
tâm của
sự tìm tòi, điều tra của tác giả cuốn Đời Mỗi Ngày, hay Mọi Ngày,
Everyday
Life. Trước, đã có những Henri Lefebvre, Roland Barthes, thí dụ.
Maurice
Blanchot, cũng triết gia Tây, như hai ông kia, định nghĩa, cái thường
nhật là
cái thân quen được khám phá ra, (nhưng đã bị phân hoá) khi lật lên cái
tấm thảm
của sự kinh ngạc, [the quotidien... as "the familiar which is
dicovered (but already dissipated) beneath the surprising].
Đây là yếu tố tuyệt vời, the key figures, hình tượng chìa khoá, trong
thơ PTPV,
vậy mà lại bị cái đám vô học, thiển cận, đố kỵ đem ra để mà chê bai. Ối
dào, ba
cái nhật ký nhảm nhí, mà thơ cái chó gì cơ chứ!
Bởi vậy, cái tay Nguyễn Duy, quả là thi sĩ, khi nhận ra điều này, ở thơ
PTVA:
Thơ Vàng Anh đơn giản như là không có gì, cảm xúc bình
dị trong cõi thực nhỏ
nhoi gần gũi mà từ tốn gợi mở những vu vơ, huyền ảo của suy tưởng. Cái
suy
tưởng từ riêng mình và cho riêng mình. Thơ ấy như nhật ký, như tự nhủ,
chỉ để
cho một mình mình đọc”.
*
What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"... and what are poets for in
a destitude time?",
Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night
is the
destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry
related to
the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss?
Where
does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời
gian?
Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ
như có
một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó.
Với kinh
nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô
Christ
đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the
gods. Đêm
xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles,
Dionysos,
và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm
tối của
nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ
hẹn [The
era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần
linh,
default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm
không có
nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần
linh có
nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng
một mối
thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi
cùng với
nó.
*
“Hồi Võ
Phiến sang chơi Paris
và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet,
có bận tôi hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn.
Võ Phiến
đã đáp không do dự: là một nhà văn.”
Kiệt Tấn
*
Nhận xét của Võ Phiến, theo
tôi, sai.
Ngay từ năm 1973, khi viết về TTT, trong số Văn đặc biệt về ông, Gấu
này đã phán,
nay xin ghi lại ở đây:
1. Một vài ý nghĩ nho nhỏ về
thơ Thanh Tâm Tuyền.
Bởi vì tiểu thuyết, truyện,
truyện ngắn vốn dễ đọc hơn thơ, kịch,
cho nên, đối với số đông độc giả, Thanh Tâm Tuyền thành công về mặt văn
xuôi
hơn là thơ. Nhưng đối với một thiểu số độc giả thường lưu tâm tới vấn
để văn
chương, những tập Tôi không còn cô độc, Liên đêm mặt trời tìm thấy
đã
định nghĩa thế nào là thơ, thơ tự do, thơ TTT.
*
Pourquoi
des poètes en temps de
détresse?
Holderlin
Có thể, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng như thơ của một số thi sĩ khác cùng
thời với
ông, một cách gián tiếp, nhằm trả lời câu hỏi trên của Holderlin.
Bởi vì, người ta vẫn thường
quan niệm thơ, từ ngàn xưa, vẫn chỉ là
những gì phù du, thơ chỉ có trong một thời bình.
Cớ sao lại
có thi sĩ, trong một
thời đại nhiễu nhương như thế này?
Đọc Thanh Tâm Tuyền
Ngay từ những ngày 1973, khi
chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã
nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như
Heidegger
coi
Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng ,
có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu
chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời
gian
của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của
Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de
détresse, c'est alors : chantant, être
attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la
nuit du
monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de
Holderlin, la
nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps
de
détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh
Công Sơn
là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante
le destin
tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190
Nếu thế, so sánh thơ TTT với những nhà thơ tiền chiến, đúng là "coi
thường"
ông, theo Gấu, và, chẳng biết gì về thơ, về vực thẳm, về đêm đen chia
cách ông
với những nhà thơ mà ông và nhóm Sáng Tạo đả phá:
Một cách nào đó, những dòng thơ tiền chiến mở ra vực thẳm, đêm đen.
Một cách nào đó, thơ TTT, và của một số bạn bè của ông, như Tô Thùy
Yên, nhạc
Trịnh Công Sơn... là thơ nhạc của thời điêu đứng.
*
Một lần, nhằm giải thích một nhận định của Đặng Tiến, TTT không có
truyền nhân,
Gấu đã trích dẫn một số câu văn của TTT, để chứng tỏ, ông làm thơ khi
viết văn.
Muốn là truyền nhân của ông, phải là một nhà thơ, chứ không phải nhà
văn.
Như tay Ninh Hạ cho biết, TTT có lần nói với ông ta, ông thấy làm thơ
dễ hơn là
viết văn, là cũng theo nghĩa đó.
Vả chăng, tuy nhà văn, viết đủ thứ, nhưng chỉ Một Chủ Nhật Khác
đúng là
một cuốn tiểu thuyết.
*
Trên Da Mầu, thấy có bài của
một tác giả lạ, với Gấu, vì chưa từng
nghe tên và được đọc bài nào của tay này. Xin trích dẫn ra ở đây, và
nhân đó,
lèm bèm về thơ, biết đâu có hứng, lèm bèm về một tập thơ của một người
bạn, mới
ra lò. Anh ra lệnh, phải viết một bài thật bảnh.
*
Nhưng, liệu, sau khi "ráng đỏ
qua sông", vưỡn có thơ? (1)
*
(1) Thơ bay như ráng đỏ sang
sông.
Vĩnh Biệt Lửa Thiêng
Tán
nhảm về "Ráng đỏ sang sông"
*
1) Có những
bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn
NLV
*
Cái ý, "có những bài thơ viết muộn, vì không thể viết sớm hơn", theo
Gấu, nó "khủng khiếp" lắm.
Và nó liên quan đến ráng đỏ qua sông, đến giấc mộng lớn đã đạt, sáng
ngủ dậy,
thấy nước nhà thống nhất.
Nhưng chưa kịp mừng, thì đã thấy bi thương hồn Việt....
Gấu này nhớ, ông anh nhà thơ mà cũng còn mừng hụt, vì cú 30 Tháng Tư.
Ông mừng thực, khi tâm sự với thằng em, thế là mình khỏi viết nữa. Làm
một
người dân bình thường, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam!
Chẳng cần
làm thơ nữa!
Từ không làm thơ, khỏi phải viết nữa, tới bài thơ viết muộn, là cả trời
bi
thương.
Bi thương hồn Việt
Sắc chàm u hận...
Đành thôi nhang khói..
*
Theo nghĩa đó, cả tập thơ mới ra lò của NLV, chỉ là một bài thơ viết
muộn, sau
"Lò Cải Tạo"!
*
Coetzee viết về Brodsky:
Những nhà thơ gân guốc, dũng
mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ,
và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always
created their own lineage and, in the
process, rewritten the history of poetry.
Làm sao TTT không tiên cảm, thứ
thơ tự do của ông, mãnh liệt như
thế, hũ nút như thế, không giống ai như thế, sẽ gặp phản ứng dữ dội từ
phía độc
giả, chắc chắn khác hẳn, "làm mặt lạ", như thế?
Hãy nhớ lại phản ứng dữ dội của
tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự
do vừa xuất hiện.
Những dòng cảnh báo, ở đây, tôi
là vị hoàng đế, của vương quốc thơ
của tôi, là theo ý đó. Vô là phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ
quyền uy.
Trường hợp ngược lại, bạn có
thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy, nhưng cũng rất là
khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào, khi muốn tạo riêng
dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin
vào thơ của mình, đâu riêng gì TTT?
*
Thơ ca phải ngang với tầm vóc
của thời đại lịch sử (như thơ ca
thời Lý Trần, thơ ca thời Nguyễn Du...) TTT không có được tiếng thơ đó.
Có lẽ người đọc
hôm nay nên tôn trọng ý kiến của ông:
Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ...
(“Tôi không còn cô độc”)
Nguồn
So sánh TTT với
những nhà thơ thời Lý Trần, với Nguyễn Du, là một vinh dự quá lớn lao,
tuy
nhiên, cho dù TTT có muốn nhận cũng không thể được, vì thời của ông,
cũng như
của những nhà thơ bạn ông, là thời điêu đứng, thời đêm đen, thời hố
thẳm. Thơ
của họ, là thơ của một nơi, một thời nguy nàn.
Nó có mang đến
được sự cứu rỗi hay là không, đó là vấn đề.
Theo Gấu tôi, rất
khó. Quá khó. Thơ TTT chưa làm được điểu này, chính là bởi vì thơ của
ông, cũng
như con người của ông, sạch quá. Gấu đọc Milosz và nhận ra điều này.
Những thất bại,
không có truyền nhân, và ngay cả những gì gì, "trần truồng, tuyệt
vọng", là theo nghĩa này.
*
The Apostle tells
us that in the beginning was the Word. He gives us no assurance as to
the end.
The poet of the Pervigilium
Veneris wrote in a darkening time, amid the breakdown of classic
literacy.
He knew that the Muses can fall silent:
perdidi musam....
"To perish by
silence": that civilisation on which Apollo looks no more will not long
endure.
George Steiner: The
retreat from the Word
Chúa nói khởi đầu
là Lời. Ngài chẳng thèm bảo đảm gì cho chúng ta, về cái sự tận cùng, nó
sẽ ra
làm sao.
"Lụi tàn
trong câm lặng". Dù là thi sĩ, thì cũng có lúc phải tin rằng Nàng Thơ
đã
im tiếng.
TTT có
"thoát", có "đạt" hay không? Thật khó nói, thay, cho người
đã mất. Nhưng, rõ ràng là, ông gần như đã im tiếng.
*
The holy man, the
initiate, withdraws not only from the temptations of worldly action; he
withdraws from speech. His retreat intothe mountain cave or monastic
cell is
the outward gesture of his silence. Even those who are only novices on
this
arduous road are taught to distrust the veil of language, to break
through it
to the more real. The Zen koan—we know the sound of two hands
clapping,
what is the sound of one?—is a beginners exercise in the retreat from
the word.
G. Steiner.
Thánh nhân rút dù không chỉ khỏi những dụ khị, những cám dỗ, của thế
giới hành
động. Ngài còn rút dù ra khỏi lời nói. Ngài lên non tìm động hoa vàng,
thôi thì
thôi nhé có ngần ấy thôi... Ngay cả những đệ tử của Ngài cũng được dậy,
đừng có
tin vào lời nói. Phải xé bỏ bức màn lời để tới được cõi thực. Công án,
tiếng vỗ
của một bàn tay, là bài tập vỡ lòng để rút dù ra khỏi lời nói
Note: Post lại, nhân 'xì căng
đan' Thơ từ đâu tới
3
Có
vẻ như độc giả ưa đọc thơ, và, đọc, viết về thơ.
Đây là kinh nghiệm riêng của Tin Văn, từ thuở khai sinh của nó tới giờ.
Cũng được
sáu, bẩy niên, nếu kể luôn thời ăn nhờ ở đậu VHNT của PCL. Phải từ 1998
hoặc
1999. Thời chấm dứt, và mở ra thiên niên kỷ!
"Hot Item" của Tin Văn hiện nay là
Giọt Mưa Trời Khóc và Mần
Thơ Ở
Sài Gòn.
Cũng như trước đây, mấy trang thơ NLV, THH đều là Top 25 trong tháng.
Chính vì thế mà trong tương lai, càng cận ngày xuống lỗ, Tin Văn sẽ chỉ
còn có
mỗi một Item, hot hay khong hot: Thơ.
*
Nhớ
lúc phong phanh áo mỏng rất gần tim
PTVA
Câu
thơ làm Gấu nhớ Tiếng động thời gian, tập tản văn [không
Thứ Sáu], của Osip Mandelstam.
Hành trang của Mandelstam, là những cuốn sách, và "tiếng động của thời
gian", "le bruit du temps".
[Georges Nivat giới thiệu tập tản văn của nhà thơ Nga]
Và
nỗi hoài nhớ quá khứ ám ảnh ông:
Người
ta sống khá hơn, trước đây
Thật ra, người ta không
thể so sánh
Máu bây giờ
Và máu ngày xưa
Nó rù rì khác nhau như
thế nào.
On vivait mieux auparavant
A vrai dire, on ne peut
pas comparer
Comme le sang
ruisselait alors
Et comme il bruit
maintenant.
[Trích
Tiếng động thời gian, bản tiếng Tây, lời giới thiệu]
Hà Nội của anh, trước 1954, tụi này không có.
Sài Gòn của anh, trước 1975, tụi này cũng không có.
Đang lèm bèm về
thơ, vớ được bài này, tuyệt.
Bài viết làm
nhớ đến hai câu phán của Borges
Thơ là để trao cho thi sĩ
Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ
Cả hai đều ứng vào bài viết.
Không có kiểm
duyệt, là không thể viết được bài viết này.
Không phải thi
sĩ là cũng lại càng vô phương, viết nó.
Nhưng, nếu Tố Hữu
không phải là thi sĩ, thì cũng… hỏng.
Thành thử câu
phán chót mới thật là tuyệt vời!
Tôi nhớ lần tôi cùng
Nguyễn Minh
Châu đi chiến trường,một lần ở miền tây Thừa Thiên, trời mưa không dứt
suốt
ngày. Tôi đọc thơ :
Nỗi niềm chi rứa
Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng
trời Thừa Thiên
Châu hỏi :
- Thơ ai mà hay vậy ?
- Thơ Tố Hữu
-Ông ấy làm thơ giỏi hơn làm quan,
ngược lại thì tốt.
*
Ui chao, cái ông thi sĩ thầy
thuốc, không biết có ngộ ra không, sau khi đọc câu trên, và sau chuyến
đi tìm
thơ ở đâu?
Gấu
vs Tố Hữu
Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên
lãnh tụ.
Đang loay hoay viết về Nguyễn
Tuân, được
tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp
tác giả
Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua
Tim,
tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của
Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich,
trong một
lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra:
Khi bạn
bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn –
rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó –
như vậy
là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố
nhà nước.
Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady)
vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên
Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi
[Volkov] bắt
buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào
thời gian
mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên
talawas.org), vào
đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới
thấy thế
nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí
Bắc Hà.
Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu
viết
cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho
biết, sẽ
đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là
gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?
Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót
của Gấu.
NQT
Cụ Mác
Tôi cố tưỏng tượng ra mùa đông
cuối cùng của
ông,
Luân Đôn, lạnh, ẩm.
Tuyết đè ngửa, hôn tàn bạo lên phố vắng, lên mặt nước đen thui của dòng
sông Thames.
Bướm co ro, run rẩy nhóm lửa nơi công viên.
Có tiếng sụt sùi của những đầu máy, ở đâu đó trong đêm.
Những người thợ nói quá nhanh trong tiệm rượu,
khiến ông không kịp bắt, dù chỉ một từ.
Có lẽ Âu Châu thì giầu có hơn, và thanh bình,
nhưng người Bỉ vẫn hành hạ xứ Congo.
Còn Nga xô thì sao? Bạo chúa của nó? Siberia,
chốn
lưu đầy ư?
Ông trải qua những buổi tối mắt
dán lên những
tấm màn cửa.
Ông không thể nào tập trung, viết lại những tác phẩm đã xưa, cũ,
đọc lại Marx trẻ cho tới hết ngày,
và thầm lén ngưỡng mộ tay tác giả tham vọng này.
Ông vẫn còn niềm tin ở cái viễn ảnh thần kỷ, quái đản của mình,
nhưng vào những lúc hồ nghi,
ông đau lòng vì đã đem đến cho thế giới,
chỉ một viễn ảnh mới của sự thất vọng, chán chường;
rồi ông nhắm mắt và chẳng nhìn thấy gì nữa, ngoài bóng tối của mí mắt
của mình.
-Adam
Zagajewski
(Translated,from the Polish, by
Clare
Cavanagh.)
[The New Yorker, Jan 21, 2008]
[Eternal Enemies p. 97]
Adam Zagajewski
Chúc sức khoẻ
Thursday, December 17, 2009
1:12 PM
From:
To:
Trụ,
Tao mới vào địa chỉ của mày,
thấy hình mới nhất (?) của mày posted ở giữa trang, mặt trông mập ra,
già hơn
và có vẻ yếu hơn trước. Sức khoẻ mày lúc này thế nào? Ăn uống có còn
bình
thường không? Chúc sức khoẻ mày. Chúc cả nhà có những ngày lễ, Tết vui
vẻ, đầm
ấm.
Tks.
The same to U and All,
there.
Hình mới chụp, tháng trước.
Chắc sắp theo Cụ Mác rồi!
Không biết có gặp Bác Hồ ở
dưới đó không ?
Và không biết Bác đã bỏ Đảng chưa?
NQT
MUSIC
HEARD
Music
heard with you
was more than music
and the blood that flowed
through our arteries
was more than blood
and the joy we felt
was genuine
and if there is anyone to
thank,
I thank him now,
before it grows too late
and too quiet.
Adam Zagajewsk
Nghe nhạc
Nghe
nhạc mí Em
Thì nhạc biến thành thần nhạc,
tiên nhạc!
Và máu chảy trong huyết quản
của đôi ta,
thì hơn bất cứ một thứ máu đỏ
da vàng nào!
Và niềm vui của đôi ta,
mới thực làm sao!
Và nếu có một người để mà
cám ơn,
Thì Gấu bèn cám ơn người đó, bây
giờ,
Trước khi quá muộn
Và quá êm ả.
Bài thơ này mà mượn, làm đề từ,
để viết về cái lần đầu tiên được nghe Yanni, thì mới đã làm sao!
ROAD
WARRIOR
Arthur Koestler and his
century.
by Louis Menand
VHNT số 552
29 Sept 2002
Tên gọi của ngày mai
Tin Văn
Albert
Camus, 50 năm sau khi
mất
Nhưng
chúng ta phải nhớ một điều
là, kẻ phê phán nặng nề cách mạng, nhân danh ý thức hệ, thì chính anh
ta cũng là
một kẻ nổi loạn, và, tư tưởng của anh ta, trên nền tảng đạo đức, biện
minh cái
quyền của con người chống lại sự bất công. Điều khác biệt ở đây là giữa
cách mạng
và nổi loạn, rebellion. Liệu cả hai đều dẫn tới bạo động, và không thể
tránh?
Bởi vì với Camus, cách mạng là
một kẻ đặt con người dưới sự sai khiến của những tư tưởng [the
revolutionary is
a person who places man at the service of ideas], một kẻ được sửa soạn
để hy
sinh con người đang sống cho con người sắp tới [who is to come], kẻ
đẩy đạo đức
vào trong một tiến trình được điều khiển, được cai trị bởi chính trị,
kẻ chọn công
lý thay vì đời sống, [who prefers justice to life], kẻ tin tưởng vào
cái quyền được
nói dối, và quyền giết người, vì lý tưởng. Một kẻ nổi loạn có thể nói
dối, có
thể giết người, nhưng anh ta biết, anh ta không có quyền làm như thế,
và nếu, một
khi anh ta xử sự như thế, là anh ta đe dọa nghĩa cả của anh ta [he
threatens
his cause]. Anh ta không thể đồng ý, ngày mai ca hát vì ngày hôm nay
chưa thấy
ca hát! [Anh ta không đồng ý, ngày mai hơn ngày hôm nay, he does not
agree that
tomorrow should take preference over today]; anh ta biện minh cứu cánh
bằng phương
tiện, và anh để chính trị phục vụ một nghĩa cả, cao hơn nó – và đó là
đạo đức.
Vấn đề
là, Dương Tường hẳn biết, lũ lụt là thiên tai; kiểm duyệt, nhân tai.
Tại sao ông lại coi như nhau?
Trong khi chờ đợi có người giải ra 'bổ đề DT' này, Gấu giới thiệu bài
viết của Llosa: Văn chương là lửa.
Đây là bài diễn văn của ông, khi nhận giải
thưởng Romulo Gallegos [prize].
Lửa, cũng một thứ thiên tai, vậy.
Kỷ Niệm
- Mỗi người, ông và nàng, cầm
một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra
phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh
bụi bay
mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi
biết thói
quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm
lại thoạt
đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng
nói đùa
và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago
[VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu
thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt,
trở về căn
nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về
người
đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ
hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
Bạn đọc Tin Văn thử đoán coi?
Chắc là thua.
Đọc
đoạn trên, là Gấu nhớ đến lần nhờ một anh bạn đem thư cho BHD,
anh ta vô nhà, mải nói chuyện với ông anh của BHD, quên mẹ thằng Gấu ở
ngoài,
khi ra về, thấy Gấu thật là tang thương xơ xác trên chiếc xe đạp, chờ
như chờ từ
ngàn ngàn kiếp!
Để chữa... quên, anh ta còn lầu bầu, tao bị em của mày sai
như nô
lệ, anh V, giúp em khiêng cái giường!
Chả là em mới dọn nhà.
Ui chao, cứ nghĩ đến cảnh được phục vụ em, mà thèm! (1)
(1)
Gấu dùng chữ
"những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi.
Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra
đi. Một
ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali,
thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai
tín, khiến Gấu
Cái càng thêm bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau
khi Gấu
được ai tín, bèn xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà
thương cấp
cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi,
bèn phôn
cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó
mê BHĐ
khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao
"iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội
nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một
lần Gấu
nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa.
Gấu dặn,
vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao biết, rồi có muốn ở
lại tới
giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên
luôn
thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc
tai dựng
đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư
gần nhà
em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ
tới...
chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư
cho nó,
nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó là lúc
đang dọn
nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng cái giường.
Tao vừa
sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em
của mày
coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Kỷ niệm
Adam
Zagajewski
|
|